Dec 31, 2017

Sao cho trong ấm

Nhân vật của tôi trong năm 2017 tất nhiên (ai cũng thấy ngay) là Balzac. Và thế là, chúng ta lại tiếp tục công trình Vở kịch con người, chắc hẳn là trong nỗi khiếp sợ của không ít độc giả :p nhưng đúng thế, đọc rất cần nỗi sợ hãi. Đọc mà không sợ chưa chắc đã đúng là đọc.

Nói tóm lại, đây, Sao cho trong ấm, là tác phẩm thứ 17 (sang trọng hơn: XVII) của bộ Vở kịch con người. Sắp tới ta sẽ tiếp tục một số tác phẩm đang lưng chừng. Đây cũng chính là tác phẩm mà tôi dùng để kết thúc vòng thứ hai (còn ai nhớ vòng thứ nhất nghĩa là gì không?); vòng thứ hai nhỏ hơn vòng thứ nhất, đấy là vì các vòng tròn hẹp dần lại, đấy là vì mọi sự đi theo xoáy trôn ốc. Nhát thứ 18, mở đầu vòng thứ ba sẽ là một tác phẩm hết sức đặc biệt: có ai đoán ra ngay từ bây giờ không?

Dec 30, 2017

Trịnh Hữu Ngọc

Thời gian gần đây, giới sưu tầm tranh hay nói đến một tác phẩm đặc biệt: một mặt là Lê Phổ, một mặt là Trịnh Hữu Ngọc, nó đã "lọt ra ngoài thị trường", đi kèm với vài điều khác tương đối gây kích thích, nhất là cho các nhà sưu tầm. Tất nhiên, câu chuyện rẽ từ đó sang nhiều hướng khác, nhưng khi nghe câu chuyện, điều duy nhất mà tôi tự hỏi, không mấy để tâm đến những thứ khác chắc hẳn không kém phần hấp dẫn, là không biết mình từng nhìn thấy nó chưa, cách đây đã ba mươi năm.

Dec 28, 2017

Đẹp và bị chà đạp

Tiếp tục câu chuyện Dostoievski.

Có một cách, rất dễ, để thấy trong số (rất đông) những người hay nhắc đến Dostoievski những người nào không hề biết gì về Dostoievski (tôi nghĩ tỉ lệ phải ở mức trên chín mươi phần trăm): những ai nhắc đến cái câu có "cái đẹp" và "cứu rỗi" (hoặc cứu vớt) và "thế giới" và mở ngoặc nói đó là câu của Dostoievski. Nhìn chung hơn, có các căn cứ không bao giờ sai, theo cách tương tự (tất nhiên ở mỗi trường hợp đặc biệt lại có khác biệt về sắc thái), để nhìn thấy đám giả vờ đọc, chẳng hạn, Nietzsche, Deleuze, Foucault, Wittgenstein, Heidegger hay Schopenhauer (à, hình như với nhân vật cuối cùng thì tôi cũng đã làm rồi).

Dec 25, 2017

Caillois về Montesquieu

Tôi sẽ không để năm 2017 kết thúc mà chưa đưa được vào mục "đọc lý thuyết" một nhân vật: Roger Caillois.

Mất nhiều năm tôi mới bắt đầu nhìn nhận được một cách rõ ràng hơn về bộ ba Roger Caillois-Michel Leiris-Georges Bataille. Tôi nghĩ đương nhiên trong bộ ba này, Georges Bataille (cũng xem thêm ở kia) phải là nhân vật duy nhất, cho đến giờ phút này, từng xuất hiện tại Việt Nam. Bởi vì trong "bộ ba" ấy, Bataille kém rất xa Leiris và Caillois. Trong mọi khả năng, trí thức Việt Nam luôn luôn chọn những gì kém nhất (sắp tới đây tôi sẽ tập trung vào chủ đề Georges Bataille, từ L'Expérience intérieure đến La Part maudite; cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi xuất hiện trong tiếng Việt lại là La Littérature et le Mal, tức là Văn chương và cái ác, cuốn sách rất kém, kém cả so với chính Bataille).

Dec 22, 2017

Giữa A & B

Trước tiên, xem ở kia.

Có một quyển sách đuổi theo tôi, từ mấy tháng nay. Đuổi mãi mà không gặp, thành thử có những lúc chuyện thành ra giống như tôi đuổi theo quyển sách ấy. Cũng có thể vì tôi di chuyển (đúng hơn, chuyển động) nhiều quá. Tóm lại, từ mấy tháng nay có một quyển sách được gửi cho tôi, nhưng vì một sự huyền bí nào đó - cũng có thể vì những con ma trong không khí, những con ma kafkaïen - nó vẫn chưa đến được tay tôi, trong một nỗi sốt ruột to lớn: đó là bản tiếng Pháp mang nhan đề Amère patrie, cuốn sách di cảo của W. G. Sebald, một trong rất ít nhà văn (gần đây) mà tôi thấy là tuyệt đối phải đọc không sót một thứ gì. Một cuốn sách posthumous: rất giống quyển chứa cái bài ở kia, đó là Thomas Bernhard; Amère patrie đã được gửi cho tôi từ lâu, nhưng mãi mà nó vẫn chưa chịu đến.

Dec 20, 2017

Thành Thế Vỹ

Cũng như nhân vật mới đây, hoặc nhất là nhân vật cách đây một thời gian (xem ở kia), Thành Thế Vỹ thuộc vào số những người ngày nay gần như không còn được biết đến.


Dec 18, 2017

Thái Phỉ

Thái Phỉ tên thật là Nguyễn Đức Phong; tiểu sử Thái Phỉ dường như hiện nay không còn khó tìm, thế cho nên sẽ không nhắc đến nữa. Vì tên là "Phong", cho nên khi cần chọn bút hiệu, ông ấy đã chọn "Phỉ". Ai còn chưa hiểu ngay tại sao lại như vậy thì cứ nêu thắc mắc, nếu nữ sĩ Quách Hiền có tình cờ đi qua đây, thế nào cũng sẽ giải đáp cho :p

Dec 17, 2017

Cuốn sách của năm (nay)

A, tôi không hề định tạo ra một cái lệ hằng năm nói đến một cuốn sách nổi bật nhất, hay nhất, thế này hay thế nọ nhất, tôi không hề định làm cái việc là hòa chung không khí lóng lánh của các bảng danh sách đáng ghê tởm.

Nhưng, nếu làm một cái gì đó giống như là "lệ" nhưng thật ra lại là phá lệ thì có lẽ cũng nên.

Dec 16, 2017

Một đế chế

trước tiên, xem ở kia

Tôi bắt đầu đọc Adalbert Stifter một cách có hệ thống thì thấy là cần phải đọc một cuốn sách mà nhiều năm tôi lần lữa không chịu đọc, một cuốn sách của Claudio Magris: Huyền thoại và Đế chế (Il Mito Absburgico), cuốn sách về triều đại Habsburg.

Dec 13, 2017

Thơ và nhà thơ

Sẽ như thế nào nếu ta nhìn nhận thơ (và cả nhà thơ) không phải ở mức độ nội dung, tức là cái nội dung (theo hình dung thông thường) nằm bên trong một hình thức nào đó, mà bản thân cái nội dung của hình thức: tức là hình thức không phải với tư cách cái chứa lấy nội dung - "bên trong": một bên trong vô cùng đáng ngờ - mà bản thân hình thức đã có sẵn nội dung của riêng nó, một nội dung thứ nhất?

Ta lấy, chẳng hạn, Nguyễn Duy, với tư cách nhà thơ, thì Nguyễn Duy, ở phương diện ký hiệu, có thể như thế nào? Đây cũng chính là cách nhìn của một bài gần đây của tôi (xem ở kia). Đầu tiên tôi do dự giữa hai nhân vật: Nguyễn Duy và Hoàng Hưng (xem thêm ở kia), nhưng rồi tôi quyết định chọn Nguyễn Duy.

Dec 12, 2017

Sociologie và socio-logique

Nhân một sự kiện nho nhỏ, chúng ta lại tiếp tục Roland Barthes.

Và đây sẽ là Roland Barthes ở tư cách độc giả của Claude Lévi-Strauss (điều này đã nói qua ở kia). Tất nhiên, phải là Lévi-Strauss: tinh thần của thế kỷ 20 có được hay không là nhờ vài người, trong số đó, Lévi-Strauss. Muốn hiểu bất kỳ điều gì, điều không thể khác là phải đọc Lévi-Strauss, và đọc tất tật, đọc cho đến cả những cuốn ít được biết đến như Histoire de Lynx, La Voie des masques, cả đến cuốn sách viết rất muộn, về mặt trăng, nhân dịp đi Nhật Bản, trong đó Lévi-Strauss kể hồi bé mình say mê sưu tầm những món đồ nhỏ bé của nước Nhật như thế nào.

Dec 10, 2017

Honorer Honoré

Chơi chữ tí thôi, hơi giống ở kia: ta cần phải "honorer" một người tên là Honoré (trong số các tác phẩm thuộc Vở kịch con người, có một tác phẩm ngắn tên là Honorine). Vì Honoré de Balzac chính là một giới hạn của văn chương, và khi đó là giới hạn của văn chương, đó chính là văn chương. Và độc giả vĩ đại nhất của Balzac là ai? cùng Gaston Bachelard, đó chính là Roland Barthes, với S/Z là trung tâm.

Một người bạn của Balzac: Léon Gozlan. Độc giả của Balzac nhiều lần thấy Balzac nhắc đến Gozlan, và đây là một phần trong những gì Gozlan từng viết về Balzac:


Dec 9, 2017

McDonald's ở Bờ Hồ Hà Nội

Một điều gì đó rất ngu xuẩn chợt chạy qua óc tôi,  nói rằng: Có một điều gì đó rất ngu, nhưng xét cho cùng lại không thực sự ngu. Tôi không hoàn toàn hiểu được, ít nhất là không hiểu được ngay. Quá nhanh, và cũng quá mơ hồ. Điều gì nhỉ? xét cho cùng cũng không có gì: một góc phố (Hàng Bài cắt với Hàng Khay, tức là cuối phố Tràng Tiền, tức là Paul Bert: Bert là một toàn quyền Đông Dương xưa kia, xưa kia của một quãng "Đông Dương thuở ấy"), mấy thanh gỗ thưa ghép lại bằng mấy thanh gỗ đặt theo chiều dọc, trên đó có dòng chữ "MCDONALD'S" và hình hai đường cong màu vàng (giống viền mắt con vịt Donald, rất có thể, nhưng cũng không hoàn toàn). Ở Trung Quốc, đó là "Jin Gong Men"; từng có thời điểm McDonald's ở sát sạt Thiên An Môn gây ra rất lắm chuyện; một bản tin gần đây cho thấy, đã có 2.500 quán McDonald's ở Trung Quốc, và theo dự định, từ nay đến 2022, mỗi năm sẽ có thêm 500 quán mới.

Vậy là quán cà phê Ciao đã xóa sổ: quán cà phê dường như đã làm nên chủ đề cho một bài hát thuộc thể loại pop trước đây. Ciao nhường chỗ cho McDonald's, ở đúng đối diện (xiên chéo qua một ngã tư đặc biệt tấp nập) với nơi đặt những câu khẩu hiệu đặc trưng nhất cho Hà Nội một thời. Nhìn toàn thể, không có gì đáng nói. Nhưng không, đã có một cái gì đó được hoàn thành. Một cái gì đó hoàn thành, đủ một biểu nghĩa rất lớn - ít ra là không nhỏ: cuối phố Tràng Tiền là McDonald's, còn đầu phố Tràng Tiền? Dĩ nhiên là Nhà Hát lớn Hà Nội.

Dec 8, 2017

Cái nhìn của

Ta sẽ nói, một cách hết sức ngắn gọn, đến một điều, mà Roland Barthes nhắc đi nhắc lại nhiều lần: "trách nhiệm của hình thức".

Điều gì làm cho "phong trào triết học" tại Việt Nam (buộc thêm vào đó là ý luận, chùm ý luận của "cấp tiến", "khai minh", "liberalism" etc.) trong vòng trên dưới mười năm vừa rồi ngớ ngẩn từ trong yếu tính của nó trở đi đến như thế? Ở mức độ, thêm một lần nữa, bi kịch đã biến thành hài kịch (mau chóng khủng khiếp). Đó là vì cái nhìn.

