Jul 31, 2018

Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (4)

"Những ngày tháng sẽ tới trong thành phố ngợp ngụa lạ hoắc mà khi trở về tôi tự nhận là quê hương của mình." (Thanh Tâm Tuyền - Ung thư)

Ở lần trước (một lần nào đó) tôi đã nói đến phố Hàng Kèn là phố ngày nay không còn tồn tại ở Hà Nội. Các nhân vật của Thanh Tâm Tuyền cũng sẽ còn tụ tập với nhau tại căn nhà trên một cái phố đã mất hút, phố Hàng Đàn. Hàng Đàn nằm ở chỗ nay là Hàng Quạt, tôi cũng không rõ Hàng Quạt thế chỗ hoàn toàn cho Hàng Đàn hay trước đây Hàng Đàn chỉ là một đoạn của Hàng Quạt.

Chi tiết "Thủ hiến" giúp xác định một mốc thời gian (Bắc Kỳ chỉ có thủ hiến khi đã có Quốc gia Việt Nam cùng Bảo Đại, kèm một thứ nay rất ít người còn hiểu là gì, "Hoàng triều cương thổ"); thêm một chi tiết nữa cùng dạng: có một thời điểm các nhân vật nói chuyện với nhau, nhắc đến sự kiện de Lattre (de Tasigny) vừa sang Đông Dương.

Jul 29, 2018

Chàng tử tước (phần tiếp theo)

Phần ngay trước ởkia.

D'Artagnan thôi phụng-sự Hoàng-Thượng Lô-y Thập-tứ, bỏ cả cái chức-vụ ở đội ngự-lâm. Chừng như d'Artagnan mới nghĩ ra một dự-định gì nó lớn lắm, nó làm cho ông sẵn sàng bỏ đi cả những cái gì từng có ý-nghĩa lớn trong cuộc-đời ông.

Jul 27, 2018

Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (3)

Tiếp tục ở chỗ lần trước dừng lại; số 39 của tạp chí Văn (Kafka ở ngoài bìa) đăng nốt chương 2 của phần thứ hai Ung thư:


Jul 26, 2018

Thomas Bernhard và nouveau riche

Cách đây mấy tuần, tôi được gửi cho một đoạn chat trên facebook giữa ba nhân vật nói (kiểu trò chuyện với nhau, thân tình lắm) về Thomas Bernhard.

Tôi nghĩ là cũng cần xem, vì sự xuất hiện của Bernhard ở Việt Nam, tất nhiên, cũng lại là do tôi. Cái "cơ sở X" đâu có biết gì về Bernhard. Tôi lại còn pass cho cả người dịch luôn. Ô, nếu đó không được coi là một nghĩa cử, thì trên đời này làm gì có nghĩa cử quái nào nữa.

Jul 25, 2018

Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (2)

Kỳ trước đã nói tới hai nhân vật miêu tả ga Hàng Cỏ, là Nguyễn Tuân và Thanh Tâm Tuyền. Còn một người nữa cần kể đến trong riêng địa hạt này: Bảo Ninh. Vẫn chưa hết, có thêm một nhân vật nữa, xem ởkia.

Như vậy, Ung thư đã đi qua bốn chương đầu của phần thứ nhất. Ngay dưới đây sẽ là chương cuối của phần một.

"Hà Nội vẫn đẹp, cái vẻ đẹp rũ rượi của người yểu mệnh".

Jul 24, 2018

Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (1)

Thanh Tâm Tuyền và Ung thư.

Tiểu thuyết Ung thư của Thanh Tâm Tuyền được đăng nhiều kỳ (feuilleton) trên tạp chí Văn, trên rất nhiều số của tạp chí Văn. Giờ là lúc (rất) nên đọc nó.

Số đầu tiên của Văn đăng tác phẩm của Thanh Tâm Tuyền (chương 1 và chương 2 của phần thứ nhất) là số 31:

Jul 22, 2018

Jul 19, 2018

Simenon tiếp tục trở lại

Trong khi vẫn đang tiếp tục cái ởkia, thì tôi bỗng nhận thấy tự dưng Georges Simenon trở nên hot đặc biệt. Hot đến nỗi tôi cũng đâm tò mò đọc lại cái bài ởkia, uây, không ngờ giờ đọc lại (chẳng nhớ mấy là tôi từng viết cụ thể những gì), thấy hay phết. Thế mới sợ chứ. Đồng thời, tôi cũng nghĩ, đã tới lúc cần "tiếp tục sự trở lại" của Simenon.

