Dec 31, 2019

năm số không

"Một tồn tại có thể chịu đựng được, đó là một ý niệm không thể chịu đựng nổi."

(Ladislav Klíma)


Chúng ta vừa có một năm rất đặc biệt: một năm số không.

Dec 30, 2019

Sách mới được được

"Sự phỉnh nịnh đối với tâm hồn thì cũng giống ánh sáng đối với cái cây."

(Ladislav Klíma)


đã tiếp tục "thời chúng ta (3) Một nền tài lẻ" (ô, nhộn nhịp quá) và "Trong lúc đọc Kierkegaard (5)"

Dec 27, 2019

nouveau riche đọc

(đã đầy đủ post "Mắt nắng quáng" về văn chương Patrick Modiano cùng những gì liên quan và không liên quan lắm, tiếp tục post "giọng nhỏ" về âm nhạc Franz Liszt cùng những gì vừa liên quan vừa không hẳn, "thời chúng ta (4) Một nền tài lẻ" cũng đang tiếp tục)


"to cite a favorite author is to repay a debt, to proclaim an allegiance"

(Cyril Connolly)


Dec 21, 2019

A và J

đã có ABYZ giờ lại có "A&J"

Cũng như, đã có cả một tập đoàn triết gia mythomane, logomane, éthicomane, phénoménomane, idéalomane, pragmaticomane, matérialomane, nouménomane, médicomane, toxicomane, éthéromane, praxomane, actomane, mysticomane, spectaculomane, sansculottomane, flegmomane, vitalomane, mégalomane, etceteromane, giờ đây chúng ta sẽ đến với mấy nhân vật "mélomane", tức là những người mê nhạc.

Dec 20, 2019

Trong lúc đọc Kierkegaard (5) Ultimatum

(crescendo nhé: ít nhất thì chúng ta cũng đang ở trong một movement có tính chất "allegro", đã hết cả "lento" lẫn "andante")

Kierkegaard có một mission lớn: đặt sự nghiêm khắc vào một tinh thần chung đang trở nên lỏng lẻo. Sau Kierkegaard, thế giới không còn như trước nữa. Một số người (rất ít) có sứ mệnh như vậy.

Với Kierkegaard, sự kinh ngạc (à la Aristote) không còn là điểm khởi đầu của triết học nữa, mà là nỗi tuyệt vọng. Một cách ngắn gọn: tuyệt vọng thì tuyệt đối. Đi ngược lại (tinh thần của) triết học một thời (Hegel, tất nhiên), lý trí (theo như được nâng lên địa vị tối cao từ Kant tới Hegel) - đối với Kierkegaard - không có ý nghĩa như vậy. Sợrun (tiếng Việt thể hiện một năng lực rất lớn về phương diện existence ở từ "run sợ" thâu tóm được cả hai điều đó) là khởi đầu và kết thúc của lòng tin. Cũng đi ngược lại mọi thứ, không phải Aristote mà Job (của Thánh Kinh) mới là trung tâm thế giới Kierkegaard.

Dec 19, 2019

Mắt nắng quáng

Những ngày hết năm nóng nảy, tôi nhận được cuốn tiểu thuyết mới nhất của Patrick Modiano:


(về cuốn tiểu thuyết ngay trước, xem ởkia)

Dec 16, 2019

[tiện bút] Mây suối về đâu

"Có chàng hai mươi tuổi
Cùng cô bé trăng rằm
Thơ Mây dìu tóc rối
Trôi theo mười chín năm"

(Vũ Hoàng Chương)


Dec 14, 2019

Bạch vệ-Kỵ binh đỏ-Bồ câu bạc

tiếp tục các "bộ ba" - giống như, giống như là, gì nhỉ, ờ, hợp âm - trong đó kỳ gần đây nhất (hình như) là ởkia

đồng thời, đây cũng - một phần - là một kỳ của chuỗi "ở Việt Nam" (bài ởkia cũng hết sức tình cờ - do một cú tạt ngang - là một kỳ như vậy)

Dec 12, 2019

giọng nhỏ

"Tôi chết vì không chết."
(Saint Jean de la Croix)

"Sự sống thì không sống."
(Kürnberger)

"Chỉ cần nói nhỏ bớt đi, ngay lập tức thế giới sẽ lớn hơn, và đúng hơn."
(XYZ)

Dec 11, 2019

Câu chuyện của sưu tầm (4) Đen

Truyện trinh thám là nỗ lực đặt trật tự vào cho thế giới hỗn loạn.



"Nếu có Chúa thật, thì ắt hẳn Chúa ấy có tinh thần của một nhà sưu tầm."

(NL)


Dec 9, 2019

Arthur thứ ba

"sự im lặng thì cũng giống cỏ"



Nếu không tính King Arthur cùng các hiệp sĩ thì ngoài Arthur Schopenhauer và Arthur Rimbaud, chúng ta đến với Arthur thứ ba: Arthur Schnitzler. Như vậy là tiếp tục câu chuyện văn chương Áo.

Dec 6, 2019

thời chúng ta (4) Một nền tài lẻ

tiếp tục câu chuyện thời chúng ta: đây là một miêu tả

Tôi muốn kể tại sao tôi chưa bao giờ thực sự nghe Pink Floyd; cho dù đó là một thứ không thể không của một thời, nhưng đúng là tôi không nghe Pink Floyd. Dĩ nhiên tôi vẫn biết loáng thoáng (làm sao mà có thể không?), "What Do You Want From Me?" etc. nhưng Pink Floyd, quả thật, chưa bao giờ gần gũi với tôi.

Nov 21, 2019

(một người) Ingeborg Bachmann

"Phụ nữ thì viết thư làm gì, vì họ đã nói tuốt luốt mọi chuyện rồi còn đâu."



(đã tiếp tục Centaure Maurice de Guérin, định tiếp luôn Maldoror Lautréamont nhưng rồi)

đúng như đã hẹn ởkia: Ingeborg Bachmann

Nov 19, 2019

(một người) Machado de Assis

(tiếp tục Canti Leopardi)


(tôi mới có Machado de Assis bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, có ai muốn tặng tôi tiếng Bồ không? btw, Machado này không phải Machado ởkia)

Nov 17, 2019

Centaure

"Nàng Ariane ấy hả? Cám ơn nhiều. Thưa ông Minotaure, ông cứ việc giữ lấy nàng."

(Ladislav Klíma)


(tiếp tục Canti của Leopardi)

Có ai còn nhớ Maurice de Guérin trong bản danh sách ởkia không nhỉ? chắc không có ai (như mọi khi). Nhưng thôi kệ.


[link vừa xong mới đầu nhầm - đã sửa, sorry]

Nov 10, 2019

Leopardi: (7) Canti

"chỉ người được lựa chọn mới được lựa chọn"

(NL)


tiếp tục câu chuyện Leopardi: thêm một lần nữa, tôi nhảy xuống nước

Nov 7, 2019

Trong lúc đọc Kierkegaard (4)

tiếp tục câu chuyện Kierkegaard

(cũng đã bắt đầu vào khúc bốn của Maldoror)

Lật tung đống sách Kierkegaard (bởi vì, đây là một trong những ca lớn của sự hypergraphie, của một sự viết khổng lồ, không thể tưởng tượng; giai đoạn ấy, Kierkegaard chỉ là một trong số những người tương tự, những người sản xuất vô biên trang giấy viết: mấy người mà chúng ta đã quen, Chateaubriand, Balzac hay người mới bắt đầu làm quen, Leopardi - cái ngoặc đơn này dài quá nên phải tách ra, xuống dưới -

Nov 5, 2019

khúc 4

Đã sang đến năm thứ tư kể từ khi tôi bắt đầu dịch những Khúc ca Maldoror của Lautréamont. Vậy là chúng ta bắt đầu nửa sau (tức là ba khúc cuối, IV, V và VI), tức là những gì còn lại.