Dec 7, 2017

Mặc Đỗ: một César

Tôi sẽ nói, ngay lập tức (d'emblée, d'entrée en jeu, sans ambages, sans vergogne) một điều báng bổ: trong số tất cả các bản dịch Balzac trong tiếng Việt đã in thành sách, đâu là cái xứng đáng nhất với Balzac? đó là một bản dịch của Mặc Đỗ; tất cả các bản dịch khác không so được đến mắt cá chân bản dịch này.

Và chẳng ai biết đến nó. Sau khi làm cho Nhượng Tống, Phan Du, Trương Chính quay trở lại, xem ở kia (thật ra thì nhiều hơn thế nhiều, nhưng giờ chưa phải lúc làm bản kết toán, cộng sổ) - cứ như là các nhân vật của Balzac quay trở lại từ tiểu thuyết này qua tiểu thuyết khác - giờ đến lúc tôi làm điều tương tự với Mặc Đỗ, tức là Mặc Đỗ-Balzac.

Dec 4, 2017

Marcel Proust viết thư

Sau khi đã mở ra được cả một mục mới, thì chỉ còn mỗi một việc để làm: tiếp tục :p

Đây là ba tập thư của Proust:


Dec 3, 2017

Phong cách của Marcel Proust

Leo Spitzer là thêm một nhân vật lớn nữa của phê bình và lý thuyết văn học rất giống một số nhân vật khác (xem thêm ở kia về Jean-Pierre Richard; à, tôi mới nhớ ra, tôi từng có lần nhắc đến một nhân vật khác nữa của "trường phái Genève", Jean Starobinski, xem ở kia; cả Starobinski lẫn Richard hiện vẫn còn sống): có được nhắc đến ở Việt Nam, nhưng chẳng nhà nghiên cứu Việt Nam nào đọc Spitzer bao giờ.

Như vậy, tôi đã đi được vào hai phương diện của cái mà tôi nghĩ có thể gọi là âm bản của đọc: ngoài không đọc, còn có không biết đọc (xem ở kia). Vẫn còn một phương diện nữa: không biết đọc , điều này tập trung vào một số nhân vật ở Việt Nam, mà nổi bật hơn cả là Nguyên Ngọc (tất nhiên, ở Nguyên Ngọc có đủ cả ba phương diện chứ không chỉ một); tôi vẫn hay tự hỏi, Nguyên Ngọc có quyền năng huyền bí như thế nào, mà đủ sức chạm vào bất kỳ cái gì là tức khắc cái đó trở nên đần độn như vậy.

Dec 2, 2017

Hạnh phúc và săn hạnh phúc

Tôi từng đọc, trong một cuốn sách bằng tiếng Việt, một chương về "trường phái Genève" trong phê bình văn học. Tôi cũng từng đọc, và cũng trong tiếng Việt, một nhà biên khảo hải ngoại viết về đúng "trường phái Genève". Giữa hai cái đó có thể có một số khác biệt, nhưng tuyệt đối giống nhau ở chỗ: cả hai tác giả viết về "trường phái Genève" nhưng chưa bao giờ đọc cái gì của "trường phái Genève".

Các nhà nghiên cứu văn học trong nước và các nhà biên khảo hải ngoại giống nhau hơn mức người ta có thể tưởng. Rất thường, họ viết về một cái gì đó chỉ vì đúng một lý do: để không đọc chính cái đó. (Rất đông đảo nhà nghiên cứu không đọc gì khác ngoài dạng sách "introduction", nhưng sách "introduction" trong nghiên cứu, mọi ngành nghiên cứu, tuyệt đối tương đương với dạng sách "abc xyz for dummies".)

Dec 1, 2017

Le Spleen de Paris

Đã có cái mốc năm mươi năm, rồi lại đã có cái mốc một trăm năm, nhưng năm nay không thể kết thúc trước khi đến với một cái mốc nữa: mốc một trăm năm mươi năm, bởi vì Baudelaire chết năm 1867, tức là cách đây tròn một trăm năm mươi năm.

Vả lại, đang trong cùng lúc bồng bềnh ở một thành phố tên là Paris, không thể không nhớ đến ông hoàng của toàn bộ nỗi buồn chán và bất hạnh của cả một thành phố. Không thể không nhớ đến Le Spleen de Paris của Baudelaire.

Nov 23, 2017

Thơ Mới: cấu trúc

Tiếp tục câu chuyện về Thơ Mới (trước hết, Thơ Mới là thơ không hề mới), đương nhiên là phải nói đến cấu trúc của nó. Vả lại, một cái gì có phải là mới hay không thì trước hết nó có là mới hay không ở trong cấu trúc của nó.

Nov 21, 2017

Sur Barthes (1)

Au risque de paraître par trop clair (sans que je n’y puisse rien: il s’agit peut-être d’ “[une] clarté qui n’exclu[e] pas, bien entendu, une vive impression de beauté, et pour tout dire, une émotion profonde” - Roland Barthes, “La rencontre est aussi un combat”), je mets un peu au petit bonheur mes notes qui sont décousues, certes, sans pour autant être non mal ficelées, du moins à mon sens (et mon non-sens). Des liens sont parfois d’une parfaite inutilité et au-dessous des apparences il existe probablement d’autres apparences.

Nov 20, 2017

Barthes: Michelet, Lịch Sử và Chết

Để đánh dấu đã kết thúc tập thứ nhất (đoạn 1942-1961) chuyển sang tập thứ hai bộ sách của Roland Barthes (bộ toàn tập, 5 tập, cho đến nay vẫn là bộ đầy đủ nhất) - trong đó đọc lại cũng nhiều - tôi quyết định tiếp tục mục "đọc lý thuyết" bằng một texte khác của Barthes thời trẻ (nhưng đã có bao giờ Barthes trẻ hay chưa?) Xem bắt đầu từ ở kia.

À, mà có ai "theo vụ này" không (tức là vụ đọc toàn bộ Barthes - đừng nhầm với một cầu thủ bóng đá, dường như là một thủ môn)?

Nov 19, 2017

[tiện bút] Les Feuillantines

Bến xe bus Les Feuillantines: bến chung cho xe số 21 và xe số 27. Đi qua bên kia đường để lên xe, xe 27 (một trong mấy tuyến xe hai toa - đoạn nối ở giữa là cả một cuộc kêu cót két bất tận) sẽ chạy đến một quảng trường lớn, Place d'Italie, mà nhân vật trong Từ thăm thẳm lãng quên đi qua ở đoạn cuối truyện, còn xe số 21 chạy cùng xe 27 một đoạn ngắn rồi sẽ rẽ về phía tay phải, nó sẽ đi qua một bến tên là Glacière, đầy giá lạnh, và sẽ kết thúc ở công viên Parc Montsouris; tôi rành công viên này ở mạn của xe bus 21 hơn nhiều so với mạn boulevard Jourdan.

Nov 16, 2017

Roland Barthes: đầu tiên của đầu tiên

Trông tôi thế này thôi :p nhưng ai biết tôi đều dễ dàng đoán được khi đã mở ra mục "đọc lý thuyết", kiểu gì tôi cũng sẽ nhanh chóng nói đến Roland Barthes. Và những người ấy đã đoán đúng :p

Nhưng còn hơn thế: khởi động mục "đọc lý thuyết", tôi cũng chuẩn bị đọc lại Barthes, đọc hết sạch, đọc lại những gì từng đọc và đọc nốt một số thứ trước đây còn chưa đọc.

Nov 14, 2017

Simenon trở lại

Thần học Thiên chúa giáo (Thomas d'Aquin, nếu muốn ngắn gọn) rõ ràng không nhầm lẫn khi xếp sự hà tiện vào hàng bảy tội lỗi "capital" của con người. Hào phóng và hoang phí, cả tin nữa, mới xứng đáng: văn chương có cách riêng để thể hiện điều này, và Georges Simenon là một trong những biểu hiện lớn nhất (ngay sau đây, ta sẽ đến một hiện thân hoang phí khổng lồ nữa: Guy de Maupassant; tất nhiên, Balzac hay Dickens đã là những ví dụ không nhỏ).

Nov 12, 2017

Merleau-Ponty: parcours

Maurice Merleau-Ponty  một khoảnh khắc lớn của hiện tượng luận (một khoảnh khắc lớn khác của hiện tượng luận, theo một nghĩa khác: xem ở kia; "hiện tượng học": hehe, tôi chuẩn bị viết tiếp bài "Ý luận", chính là nơi tôi sẽ nói rất rõ tại sao không thể gọi cái đó là "hiện tượng học" mà là "hiện tượng luận"; bài về lý thuyết văn học và triết học cũng sắp tiếp tục, tôi còn chưa viết xong "introduction" cho nó :p tất cả sẽ cho thấy những người suốt ngày mở miệng "triết học triết học" ở Việt Nam suốt thời gian vừa qua đã tài tình đến thế nào trong việc hiểu sai mọi thứ).

Trong một bộ sách hai tập mang đúng tên Parcours, trong đó tập 1 về đoạn 1935-1951, tập 2 về đoạn 1951-1961 (1961 là năm Merleau-Ponty chết) (loại sách tập hợp hết cả những gì chưa in thành sách của một ai đó lại như thế này gây khủng hoảng lớn: Gilles Deleuze trước khi chết cấm người ta in loại sách đó, nhưng rồi người ta vẫn in: thêm một di chúc bị phản bội; bộ Dits et Écrits - ngoại truyện - của Michel Foucault bốn tập rất nhiều nghìn trang), có tài liệu rất đáng quan tâm dưới đây:

Nov 11, 2017

Bốn sách mới

Tiếp tục câu chuyện về những cuốn sách mới; giống như là các "khúc ca" của Maldoror, trong đó "khúc" mới nhất là ở kia. Càng ngày tôi càng thấy lung lay hơn cái ý định không bao giờ nói đến sách mới nữa; dẫu sao, có những lúc chúng cũng hấp dẫn quá mức.

Nov 9, 2017

Văn

Bản thân tên gọi "Nhân văn-Giai phẩm" nếu nghĩ cho kỹ thì cũng không hoàn toàn chính xác. Ít nhất, nếu gọi tên theo cách ấy, cũng cần gọi là "Nhân văn-Giai phẩm và Văn". Tờ Văn nằm chính xác vào đúng tâm điểm của một sự kiện sẽ còn gây vô số hệ lụy về sau. Trăm hoa cũng có vai trò của nó, tất nhiên hơi khác.

Nov 7, 2017

Một version (hơi) khác

Tác phẩm của đồng chí Plekhanov, có lời praise của đồng chí Ulyanov:


Nov 5, 2017

Dantzig

Günter Grass là nhân vật mà tôi nghĩ ngay đến, khi bắt đầu thấy quan tâm đến chuyện văn chương trình hiện các thành phố như thế nào (tôi đã thử vài lần và thấy là khả dĩ :p xem chủ yếu ở kiaở kia). Bởi vì Dantzig, Danzig, vì ba cuốn tiểu thuyết tạo nên "trilogy" về Dantzig của Grass.

Nov 2, 2017

mấy mẩu hóa đơn

Cái gì là như thế, thì có nghĩa nó là như thế, nó đã như thế và, xét cho cùng, nó sẽ như thế :p

(nhân tiện: đã tiếp tục Những cuộc phiêu lưu của biện chứng của Maurice Merleau-Ponty: đã đến đoạn "cân đối kế toán" đối với dư có và dư nợ của cuộc đời Ki-tô hữu)

Oct 31, 2017

Biện chứng

Maurice Merleau-Ponty, sau khi xuất hiện để làm nổi rõ mối quan hệ giữa triết học và lý thuyết văn học, giờ đã đòi tách riêng ra :p nói gì thì nói, nếu cách đây mười năm, thậm chí chỉ năm năm hay ba năm, nếu có ai nói với tôi rằng rồi một ngày Merleau-Ponty sẽ khiến tôi đặc biệt quan tâm, chắc chắn tôi sẽ nhìn người ấy với toàn bộ sự ngờ vực mà tôi có thể có.

Nhưng chuyện là như vậy. Và vẫn là như vậy.

