Jan 28, 2017

Hà Nội từ 1947 đến 1954 (3) Sách trong thành phố

Đâu là quyển sách đầu tiên in ở Hà Nội sau ngày 19 tháng Chạp năm 1946?

Thật ra, cả đời tôi gần như chẳng hề làm gì (bỏ luôn hai chữ "gần như" cũng vẫn được :p) ngoài tự đặt ra vài câu hỏi, những câu hỏi thật ra chẳng có gì đáng nói, rồi sau đó tìm cách đi trả lời. Nếu trả lời được thì tốt, còn như nếu không trả lời được, theo tôi nhiều lúc lại còn tốt hơn nữa. Vậy thì, tại Hà Nội đổ nát sau khi chiến tranh bùng nổ, quyển sách nào nên được tính là quyển sách đầu tiên được in?

Jan 22, 2017

Văn chương Nguyễn Tuân: hai khía cạnh

Nguyễn Tuân dường như đã được sắp xếp xong xuôi, một lần là xong, bị nhét thẳng vào cái ngăn "nhà văn viết tùy bút số một của Việt Nam", trông rất oách và rất yên ổn, và nhất là cách xếp ấy khiến người ta tưởng mọi thứ đã không còn gì phải bàn cãi nữa. Người ta cũng hết sức yên tâm khi liệt kê các kiệt tác của Nguyễn Tuân: đương nhiên phải là Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cuaChùa Đàn.

Tôi nghĩ khác.

Jan 20, 2017

Hãy suy nghĩ chống lại chính mình

Đoạn mở đầu cuốn sách La Tentation d'exister của Cioran.

Xem thêm ở kia.


Hãy suy nghĩ chống lại chính mình

Jan 17, 2017

Nguyễn Tuân đọc sách (tiếp nữa)

Để làm cái công việc nho nhỏ này - xét cho cùng cũng có thể rất nhàm chán (tức là trả lời câu hỏi "Nguyễn Tuân đọc gì?") - đương nhiên là phải làm một việc nho nhỏ và nhàm chán: đi nhặt.

Trước tiên là Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi:


Jan 15, 2017

Hà Nội từ 1947 đến 1954 (2) Thế hệ

Trước khi tiếp tục câu chuyện của chúng ta, bắt đầu ở kia (nhưng thật ra phải tính mốc khởi đầu đích thực là ở kia), cần quay ngang, nhìn vào một cuốn sách, trong đó có một chương bàn đúng đến giai đoạn Hà Nội 1947-1954: đó là tác phẩm danh tiếng của Philippe Papin, Lịch sử Hà Nội, mà giờ đây chắc hẳn rất nhiều người đã đọc.

Jan 14, 2017

Cuốn sách của năm

Không còn gì bất ngờ có thể xảy ra được nữa rồi: cuốn sách của năm 2016, xét trên mọi phương diện, nhất là cái khía cạnh nó mở ra cả một thời đại mới cho văn chương Việt Nam, là: tập truyện ngắn Đợi đến lượt của Đinh Phương.

Tôi đã viết về cuốn tiểu thuyết Nhụy khúc cũng của Đinh Phương (xem ở kia), lẽ ra Nhụy khúc mới là cuốn sách của năm, nhưng oái oăm thế nào, chính cuốn sách đen đủi Đợi đến lượt mới đóng vai trò ấy. Âu cũng là số trời, thêm một lần nữa.

Jan 11, 2017

Hà Nội từ 1947 đến 1954 (1)

Vừa mới xong đây, ngoài nhiều điều khác, ta đã thấy rất rõ rằng giai đoạn Hà Nội 1945-1946 là một "vùng trắng" - về nó xưa nay gần như ta không biết gì. Một đoạn khác còn là "vùng trắng" khủng khiếp hơn: Hà Nội từ đầu năm 1947 cho đến năm 1954.

Tất nhiên, tính chất "trắng" là không đồng nhất. Sự "trắng" này có thể được biểu hiện theo nhiều cách, ở nhiều mức độ. Nhưng phải nói rất rõ rằng, về đoạn 47-54 mà ta đang quan tâm, từ trước đến nay đã có không ít thứ được nói hoặc kể lại. Chỉ có điều, cũng như ở nhiều chỗ khác, cả ở đây, cũng có một câu chuyện khác.

Jan 8, 2017

Trương Vĩnh Ký: một ví dụ

Muốn biết một quyển sách của Trương Vĩnh Ký là như thế nào, ta có một cách (thật ra, có cách nào khác nữa à?), là xem một quyển sách của Trương Vĩnh Ký. Sau đây là Kiếp phong trần.

Jan 4, 2017

Đoạn cuối của Khái Hưng

Khái Hưng chết lúc nào?

Thật ra, ta không biết. Thật ra, cái chết của Khái Hưng là cái chết bí hiểm nhất. Dẫu bị nhiều điều che phủ, về cơ bản ta vẫn có thể nghĩ mình hình dung được tương đối đầy đủ về cái chết của Phạm Quỳnh, Tạ Thu Thâu, hay thậm chí cái chết của Nam Cao. Nhưng với Khái Hưng thì không. Một trường hợp khác: nguyên nhân cái chết của Nhượng Tống giờ đây không thể biết được chắc chắn (tuy rằng có những đám người dám phát biểu lăng nhăng, lại còn chắc như đinh đóng cột, về điều này), nhưng diễn biến cái chết ấy thì ta vẫn biết, chỉ cần đọc báo ra vào thời ấy là thấy, chẳng hạn như tờ Cải tạo. Nhưng cái chết của Khái Hưng xảy đến vào một thời điểm hi hữu, thời điểm của một sự hư vô tuyệt đối: thời điểm không có bất kỳ một tờ báo nào. Người ta hay nói Khái Hưng chết trong năm 1947, một thông tin từ người thân cận với Khái Hưng nói chuyện xảy ra sau Tết âm lịch 1947. Trong cái chết của Khái Hưng, chỉ có duy nhất một điều chắc chắn: nó phải xảy ra sau ngày 19 tháng Chạp năm 1946. Vậy, nó xảy ra trong khoảng từ 19 tháng Chạp cho đến hết năm dương lịch hay sang năm 1947? Cũng có những người cho rằng Khái Hưng đã chết trong năm 1946, nghĩa là những ngày cuối năm. Điều này không thể chắc được, và hiện tại chính xác là đúng bảy mươi năm sau khi các sự kiện liên quan đến cái chết của Khái Hưng (mà ta không dựng lại được một cách cụ thể) xảy ra.