(đã hoàn toàn đầy đủ hai Hofmannsthal: "Thư của Lord Chandos""Những con đường và những cuộc gặp")

Nov 4, 2019

Phan Huy Đường

Phan Huy Đường là một quy chiếu.

Nhà Phan Huy Đường (ở Antony) tôi chưa bao giờ đến. Không thể nói giữa Phan Huy Đường và tôi có mối liên hệ gì đặc biệt. Ngay ở lần đầu tiên gặp, tôi đã biết là tôi quá caustique đối với mọi sartrien trên đời. Một thời gian sau, tôi quen một nhân vật trẻ tuổi, tôi giới thiệu luôn với Phan Huy Đường - tôi cũng không biết Phan Huy Đường có tìm thấy ở nhân vật ấy những gì đã không thấy ở tôi hay không. Rất hy vọng là có.

Nov 2, 2019

Nối

Đã đến chỗ - chỗ khó nhất, tất nhiên; ít nhất là đặc biệt tinh tế - của những mối nối.

Làm thế nào để nối? Hãy hỏi những cơn mưa.

Oct 28, 2019

Những đường (đi) và những gặp

Hugo von Hofmannsthal - mà Hermann Broch từng dành cho một tiểu luận rất lớn, về thơ nhưng cũng về thời đại ấy và về thành phố Wien - trở lại: Thư của Lord Chandos trong đường link cũng sẽ (rất) sớm được hoàn thành (sous peu, sous peu).

Oct 25, 2019

mê-lan-cholia

"giao hạnh phúc cho sầu muộn canh giữ"
(Giacomo Leopardi)


(đã tiếp tục "Vĩnh biệt mùa thu": không thể ngờ câu chuyện đã ngoặt hẳn sang "Sodome et Gomorrhe", tức là thế giới của gay và lesbian: "Bientôt, se retirant dans un hideux royaume/La Femme aura Gomorrhe et l'Homme aura Sodome" - Alfred de Vigny; cũng định tiếp tục luôn Diapsalmata, vì còn gì hơn so với Leopardi  Kierkegaard, nhưng hình như lại có cá mập cắn dây cáp)

Oct 18, 2019

Trong lúc đọc Kierkegaard (3) về Andersen

Đã đến lúc có thể nối hai nhân vật Đan Mạch, Kierkegaard và Andersen, vào với nhau (đã tiếp tục "kỳ" thứ hai của "đọc Kierkegaard": tôi bắt đầu thấy là có thể hoàn thành đầy đủ Diapsalmata - điều tôi không hề định lúc đầu - và sẽ rất sớm; cũng tiếp tục loạt về Alexandre Dumas cùng những người ngự-lâm pháo-thủ: xem ởkiaởkia: điều biện minh cho sự nối hai câu chuyện này vào với nhau nằm ở chỗ Andersen từng gặp Dumas tại Paris, trong thập niên 40 của thế kỷ 19 - đấy là khoảng (hơn) hai mươi năm trước chuyến sang Paris khác của Andersen, chuyến làm nảy sinh câu chuyện rất đáng kinh ngạc Mộc thần nữ; giống Napoléon Bonaparte từng tiếp ông bố của Alexandre Dumas trên giường, tại Toulon, trước chiến dịch phương Đông, Dumas tiếp Andersen tại Paris mà vẫn nằm trên giường).

Oct 15, 2019

Ngự-lâm Charles

(tiếp tục chủ đề "ngự-lâm pháo-thủ", đã tiếp kỳ gần đây nhất: xem ởkia; cũng tiếp tục "Diapsalmata" của Kierkegaard)

Ở đây "Charles" không phải là để ám chỉ đến "Charles de Batz", nhân vật nguyên mẫu của d'Artagnan, từng tồn tại thật, mà muốn nói tới chuyên gia đích thực về Les Trois Mousquetaires (bởi vì mọi thứ đều có chuyên gia): Charles Samaran.

Oct 13, 2019

Oct 10, 2019

Fic và Dic

(đã tiếp tục Kyra Kyralina của Panaït Istrati: nhảy vọt luôn một phát qua chương thứ nhất, để sang chương hai, chương mang chính cái tên "Kyra Kyralina")

Sep 29, 2019

Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Hải

tiếp tục câu chuyện Nguyễn Văn Vĩnh

(nhân tiện, đã tiếp tục bài "(Cái) tương lai của Bắc Kỳ" về tờ L'Avenir du Tonkin: lịch sử không được biết đến của một tờ báo khủng long, cũng như mối tương quan tờ báo-cuốn sách có thể đa dạng và sâu sắc đến mức nào; đồng thời cũng kết thúc luôn Mai-nương Lệ-cốt: như vậy, đây là lần đầu tiên một trong những bản dịch lớn của Nguyễn Văn Vĩnh đã trở lại trong sự toàn vẹn của nó)

Sep 22, 2019

Các thiết chế (2) 3

tiếp tục câu chuyện thiết chế; cũng tiếp tục tiện bút "Les Feuillantines (tiếp)"

tại sao các thiết chế quan trọng? bởi vì đó giống như là những trạm thu phát và chuyển tiếp (đồng thời cũng khuếch đại) một thứ đặc biệt quan trọng: ý luận; ý luận, đến lượt nó, là quan trọng bởi vì đó là những gì diễn ra trên bình diện của ý thức (trong ý thức, ngôn ngữ có vai trò cốt yếu: các từ và các từ)

Sep 18, 2019

[tiện bút] Les Feuillantines (tiếp)

(đã tiếp tục Kyra Kyralina; còn đây - tất nhiên - là tiếp tục của ởkia)


... niềm vui không thể tính từ hóa của cơ thể...

(Alejandra Pizarnik)


Sep 17, 2019

Trong lúc đọc Kierkegaard (1)

tiếp tục các loạt "trong lúc đọc", gần đây nhất: xem ởkia

(nhân tiện, cũng đã tiếp tục - nói đúng hơn, gần xong - post "Anna Seghers ở Việt Nam": cuốn tiểu thuyết của Anna Seghers thuộc vào những gì có không ít ý nghĩa trong câu chuyện dịch thuật ở Việt Nam)

Sep 14, 2019

Kyra Kyralina

có ai còn nhớ Panaït Istrati không? chắc là không

(cũng đã tiếp tục Bộ hành Paris của Léon-Paul Fargue: đã đến Montparnasse)

Nhân dịp tròn thêm một triệu view nữa (lần thứ - nhưng lần thứ bao nhiêu? lần thứ, như người ta hay nói, "umpteenth", cái từ mà Joseph Brodsky, những khi viết bằng tiếng Anh, đặc biệt thích dùng), bắt đầu văn chương ma cà bông.


Sep 8, 2019

1969 (7) Đầu tháng Chín

(tiếp tục Bộ hành Paris: đã đến chỗ Léon-Paul Fargue nói một điều hết sức chuẩn xác và quý giá về sách bán chạy và sách không bán chạy; cũng tiếp tục "Tờ báo, quyển tạp chí, cuốn sách")

Trong câu chuyện của báo chí, có một điều đặc biệt: không bao giờ báo chí hoạt động hết công suất như những lúc có các cái chết, nhất là những cái chết lớn. Một ví dụ: xem ởkia. Như vậy là chúng ta đã xem lại báo Lao động cũ, từ cuối tháng Bảy, xuyên qua tháng Tám cho tới giờ, đầu tháng Chín.