Oct 26, 2017

Octavio Paz về André Breton

Năm 1967 (a, ta lại gặp cái năm 1967 này), André Breton (xem ở kia) mới qua đời (Breton sinh năm 1896, mất năm 1966), tờ tạp chí La Nouvelle Revue Française (nrf) ra một số đặc biệt tưởng niệm (về Breton, xem thêm ở kia):


Oct 22, 2017

Heidegger

Cuối cùng thì, trong vòng khoảng một tháng, tôi đã đi qua được thế giới của Andersen, với những truông, những đụn cát, biển, cánh đồng và thành phố :p Quyển sách tranh không có tranh, mà tôi quyết định chọn làm điểm cuối, rốt cuộc cũng đã có thể coi là gần xong (tổng cộng câu chuyện có 33 buổi tối, những lời kể của mặt trăng trong vòng 33 buổi tối ấy); Hòn đá triết học cũng chỉ còn chút ít nữa là xong, ở đó tôi cũng sẽ viết nốt những suy nghĩ đã đến với tôi trong thời quan dịch các truyện của Andersen: những câu chuyện này, trông vậy thôi, nếu tổng cộng vào (có 11 truyện cả thảy) rồi in theo phong cách nhà xuất bản Kim Đồng thì cũng được cả một quyển sách dày cỡ 700, 800 trang :p

Oct 20, 2017

Quyển sách tranh không có tranh

Tôi sẽ kết thúc chuyến đi qua thế giới những câu chuyện của Andersen (một chuyến đi mới gần đây thôi vẫn còn là hết sức bất ngờ đối với bản thân tôi) bằng câu chuyện Quyển sách tranh không có tranh dưới đây, câu chuyện hẳn đủ sức hé lộ về một Andersen như chưa mấy ai từng biết.

Oct 19, 2017

Dostoievski

Trước tiên, xem ở kiaở kia.

Thế kỷ 19, đối với tôi, ở phương diện văn chương, trước hết là bảy nhân vật: Balzac, Dickens, Andersen, Edgar Poe, Flaubert, Baudelaire và Dostoievski. Trong đó, Dostoievski là cực kỳ khó đối với bản thân tôi. Nếu không thấy gì đặc biệt, tốt hơn hết, đối với Dostoievski, nên đọc hết tất tần tật trước mười tám tuổi (mười bảy thì còn tốt hơn), rồi sau đó không bao giờ nhắc lại nữa. Xem thêm ở kia.

Oct 17, 2017

Hòn đá triết học

Một Andersen triết gia? Điều này hẳn rất nhiều người đã thấy, nhưng là theo đường lối ẩn dụ. Tuy nhiên, Andersen chính là một triết gia đích thực, không chỉ là ẩn dụ. Câu chuyện dưới đây, Hòn đá triết học, là một trong những thời điểm Andersen thể hiện điều đó rõ hơn cả. Đây cũng là một câu chuyện hết sức đặc biệt; nó nằm trong tập truyện 1861-1866 (và nằm ngay sau truyện hết sức nổi tiếng "Ông già làm gì cũng đúng", trước câu chuyện về thằng bù nhìn tuyết).

Oct 15, 2017

Cát

Cú lướt qua Andersen gần đây của tôi, ngoài việc khiến tôi như thể bị hút về phía Bắc (chuyện đã nói ở kia), tức là, tức là rất giống như bị hút ra khỏi "element" của tôi (nỗi khó ở của tôi tại những nơi quá thiên về phía Bắc đã nói qua ở kia) - chúng ta cứ chuẩn bị sẵn tinh thần là sắp sửa ào ạt khí hậu của miền Bắc, không chỉ Đan Mạch mà còn cả Thụy Điển, Na uy hay Finland, hay Iceland etc -, mà, chẳng hạn câu chuyện về cát còn đẩy tôi vào một môi trường không mấy quen thuộc.

Nói tóm lại, một cuộc rơi vào những không quen.

Oct 14, 2017

Mùa thu Đức

Trước tiên, xem ở kia.

Đây là mùa thu nước Đức:


Mưa rơi rất nhiều trong những cuốn sách của Stig Dagerman.

Oct 13, 2017

Một câu chuyện từ những đụn cát

Trong số các tập truyện mà Andersen cho xuất bản khi còn sống, tập 1858-1860 xứng đáng được coi là một tác phẩm đặc biệt lớn, nó gồm nhiều câu chuyện không thể quên. Cho đến lúc này, tôi đã "lấy" từ tập này không ít: Con gái chúa tể đầm lầy, Đứa bé gái giẫm chân lên ổ bánh mì, và Anne Lisbeth. Dưới đây, Một câu chuyện từ những đụn cát, chính là truyện cuối cùng, khép lại tập sách vừa nói.

Oct 11, 2017

Adolphe (I, II, III)

Thời gian "tạm dừng Balzac" là thời gian để tôi nhìn ngắm kỹ hơn. Tới một lúc nào đó, chuyện không còn đơn giản nữa.

Giống như chuyện tình cảm ấy, đến một thời điểm nhất định, không gì còn thực sự đơn giản nữa. Làm thế nào để thâu tóm (tức là, càng ít thất thoát càng tốt) một cái gì đó như văn chương Balzac?

Oct 10, 2017

Jean-Philippe Toussaint

Có một điều kỳ quái: khi nhìn lại mười năm (à, nếu mà trung thực hết mức, nói đúng ra thì cũng đã bắt đầu hơn mười năm một chút rồi), có một nhân vật mà tôi muốn "đưa đến đây" nhưng mãi vẫn chưa làm được, trong khi tất cả các nhân vật khác, gần như vậy - không cách này thì cách khác - tôi đều đã làm được. Cũng có thể tôi còn nhớ sót một số, nhưng điều đó cũng không quan trọng lắm. Rất kỳ quái, chưa bao giờ tôi thuyết phục được nhà xuất bản nào tại Việt Nam làm Jean-Philippe Toussaint.

Oct 8, 2017

Maldoror: II, 13

(Một trong những) định nghĩa con người của Lautréamont (của "Maldoror"): con người "chỉ bao gồm cái ác, cùng một khối lượng cái thiện nhỏ xíu" (xem ở kia). Chính vì thế mà có "Maldoror", với cái ác (mal) nằm ngay trong tên. Ý thức (conscience) của "con người hiện đại" dường như là sự ý thức về điều đó, và bởi thế, ý thức thì "bất hạnh" (cf. Ý thức bất hạnh của Benjamin Fondane).

Oct 5, 2017

Andersen: Anne Lisbeth

Khuyến cáo: đây là một câu chuyện rất khủng khiếp, một trong những truyện khủng khiếp nhất mà Andersen từng viết. Cân nhắc cẩn thận trước khi đọc.


Anne Lisbeth

Oct 4, 2017

Canetti project (2)

Đã có ai, kể từ kia, bắt đầu tự đọc Elias Canetti chưa? Tôi nghĩ là chưa. Để tôi nói một điều bí mật: trên đời có một số nhân vật mà chỉ cần đọc là ta có thể hiểu ngay văn chương nghĩa là gì, trong số ấy có Elias Canetti.

Oct 2, 2017

Jean Paulhan: Les Fleurs de Tarbes

Tiếp tục câu chuyện "đọc lý thuyết", sau khi đã thiết lập cấu trúc nền tảng với Albert Béguin, Michel Foucault, Maurice Merleau-Ponty và George Steiner (ngoài ra, có thể đọc thêm ở kiaở kia).

Sep 29, 2017

Đứa bé gái giẫm chân lên ổ bánh mì

Đứa bé gái giẫm chân lên ổ bánh mì thuộc những truyện mà Andersen viết và cho xuất bản trong giai đoạn 1858-1860, trong tập này đã có một số truyện nổi tiếng ở Việt Nam: "Giấc mơ cuối cùng của cây sồi già", câu chuyện về Valdemar Daae và các con gái, "Đứa trẻ trong mồ", câu chuyện về thời nhỏ của điêu khắc gia vĩ đại Bertel Thorvaldsen; cũng tập này có Con gái chúa tể đầm lầy.

Sep 28, 2017

[tiện bút] Phố Hàng Lon

Không ai còn xa lạ với "định luật Gresham"; rất có thể trong tất tật các "luật" của kinh tế học, có mỗi cái định luật Gresham này là đúng, chẳng bao giờ sai. Các kinh tế gia hôm nay nói thế này, mai sẽ nói thế khác; từng có ý kiến cho rằng trên đời hai loại người được hưởng đặc quyền, nói láo liên miên (và không bao giờ chớp mắt) nhưng không bao giờ phải chịu trách nhiệm, là thầy bói và kinh tế gia. Nhưng ta sẽ để mặc các nhà kinh tế cho số phận tươi sáng của họ.

Sep 26, 2017

Mộc thần nữ

Thêm một kiệt tác lớn lao nữa của Andersen: Mộc thần nữ.

Andersen thuộc vào số rất hiếm hoi, nếu không muốn nói Andersen chính là người duy nhất, viết được về cuộc sống của những cái cây. Tại sao lại có thể có hiểu biết ấy? Những câu chuyện đã rất nổi tiếng trong tiếng Việt từ trước đến nay: truyện về cây thông, truyện về cây sồi ("Giấc mơ cuối cùng của cây sồi già"), hay về cây liễu ("Bên gốc liễu" - tuy nhiên, liễu không có "thứ hạng" cao trong thế giới cây). Một bụi cây gai cũng có câu chuyện riêng của nó, một bông cúc trắng cũng thế.

Sep 24, 2017

Năm hạt đậu nhỏ chui ra từ vỏ đậu, Đứa trẻ tật nguyền, Thiên thần

Andersen viết rất nhiều câu chuyện liên quan đến đất nước Đan Mạch, không ít truyện của Andersen liên quan đến Bắc Âu, cũng như nhiều đất nước khác. Nhưng, tuy không ít lần nhắc tới Thụy Điển hay Na-uy, dường như Andersen không mấy quan tâm đến Finland.

Tôi nghĩ rằng ba câu chuyện dưới đây nên được đặt cạnh nhau, mặc dù chúng có niên đại tương đối xa nhau: "Năm hạt đậu nhỏ chui ra từ vỏ đậu" nằm trong tập 1852-1855, tức là tập từng được những người dịch tiếng Việt trước đây khai thác rất triệt để, "Đứa trẻ tật nguyền" nằm trong tập rất muộn, 1872 (những truyện trong tập này rất ít được biết đến ở đây), và "Thiên thần" ở trong tập 1844-1848 (tập này từng được khai thác ở Việt Nam còn triệt để hơn cả tập 1852-1855).

Sep 22, 2017

Cây đèn đường cũ

Sống trong thế kỷ 19, Andersen đã biết rằng về sau người ta sẽ đi lại (nhất là từ Mỹ sang châu Âu) bằng loại phương tiện hơi giống tàu thủy hơi nước, nhưng là bay trên trời, và cũng biết rằng để đi lại giữa Anh và Pháp người ta sẽ chui qua một đường hầm bên dưới biển Manche. Ngoài ra, cũng giống Dickens, Andersen trải qua thời kỳ đầu tiên của tàu hỏa; Andersen viết nhiều câu chuyện có liên quan đến tàu hỏa, đặc biệt một câu chuyện lấy chủ đề đường sắt. Trong lúc đó, Balzac hay viết về những chuyến xe ngựa công cộng, cái "phong hóa" vào thời điểm ấy đã chuẩn bị trở thành truyền thuyết. Andersen cũng trải qua thời điểm người ta thay thế đèn đường đốt bằng dầu, chuyển sang loại đèn khí, tại nhiều thành phố châu Âu, trong đó có Copenhagen. "Cây đèn đường cũ" viết về những ngọn đèn đường khi chúng vẫn còn được đốt bằng dầu. Đèn đường sẽ còn trở thành "nhân vật chính" trong một câu chuyện kiệt xuất khác, ta sẽ sớm đến với nó.

Sep 21, 2017

Con cò trên ruộng

Như đã nói ở kia, trong câu chuyện của Thơ Mới, Xuân Diệu gây nhiều kích thích nhất, là trường hợp đáng quan tâm nhất, và cũng mang nhiều dấu hiệu triệu chứng của một thời đại hơn cả.

Tôi thường hay tự hỏi, chúng ta đọc thơ như thế nào? Dường như (chắc chắn thì đúng hơn) có rất nhiều điều liên quan đến cái mà ta gọi là "trí tưởng tượng". Nhưng trí tưởng tượng nghĩa là gì?

Sep 18, 2017

Andersen: Con gái chúa tể đầm lầy

Con gái chúa tể đầm lầy là một trong những câu chuyện vĩ đại nhất của Hans Christian Andersen, và cũng là một trong từ ba đến năm truyện dài nhất mà Andersen từng viết. Trong các tập truyện của Andersen phổ biến trong tiếng Việt lâu nay, không có truyện này.

Sep 15, 2017

Ý luận

Ideology/Idéologie nghĩa là gì? "Ý thức hệ", "ý hệ" (cách gọi tương đối mới hơn so với cách gọi phổ biến trước đây, "hệ tư tưởng") có đúng không? Hay sai? (ta hãy hiểu, như Lukács, "sai là một khoảnh khắc của đúng, vừa với tư cách sai vừa với tư cách không sai").

