Tiếp tục câu chuyện về Thơ Mới (trước hết, Thơ Mới là thơ không hề mới), đương nhiên là phải nói đến cấu trúc của nó. Vả lại, một cái gì có phải là mới hay không thì trước hết nó có là mới hay không ở trong cấu trúc của nó.
Nov 23, 2017
Nov 21, 2017
Sur Barthes (1)
Au risque de paraître
par trop clair (sans que je n’y
puisse rien: il s’agit peut-être d’ “[une] clarté qui n’exclu[e] pas, bien
entendu, une vive impression de beauté, et pour tout dire, une émotion
profonde” - Roland Barthes, “La rencontre est aussi un combat”), je mets un peu
au petit bonheur mes notes qui sont décousues, certes, sans pour autant être
non mal ficelées, du moins à mon sens (et mon non-sens). Des liens sont parfois
d’une parfaite inutilité et au-dessous des apparences il existe probablement d’autres apparences.
Nov 20, 2017
Barthes: Michelet, Lịch Sử và Chết
Để đánh dấu đã kết thúc tập thứ nhất (đoạn 1942-1961) chuyển sang tập thứ hai bộ sách của Roland Barthes (bộ toàn tập, 5 tập, cho đến nay vẫn là bộ đầy đủ nhất) - trong đó đọc lại cũng nhiều - tôi quyết định tiếp tục mục "đọc lý thuyết" bằng một texte khác của Barthes thời trẻ (nhưng đã có bao giờ Barthes trẻ hay chưa?) Xem bắt đầu từ ở kia.
À, mà có ai "theo vụ này" không (tức là vụ đọc toàn bộ Barthes - đừng nhầm với một cầu thủ bóng đá, dường như là một thủ môn)?
À, mà có ai "theo vụ này" không (tức là vụ đọc toàn bộ Barthes - đừng nhầm với một cầu thủ bóng đá, dường như là một thủ môn)?
Nov 19, 2017
[tiện bút] Les Feuillantines
Bến xe bus Les Feuillantines: bến chung cho xe số 21 và xe số 27. Đi qua bên kia đường để lên xe, xe 27 (một trong mấy tuyến xe hai toa - đoạn nối ở giữa là cả một cuộc kêu cót két bất tận) sẽ chạy đến một quảng trường lớn, Place d'Italie, mà nhân vật trong Từ thăm thẳm lãng quên đi qua ở đoạn cuối truyện, còn xe số 21 chạy cùng xe 27 một đoạn ngắn rồi sẽ rẽ về phía tay phải, nó sẽ đi qua một bến tên là Glacière, đầy giá lạnh, và sẽ kết thúc ở công viên Parc Montsouris; tôi rành công viên này ở mạn của xe bus 21 hơn nhiều so với mạn boulevard Jourdan.
Nov 16, 2017
Roland Barthes: đầu tiên của đầu tiên
Trông tôi thế này thôi :p nhưng ai biết tôi đều dễ dàng đoán được khi đã mở ra mục "đọc lý thuyết", kiểu gì tôi cũng sẽ nhanh chóng nói đến Roland Barthes. Và những người ấy đã đoán đúng :p
Nhưng còn hơn thế: khởi động mục "đọc lý thuyết", tôi cũng chuẩn bị đọc lại Barthes, đọc hết sạch, đọc lại những gì từng đọc và đọc nốt một số thứ trước đây còn chưa đọc.
Nhưng còn hơn thế: khởi động mục "đọc lý thuyết", tôi cũng chuẩn bị đọc lại Barthes, đọc hết sạch, đọc lại những gì từng đọc và đọc nốt một số thứ trước đây còn chưa đọc.
Nov 14, 2017
Simenon trở lại
Thần học Thiên chúa giáo (Thomas d'Aquin, nếu muốn ngắn gọn) rõ ràng không nhầm lẫn khi xếp sự hà tiện vào hàng bảy tội lỗi "capital" của con người. Hào phóng và hoang phí, cả tin nữa, mới xứng đáng: văn chương có cách riêng để thể hiện điều này, và Georges Simenon là một trong những biểu hiện lớn nhất (ngay sau đây, ta sẽ đến một hiện thân hoang phí khổng lồ nữa: Guy de Maupassant; tất nhiên, Balzac hay Dickens đã là những ví dụ không nhỏ).