Sep 5, 2019

Nửa bộ

Vũ Hoàng Chương có "Nửa truyện hồ ly" thì chúng ta đã có "nửa bộ Teppi" (Teppei):


Sep 3, 2019

Aug 29, 2019

Một sinologue Pháp và một abyz Việt Nam

Bắt đầu luôn vào câu chuyện các "sinologue" đã hơi đề cập ởkia: trên địa hạt các sinologue tức là các nhà Trung Quốc học phương Tây, ta còn thấy được thêm một phương diện nữa của trí thức Việt Nam. Không chỉ luôn luôn một nửa (như đã nhiều lần nói), trước một tập hợp, chẳng hạn tập hợp những sinologue, trí thức Việt Nam - nếu cần chọn (và đúng là đã chọn) - liền chọn ngay lấy nhân vật kém cỏi và tầm thường nhất. Tất nhiên, đó là François Jullien, và tất nhiên, trong câu chuyện ấy vai trò chính là Hoàng Ngọc Hiến.

Aug 24, 2019

Nguyễn Ngọc Tư

Cho đến cuối cùng (đến bây giờ, nhưng hai điều đồng nghĩa) Nguyễn Ngọc Tư vẫn cứ chỉ là một nhà văn nổi tiếng.

Một nhà văn nổi tiếng thì đồng nghĩa - vào thời hôm nay - với sự tầm thường: một nhà văn nổi tiếng nghĩa là được tinh thần của sự tầm thường công nhận và nhận lấy.

Aug 23, 2019

Những ngày tháng Tám

trước tiên xem ởkia

(chắc trong ngày hôm nay, tức là đúng một tuần sau khi hoàn thành loạt thuyết trình về lịch sử báo chí, tôi sẽ viết xong được post "Tờ báo, quyển tạp chí, cuốn sách": như vậy tức là tôi thiết lập một cái nhìn cùng một lúc gồm nói trước đông người, tài liệu tại chỗ, trưng bày hiện vật, rồi viết lại; và như vậy còn chưa hết, vì đã có nhà xuất bản muốn in cuốn sách nhan đề đúng là Tờ báo, quyển tạp chí, cuốn sách - nhưng cũng cần phải có một cái nhìn kiểu như vậy, nhiều lớp, thì mới hồi ứng được với một số tinh thần, hay nói đúng hơn, với một tinh thần duy nhất; cũng đã tiếp tục với những bài báo đăng trên tờ Gió mới ra ở Sài Gòn hồi Đệ nhất cộng hòa)

Aug 19, 2019

Và sự lạm phát của tính người

Dưới đây là bài viết của anh Nguyễn Chí Hoan về cuốn tiểu thuyết Rễ trời của Romain Gary.

Cỡ trên dưới một tháng sau khi cuốn sách đã in, tôi không hề nhận được sách tặng - về cơ bản, gần như tôi không hề biết là nó đã được in. Tới khi biết rồi thì tôi quyết định đợi tiếp: tôi muốn xem cơ sở xuất bản in Rễ trời sẽ đối xử với tôi như thế nào; tôi muốn nói, đúng hơn là tôi muốn xem cơ sở xuất bản đối xử với một cuốn sách do chính họ in như thế nào: bởi vì, điều đó nói lên gần như toàn bộ một cơ sở xuất bản.

Aug 16, 2019

Tờ báo, quyển tạp chí, cuốn sách

Vừa kết thúc loạt thuyết trình ba buổi sáng của tôi về lịch sử báo chí Việt Nam (14, 15, 16 tháng Tám, tại Hàng Bài, Hà Nội).

Cũng giống loạt thuyết trình hồi năm ngoái về École de Genève (xem ởkia và ngược về trước, theo các đường link, cũng như trong label "doclythuyet"), ngoài một số điều khác, đây là lúc để tôi ghi nhận một sự kiện: sự sụp đổ của nghiên cứu tại Việt Nam (với các collateral của nó), nhất là nghiên cứu dạng thiết chế. Nếu cần phải nói chỉ một nguyên nhân cho điều đó, tôi sẽ nói, đó là vì đặc quyền xã hội. (label "lsbcvn" không chứa đựng đầy đủ những gì liên quan đến báo chí)

Aug 14, 2019

ý

Ý (Idee/idée/idea) là một cái gì - giống một hình ảnh - rất nhẹ (mảnh thì đúng hơn). Nếu không viết "ý" mà viết thuần túy theo lối ghi âm, là "í", thì chuyện càng rõ ràng hơn nữa - trong nhiều thứ tiếng, phổ biến thành ngữ đại ý "thẳng như chữ i" hoặc "đặt dấu chấm lên trên chữ i".

(nhân tiện, đã tiếp tục Mai-nương Lệ-cốt: câu chuyện đang đi đến hồi chung cục, "Biết đâu địa ngục thiên đường là đâu", anh chị lại mắc vòng tù ngục và viễn cảnh phải đi sang châu Mỹ đã hiện ra; cũng tiếp tục "Nguyễn Văn Vĩnh và hai tờ báo", cũng như bài "Hai nguồn" (Bergson), trên và dưới)

Aug 12, 2019

Nguyễn Văn Vĩnh và hai tờ báo

trong khi đợt thuyết trình về lịch sử báo chí Việt Nam đã (rất) cận kề, tiếp tục câu chuyện Nguyễn Văn Vĩnh và những tờ báo

(cũng đã tiếp tục Mai-nương Lệ-cốt - kèm với các chi tiết về chuyện dịch Manon Lescaut ở Việt Nam)

Rồi, cuối cùng thì tôi cũng đã tìm ra những mắt xích còn thiếu cuối cùng để hoàn chỉnh câu chuyện "Nguyễn Văn Vĩnh và những tờ báo" - tất nhiên nó đi cùng với câu chuyện "Nguyễn Văn Vĩnh và những cuốn sách", đấy là còn chưa nói đến chuyện "Nguyễn Văn Vĩnh và sự viết".

Aug 9, 2019

Báo năm 1919

trong khi vẫn tiếp tục với khoảng cách 50 năm: xem ởkia, thì chúng ta cũng nên đẩy điểm mốc đi xa hơn: báo ra tại Tonkin, Indochine cách đây đúng 100 năm thì như thế nào? (đây cũng là cách để thông báo rằng loạt thuyết trình về Lịch sử báo chí Việt Nam đã thực sự imminent)

(nhân tiện, cũng tiếp tục Mai-nương Lệ-cốt cũng như loạt bài của Hồ Hữu Tường về Tạ Thu Thâu)

Aug 6, 2019

Đoạn kết

tiếp tục Mai-nương Lệ-cốt (tức Manon Lescaut), bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh - câu chuyện đã đi đến đoạn kết; abbé Prévost, tác giả Manon Lescaut, cũng là người dịch Clarissa của Richardson sang tiếng Pháp

Aug 3, 2019

Thêm một tuần

trước tiên, xem ởkia

Sau khi đã đến với tuần cuối cùng của tháng Bảy, thì tất nhiên giờ là tuần đầu tiên của tháng Tám: cái tuần ấy, cách đây đúng 50 năm, thì như thế nào?

Aug 2, 2019

Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (7): Tạ Thu Thâu (III)

tiếp tục câu chuyện ởkia: Cuộc đời Tạ Thu Thâu qua lời kể của Hồ Hữu Tường như thế nào?