Tôi muốn, xung quanh "idéologie" (như một khái niệm nhưng cũng như thể vượt ra khỏi các ranh giới của khái niệm), miêu tả ở một chừng mực rộng hơn câu chuyện của một số thứ. Câu chuyện này liên quan đến vài điều nho nhỏ, mà ta sẽ thấy rõ hơn, rất sớm. Câu chuyện này, tôi đặt tên là "Niệm năng và ý luận".

Sep 11, 2017

Canetti project (1)

Tại sao người đọc nói chung và người đọc ở Việt Nam cứ suy tôn những thứ văn chương nhàng nhàng, nếu không nói là dở và kém như văn chương của Hemingway, Remarque hay Zweig, chưa nói đến một dây Sartre, Camus etc? Tất nhiên, dễ thấy ngay là vì con người chỉ chăm chăm chạy theo mốt (các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp còn chạy theo mốt suốt, nói gì, xem thêm ở kia); họ hay đọc báo, mà những người hay viết trên báo, từ nhà báo cho đến các nhà phê bình, thuộc loại không biết đọc hiển nhiên nhất. Tất nhiên là như vậy, nhưng cũng vì vẫn quá ít các quy chiếu. Tôi không tin một ai thực sự đọc Kafka mà lại có thể coi những thứ Paulo Coelho sản xuất ra là văn chương được.

Sep 9, 2017

Nguyễn Tuân không

Nguyễn Tuân không chỉ khiến tôi thấy cần đặt câu hỏi: Nguyễn Tuân đã làm gì, mà cùng lúc, mỗi lúc cảm giác càng mạnh thêm, cũng cần đặt ra câu hỏi ngược lại, Nguyễn Tuân đã không làm gì? Cái này trùng lên cái kia, cái kia chập lên cái này. Rất nhiều tầng. Nhưng tại sao lại như thế?

Sep 7, 2017

Từ điển chính là nghĩa địa

Từ điển là gì? Từ điển chính là nghĩa địa. Dứt khoát phải là như thế. Từ điển là quyển sách chứa đựng các nấm mồ: mỗi "mục từ" là một nấm mồ. Có "mục từ" đồ sộ, thậm chí có thể nói là đồ sộ, đó là mộ của nhà giàu, có khi là mộ chung của cả dòng họ. Có "mục từ" chỉ chiếm đúng một dòng. Đó là mộ của người nghèo: bia mộ chỉ ghi chẳng hạn ABC XYZ (xxxx-yyyy). Thậm chí còn chẳng có bia. Rồi mồ tập thể, vân vân và vân vân. Nằm trong các nấm mộ, hiển nhiên, là những thây ma. Muốn hồi sinh xác chết thì phải có thần chú. Khi nào thì có thể dùng được một từ bất kỳ? Khi nào đọc được đúng thần chú.

Sep 6, 2017

Maldoror: II, 7, 8

André Gide, với sự vô sỉ rất đặc trưng, từng nói rằng những người siêu thực (nhất là André Breton) kể ra cũng có chút giá trị, và giá trị ấy nằm ở chuyện chính nhờ họ mà Isidore Ducasse, bá tước de Lautréamont, không bị lãng quên.

Sep 1, 2017

Mehring và Weiss

Franz Kafka giữa những người cùng thời thì như thế nào? Câu chuyện đặc biệt phong phú. Châu Âu đầu thế kỷ 20, không chỉ Tây Âu mà cả về phía Đông, có rất nhiều xao động lớn. George Steiner khi bàn về "văn hóa" đã ngay lập tức nhắc đến "mùa hè tuyệt đẹp năm 1914", tức là ngay trước thời điểm xảy ra vụ việc khiến ngay sau đó nước Đức tuyên chiến với nước Nga và Thế chiến thứ nhất bùng nổ.

Tôi thấy là tôi rất may mắn khi được nghe nói đến cuốn sách dưới đây, của Walter Mehring:

Aug 30, 2017

Thư

Thêm một mốc 50 năm nữa: năm 1966, André Breton qua đời. Từ năm 2016, thư từ của Breton mới bắt đầu được in. Cho đến lúc này, đã có vài tập trong số đó, dưới đây là một:


Aug 29, 2017

Một thành phố khác, những thành phố khác

Sau khi đọc cuốn sách lớn của Mario Levi về thành phố Istanbul (một trong những phát hiện tình cờ lớn nhất của tôi trong mấy năm vừa rồi), tất nhiên tôi tìm xem về thành phố Istanbul ấy có những cuốn sách nào khác nữa hay không.

Tôi thử mấy cuốn khác, rồi nhanh chóng nhận ra, không bao giờ nên ép buộc sự tình cờ. Vả lại, có lẽ nên quay sang các thành phố khác, vì trên đời không chỉ có Istanbul. Nhất là, tôi đọc phải Bonbon Palace (tức là The Flea Palace) và tôi kinh hãi nhận ra một điều, rằng có quá nhiều sự hao hao Khaled Hosseini, rằng cứ khi nào có một "chủ đề" nào đó "thành công", tức thì người ta lao vào, làm nở rộ hoa trái những bắt chước lẫn nhau. Nhưng cuốn sách về thành phố Kabul kia, làm sao mà chịu nổi nó.

Aug 27, 2017

Năm 1967

Đã dùng đến các khoảng cách như "mười lăm năm", rồi thì "hai mươi năm", có lẽ cũng nên nghĩ đến một khoảng cách khác: năm mươi năm.

Cách đây 50 năm, tức là năm 1967 (ta đã nói rất nhiều đến năm 1966, và sẽ còn nói nữa đến cái năm ấy), có chuyện gì xảy ra? Đâu là cuốn sách lớn của năm 1967?

Aug 25, 2017

[tiện bút] Les Inconnues


"Vous êtes un beau ciel d'automne clair et rose
Mais la tristesse en moi monte comme la mer!"



Một trong các câu chuyện của Patrick Modiano mở đầu bằng tiếng vó ngựa lộp cộp trên đường. Nhiều lần, Modiano có hình ảnh (và âm thanh) vó ngựa. Mãi rồi một ngày, đọc Michel Leiris, tôi mới thực sự hiểu tại sao: Leiris nói rằng tiếng vó ngựa, nhất là khi chậm rãi, làm người ta nghĩ đến cái chết.

Aug 24, 2017

Mấy sách mới

Đợt vừa rồi nhiều sách mới quá nhỉ.

Nhiều đến mức mặc dù đã ngừng công cuộc sách mới kể từ kia, tôi lại thấy ngứa ngáy quá mức. Hay là mở lại mục "sách mới" định kỳ nhỉ?

Dưới đây là "mấy sách mới".

Aug 19, 2017

Thơ Mới

Một câu hỏi (rất nhỏ): Thơ Mới, cái hay được gọi là "Thơ Mới", có mới không?

Dường như, không khác mấy trong trường hợp của "lãng mạn" (xem ở kia), có một cái gì đó thật hài hước, rất hài hước khi một thực thể được gọi bằng một cái tên không mấy liên quan đến nó. Cũng như "lãng mạn" không hẳn là lãng mạn mà chỉ là người ta gọi một cái gì đó là "lãng mạn" (hơi giống đám nouveaux riches hiện nay, có một cái xuồng máy nhưng gọi nó là "du thuyền", hoặc như nhân vật của Balzac nghĩ dòng dõi gia đình mình ngược lên đến tận Clovis), "Thơ Mới" được gọi là "Thơ Mới" có lẽ vì chuyện nó mới ít hơn nhiều so với bởi vì người ta cứ gọi nó là "mới". Gọi  là như thế nào thì nó cũng cứ kệ thôi chứ.

Aug 15, 2017

George Steiner: Râu Xanh

Mở ra mục "đọc lý thuyết" là một đột xuất, tôi không hề dự định trước. Lý thuyết lôi kéo tôi, chứ không phải tôi lôi kéo nó. Albert Béguin thuần túy là do tôi tuân theo một xung động bất chợt, không có chút can dự nào của lý trí. Sau đó, Michel Foucault đã bắt đầu bớt tính chất bộc phát (tuy vẫn rất nhiều, thậm chí có thể nói là chủ yếu: chỉ tình cờ mà quyển sách có bài tiểu luận của Foucault, xếp vào góc đã bao nhiêu năm, bỗng từ đâu rơi ra trước mặt tôi). Béguin và Foucault rồi, tiếp tục bắt đầu không thể bụp bụp bụp nữa. Đến Merleau-Ponty thì bắt đầu phải suy nghĩ thực sự: ta bước vào địa hạt của cấu trúc; cũng hơi giống mạng nhện, nó không để ta thoát ra ngoài một cách dễ dàng đâu.

Aug 13, 2017

Khái Hưng Nguyễn Tuân

Nghiên cứu "văn chương tiền chiến Việt Nam", người ta quá nhấn mạnh vào các nhóm (Tự Lực văn đoàn, Tân Dân, Lê Cường, Mai Lĩnh, "áo bào gốc liễu", "xuân thu nhã tập", etc.). Giới hạn phân chia các nhóm nhiều lúc chỉ là sự đánh lừa. Các nhà nghiên cứu Việt Nam lại có cái thói rất thích áp dụng mấy khái niệm mà họ học được (và toàn là học một cách vớ vẩn) nên ôi thôi là nhiều những nhìn nhận kiểu "lợi ích nhóm" etc. Vấn đề rất có thể không phải là như vậy.

Aug 12, 2017

Merleau-Ponty: Văn xuôi thế giới

Maurice Merleau-Ponty (xem thêm ở kia) là một tinh thần tuyệt đẹp mà tinh thần Pháp từng sản sinh được. Merleau-Ponty, chứ không phải Jean-Paul Sartre. Merleau-Ponty có một người bạn rất thân là Claude Lévi-Strauss: con đường của tinh thần Pháp có được tiếp nối hay không ở một thế hệ như thế hệ sinh ra trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 20 là nhờ nhiều vào hai con người ấy, Merleau-Ponty và Lévi-Strauss (một nhân vật nữa, cũng thuộc thế hệ này: Emmanuel Levinas, mà chúng ta sẽ sớm động tới), chứ không phải Sartre. Ở đây chắc hẳn ít nhất vài người từng đọc La Pensée sauvage của Lévi-Strauss rồi chứ nhỉ.

Aug 10, 2017

[tiện bút] Hà Nội mùa thu

Đâu là hình ảnh đặc trưng nhất của một "Hà Nội mùa thu"?

Suy nghĩ suốt nhiều năm ròng rã với một niềm đau đáu hoang hoải trộn lẫn một lượng viễn mộng mênh mông, không quên các chia sẻ và giao lưu, tôi nghĩ tôi đã tìm ra, hình ảnh ấy là:

Aug 8, 2017

Nizan: Aden Arabie

Chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ thực sự quan tâm đến Paul Nizan. Sự ở gần quá mức Jean-Paul Sartre của Nizan khiến tôi chán ngấy ngay từ đầu. Bỗng tôi mới phát hiện trở lại, rất gần đây, một Nizan như tôi chưa từng bao giờ biết.

Aug 6, 2017

Lý thuyết văn học và triết học

Jean Genet (tôi chợt nhận ra là gần như chưa bao giờ tôi thực sự nhắc đến Genet; đây rất có thể là sai lầm lớn của tôi, mà thời gian tới đây tôi sẽ sửa chữa: hay là liên tục trong ba tháng liền chỉ không ngừng bình luận Genet nhỉ? :p nhưng điều này - tức là việc tránh né Jean Genet - không chỉ cần thiết mà còn hơn thế nhiều, bởi vì các nhân vật kiểu ma cà bông rất nguy hiểm, ta rất dễ bị thu hút trước những trò chơi của họ mà nhìn nhận họ sai lầm, rất nhiều "ma cà bông" chẳng có giá trị mấy: Henry Miller, Charles Bukowski hay Roberto Bolaño chính là tam vị bảo trợ cho một tập đoàn cực đông đảo lũ vờ vịt, ngoài đó ra còn có cả một dây dài nữa; George Steiner từng nói đến một trường hợp trong số đó: Dylan Thomas hiểu mình sẽ trở nên hấp dẫn nếu chơi mấy cái trò uốn éo; một trong các công việc của phê bình là, rất nhàm chán, phân biệt những gì "authentique" và không, chẳng khác gì (hiện nay) cuộc chiến đấu tuyệt vọng chống lại sự hiện diện khủng khiếp của McDonald's hay Starbucks: toàn cầu hóa giống như dịch hạch, nhưng lại không được coi là bệnh; trong toàn cảnh của toàn cầu hóa, đương nhiên có sự toàn cầu hóa của "khoa học", của những gì được coi là "trí tuệ") từng nói đại ý, cứ làm cho đến hết mức bất kỳ cái gì, như thế là đẹp; không làm cho đến tận cùng một cái gì (bất kỳ cái gì) nghĩa là không đẹp; nếu biết Genet là kẻ trộm chuyên nghiệp, đi tù cũng chuyên nghiệp, không xa lạ với bất cứ thứ gì bị coi là tồi tệ nhất của cuộc sống con người, ta sẽ thấy tầm vóc vấn đề lớn đến mức nào.