Nov 12, 2017
Merleau-Ponty: parcours
Maurice Merleau-Ponty là một khoảnh khắc lớn của hiện tượng luận (một khoảnh khắc lớn khác của hiện tượng luận, theo một nghĩa khác: xem ở kia; "hiện tượng học": hehe, tôi chuẩn bị viết tiếp bài "Ý luận", chính là nơi tôi sẽ nói rất rõ tại sao không thể gọi cái đó là "hiện tượng học" mà là "hiện tượng luận"; bài về lý thuyết văn học và triết học cũng sắp tiếp tục, tôi còn chưa viết xong "introduction" cho nó :p tất cả sẽ cho thấy những người suốt ngày mở miệng "triết học triết học" ở Việt Nam suốt thời gian vừa qua đã tài tình đến thế nào trong việc hiểu sai mọi thứ).
Trong một bộ sách hai tập mang đúng tên Parcours, trong đó tập 1 về đoạn 1935-1951, tập 2 về đoạn 1951-1961 (1961 là năm Merleau-Ponty chết) (loại sách tập hợp hết cả những gì chưa in thành sách của một ai đó lại như thế này gây khủng hoảng lớn: Gilles Deleuze trước khi chết cấm người ta in loại sách đó, nhưng rồi người ta vẫn in: thêm một di chúc bị phản bội; bộ Dits et Écrits - ngoại truyện - của Michel Foucault bốn tập rất nhiều nghìn trang), có tài liệu rất đáng quan tâm dưới đây:
Trong một bộ sách hai tập mang đúng tên Parcours, trong đó tập 1 về đoạn 1935-1951, tập 2 về đoạn 1951-1961 (1961 là năm Merleau-Ponty chết) (loại sách tập hợp hết cả những gì chưa in thành sách của một ai đó lại như thế này gây khủng hoảng lớn: Gilles Deleuze trước khi chết cấm người ta in loại sách đó, nhưng rồi người ta vẫn in: thêm một di chúc bị phản bội; bộ Dits et Écrits - ngoại truyện - của Michel Foucault bốn tập rất nhiều nghìn trang), có tài liệu rất đáng quan tâm dưới đây:
Nov 11, 2017
Bốn sách mới
Tiếp tục câu chuyện về những cuốn sách mới; giống như là các "khúc ca" của Maldoror, trong đó "khúc" mới nhất là ở kia. Càng ngày tôi càng thấy lung lay hơn cái ý định không bao giờ nói đến sách mới nữa; dẫu sao, có những lúc chúng cũng hấp dẫn quá mức.
Nov 9, 2017
Văn
Bản thân tên gọi "Nhân văn-Giai phẩm" nếu nghĩ cho kỹ thì cũng không hoàn toàn chính xác. Ít nhất, nếu gọi tên theo cách ấy, cũng cần gọi là "Nhân văn-Giai phẩm và Văn". Tờ Văn nằm chính xác vào đúng tâm điểm của một sự kiện sẽ còn gây vô số hệ lụy về sau. Trăm hoa cũng có vai trò của nó, tất nhiên hơi khác.
Nov 7, 2017
Nov 5, 2017
Dantzig
Günter Grass là nhân vật mà tôi nghĩ ngay đến, khi bắt đầu thấy quan tâm đến chuyện văn chương trình hiện các thành phố như thế nào (tôi đã thử vài lần và thấy là khả dĩ :p xem chủ yếu ở kia và ở kia). Bởi vì Dantzig, Danzig, vì ba cuốn tiểu thuyết tạo nên "trilogy" về Dantzig của Grass.
Nov 2, 2017
mấy mẩu hóa đơn
Cái gì là như thế, thì có nghĩa nó là như thế, nó đã như thế và, xét cho cùng, nó sẽ như thế :p
(nhân tiện: đã tiếp tục Những cuộc phiêu lưu của biện chứng của Maurice Merleau-Ponty: đã đến đoạn "cân đối kế toán" đối với dư có và dư nợ của cuộc đời Ki-tô hữu)
(nhân tiện: đã tiếp tục Những cuộc phiêu lưu của biện chứng của Maurice Merleau-Ponty: đã đến đoạn "cân đối kế toán" đối với dư có và dư nợ của cuộc đời Ki-tô hữu)
Subscribe to:
Posts (Atom)