(tờ báo Hòa đồng - điều này tôi đã nói, giờ nói lại - đặc biệt quan trọng nếu muốn tìm hiểu về Hồ Hữu Tường; có rất nhiều thứ trên đó, một số về sau đã in sách nhưng không ít chưa bao giờ)

Aug 1, 2019

Proust: bệnh và chữa bệnh

tiếp tục câu chuyện của "ốm yếu bệnh tật": tất nhiên trong đó Marcel Proust, con người như thể là hiện thân của nếu không phải bệnh tật thì ít nhất cũng là của nỗi yếu ớt kéo dài (cả cuộc đời) - tất nhiên, chuyện rất có thể đã không hoàn toàn như vậy

(đã tiếp tục Hai nguồn của đạo đức và tôn giáo của Bergson và cũng tiếp tục Mai-nương Lệ-cốt)

Jul 28, 2019

Hai nguồn

trước tiên xem ởkia (tốt nhất là nên xem kỹ, vì đây sẽ là chỗ tiếp tục không ít điều còn đang bỏ ngỏ tại đó)

Trước tiên, chúng ta tiếp tục từ đúng chỗ dừng lại của lần trước: vấn đề nằm ở chỗ kết tinh hay kết tủa. Điều đầu tiên có thể nói, là rất nhiều thứ trông như là kết tinh thì lại là kết tủa, tưởng là tinh chất thì lại là cặn.

Nhưng trước đó, cần nhìn nhận nhà xuất bản Tri thức kỹ càng hơn. Một ví dụ: xem ởkia. Đó chính là nhà xuất bản sản xuất sách kém chất lượng hạng nhất Việt Nam trong vòng trên dưới mười năm vừa rồi. Điều hài hước nằm ở chỗ: rất nhiều người tỏ vẻ ủng hộ nhà xuất bản Tri thức, nhất là thời gian gần đây; nhưng trong số đó có ai đọc bất kỳ cuốn sách nào không? Tôi nghĩ, không có lấy một mống.

Jul 24, 2019

1969 (4) Tuần cuối của tháng Bảy

Hết sức lặng lẽ - gần như không có gì báo trước - chúng ta đã đến "kỳ" thứ tư về năm 1969 (kỳ gần đây nhất: xem ởkia):


Jul 23, 2019

tiếp Núp

tiếp tục câu chuyện Núp

(nhân tiện, cũng đã tiếp tục Mai-nương Lệ-cốt: anh chị (des Grieux và Manon) sau khi thoát khỏi nơi giam cầm, họ đi về đâu? và cũng tiếp tục Các phiêu lưu vào vùng phi thực tại tức thì của Max Blecher: đã qua chương thứ nhất, bắt đầu sang chương 2)


Tại sao một hình tượng văn chương như nhân vật Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc lại có thể được trình hiện theo cách thức như vậy, trong thời chúng ta?

Jul 22, 2019

Chroniques HN: Ban công và vỉa hè


"Không phải vì con người là thứ có hai chân mà có thể biến 50 người (tập hợp lại với nhau) thành một loài thú trăm chân."


Sản xuất là hoạt động khiến con người trở thành con người ("Cổng làng rộng mở ồn ào/Nông phu lững thững đi vào nắng mai" - Bàng Bá Lân): vừa xong là một mở bài theo đúng dạng kinh điển của các loại luận văn, khóa luận, luận án etc.

Jul 19, 2019

Cuộc đời Tạ quân

NB. trong số độc giả của tôi, nếu ai biết tiếng Hàn trình độ ổn, có thể dịch sách và thích làm, thì liên hệ với tôi nhé

Tiếp tục câu chuyện về Tạ Thu Thâu qua lời thuật của Hồ Hữu Tường - đã bắt đầu ởkia. Đây cũng là lúc tôi bắt đầu tập trung trở lại vào các tờ báo, chuẩn bị cho đợt thuyết trình về lịch sử báo chí Việt Nam sắp tới.

Jul 17, 2019

Các phiêu lưu vào vùng phi thực tại tức thì

(đã đầy đủ "Ông trưởng ga": một câu chuyện đã đi đến điểm kết - với rất nhiều lưu luyến; cũng đã tiếp tục Mai-nương Lệ-cốt)

Thời gian vừa rồi, nếu ai còn nhớ (có ai còn nhớ không?) tôi đã đi qua không ít nhân vật văn chương nhiều dính dáng đến Rumani (chẳng hạn ởkia hay ởkia); nhưng giờ mới đến một phát hiện lớn: Max Blecher.

Jul 16, 2019

Nữa

tiếp tục Mai-nương Lệ-cốt bản dịch Nguyễn Văn Vĩnh

Câu chuyện Manon Lescaut đã bắt đầu đi vào các tình tiết đúng nghĩa là "hết nạn ấy đến nạn kia": des Grieux bị nghiêm phụ bắt về nhà, rồi sau gặp lại Manon, những tưởng đã được sung sướng cùng nhau nơi cửa ô Chaillot của Paris, nhưng địa ngục mới chỉ bắt đầu.

Jul 13, 2019

Mai-nương Lệ-cốt

tiếp tục câu chuyện Nguyễn Văn Vĩnh

Tôi sẽ post đầy đủ bản dịch Mai-nương Lệ-cốt (Manon Lescaut) của Nguyễn Văn Vĩnh. Người ta hay nói đến Nguyễn Văn Vĩnh như là dịch giả lớn nhưng tôi tin tất tần tật những người nói thế đều chưa bao giờ đọc các bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh.

Jul 12, 2019

Ông trưởng ga

tiếp tục Joseph Roth: ởkia đã nói đến chuyện tôi muốn có cuốn tiểu sử Roth của David Bronsen, và đã có người hứa tặng; giờ, trong địa hạt Roth tôi chỉ còn thiếu mấy quyển sau: Tarabas, Les Fausses Mesures (ấn bản Sillage, 2009), Conte de la 1002e nuit, Confession d'un assassin racontée en une nuitSymptômes viennois (tổng cộng 5) - cơ hội lớn để tặng sách cho tôi

Jul 8, 2019

Mann (không Up)

Tôi rất thích, khi trong Watermark (cuốn sách nhỏ về thành phố Venice, với đậm dấu ấn Henri de Régnier), Joseph Brodsky nói rằng mình không thích Der Tod in Venedig của Thomas Mann. Đúng vào lúc (ngoài một số cuộc trở lại khác) tôi quay trở lại với Thomas Mann - Mann nói chung thì đúng hơn, chứ không chỉ Thomas.

Jul 4, 2019

Saramago và cây ô liu

tiếp tục câu chuyện José Saramago; đối với một số nhân vật, tôi thấy thôi thúc phải đọc một mạch - một lần xong luôn, nhưng đối với một số văn chương khác (trong đó có Saramago), tôi thấy cần phải chậm rãi; nếu cần chậm thì cũng nên chậm

(nhân tiện: đã tiếp tục "Bách Nhật" về Joseph Roth và bản dịch Ferdydurke (Witold Gombrowicz) - cũng chuẩn bị tiếp tục ởkia, hết sức có liên quan với Saramago)

Jul 2, 2019

Bách Nhật

tiếp tục câu chuyện Joseph Roth (kết thúc luôn bài gần đây nhất về văn chương Roth, Hôtel Savoy - Bách Nhật là tên một cuốn tiểu thuyết khác của Roth; cũng tiếp tục một loạt nữa: tiếp bài "Witold Gombrowicz" cũng như bản dịch Ferdydurke - nó đã bắt đầu, nếu như có thể nói vậy, chảy thực sự được rồi)

Jul 1, 2019

Những giọng khác sẽ hát những mắt khác sẽ khóc

còn ai nhớ "Những giọng khác sẽ hát những mắt khác sẽ khóc" không? chắc là không

Đó là Léon-Paul Fargue; tôi quyết định quay trở lại với Fargue. Mang cái họ "Fargue" chắc từng có lúc LPF khốn khổ vì bị gọi là "Farce" - hơi giống Lucien Bodard: ai cũng rất thích gọi Bodard là "Bobard".