Aug 3, 2017

Maldoror: I, 14 và II, 1, 2

Thêm một lần nữa: hơn một trăm post sau (xem ở kia) thì lại mới tiếp tục, lần này là Những khúc ca Maldoror. Không chỉ có "mal" của Les Fleurs du Mal (Baudelaire), mà còn có "mal" của Lautréamont, Isodore Ducasse, trong cái tên "Maldoror".

Aug 2, 2017

Lê Doãn Vỹ

Tìm kiếm một số thứ, rồi đến lúc người ta sẽ phát hiện một số điều có nguy cơ làm sụp đổ rất nhiều "bức tranh quá khứ chân thực" tồn tại từ rất lâu. Ở Việt Nam, đặc biệt Bắc Kỳ, cuối thập niên 30, đầu thập niên 40 của thế kỷ 20, mọi thứ thật ra đã tồn tại như thế nào? Những chuyện gì đã xảy ra, và bao trùm, hoặc ở phía bên dưới các sự kiện, một tinh thần chung - và có thể nói đến "một tinh thần chung" hay không? - có hình dạng và các đặc điểm như thế nào?

Aug 1, 2017

Krasznahorkai László: Trung tâm thế giới

Chiến tranh và chiến tranh của Krasznahorkai László là cuốn tiểu thuyết lớn nhất xuất hiện tại Việt Nam trong thời gian vừa rồi. Muốn đi tìm trung tâm thế giới, ta có thể đọc Voyage au centre de la terre của Jules Verne vĩ đại; đối với tôi, đó là một trong những cuốn sách hay nhất trên đời, vào cái thời còn là độc giả của Verne, tôi nhớ đã đọc không dưới mười lần Voyage au centre de la terre; nhưng ta cũng có thể đọc vài nhà văn khác bị cái trung tâm này ám (hoặc cũng có thể là chính họ ám cái trung tâm ấy), trong đó có Krasznahorkai.

Jul 29, 2017

Foucault về Flaubert

Quyển sách này (niên đại: 1983; bìa chụp bản thảo Un coeur simple, bản dịch tiếng Việt mang tên Một tấm lòng chất phác, tức là truyện đầu tiên của Trois contes):


Jul 24, 2017

Mốt năm nay là: cừu

Tiếp tục công việc khai quật đồ cổ, cũng như ở kiaở kia, bài này lấy lại từ blog cũ của tôi. Nó được viết vào tháng Mười năm 2008. Đó là lúc tôi mới đi xem một thứ tên là Đẹp Fashion Show. Bài viết là một hình thức vinh danh Roland Barthes; nói đúng hơn, đó là một sự vinh danh thông qua pastiche.

Jul 21, 2017

Tâm hồn lãng mạn và giấc mơ

Tại sao một giai đoạn của văn chương Việt Nam (hay được gói gọn trong một sự phân kỳ rất yên ổn "32-45") lại được đặt dưới định danh "văn học lãng mạn", và được coi đương nhiên là như vậy?

Điều này có thể xuất phát từ một trong hai điều: thứ nhất, đó đúng là một giai đoạn văn chương được đặc trưng hóa bằng "chủ nghĩa lãng mạn"; hoặc thứ hai, người ta hiểu nhầm rất lớn ngay từ chuyện chủ nghĩa lãng mạn là gì. Tôi nghĩ điều thứ hai giải thích được nhiều thứ hơn so với điều thứ nhất.

Jul 16, 2017

Bernhard: Gặp lại

Dưới đây là một tác phẩm ngắn của Thomas Bernhard, tôi nghĩ rằng tôi nhìn thấy ở đó một Bernhard rất đầy đủ nhưng ở dạng thu gọn. Dịch từ bản tiếng Pháp của Daniel Mirsky.

Jul 9, 2017

Phân tích: nhà văn yêu như thế nào?

Bài viết dưới đây, ngoài một số ý nghĩa khác, là cách để tôi vinh danh Balzac, mà cụ thể là vinh danh Rực rỡ và khốn cùng đời kỹ nữ. Đó là cuốn tiểu thuyết hiếm hoi, nếu không nói là duy nhất, của Vở kịch con người đi theo cấu trúc bốn phần (ta có chẳng hạn Hết ảo tưởngBéatrix gồm ba phần, Một vụ việc ám muộiUrsule Mirouët gồm hai phần), trong đó ba phần đầu có tên là ba câu hỏi: "như thế nào" ("comment": "Các thiếu nữ yêu như thế nào"), "bao nhiêu" ("combien", đúng hơn là "à combien": "À combien l'amour revient aux vieillards") và "đi đâu" hoặc "tới đâu" ("où": "Où mènent les mauvais chemins").

Jul 8, 2017

Ba nữ thần số mệnh

Không lâu sau khi anh Nguyễn Khánh Long qua đời, gia đình anh liên hệ với tôi và cho biết anh Nguyễn Khánh Long để lại trong máy tính bản dịch phần đầu Ba nữ thần số mệnh (Les Trois Parques) của Linda Lê. Đây là dự định dịch thuật của anh Nguyễn Khánh Long và tôi, chúng tôi có kế hoạch in Ba nữ thần số mệnh sau khi đã in Vu khốngLại chơi với lửa. Anh Nguyễn Khánh Long nghĩ nhất định phải dịch Ba nữ thần số mệnh, tôi cũng nghĩ thế; anh Nguyễn Khánh Long từng gặp Linda Lê một lần, tại Canada. Les Trois Parques in năm 1997 là cuốn tiểu thuyết đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp văn chương của Linda Lê. Năm nay, 2017, ở Việt Nam sẽ in bản dịch hai tiểu thuyết của Linda Lê, Sóng ngầm (Lame de fond) và Chìm xuống (Oeuvres vives) như đã nói. Có lẽ đây là thời điểm thuận lợi hơn cả để làm luôn Ba nữ thần số mệnh. Nghĩ đi nghĩ lại, không ai khác ngoài tôi ở vị trí thuận lợi hơn, trong mọi thứ, nhất là ở khía cạnh nghĩa vụ, để hoàn thành bản dịch này, từ những gì anh Nguyễn Khánh Long để lại. Dưới đây là phần dịch của Nguyễn Khánh Long (tôi không sửa một chữ nào, đúng như nó dừng lại, kể cả ở cuối cùng, một câu chưa có dấu chấm).

Jul 7, 2017

Linda Lê: một chương

Oeuvres vives (in năm 2014) là kiệt tác lớn lao của Linda Lê. Bản dịch tiếng Việt cuốn tiểu thuyết này sắp được in ở Việt Nam, tôi post ở đây một "chương" (thật ra cuốn sách không chia chương, phần), với sự cho phép của người dịch. Bản dịch tiếng Việt của cuốn sách mang nhan đề Chìm xuống.

Jul 5, 2017

Giữa X và Y

José Saramago là một trong những nhà văn lớn nhất thế giới của quãng nửa thế kỷ vừa rồi. Giải Nobel Văn chương, nói vậy thôi, đôi khi cũng trao được cho các nhà văn vĩ đại đích thực (vậy là cũng đủ để bù cho những pha nhầm lẫn liên tục, mà gần đây nhất là: 1) Wisława Szymborska và 2) Svetlana Alexievich). Saramago là một sự tiếp nối huy hoàng Eça de Queiroz vĩ đại, Pessoa rất vĩ đại; Saramago thuộc thế hệ ngay sau Miguel Torga và gần đây dòng giống huy hoàng Bồ Đào Nha đã được tiếp nối bởi một nhân vật lớn: xem ở kia.

Jun 30, 2017

Nữ công tước de Langeais

Nhát thứ 16 trong cuộc trường chinh Balzac :p

Nữ công tước de Langeais (La Duchesse de Langeais) là phần thứ hai của bộ Truyện Mười Ba Quái Kiệt, mà phần thứ nhất là Ferragus. Động đến "Mười Ba" này (được Balzac dùng để mở đầu cho phần "xen" về cuộc sống ở Paris), tức là ta cũng đồng thời động đến phần giao nhau đậm nét nhất giữa văn chương Balzac và thế giới điện ảnh. Xem thêm ở đường link vừa xong về điều này.

Jun 28, 2017

Ursule Mirouët (tiếp)

Nhân tiện: cuốn tiểu thuyết Béatrix đã được tiếp tục; những miêu tả thành phố Guérande (thuộc vùng Bretagne) ở đoạn đầu Béatrix của Balzac vô cùng nổi tiếng, nhờ đó ta thấy rằng không chỉ khi miêu tả vùng Touraine quê hương (như trong Người phụ nữ tuổi ba mươi) Balzac mới tìm được nhiều cảm hứng; Một vụ việc ám muội cũng đã được thêm một ít: đây là "kỳ áp chót", ngay trước khi chúng ta đi hết chương thứ nhất.

Giờ, ta tiếp tục Ursule Mirouët, cuốn tiểu thuyết có tầm cỡ rất tương đương Một vụ việc ám muội, cấu trúc cũng rất tương tự (xem phần thứ nhất ở kia).

Jun 26, 2017

Béatrix

Béatrix được Balzac xếp ở vị trí số 19 trong Vở kịch con người (để dễ hình dung: Người phụ nữ tuổi ba mươi chiếm vị trí số 21). Đây là một trong mấy tác phẩm lớn nhất của cả Vở kịch con người, và đây chắc chắn là tác phẩm lớn nhất của phần thứ nhất, "Scènes de la vie privée" (phần về các cuộc đời riêng), tức là phần nhiều tác phẩm nhất của Vở kịch con người (27 tác phẩm). Béatrix là tác phẩm số XV trong cuộc phiêu lưu Balzac của riêng tôi. Cũng như Người phụ nữ tuổi ba mươiUrsule Mirouët, đây là một trong những gì tôi yêu quý nhất của Balzac.

Jun 25, 2017

Jun 24, 2017

Văn chương không phải là

Tại sao, nhưng mà tại sao nhỉ? tại sao Roland Barthes nhất định thấy chỉ có duy nhất một câu hỏi có nghĩa: Văn chương là gì? Nếu như vậy, phê bình văn học chính là một công việc hoàn toàn nằm trong địa hạt của siêu hình học. Ít nhất, phê bình văn học phải chấp nhận không được phép dừng lại ở ngưỡng cửa của siêu hình học. Đó là bổn phận của nó, mà nếu lờ đi, không chỉ nó sẽ nói lung tung, mà thậm chí, nó còn không thể trở thành chính nó.

Jun 22, 2017

Les Trois Mousquetaires

Trước tiên, xem ở kia.

Nhân tiện: đã thêm Gái già: cuối cùng thì hiệp sĩ de Valois có vẻ rất bí hiểm kia định làm gì ở thành phố Alençon? và cũng đã thêm Một vụ việc ám muội: Balzac bắt đầu dồn nhịp cho câu chuyện của mình, tăng tốc nó lên, khởi đầu từ thời điểm nữ bá tước de Cinq-Cygne rời khỏi căn hầm bí mật quay trở về lâu đài; sự tăng tốc này đi theo các bậc thang tăng dần: gián điệp Corentin đối đầu trước hết với ông cha xứ tinh ranh, rồi ngay sau đó, điều được chờ đợi nhất đã xảy ra, Corentin phải giáp mặt với liệt nữ anh thư de Cinq-Cygne.