Jul 18, 2018

Trong hiệu sách (3) "cô ít ra khỏi nhà từ khi bà gần như mù"

Tiếp tục bài thơ (rất) dài (hơn cả Bài thơ của một người yêu nước mình) của trong hiệu sách.

"cô ít ra khỏi nhà từ khi bà gần như mù":


Với câu này, chúng ta bắt đầu một câu chuyện: câu chuyện của nouveau riche trong giới xuất bản.

Jul 15, 2018

Đỗ Long Vân (6)

Tiếp tục câu chuyện Đỗ Long Vân, cái câu chuyện cho thấy một Đặng Tiến ngày hôm nay vẫn nhấp nhô khắp mọi nơi chơi cái trò kết giao hào kiệt, không mệt mỏi chăm bón cho một quá khứ nhà phê bình văn học lẫy lừng, vung vãi vô vàn "hoan nghênh" cùng "vui thôi mà", nó là một hình ảnh có tính cách khôi hài đến mức nào. Màn hài kịch của xã hội (the show must go on) gồm những điều như vậy, và cần tới một nhân vật như Marcel Proust thì ta mới có thể nhìn nhận thật sâu sắc được.

Đặng Tiến giống hệt Hoài Thanh của mấy chục năm sau 1945: một sự lặp lại hết sức lố bịch (nó lố bịch ngay từ bản thân sự lặp lại ấy). Hoài Thanh không phải nhà phê bình lớn, Đặng Tiến cũng không.

Jul 11, 2018

Panaït Istrati (gần như) ở Việt Nam

Có ai còn nhớ Panaït Istrati không nhỉ? Cái tên ấy từng xuất hiện trong một câu chuyện của tôi, câu chuyện về Nguyễn Tuân. Trong Một chuyến đi, Nguyễn Tuân đã nhắc đến Istrati, như một "hình mẫu" về phiêu lưu, xem ởkia.

Nhưng Panaït Istrati có xuất hiện ở Việt Nam (trong tiếng Việt) hay không? Câu trả lời chắc chắn gần ở mức một trăm phần trăm (kết quả của những tìm kiếm thông thường, các thống kê như ta vẫn thấy ở tuyệt đối đa số nhà nghiên cứu Việt Nam) là không.

Nhưng không hẳn. Chúng ta sẽ bước vào một câu chuyện hoàn toàn khác.

Jul 8, 2018

Tiếp tục

Trước hết, để ý thật kỹ cái comment thứ hai tính từ trên xuống ởkia.

Dường như, tôi lại gây ảnh hưởng tới một ai đó hay những ai đó, hay nói đúng hơn, một nhóm người nào đó. Sao? có phải vậy không, hử? Giống i trong truyện Kim Dung, người ta lắm lúc phải buột miệng mà hỏi, "Được phép làm thế hử?"

Jul 7, 2018

Trần Vàng Sao (3)

Tiếp tục câu chuyện Trần Vàng Sao; tôi nghi cả câu chuyện này cũng sẽ không ngắn. Nguyễn Đính Trần Vàng Sao, nhưng người ta có thực sự biết về Trần Vàng Sao Nguyễn Đính không? Theo tôi, lại một lần nữa, câu trả lời là: không.

Jul 4, 2018

Mặt của nhà thơ

Chúng ta cũng nên tiếp tục vài câu chuyện vẫn còn đương dang dở chứ nhỉ: cụ thể là câu chuyện ởkia, câu chuyện về các nhà thơ Việt Nam, đồng thời cũng là câu chuyện về những cái ổ sản xuất thơ dở.

Gần đây một clip xuất hiện, trong đó Nguyễn Duy, nhà thơ của chúng ta, nói cái gì đó.

Jul 1, 2018

Tử tước de Bragelonne (2)

Lại nói, Ba-dờ-lôn tử-tước, được de Condé đại-nhân giao việc, mang tin tới thành Blois cho Gát-tông Đoọc-lăng đại-nhân, xong xuôi đâu đấy, được Monsieur và Madame ưa-chuộng lắm trong cuộc hội-kiến, chàng chuẩn-bị lên đường về nhà thăm cha là de La Fère bá-tước. Nhưng chưa kịp lên ngựa thì dưới cổng lâu-đài chàng gặp một tiểu-thư mời chàng đi theo mình lên cầu-thang tối, rồi chàng gặp lại cố-nhân nàng Louise mảnh-dẻ.