Jun 28, 2019

Witold Gombrowicz

Tiếp tục câu chuyện Gombrowicz - nhà văn Ba Lan lớn nhất của thế kỷ 20: đã thực sự bắt đầu bản dịch Ferdydurke; nhân tiện, cũng tiếp tục luôn kỳ thứ nhất về năm 1969, về B. Traven.

Ferdydurke là tác phẩm thời trẻ của Gombrowicz. Cuốn tiểu thuyết gây ra không biết bao nhiêu ồn ào, chối bỏ, lên án, chỉ trích, và cũng thuộc vào những gì văn chương từng tạo ra khiến người ta hiểu nhầm nhiều hơn cả.

Jun 26, 2019

Ferdydurke

Tuy tên như vậy (Ferdydurke) nhưng đây lại chính là kỳ thứ hai của chuỗi "1969" đã khởi đầu ởkia. Witold Gombrowicz cũng rơi vào đúng hoàn cảnh giống nhân vật đã đề cập trong đường link.


Jun 23, 2019

1969 (1): B. Traven

Tôi quay trở lại với cự li ưa thích của tôi: 50 năm (cho những ai còn không nhớ, năm ngoái là 1968 - một kế hoạch tương đối thất bại, xem thêm ởkia).


Jun 21, 2019

Nguyễn Văn Tố về Nguyễn Văn Vĩnh

đã đến lúc - từ một số điểm rời rạc, chẳng hạn như ởkia hay ởkia - đi đến một cái nhìn rộng hơn, tức là tập trung hơn và cũng chi tiết hơn

Như đã nói, sau khi Nguyễn Văn Vĩnh qua đời (tháng Năm 1936), Nguyễn Văn Tố viết một tiểu luận hết sức quan trọng. Giờ đây, ta đã có thể nhìn vào đó, và - thật bất ngờ - trong câu chuyện ấy có vai trò của một nhân vật: Nguyên Ngọc. Ta sẽ xem Nguyên Ngọc thì có liên quan gì đến Nguyễn Văn Vĩnh (và cả Nguyễn Văn Tố).

Jun 20, 2019

Ngắn

Ởkia tôi đã bắt đầu muốn đi vào câu hỏi, Isaac Bashevis Singer (và các nhà văn Đông Âu đầu thế kỷ 20) đọc gì? Lẽ ra tôi muốn chuyển sang Charles Baudoin, hay Otto Weininger là những nhân vật đặc biệt được đọc nhiều hồi ấy, nhưng sau khi, mới đây (về Joseph Roth cũng như ởkia), đi sâu vào câu chuyện Do Thái thế kỷ 20, tôi muốn quay trở lại, một lần nữa (thêm một lớp nữa), với văn chương Isaac Bashevis Singer.

Cũng từ đây, có thể tiếp tục thấy sự một nửa ở trí thức Việt Nam, trên một khía cạnh đặc thù.

Jun 18, 2019

Hội Trí Tri trình các quan

Hội Trí Tri tồn tại như thế nào? hoạt động ra sao? chắc chắn nó có nhiều liên quan đến một "hội" sau này sẽ rất nổi tiếng, "Hội truyền bá học Quốc ngữ" (người ta rất hay quên chữ "học"), nhưng ở mức độ nào?

(nhân tiện, đã tiếp tục "Cioran: Cahiers"; định tiếp tục luôn bài "Thể động và hành động" nhưng thêm một lần nữa, quyển sách lại chui vào đâu mất không thấy đâu; quyển sách Louis Lavelle to tướng như thế mà vẫn có thể biến mất được, lạ thật)

Jun 16, 2019

thời chúng ta (3) Đường đến tầm thường

Trong thời của chúng ta, cách chắc chắn nhất để đi tới sự tầm thường (đâm thẳng vào đó, nhảy bổ xuống đó - rất có thể  mát như một bể bơi mấy khu "nghỉ dưỡng": nghỉ dưỡng là thêm một trong "những từ" mà kỳ trước tôi còn chưa nhắc đến), trong thế giới của những ai liên quan đến sách vở ở Việt Nam: nhận bất kỳ một giải thưởng nào mà chánh chủ khảo là ông Nguyên Ngọc. Rất nhiều đấy: những cái giải thưởng đó có một lợi thế là nó nêu đầy đủ danh sách sự tầm thường của cả một thời đại.

Jun 14, 2019

Cioran: cahiers

(đã tiếp tục "tiếp Sách dở": đã sắp đến được đoạn nói rất chính xác hiện nay category sách nào ở Việt Nam là khủng khiếp hơn cả, cũng tiếp tục bài về Hermann Broch, "Pasenow-Esch-Huguenau" và bài "Thể động và hành động" về triết học của Louis Lavelle)

(những sổ ghi chép: nếu đó không phải là một thể loại thì ít nhất cũng là một truyền thống, xem chẳng hạn ởkia: tôi sẽ còn quay trở lại kỹ càng hơn với những quyển sổ: đó là truyền thống của giấy, bút, ngăn kéo và cái chết; bài ởkia cũng không kém phần quan trọng)

Jun 12, 2019

Pasenow-Esch-Huguenau

Tuy tên như vậy ("Pasenow-Esch-Huguenau") nhưng đây chính là kỳ thứ hai của "Trong lúc đọc Hermann Broch" (nhân tiện, cũng tiếp tục luôn kỳ 1; cũng đã tiếp tục "Thể động và hành động"). Và đây cũng là lần đầu tiên có một bộ ba không phải người thật mà là các nhân vật tiểu thuyết.

Jun 11, 2019

Thể động và hành động

(bài dưới đây - một phần lớn - là tiếp tục của ởkia: tôi cũng sắp quay trở lại với một số câu chuyện còn dở dang, chẳng hạn như ởkia, cùng nhiều chỗ khác nữa; lịch sử đi theo đợt)

Tương đối là đơn giản, việc phân biệt giữa hành động (action) và hoạt động (activity/activité). Nhưng về cơ bản, tiếng Việt (và do đó, những gì đi kèm) không (chưa: đây là một irony) nắm bắt được một yếu tố có tương quan rất lớn với hành động, nếu không có thì gần như không thể hình dung được hành động. Tất nhiên, khỏi phải nói hành động thì quan trọng đến mức nào.

Jun 9, 2019

tiếp Sách dở

Cũng như nếu muốn viết lịch sử báo chí cho tường tận (nhất là đầy đủ), cần dành dung lượng lớn nhất cho category báo lá cải (trong câu chuyện báo chí Việt Nam, Tuổi trẻ là tờ báo lá cải số một; nó là lá cải ngay từ khởi đầu - nó được hình thành với mục đích lớn nhất là tiêu diệt tinh thần báo chí tuyệt vời của Sài Gòn từ 1975 trở về trước vài chục năm, đồng thời tạo lập vị thế đặc quyền cho một số dạng nhân vật, như hoạt động thành, sinh viên tranh đấu, thanh niên xung phong etc.; cái tên của nó, cũng như tên nhà xuất bản ở ngay cạnh nó, cũng nói lên một ảo tưởng lớn - dẫu thế nào thì năm mươi năm vừa rồi báo chí Việt Nam có thể có bất cứ gì nhưng không có lấy một nhà báo lớn), câu chuyện sách không thể bỏ qua sách dở.

Jun 6, 2019

xứ Phi Lai: ngay bên cạnh

tiếp tục câu chuyện về "Xứ Phi Lai"

(cũng đã tiếp tục bài "Trong lúc đọc Hermann Broch (1)" và bài "Sabato ở Việt Nam")

giờ đây, câu hỏi liên quan đến Phi Lai nằm ở chỗ: sẽ thế nào nếu nó ở ngay bên cạnh ta?