Jun 21, 2017

Balzac trong thế kỷ mười chín

Có một chuyện rất hài: cuốn tiểu thuyết Nông dân của Balzac tại Việt Nam rất nổi tiếng, một trong những minh chứng không thể có lợi hơn để khẳng định khuynh hướng "vì công-nông" của một nhà văn, có thể nói, rất tư sản, nhưng là tư sản tốt. Đó cũng là một cái gì đó còn có lợi hơn nữa để người ta thỏa sức nhấn mạnh vào "chủ nghĩa hiện thực" balzacien. Nói gì thì nói, Balzac cũng có vị trí trọng yếu trong cả một ideology, đó là "chủ nghĩa hiện thực", và do đó, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhưng hài là ở chỗ, Balzac, rất giấy trắng mực đen, viết thư cho Madame Hanska, nói mình viết Les Paysans tức là Nông dân là để chống lại hai thứ: peuple và démocratie (peuple là "dân chúng", cũng có thể là "nhân dân", còn démocratie là "dân chủ").

Jun 19, 2017

Gái già

Đã hoàn chỉnh một cách không thể đầy đủ hơn (tức là đã dịch hết hoàn toàn từ đầu đến cuối) Vĩnh biệt (Adieu); đây là một tác phẩm thuộc phần của các "étude triết học"; nó là tác phẩm thứ hai có bản dịch đầy đủ sau Nàng tình nhân hờ, như vậy kể từ lúc bắt đầu "đợt hai Balzac", đã có thêm một cái gì đó đầy đủ. Vĩnh biệt là số XIII trong loạt Balzac của riêng tôi. Kể từ ở kia, tôi cũng đã bắt đầu trình bày, song song với các bản dịch, một sự phân tích riêng của tôi, có thể gọi chung là "Balzac trong thế kỷ 19".

Jun 18, 2017

[tiện bút] Nhìn những mùa thu không đi

Kẻ thù của "tốt" là gì? Sẽ nhầm lẫn rất lớn nếu nghĩ đó là "xấu". Không, kẻ thù của tốt, như một số người từng nói, không phải xấu, mà là "tốt hơn". Thế cho nên, người tốt nhìn thấy kẻ thù không phải ở người xấu, hoàn toàn không, thậm chí nếu không có người xấu thì lấy đâu ra người tốt bây giờ?: người tốt căm ghét nhất những người tốt hơn họ. Mọi cuộc đua tranh đều có nét lố bịch riêng của nó, và không có gì đáng ngạc nhiên khi sự đua tranh về tốt thuộc hàng lố bịch khủng khiếp.

Jun 16, 2017

Cách một

"Cuộc phiêu lưu Balzac" của tôi xuất phát từ một câu hỏi hết sức đơn giản: Balzac đã xử lý thời đại của mình như thế nào? Đây là một câu hỏi mà mỗi lúc tôi mỗi thấy thêm "có lý", bởi vì Vở kịch con người là một sự kiệt cùng đúng nghĩa (về "kiệt cùng", xem ở kia): trước Balzac, không có cái gì tương tự, sau Balzac thì sao? tôi nghĩ rằng sau Balzac cũng không có gì tương tự; ở riêng điểm này, một gợi ý lớn là so sánh Vở kịch con người với bộ Les Rougon-Macquart của Émile Zola, việc mà có lẽ rồi một ngày tôi cũng sẽ làm.

Jun 14, 2017

Malone chết

Độc giả của tôi chắc đến giờ không còn bất ngờ gì về chuyện đúng 100 post sau Không thể gọi tên (tức là L'Innommable), xem ở kia, thì mới lại có Beckett tiếp tục. Chuyện này thì chẳng lạ: từ Molloy đến Không thể gọi tên còn là hơn một trăm post :p Nhưng rốt cuộc, vậy là đã đủ "trilogy" của Beckett. Không sao đâu.

Jun 13, 2017

Ofterdingen (I, II)

Novalis: nếu không đọc Novalis, làm sao có thể hình dung được về "chủ nghĩa lãng mạn" đây? Chủ nghĩa lãng mạn là gì? Trước hết, là một chuyển động, ngay lập tức, giống như cắt một đường, tách rời khỏi những gì đang tồn tại.

Nhân tiện: đã tiếp tục Vĩnh biệt: địa ngục bên bờ sông Berezina có thể như thế nào? đội quân của Napoléon khi tan vỡ thì có thể ra sao? Philippe de Sucy cùng người tình còn chưa biết con sông thảm đạm dành sẵn cho họ điều bất ngờ gì.

Jun 11, 2017

Hölderlin-Novalis-Rilke

Trong mắt một người như Balzac, chủ nghĩa lãng mạn Đức, về cơ bản, đồng nghĩa với "trò ủy mị kiểu Đức", lẩn thẩn, oặt oẹo, đàn bà (sensibleries allemandes) (xem thêm ở kia); điều hài hước là khoảng nửa thế kỷ sau đó, Nietzsche, trong quãng thời gian ở Nice, đọc một loạt nhân vật Pháp, nhất là Sainte-Beuve, cũng sẽ thấy rất nhiều "tính chất đàn bà". Nhưng ở một khía cạnh khác, các nhân vật Đức lại rất hard-core:


Jun 9, 2017

XIII. Vĩnh biệt

Dịch Balzac, nhất là khi dịch nhiều tác phẩm của Balzac trong Vở kịch con người, nhanh chóng người ta nhận ra rằng, nếu không khéo, chẳng bao giờ xong nổi một cuốn nào. Balzac thì dài, laptop thì nhanh hết bin :p

Nhân tiện: mới thêm một đoạn dài Một vụ việc ám muội. Cuối cùng, Corentin và Peyrade, dẫn đầu một tập đoàn cảnh binh, đã ập vào lâu đài Cinq-Cygne ("Dưới hoa dậy lũ ác nhân/Ầm ầm khốc quỷ kinh thần mọc ra/Đầy sân gươm tuốt sáng lòa"). Nữ bá tước de Cinq-Cygne có bị tóm không?

Jun 7, 2017

Một vụ việc ám muội (tiếp nữa)

Một vụ việc ám muội (Une ténébreuse affaire) là một trong những câu chuyện hấp dẫn nhất, đặc biệt nhất và cũng đáng sợ nhất của Vở kịch con người. Viết Một vụ việc ám muội, Balzac thể hiện một trình độ cao cường, đáng mơ ước đối với bất kỳ nhà văn chuyên viết truyện trinh thám nào, bởi vì đó là một tiểu thuyết trinh thám thượng thặng. Nhưng đồng thời, Balzac cũng thể hiện một cái nhìn vô cùng sâu sắc và chuẩn xác vào cả một giai đoạn lịch sử Pháp, đoạn cuối kỳ Tổng tài, đầu kỳ Đế chế (nói tóm gọn, đầu thế kỷ 19). Cuốn tiểu thuyết "huy động" đến cả Napoléon, nhưng cũng đưa vào câu chuyện những nhân vật có thật lừng danh như hoàng thân de Talleyrand hay trùm cảnh sát Fouché.

Jun 5, 2017

Một người con gái của Eva

Trong Vở kịch con người, Một người con gái của Eva (Une fille d'Ève) nằm ngay sau Nàng tình nhân hờ, tức là ở vị trí thứ 14, thuộc phần "Scènes de la vie privée", phần của các "cuộc đời riêng" (xem ở kia về sự phân chia tổng quát các phần của cả bộ sách).

Nhân tiện: ở Ferragus, Jules Desmarets đã đi tới rất sát "sự mở nút" cuối cùng: chỉ cần qua được điểm chốt quan trọng là ngã giá với mụ Étienne Gruget, mẹ của cô gái Ida, Jules sẽ tiếp cận được nhân vật Ferragus bí hiểm, người gây ra bao nhiêu điều tàn khốc cho chàng sĩ quan de Maulincour, biết được thân phận của nhân vật ấy, nhất là bản chất mối quan hệ giữa Ferragus và vợ của anh, "bà Jules" kiều diễm.

Jun 2, 2017

Rực rỡ và khốn cùng đời kỹ nữ

Kỳ tạm nghỉ trong địa hạt Balzac như thế là kéo quá dài rồi, đã đến lúc cần chỉnh đốn lại, và tiếp tục :p

Nhân tiện: đã thêm không ít Ferragus.

May 31, 2017

Đọc Kiều (tờ thứ nhất, mặt A)

[Gọi là "phàm lệ": tôi sẽ không gây rối trí giống như mọi cuốn sách khảo luận về Kiều với A, B, C, D, E, F rồi thì cả một danh sách viết tắt; quy ước duy nhất về mặt văn bản: tôi sử dụng bản Liễu Văn Đường in năm Tự Đức thứ 19 (bản 1866), do Thế Anh phiên âm; ấn bản mà tôi sử dụng là ấn bản 2015. Kể từ khi tìm được bản này, tôi mới bắt đầu cảm thấy thực sự "chạm" được vào Kiều. Điều phiền toái là bản Kiều Nôm này khi tìm được bị thiếu (do rách trang) mất 864 câu; phần bị thiếu ấy tôi sử dụng bản Bùi Kỷ Trần Trọng Kim, bản mà tôi coi là "bản an toàn" - điều này hẳn các nhà nghiên cứu chuyên về Kiều sẽ không phản đối; những gì lấy từ bản ấy sẽ được ghi BKTTK. Các câu thơ trích dẫn sẽ được đánh số.]

May 28, 2017

Viết một thành phố

Khi đọc Orhan Pamuk viết về thành phố Istanbul, ta thấy ngưỡng mộ. Nhưng thật ra, ta ngưỡng mộ gì khi đọc Pamuk? Chủ yếu, ta ngưỡng mộ ở đó sự nỗ lực, những nỗ lực lớn, rất nhiều nỗ lực.

Một đại cao thủ đệ nhất giang hồ gây khiếp sợ, tạo ra lòng ngưỡng mộ (một sự ngưỡng mộ ép buộc; về ngưỡng mộ, xem thêm ở kia). Đấy là một sự ngưỡng mộ đương nhiên, khi ngần ấy đầu rơi máu chảy tan nát trên con đường một nhân vật vươn lên vị trí đệ nhất.

May 27, 2017

Phạm Quỳnh và Maupassant

Guy de Maupassant có một sự hiện diện không tầm thường tại Việt Nam, và là từ rất sớm. Nhưng cần đẩy câu hỏi đi xa hơn: sớm như thế nào?

Bài dưới đây của Phạm Quỳnh ("Một nhà văn tả thực: Guy de Maupassant") (niên đại: 1919; năm nay, 2017, cũng chính là tròn 100 năm Nam phong ra số 1) nếu không phải chứng từ đầu tiên cho sự hiện diện của Maupassant tại Việt Nam thì hẳn cũng phải thuộc vào những gì sớm nhất:

May 25, 2017

Nghiên cứu văn học: con đường lý thuyết

Nếu có tồn tại một viện bảo tàng "Vinh danh lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam", và nếu tôi được quyền bỏ phiếu bầu chọn những gì nên được trưng bày, thì tôi sẽ dành phiếu của tôi, bầu vào một vị trí thật trang trọng, cho một cuốn sách viết về "lý thuyết văn học". Cuốn sách ấy, trong vài trăm trang của nó, về cơ bản nội dung lấy từ phần "introduction" của những cuốn sách "introduction" bằng tiếng Anh. Một sự uyên bác "rất mực introduction", và cũng là một trường hợp hết sức điển hình.

Rất tiếc (à, rất may) là một viện bảo tàng như vậy không tồn tại, và tôi cũng không đi bầu cho những thứ như vậy bao giờ. Nhưng dẫu có thế, "con đường lý thuyết" trong nghiên cứu văn học tại Việt Nam, nhất là trong vòng trên dưới hai mươi năm vừa rồi, vẫn cần được nhìn nhận.

May 22, 2017

Nguyễn Huy Thiệp: một lần nữa

Tôi đã chờ rất lâu (như đã nói ở kia) vì tôi muốn một ai đó khác chứ không phải tôi nói được chính xác về Nguyễn Huy Thiệp (cũng như văn chương cần đúng chứ không phải hay, phê bình trước hết phải chính xác, trong nhìn nhận, cũng như trong sắp xếp - đây là câu chuyện của giá trị, đây cũng là câu chuyện của ý nghĩa). Một số văn chương không thuộc về lối của tôi (Borges, Nabokov hay Nguyễn Huy Thiệp), tôi giữ khoảng cách với những văn chương ấy và không bao giờ thực sự muốn chạm đến những văn chương ấy.

Nhưng giờ ta sẽ nói đến Nguyễn Huy Thiệp, tôi sẽ chỉ lấy từ Nguyễn Huy Thiệp điều tối thiểu mà tôi cần. Sau khi viết về truyện Không có vua, tôi đã biết là không cần nói thêm nhiều lắm.