Jun 2, 2019

Sabato ở Việt Nam

tiếp tục câu chuyện "ở Việt Nam"

nhìn một cách tổng thể hơn, câu chuyện về các nhân vật văn chương nước ngoài, sự hiện diện của họ tại Việt Nam, có thể hình dung (và trình bày) như thế nào? sau một thời gian không ngắn nhìn vào đó, dường như tôi đã ở không xa một miêu tả chu đáo cho câu chuyện ấy; rất có thể đó sẽ là chủ đề cho một loạt thuyết trình nữa

May 30, 2019

Trong lúc đọc Hermann Broch (1)

đấy, cuối cùng đã tưởng mục "trong lúc đọc" sẽ tiếp tục với Sainte-Beuve, hóa ra vẫn chưa

quay trở lại với Joseph Roth gần đây đã làm cho tôi thấy là không thể không thực hiện điều tương tự với Hermann Broch: văn chương tiếng Đức của những người bên lề vĩ đại như thế nói về thế giới của cách đây đúng một thế kỷ - cái thế giới ấy vẫn tiếp diễn

May 27, 2019

nouveau riche cười

người ta giàu để làm gì? sẽ quá dễ (và cũng quá khó) để trả lời câu hỏi ấy, cho nên ta hãy chỉ nhìn nhận một vấn đề nhỏ, rất nhỏ: người nouveau riche hào phóng hay không? chắc chắn, người nouveau riche rất nỗ lực tỏ ra mình hào phóng (vả lại, điều đó trông như thể biện minh cho sự giàu của họ) - nhưng ở đây - thêm lần nữa - từ mặc cảm lại lù lù hiện ra; các xã hội nouveau riche điên loạn trong sự kiếm tiền bao nhiêu thì cũng hì hục làm từ thiện bấy nhiêu; từ thiện không hẳn xuất phát từ lòng hào phóng - thêm một điều nữa quá con người

May 22, 2019

Quá con người

+ tiếp tục bài "Nguyễn Văn Vĩnh-Mặc Đỗ-Bùi Giáng" (hay nói cách khác, về câu chuyện lớn của dịch thuật văn chương ở Việt Nam)

Dưới đây là bài viết của anh Nguyễn Chí Hoan về cuốn tiểu thuyết Ông thị trưởng ở Furnes của Simenon.


Quá con người

Nguyễn Chí Hoan

May 20, 2019

Nguyễn Văn Vĩnh-Mặc Đỗ-Bùi Giáng

ngày này (gần như thế) năm ngoái

Giờ, đã có thể đi thẳng vào một câu hỏi: đâu là những dịch giả lớn của Việt Nam? Điều đầu tiên cần phải nói là, đánh giá một dịch giả lớn rất khác so với đánh giá nhiều đối tượng khác: chẳng hạn, rất khác so với đánh giá một nhà văn lớn. Câu hỏi này - đối với tôi, ít nhất - trở nên quan trọng nhất là khi thời chúng ta đang rơi thẳng vào hố sâu của sự tầm thường.

May 17, 2019

Bette và Pons

("Beth I hear you calling, but I can't come home right now")

Miếng da lừa Nguyễn Văn Vĩnh (thậm chí tôi còn đã xác định được, bản dịch siêu hạng ấy từng có hai version - trước khi biến mất vào hư vô, đấy là còn chưa nói đến khả năng về bản thảo: tôi nói điều này không hề vu vơ, vì từng có lần vì tình cờ, trên chặng đường lần theo dấu vết Nguyễn Văn Vĩnh, tôi đã thấy trên một tờ báo, trong cái số tưởng niệm Nguyễn Văn Vĩnh, bức ảnh chụp một phần nhỏ của một trang bản thảo - lúc đó, phần lớn các con của Nguyễn Văn Vĩnh đều còn sống và còn trẻ - chỉ một mảnh nhỏ đó thôi, liên quan đến bản dịch câu chuyện ngự lâm quân, đã khiến tôi nhìn ra vô số điều trong cách suy nghĩ của Nguyễn Văn Vĩnh) khiến tôi quay trở lại với Balzac - thêm một lần nữa

May 14, 2019

Nguyễn Văn Vĩnh

Đã kết thúc đoạn trích Nguyễn Văn Vĩnh dịch Miếng da lừa của Balzac (về Miếng da lừa, Nguyễn Văn Vĩnh bình luận: "Sách này là sách hay nhứt của Balzac tiên-sinh" - tôi nghĩ là Nguyễn Văn Vĩnh không hề nhầm lẫn trong sự nhìn nhận riêng).

May 12, 2019

Miếng da lừa

Những tìm kiếm của tôi về Nguyễn Văn Vĩnh dịch giả, dần dà đã dẫn tôi đến với một nhìn nhận quan trọng: cần phải xem kỹ một khoảnh khắc, đó là khi Nguyễn Văn Vĩnh dịch Balzac. Vả lại, bản dịch Miếng da lừa có niên đại rất sớm trong cuộc dịch sách của Nguyễn Văn Vĩnh. Tôi nghĩ là tôi đã có thể khẳng định, Nguyễn Văn Vĩnh dịch Miếng da lừa của Balzac trước khi dịch Ba người ngự-lâm pháo-thủ của Alexandre Dumas. Công việc dịch sách của Nguyễn Văn Vĩnh - dường như - đã có thể thực sự bắt đầu khi tìm ra được đối tượng then chốt. Nguyên do của điều này (theo tôi, tất nhiên), nằm ở chỗ kích cỡ của Nguyễn Văn Vĩnh cần kích cỡ tương đương - và đó là Balzac (về kích cỡ Balzac, chủ yếu xem ởkia).

May 9, 2019

một tác giả

như thế nào là một tác giả?

một tác giả là cái gì đó quá mức đương nhiên, nên chẳng mấy ai nghĩ đến câu hỏi ấy; tuy nhiên - cũng như nhiều thứ khác - càng đương nhiên càng khó nhìn nhận

(nhân tiện - có thể coi là "cùng chủ đề" - tiếp tục bài "(một người) Aharon Appelfeld" và bài "về B.":  B. ở đây là Bergson, tất nhiên)

May 7, 2019

Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (5): Tạ Thu Thâu (I)

Ngày 7 tháng Năm như hôm nay là ngày của Điện Biên Phủ. Tôi đã quyết định bắt đầu câu chuyện về Đông Dương Indochine bằng chính điểm kết thúc.

Trong lúc tiếp tục thăm dò câu chuyện ấy (thêm một lần nữa: đó là một vùng vẫn còn được biết đến quá ít, và thêm một lần nữa, điều đó bắt nguồn - như trong rất nhiều (phần lớn) chuyện khác - từ trình độ của nghiên cứu nói chung, xét trên diện rộng nhất) - nhân tiện, đã kết thúc bài về "Hội Trí Tri", đó là nơi tôi bắt đầu thử tái lập lịch sử của một dạng thiết chế tưởng chừng không còn gì bí mật nữa - tôi quay lại với câu chuyện Hồ Hữu Tường trên báo Hòa đồng.

May 5, 2019

Hội Trí Tri

Không ai lạ gì Hội Trí Tri (cái tên "Trí Tri" lấy từ sách Đại học; trụ sở nằm ở số 59 phố Hàng Quạt, "rue des Éventails" - rồi sau một số thay đổi, thành số 47; yếu nhân rất lớn là Nguyễn Văn Tố).

Trước hết, điều lệ của Hội Trí Tri (giống ởkia, điều lệ của một hội khác):

May 4, 2019

về B.

thêm một "về B." nữa, sau một "về B." khác ởkia.

Giờ, đã có thể nói một điều: Nguyễn Bá Cường (and Co.) đã tiêu diệt xong xuôi Henri Bergson trong tiếng Việt. Đây là chứng nhận cho sự sụp đổ của phân nhóm rất điển hình của giới nghiên cứu Việt Nam: phân nhóm cấp tiến (và gắn liền với giảng dạy) mang nặng ảo tưởng về hợp tác quốc tế (sau ảo tưởng của liên ngành, và là sự lặp lại - theo một cách ngoằn ngoèo - ảo tưởng của lý luận trước đây, cụ thể hơn, ảo tưởng về tiến bộkhoa học).

May 1, 2019

[tiện bút] về phía Lâm Viên

Chateaubriand, khi ấy đã già (ngày nay ở một số nước, 75 tuổi mới bắt đầu được tính là già, nhưng hồi cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, hiếm người sống đến tuổi 60; thêm nữa, quãng thời gian đó, máy chém guillotine càng góp phần giảm tuổi thọ trung bình), có một chuyến đi lạ thường sang Venise - sau nhiều người, như Montaigne hay Rousseau, nhưng trước cũng rất nhiều người, chẳng hạn John Ruskin). Đó là năm 1833.

Apr 27, 2019

(một người) Aharon Appelfeld

(đã viết hết bài "Những đêm" về văn chương Edgar Hilsenrath: như vậy là cũng có những lúc tôi kết thúc được cái gì đó, chứ đâu phải là chẳng bao giờ)


Apr 23, 2019

Mặc cảm hải ngoại

tiếp tục câu chuyện mặc cảm

(nhân tiện, đã tiếp tục:
+ "1789 (I) Burke-Michelet-Carlyle-Furet", về Cách mạng Pháp 1789
+ "Giáo dục ý chí": giờ mới xong "phi lộ"
+ "Những đêm", về Edgar Hilsenrath)

Apr 19, 2019

Giáo dục ý chí

thêm một giáo dục nữa

Đắc nhân tâm là một cuốn sách đáng ghê tởm. Nếu có "văn hóa phẩm đồi trụy" thật thì cái văn hóa đó cũng không gây nhiều "độc hại" bằng Đắc nhân tâm và tương tự.

Bởi vì đó là những khoảnh khắc khi tinh thần làm một trò: phỉnh nịnh, tức là, một sự mị dân ở mức độ trông thì nhỏ nhưng không hề nhỏ.

Apr 15, 2019

Hôtel Savoy

quay trở lại (nói đúng hơn, tiếp tục) Roth


(tiếp tục - cùng chủ đề, hoặc gần như thế - "Những đêm")

Apr 12, 2019

Mười năm nữa

Mười năm: tất nhiên khi nói "nữa", tôi muốn quy chiếu vào mười năm ởkia, nhưng "nữa" ở đây không theo nghĩa mười năm, rồi lại mười năm tiếp theo, như là "nghìn năm nữa khác sẽ qua", lời một trong mấy bài "Hòn vọng phu" của Lê Thương: "mười năm nữa" ở đây đồng thời cũng là "mười năm khác".

Apr 11, 2019

Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (4): Để phụng sự

Tiếp tục Hồ Hữu Tường, và cũng tiếp tục Hồ Hữu Tường trên tờ Hòa đồng: đây là giai đoạn hết sức quan yếu trong sự nghiệp của Hồ Hữu Tường, nhưng gần như chưa bao giờ được thực sự nhìn nhận.

Cuối bài "phiếm luận", lần trước, Hồ Hữu Tường nêu lên giả thuyết câu chuyện "Tấm Cám" của Việt Nam là gốc cho "Lọ Lem"; dường như không ai thực sự để ý đến chi tiết này, nhưng đó là cả một câu chuyện lớn; tôi sẽ còn trở lại.

Apr 10, 2019

[tiện bút] phố Chân Cầm

(sau phố Hàng Lon đến phố Chân Cầm; đây cũng là để thông báo một mục riêng sắp được mở, tên là Chroniques HN)


chẳng dại cầm chân gái Chân Cầm


Apr 6, 2019

Câu chuyện của sưu tầm (3) một tủ

"Nếu có Chúa thật, thì ắt hẳn Chúa ấy có tinh thần của một nhà sưu tầm."

(NL)

Đấy, chẳng hiểu vì sao kỳ gần đây hơn cả của "câu chuyện sưu tầm" lại quên mất câu motto tuyệt hảo trên đây.

Apr 2, 2019

Trong lúc đọc Lévy-Bruhl (1)

Tôi đã nghĩ (đã định) chuỗi "trong lúc đọc" tiếp theo sẽ là Sainte-Beuve, thậm chí tôi cho là tôi đã chuẩn bị đầy đủ để bắt đầu, nhưng cuối cùng tôi lại bắt đầu ngay chuỗi tương tự với Lucien Lévy-Bruhl; không bao giờ có thể chắc chắn từ trước một điều gì. Nhân tiện - cùng chủ đề - đã tiếp tục "Trong lúc đọc Lukács (5)".

Mar 28, 2019

tôi vẽ bức tranh

trước mặt không có gì khác
ngoài sương mù, tôi vẽ bức tranh
những kỷ niệm
chúng không biết làm gì khác
ngoài ấp úng những thì thầm bọc trong sương mù
bọc và lọc qua đó
những kỷ niệm ấp úng và ậm ừ dài mãi và uốn theo sóng của làn nước yên ắng bên dưới sương không tan kia mãi chẳng để cho tôi nhìn thấy gì
thế cho nên tôi vẽ bức tranh
đờ đẫn về tất cả chim
trên đời
chúng đều đã sẵn sàng
để đẻ

Mar 26, 2019

Trong lúc đọc Lukács (5) Lukács và Bakhtin

tiếp tục câu chuyện "đọc lý thuyết"

nhân tiện: đã kể được xong câu chuyện liên quan đến cùng một lúc vụ mua được một đống sách Alain Badiou ở Hà Nội lại vừa liên quan đến một phụ nữ tuyệt vời (xem ởkia) cũng như đã tiếp tục bài "Milosz và Milosz"

Đặt Lukács cạnh Bakhtin tức là đặt hai sự duy nhất cạnh nhau: gần như điều này đồng nghĩa với phi lai. (không những thế, lại còn rất phi lý: đã duy nhất lại còn hai)

Mar 22, 2019

Tụng ca tình yêu - Alain Badiou

Trước khi chúng ta đến với (quay trở lại với) Tụng ca tình yêu của Alain Badiou, tôi muốn kể một câu chuyện về việc gặp Alain Badiou ở Hà Nội (nghe hơi giống phát biểu trong một chương trình ca nhạc ở Cung văn hóa Việt-Xô, nhưng thôi kệ).

Đó là một sự gặp đầy bất ngờ, một sự kiện, như chính Alain Badiou hẳn cũng sẽ dễ dàng công nhận ("sự kiện" là yếu tố then chốt trong triết học Badiou).

Những gì tôi tìm được tại một hiệu sách Hà Nội, cách đây một thời gian:

Mar 20, 2019

Jean Starobinski và Jean-Pierre Richard

Chỉ trong vòng nửa đầu tháng Ba vừa rồi, hai nhân vật còn lại của École de Genève đã qua đời, Starobinski (sinh năm 1920, mất ngày 4 tháng Ba) và Richard (sinh năm 1922, mất ngày 15 tháng Ba).

Mar 16, 2019

Kiệt tác của Simenon

Chính nhờ Gide - điều này hết sức dị thường - mà ta có thể nắm bắt được một điều rất khó hình dung, nó khiến cho thế giới văn chương của Simenon như thể mở ra một cánh cửa rất nhỏ; một điều gì đó bất thần làm cho giữa mọi yếu tố lúc nào cũng vô hình và chìm sâu xuống có một yếu tố nổi lên, theo một "thức" cụ thể, thức của phù điêu.