May 20, 2017

Đoản luận bên bờ sông (XCIII-CIV)

(nhân kỷ niệm 218 năm ngày sinh Balzac)

Ký hiệu lưu trữ: M. 2422
Tác giả: chưa rõ


từ XCIII đến CIV, bonus CV

May 17, 2017

bad boy, bad reputation

"Je méprise la presse, j'ai raison"

(Tôi khinh bỉ báo chí, tôi đã đúng [khi khinh bỉ như vậy])

(Guy Debord, "Cette mauvaise réputation...", 1993)

May 10, 2017

[tiện bút] 7

Trên đời có hai loại người: thứ nhất là loại đi bàn tán về chuyện của người khác, và thứ hai là loại tạo ra chuyện để cho người khác bàn tán. Khỏi phải nói thêm về tỉ lệ đối chiếu (xét về số lượng) giữa hai loại này. Ngoài số lượng không phải bàn đến, chất lượng lại càng khỏi cần bàn hơn.

May 7, 2017

Dien Bien Fou

Chơi chữ một tí í mà: "dien" trong tiếng Pháp là "fou", "fou" ["phu"] trong tiếng Việt là "điên". Hai sự điên ở hai bên, thế nên có sự cân bằng ở giữa, biểu hiện bằng "bien", nghĩa là "tốt", "tuyệt". Comme disaient souvent les colons aux indigènes: "bien, bien, très bien".

Người Việt Nam cách đây nhiều năm có một cảm nhận hết sức chính xác khi nghe thấy người Pháp nói chuyện với nhau: họ gọi đó là "xì xồ". Phải là một dân tộc đặc biệt có truyền thống về ngôn ngữ "tượng thanh" mới đi đến được một miêu tả chuẩn xác như vậy [bản thân từ "colon" đương nhiên vô cùng buồn cười trong mắt người Việt Nam; một quan toàn quyền thời ấy có họ là "Long", Maurice Long, nghĩa là "dài", các quan Nam triều gọi ngay ngài là "Rồng", còn bên ngoài triều đình đương nhiên ông sẽ là "lông", không thể khác]. Người ta kể là ở đoạn đầu khi người Pháp bắt đầu thực sự xuất hiện ở Hà Nội, không có chuyện người bản xứ được lai vãng đoạn phố Hàng Khay.

May 6, 2017

Năm 1948 Nhượng Tống ở đâu?

Tôi nghĩ, đã có đầy đủ cơ sở để nói đến một thánh địa Việt Nam Quốc dân đảng ở Hà Nội. Đó là khu vực gồm cạnh ngoài cùng là phố Quán Thánh, bên kia là dải Phó Đức Chính (tụt xuống so với đê phía trên) bây giờ, hai cạnh còn lại là con đường chạy men hồ Trúc Bạch các phía không phải đường Thanh Niên hiện nay, và Hàng Than. Trong khu vực ấy, mấy cái tên này quan trọng nhất: Nam Tràng, Ngũ Xã, Quán Thánh, Hàng Bún, Hàng Than, Châu Long, cùng khu vực ngày xưa gọi là "Đỗ Hữu Vị" (có thể coi là tương đối tương đương với Cửa Bắc ngày nay), mang tên nhân vật sĩ quan lái tàu bay được chính quyền thực dân Pháp và Phạm Quỳnh vinh danh nhiệt liệt. Một cuốn tiểu thuyết lớn lấy đúng khu vực này làm bối cảnh: xem ở kia. Và tính chất thánh địa này đã là khởi đầu kể từ Nam Đồng thư xã.

May 4, 2017

tiếp tục các bt (II, III, IV, V)

Trước khi viết những biến tấu dựa trên các chủ đề của René Char, thật ra, nhiều thứ khác tôi làm đã là như vậy rồi, chỉ là không gọi rõ tên ra mà thôi.

Tôi cũng biết, một số người, vài người, chắc là rất ít (nhưng kiểu gì cũng sẽ có) hiểu được điều này: ở đây, tôi đang bàn, theo cách riêng của tôi, về chuyện tại sao người ta lại dịch (chẳng hạn thứ nhất, chẳng hạn thứ hai). Thời gian vừa rồi, người ta nói rất lắm về dịch thuật, nhưng tất cả đều nói (và tuyệt đại đa số nói lung tung) về khía cạnh như thế nào, nhưng khía cạnh tại sao, quan trọng hơn rất nhiều, thì không có lấy một ai sờ được đến. À, cũng đến kỳ đến hạn rồi, sắp sửa quay trở lại với vấn đề dịch thuật nhé, một số nhân vật chuẩn bị sẵn đi.

May 3, 2017

Nguyễn Đình Thi

Cách đây mới chưa lâu, tôi còn chưa hề tưởng tượng rồi có ngày tôi sẽ nói đến Nguyễn Đình Thi; dường như mới chỉ có một lần duy nhất, tôi bỗng kinh ngạc nhận ra Nguyễn Đình Thi đã được đặt tên phố ở Hà Nội, và tôi tự nhủ: cái ông này, đúng là số phận mát từ đầu đến cuối. Cũng có thể tôi đã đi nhanh hơn so với tôi nghĩ.

Cụ thể hơn, tôi muốn xem Nguyễn Đình Thi đã làm gì trong khoảng 1944-1946. Cụ thể hơn nữa là trả lời câu hỏi, ở giai đoạn đầu tiên, Nguyễn Đình Thi đã làm gì ngoài mấy quyển sách dưới đây:

May 2, 2017

Hai mươi

Lâu lâu, thỉnh thoảng, đôi khi, cũng phải làm một cái gì đó hợp lý, ít nhất là trông có vẻ như tuân theo Logik chứ nhỉ :p

đã có

mười
ba mươi
mười lăm
mười tám

thì hiển nhiên là sẽ phải đến "hai mươi":

Apr 30, 2017

Stendhal mười tám tuổi

Đọc là gì? Đọc, trước hết, là đọc. Nhưng đồng thời (chính ở đây, ta mới có thể thấy được rõ hơn tầm vóc của Schopenhauer: thế giới  cái này và đồng thời là cái kia; và, sau Schopenhauer, hiển nhiên sẽ đến ai? tất tật sẽ đồng thanh: Nietzsche, tôi biết; nhưng thế là nhầm, ở phương diện này, sau Schopenhauer phải là Wittgenstein; bọn giả vờ đọc Schopenhauer thật đáng ghê tởm, và bọn giả vờ đọc Wittgenstein cũng đáng ghê tởm tương đương - bọn này giờ đông đặc, chắc đến cả lữ đoàn, trong đó có đủ tư lệnh, chính ủy, tham mưu, đến cả sĩ quan cần vụ loong toong các thứ), đọc không phải là đọc: đọc còn là đọc lại, và đọc còn là đọc hết.

Apr 26, 2017

[tiện bút] mười lăm năm

Cuốn tiểu thuyết lớn nào có "incipit" mang con số "22"? Câu này không dễ trả lời, rất không dễ. Mười tám, hai mươi, vân vân dường như dễ hơn nhiều. Một trăm có lẽ cũng dễ, nhưng con số "22" nằm trong dòng đầu tiên một cuốn tiểu thuyết, mà lại phải là một cuốn tiểu thuyết lớn, chuyện không hiển nhiên chút nào.

Nhưng tôi cũng biết có một cuốn tiểu thuyết như thế, đảm bảo các yêu cầu đặt ra, một cách nghiêm ngặt.

Apr 23, 2017

Ferragus (tiếp nữa)

Ferragus là khi, đối với tôi (điều này tôi chưa kiểm tra xem đã có ai nói chưa) Balzac thể hiện rõ "tính chất Racine" nhất; Molière mới là nhân vật mà Balzac liên tục nhắc đến trong các tác phẩm thuộc Vở kịch con người, Racine thì rất hiếm khi, gần như không, nhưng tính chất bi kịch của một số (thật ra là rất nhiều) tác phẩm của Balzac sẽ không thể hiểu kỹ càng được nếu không có một đối chiếu, là Racine. Rất giống như là nhân vật lớn nhất của (giai đoạn đầu) chủ nghĩa lãng mạn tạo ra âm vọng lại nhân vật lớn nhất của chủ nghĩa cổ điển; lãng mạn và cổ điển làm nên trục tung và trục hoành cho văn chương nhìn ở mức độ rộng lớn nhất, phổ quát nhất; đó cũng là âm vọng của đầu thế kỷ 19 đáp lại thế kỷ 17, tức là "thế kỷ vĩ đại" (về "thế kỷ vĩ đại" tức là Corneille, Racine, Molière và Pascal: cf. Paul Bénichou, Morales du grand siècle) (ta sẽ thấy thật ra Balzac không thực sự coi trọng thế kỷ 18, tức là các nhà bách khoa thư, Rousseau, Diderot, Voltaire, đọc Ursule Mirouët các đoạn tiểu sử bác sĩ Minoret là đã có thể thấy phần nào điều này).

NB. mới thêm những đoạn dài dài dài dài Một vụ việc ám muộiNgười phụ nữ tuổi ba mươi.

Apr 21, 2017

Người phụ nữ tuổi ba mươi (tiếp)

Hôm nay chính là ngày gì đó rất quan trọng đối với "sách Việt Nam" nói chung đấy. Chắc là trong thế giới sách, hôm nay, đã xảy ra nhiều chuyện.

Và chúng ta sẽ tiếp tục Người phụ nữ tuổi ba mươi :p (phần đầu ở kia)

Nhân tiện: mới thêm những đoạn rất rất dài Ursule MirouëtMột vụ việc ám muội.

Apr 18, 2017

Xiếc

Rạp xiếc (circus) là sự nối tiếp, xuyên qua thời gian, của đấu trường (arena) trong thế giới La Mã. "Trò giải trí", nhưng là trò giải trí căng thẳng, tuy về sau đỡ đẫm máu nhưng sự căng thẳng thì vẫn còn nguyên. Đã rất nhiều lần, tôi nhìn thấy trong các bản dịch tiếng Việt, "Piccadilly Circus" được gọi là "Rạp Xiếc Piccadilly".

Nhưng "xiếc" còn liên quan đến một điều nữa: sự kỳ ảo, sự kỳ ảo ấy lại càng có ý nghĩa lớn, trong thế giới rất thiếu vắng sự kỳ ảo ngày nay.

Apr 17, 2017

[tiện bút] khác

Phụ nữ (xem thêm ở kiaở kia) và đàn ông thì khác nhau, nhưng khác nhau như thế nào? Và tại sao lại khác nhau?

Sự khác nhau kinh điển nằm ở chi tiết rất nhỏ, trong động tác, cử chỉ. Dường như trong những gì thuộc về cơ thể (một ví dụ là "động tác vẩy" chỉ thấy ở đàn ông, xem ở kia), con người chỉ chịu sự xui khiến của "bản năng giống loài", đó là phản xạ, nhưng là "có điều kiện" hay "không điều kiện"?

Apr 15, 2017

Một vụ việc ám muội (tiếp)

Đã đến được mức "tròn chục" (nhát thứ 10 Vở kịch con người: ở kia), cũng tới lúc nên quay lại rà soát và phát triển những gì đã có :p

Thêm nữa, làm như vậy giống như mô phỏng chính phương thức tự sự của Balzac (về điều này, xem trong đường link đã dẫn, chú thích số 71).

Apr 11, 2017

Ursule Mirouët

Tranh thủ thông báo cho những ai còn chưa biết: đã có đầy đủ ba chương đầu phần thứ nhất Giáo dục tình cảm của Flaubert, ở kia.

Điều sau đây thì đáng sợ hơn: những ai tưởng khi tôi nhích sang Flaubert thì nghĩa là đã thoát Balzac, những người ấy rất nhầm; thậm chí, chúng ta còn chưa đi được đến nửa đường ấy chứ. Và bây giờ lại tiếp tục.

Apr 7, 2017

Giáo dục tình cảm (1, I, II, III)

Cú đọc lại Madame Bovary lần này (như đã nói ở kia) thật quá mức khủng khiếp: tôi đã bắt đầu thấy nguy cơ toàn bộ sự nhìn nhận Flaubert của tôi sắp thay đổi mãnh liệt. Cụ thể hơn, lần đọc Madame Bovary này khiến tôi chóng mặt (về sự chóng mặt, xem ở kia, chú thích số 133).

Trước khi mọi thứ trở nên quá tệ hại :p tôi quyết định rút bản dịch L'Éducation sentimentale cất giữ đã lâu ra luôn, không chờ đợi nữa.

Apr 4, 2017

Balzac và Flaubert

Trong rất, rất nhiều năm, tôi không đọc lại Madame Bovary; ngay sau đây, tôi sẽ nói một điều báng bổ, thậm chí vô cùng báng bổ: tôi thấy Bovary chán khủng khiếp, hơn thế nữa, đối với tôi, trong một thời gian cực dài, đó là thứ kém nhất mà Flaubert từng viết. Điều ấy, ngoài một số chuyện khác, thật ra muốn nói lên rằng tôi thuộc về phía bên kia, cái phía của L'Éducation sentimentaleBouvard et Pécuchet, sẵn sàng bỏ Bovary lại ở phía bên này.

Trước khi tiếp tục câu chuyện, một câu hỏi hẳn đã trở nên hết mức nhàm chán: ở Việt Nam có chuyên gia về Flaubert hay không? Chuyên gia về Flaubert nghĩa là, để tiện hình dung, có thể viết về Flaubert giống như Mario Vargas Llosa từng viết, xem ở kia. Tôi sẽ không trả lời câu hỏi ấy (thóc đâu mà đãi gà rừng lắm thế), mà sẽ chỉ nêu một nhận xét: không khác mấy ở trường hợp Balzac, Flaubert không hề thiếu ở Việt Nam. Từng có ít nhất hai bản dịch tiếng Việt Bà Bovary, từng có ít nhất hai bản dịch tiếng Việt Salammbô và từng có ít nhất hai bản dịch tiếng Việt Trois contes (ít nhất là cái truyện về "Julien"). Nhưng dường như (gần như chắc chắn) chưa bao giờ có bản dịch L'Éducation sentimentale, chưa bao giờ có bản dịch Bouvard et Pécuchet, chưa bao giờ có bản dịch Saint-Antoine, và chắc chắn chưa bao giờ có cái gì thuộc phần "Correspondance" của Flaubert.

Apr 1, 2017

Mất mật khẩu

Sẽ đặc biệt nhàm chán khi cứ nhắc đi nhắc lại rằng Céline tiên tri rất nhiều điều. Vì ngay từ đầu, Đi đến cùng đêm đã nói gần như mọi thứ, rằng cuộc đời con người là chuyến đi, nhưng đó là một chuyến đi có đặc điểm là diễn ra trên một triền dốc, và cái triền ấy không hướng lên, mà hướng xuống. Sau đó, đến Chết trả góp (Mort à crédit): sống thì là đi xuống mãi, nhưng chết, ngay cả chết, cũng không phải là giải thoát, làm gì có giải thoát hay cứu rỗi khi mà chết, nghĩa là chết nhiều lần, chết đi chết lại, và chỉ có chết mới tạo ra lòng tin (crédit), có lòng tin thì mới được phép "mua chịu", "mua trả góp". Tài sản duy nhất mà con người sở hữu chính là cái chết của hắn, nhưng ngay thứ tài sản này cũng nực cười vô cùng.

Mar 30, 2017

Đầu tiên và cuối cùng

Ấy đấy, cái ông Balzac có thể gây ra bao nhiêu điều và đồng thời có thể làm tắc nghẽn khối chuyện khác. Kể từ khi bắt đầu "tổng phổ" Balzac, vụ "Hà Nội từ 1947 đến 1954" ắc tắch quá :p

Giờ lại tiếp tục. Vả lại, nó sẽ là một "vệt" rất dài, rất rất dài. Thậm chí, nó sẽ không là "vệt" đâu. Và nó sẽ thực sự là "Hà Nội từ 1947 đến 1954".

Mar 28, 2017

Đọc được một câu thơ

Tôi chấp nhận, trong một buổi chiều vô nghĩa, đọc một tập thơ, công việc tôi rất không thường làm. Nhưng đôi khi, ta phải chấp nhận.

Vả lại, buổi chiều nào mà chẳng vô nghĩa, buổi chiều nào chẳng có những giờ hoang vu cần phải đi qua (cũng có thể là bơi qua).

Mar 24, 2017

IX. Louis Lambert

Nhân tiện, mới viết tiếp "Đọc Balzac ở Hà Nội", nhưng cũng viết tiếp luôn "Hiện tượng luận về mối quan hệ thầy trò", còn "Hai khía cạnh nữa của văn chương Nguyễn Tuân" thì sắp viết tiếp: mãi rồi cũng đã bắt đầu thấy có thể gượng dậy từ cú tai nạn kinh hoàng nơi quán cà phê Hà Nội.

Louis Lambert là một tác phẩm triết học của Balzac.

Mar 22, 2017

Hai khía cạnh nữa của văn chương Nguyễn Tuân

Lần trước, khi tôi viết về hai khía cạnh của văn chương Nguyễn Tuân, ngay lập tức có một chuyên gia Nguyễn Tuân phi vào; trời ơi, nói thật nhé, trong lĩnh vực nào, bất kỳ, các bạn thích mình đều nhường hết còn gì, nhường cho đến lúc nào nhận ra các bạn hóa ra đâu có làm được, chứ nếu các bạn làm được thật, mình chẳng sờ vào nữa đâu: mình đâu phải là con người làm một cái gì thừa (cũng như cái gì thiếu); và trời ơi, cái chết của những người nghiên cứu Nguyễn Tuân hoặc nghĩ là mình nghiên cứu Nguyễn Tuân - điều này thì các bạn không hề nhận ra, có đúng không? - nằm ở chỗ chỉ chăm chăm vào mấy thứ lợi ích cỏn con; và trời ơi (nốt lần cuối) sao không dám ghi tên thật mà nói? Không dám thì thôi, mình cũng giữ kín hộ cho, như thế thì cũng có khả năng đi lừa bịp tiếp tầm khoảng chục năm nữa đấy.

Mar 19, 2017

Nàng tình nhân hờ

Nhân tiện, mới thêm những đoạn dài, rất dài ở Viên bác sĩ nông thônNgười phụ nữ tuổi ba mươi, cũng như viết tiếp "Đọc Balzac ở Hà Nội".

Bảy cuốn tiểu thuyết kia, tất cả đều có nguy cơ còn lâu mới xong :p vì Balzac quả thật rất dài, rất rất dài (như người ta hay nói, cela risque d'être long). Cho nên đây sẽ là một quãng nghỉ ngắn: trọn vẹn một câu chuyện thuộc Vở kịch con người thì có thể như thế nào?

Mar 18, 2017

[tiện bút] Đọc Balzac ở Hà Nội

Tôi ngồi đó, đọc Balzac cho đến hết buổi chiều; tôi lại ngồi đó, đọc Balzac cho đến hết buổi chiều, và tôi vẫn tiếp tục ngồi đó, đọc Balzac cho đến hết buổi chiều, rồi lại một buổi chiều, rồi lại một buổi chiều. Điều này rất dễ hiểu: Balzac thì dài; so với Balzac, buổi chiều thì ngắn, cho nên cần đến rất nhiều buổi chiều; người ta hay nhắc đi nhắc lại giống như là thông thái lắm, cái câu bảo đời người thì ngắn, Proust thì dài, nhưng Proust chỉ là một mảnh từ Balzac bắn ra (Balzac thì dài, xem ở kia).

Những buổi chiều với Balzac, ngoài một số thứ mà tôi nghĩ là an ủi được cho tôi, có một điều này: Balzac đã viết trước một nhà văn nữ Việt Nam lẫy lừng về "người phụ nữ tuổi ba mươi", trước hẳn tầm hai trăm năm, mà hai trăm năm theo Balzac có thể châm chước một cách tù mù để hình thành lịch sử một gia đình quý tộc, khiến hậu duệ có đủ tư cách để vênh ngực lên với cuộc đời, xem ở kia.

Mar 15, 2017

Albert Savarus (tiếp)

Nhân tiện: mới thêm một đoạn vô cùng dài ở Người phụ nữ tuổi ba mươi.

Balzac đợi đến đoạn cuối miêu tả chàng thanh niên Amédée de Soulas (xem phần trước ở kia) mới tung hết những pháo hoa tàn độc nhất của châm biếm. Và, cũng phải đến lúc đó rồi, nhân vật chính đích thực, "Albert Savarus", mới thực sự chịu xuất hiện. Tiểu thuyết của Balzac, những khi nào ở đỉnh cao, có thể dành một trăm trang đầu cho sự chưa xuất hiện của nhân vật chính. Người ta nói Marcel Proust dài, nhưng thế là đã quên mất Balzac.

Albert Savarus sẽ còn xuất hiện thêm một lần nữa, thoáng qua, trong La Recherche de l'Absolu (Đi tìm Tuyệt đối). Các nhân vật của Vở kịch con người không bao giờ biến mất hoàn toàn; hẳn không phải vì Balzac cố tình lặp lại các nhân vật, mà bởi các nhân vật ấy quả thật rất sống động.

Mar 14, 2017

Biến tấu trên các chủ đề của René Char

René Char nhìn giọt mưa và hiểu vĩnh cửu, sống qua bão tố nhưng đặt niềm tin vào những ngày đẹp trời - đó là lòng tin khó nhất, mà chỉ nhà thơ mới thấy được toàn bộ ý nghĩa, tầm mức và độ rộng. René Char là sự rộng lớn, nơi chiều sâu, độ cao đều có thêm một kích cỡ khác, thêm vào đó.

Mar 11, 2017

Người phụ nữ tuổi ba mươi

Tôi dành con số bảy huyền thoại của cuộc "trở về với Balzac" này cho tình yêu dài lâu, tình yêu đích thực của tôi trong Vở kịch con người (trông tôi thế này thôi, nhưng tôi... à mà thôi). Xem thêm ở kiaở kia.

Người phụ nữ tuổi ba mươi (La Femme de trente ans), Balzac đi thẳng vào trung tâm của "chủ đề hôn nhân", nhưng Balzac cũng đi thẳng vào trung tâm người phụ nữ. Ở phần mới đây của Ferragus, xem ở kia, Balzac đã nói đến "người phụ nữ nói dối"; Người phụ nữ tuổi ba mươi là một trong những tác phẩm của Balzac cho thấy rõ nhất sự tinh tế trong "vấn đề phụ nữ" thể hiện trong Vở kịch con người.

Nhân tiện: đã bắt đầu tiếp tục Viên bác sĩ nông thôn.

Mar 10, 2017

Văn chương miền Nam: Phê bình Ngô Thế Vinh

Tờ Nghệ thuật số 3, từ 16/10 đến 23/10 năm 1965, mục phê bình sách.

Hai cuốn được bình luận là Đêm dài muôn thuở của Hoàng Trúc Ly và Gió mùa của Ngô Thế Vinh:

Mar 8, 2017

[tiện bút] Người chỉ huy thành phố

Cũng giống ở kia, dưới đây là một nhát khai quật khác. Niên đại: cũng tháng Ba 2007.

Nhân tiện: đã viết tiếp về "hiện tượng luận quan hệ thầy trò".

Mar 5, 2017

Khai quật: Người Pháp không xanh-trắng-đỏ

Tôi bỗng nhớ ra, cách đây đúng mười năm, đúng từng ngày (cũng có thể có xê xích, nhưng không hề đáng kể), tôi post bài đầu tiên trên cái blog cũ. Mở lại nó (nó tồn tại trong vòng hai năm, gồm 400 bài, hehe) bỗng tôi thấy hóa ra tôi không nhớ rất nhiều điều đã xảy ra. Những điều đã xảy ra thật ra cũng không mấy quan trọng, nhưng tôi thấy đôi lúc bối rối vì cách đây mười năm tôi từng viết một số điều mà tôi không rõ nếu là bây giờ thì tôi có viết hay không, cũng như một số điều khác thực sự gây bất ngờ cho bản thân tôi. Dưới đây là cái bài đầu tiên tháng Ba năm 2007 ấy.

Mar 2, 2017

Viên bác sĩ nông thôn

Các nhà văn nào tạo ra những cảnh nhân vật đi, qua đồng, qua rừng, qua núi, qua sông hay nhất, đáng nhớ nhất? Tôi thử kiểm kê, và nhớ đến Julien Gracq cùng Claude Simon (tuy rằng tôi không còn thấy hai nhân vật này thực sự có quá nhiều giá trị nữa nhưng vẫn rất nhớ các nhân vật di chuyển của họ), rồi Jean Giono và Romain Gary. Dường như đó chính là "voyage romantique", kiểu di chuyển của chủ nghĩa lãng mạn, mà Roland Barthes từng phân tích (xem ở kia): sự đi nơi ngũ quan con người tham gia đồng loạt. Nó vừa khác vừa giống "sentimental journey" theo kiểu Laurence Sterne.