Mar 12, 2019

Vercors ở Việt Nam

nhân tiện:

+ đã tiếp tục bài bình luận Hết ảo tưởng của Balzac (tức là "Trong lúc đọc Lukács (4)")
+ đã tiếp tục tiện bút "Hương cảng Lý Thương Ẩn": Nguyễn Tuân đã tới HK như thế nào
+ định tiếp tục luôn Inferno của Strindberg nhưng gặp tai nạn: không biết nhét quyển sách vào đâu mất, tìm mãi không thấy

Mar 10, 2019

Hết ảo tưởng

Hình như tôi đã có lần nói, không có chuyện là độc giả văn chương nếu không phải độc giả của Balzac. Hình như tôi đã nói thế thật, cho nên tôi nhắc lại, những người làm ra vẻ là độc giả văn chương nhưng không đọc Balzac đều là giả vờ độc giả hết. Lukács cũng chế nhạo các đồng nghiệp Liên Xô coi trọng Zola, nhất là Victor Hugo, hơn Balzac (vì vậy là không biết đọc).

Mar 7, 2019

Các thiết chế (1) trường viết văn Nguyễn Du

Không thể có một miêu tả tìm cách sát thực nếu không gộp vào đó các thiết chế. Xã hội con người có các thiết chế là điều cố hữu, bởi vì đó là những phóng chiếu của ý thức. Ba thiết chế (phóng chiếu) lớn nhất là bệnh viện (đi kèm với đó là nghĩa địa, và càng ngày càng lớn thêm vai trò của nhà dưỡng lão), trường học (đi kèm với đó là chuyện dạy dỗ) và tòa án (đi kèm với đó là nhà tù). Yếu tính của các thiết chế ấy là: sự giả dối. Roland Barthes nói: bảo rằng xã hội con người đạo đức giả thì quá tầm thường (bởi vì quá đúng, lúc nào cũng đúng).

Mar 1, 2019

[tiện bút] Hương cảng Lý Thương Ẩn

(đã tiếp tục "một Xứ Phi Lai nữa": không phải chỉ có một con đường để đến thiên đường, ít nhất cũng nên hy vọng như vậy; và cũng đã tiếp tục Inferno của August Strindberg: cuộc lội qua địa ngục mỗi lúc một thêm trầm trọng)

Feb 27, 2019

một Xứ Phi Lai nữa

Tiếp tục câu chuyện các Xứ Phi Lai: rất có thể, ở những "Phi Lai" này ta tìm được điều đặc biệt nhất mà văn chương có thể mang đến. Tức là, điều đó cũng đồng nghĩa với nói rằng bản thân thực tại của văn chương liên quan rất nhiều (thậm chí chính là) Phi Lai.

Đồng thời, cũng tiếp tục câu chuyện của các nhà văn dịch sách: Valery Larbaud là người dịch Samuel Butler sang tiếng Pháp; giờ, ta đến với Raymond Queneau.

Feb 21, 2019

Bắc (3) Strindberg: Inferno

Trước tiên, xem ởkia.

Kể ra cũng không được hay lắm, vì Inferno, nhan đề tác phẩm của August Strindberg lại trùng với nhan đề một cuốn tiểu thuyết gần đây, một cuốn tiểu thuyết nghe nói rất đình đám: rất dễ có lẫn lộn. Chuyện tên tuổi trùng nhau bao giờ cũng khó giải quyết; chẳng hạn như tôi mới nhận ra có một nhân vật hiện nay tên là "Nhượng Tống" mới khiếp. Nhưng thôi kệ.

Feb 19, 2019

Khái Hưng mặc cảm

Nghiên cứu văn học Việt Nam (cũng như nghiên cứu văn học Việt Nam) đã sụp đổ. Sự sụp đổ đó liên quan không ít đến Khái Hưng. Đây sẽ là tiếp tục của phân tích đã bắt đầu trở nên trọng điểm ởkia, nơi tôi miêu tả "tính cách một nửa" trong hoạt động tinh thần ở Việt Nam: đó là một phân tích cấu trúc ý thức; tôi muốn trả lời câu hỏi, cấu trúc ý thức Việt Nam, trên một số phương diện, như thế nào? Giờ, tôi sẽ tiếp tục với Khái Hưng, để đi sâu vào một điểm khác: mặc cảm ("cấu trúc ý thức" và "mặc cảm" là những từ và cụm từ sẽ hết sức trọng tâm trong năm 2019).

Feb 17, 2019

Khái Hưng vs Vũ Đình Long

Các bài báo của Khái Hưng đoạn 1945-1946: tiếp tục ởkia (trong đó cũng đã mới thêm một bài).

Ở quãng 45-46 mà xảy ra chiến sự giữa Khái Hưng và Vũ Đình Long thì giống như là nối dài của cuộc đối đầu giữa Tự Lực văn đoàn và Tân Dân từng bùng nổ trước đó chừng mười năm.

Feb 13, 2019

Julien Gracq

Lâu lâu rồi chưa tiếp tục chuỗi "ở Việt Nam".

(đã tiếp tục "Bắc (2) Mộ bò" về Ivar Lo-JohanssonTiến hóa sáng tạo của Henri Bergson - chỉ có phần bên dưới chứ chưa có phần mới cho bên trên)

Feb 8, 2019

Bắc (2) Mộ bò

bài trước (bài mở đầu của chuỗi "Bắc", tức là loạt về văn chương của miền Bắc, dưới một số hình thức và với một vài nhân vật), tôi đã định đi sâu vào các saga Bắc Âu. Nhưng rồi bận việc này việc nọ quên biến đi mất.

Jan 29, 2019

Sách mới đầu năm

Vừa "Sách mới cuối năm" đã đến ngay Sách mới đầu năm: từ đầu năm đến cuối năm thì lâu, chứ từ cuối năm đến đầu năm thì lại rất nhanh.


Jan 26, 2019

Tô kê

Trước tiên, xem ởkia.

NB. đã tiếp tục "Xã hội học về đao phủ" (Roger Caillois)Tiến hóa sáng tạo (Henri Bergson) - định tiếp luôn phần phía trên luôn nhưng thôi, cứ tạm phần dưới thôi cái đã.

Jan 21, 2019

Bergson: Tiến hóa sáng tạo

(tiếp tục "đao phủ"Thư của Lord Chandos)

Nếu tôi không nhầm (chắc không nhầm) ở Việt Nam, triết học (cái triết học) đang ở vào (đang ở ngay trước ("imminent", như người ta hay nói - và đồng thời cũng "immanent")) một thời điểm kịch tính. Rất có thể nó cũng giống như (điều tôi đã vài lần nhắc qua nhưng còn chưa đi vào cụ thể) chuyện đã xảy ra với dịch thuật: đã có một sự sinh ra (mà thời điểm hết sức cụ thể: năm 2012). Một trong những điều (tất yếu) của pha ấy nằm ở chỗ: giải quyết đống sách gọi là triết học do nhà xuất bản Tri thức (cùng một số "collateral") sản xuất ra trong vòng trên dưới mười năm vừa rồi.

Jan 9, 2019

Đêm

Những ngày cuối năm 2018, rất sát nhau, hai nhà văn lớn qua đời. Amos Oz: ngày 28 tháng Chạp thì chỉ hai hôm sau, đến lượt Edgar Hilsenrath.

Đúng vào lúc tôi bắt đầu khám phá tiểu thuyết của Hilsenrath.

Jan 6, 2019

Khái Hưng Hà Nội

Cách đây hai năm (gần như đúng từng ngày), bài "Đoạn cuối của Khái Hưng" của tôi (để tôi khiêm tốn chút), gây ra một số chấn động nhất định; để tóm tắt một cách ngắn gọn: từ - cùng một lúc - nhiều phía, trong đó có giới sưu tầm sách ở Việt Nam.