Apr 11, 2010

Sách (IX) Sách về đọc sách

hic

hehehe đúng là cuộc đời, khi mình định đùa thì không ai biết mình đùa, khi mình không định thì ai cũng tưởng là mình đùa :)

Đêm qua tôi định viết về một quyển sách mới tìm được thật đấy chứ, song buồn ngủ quá lăn quay ra nên mới chỉ được có một chữ.

Quyển sách này tên là Phương pháp đọc sách của Mortimer J. Adler và Charles van Doren, dịch từ How to Read a Book in năm 1972. Nguyễn Thành Thống dịch, Thời Đại & NXB Văn hóa-Thông tin, 2010. Nhìn gáy sách chỉ thấy cái tên Nguyễn Thành Thống.

Đọc "Lời giới thiệu" đã thấy hơi chuối rồi: "Quả thật đọc là một phương tiện truyền thông. Nói cho chính xác hơn. Đọc là một trong bốn kĩ năng truyền thông."

Nội dung quyển sách nhìn sơ qua thì cũng có thể học được một số thứ, nhưng vì đang ở tâm trạng nhìn mọi thứ đều funny nên tôi quyết định soi phần "Phụ lục A: Danh mục sách nên đọc". Nhìn chung các tác giả đưa ra một danh sách cực kỳ nhàm chán, toàn khủng long của lịch sử tư tưởng và văn chương, ý tôi là toàn sách rất cao cấp, từ Homer số 1 cho tới Solzhenitsyn số 137.

Vì không có ý định dừng lại lâu ở quyển sách này nên tôi sẽ chỉ chép lại hai bông hoa của bảng danh mục trong tiếng Việt:

101. Nathaniel Hawthorne (1804-1864) Bức thư Scarlet.

128. Proust (1871-1922) Hồi tưởng về quá khứ của sự vật.

Ở cái 101 thì sự cố nhìn thấy ngay, còn ở cái 128 thì đúng là đen đủi thật, giá mà hai tác giả dùng tên bản dịch mới, In Search of Lost Time thay vì nhan đề cũ Remembrance of Things Past thì đã dễ suy ra À la recherche du temps perdu rồi hí hí. (Rất tiếc là khi Adler và van Doren viết cuốn sách trên thì chưa có bản dịch mới kia).

26 comments:

  1. mình cũng muốn câu hỏi câu ấy :P

    ReplyDelete
  2. tối giản quá. Có chuyện chi bức bối?

    ReplyDelete
  3. Vì không có sách nên mình sẽ tán nhảm. :D

    Giả sử ba người comment trên em đang không ở Việt Nam đi, nghĩa là Nhị Linh bữa nay đã thức dậy từ rất sớm? ;)

    ReplyDelete
  4. Ôi, entry hay quá, thật là sâu sắc, thật là tuyệt vời, mình mong đợi suốt 2 tuần nay để đọc bài mới của NL. Cảm ơn NL nhiều.

    ReplyDelete
  5. Bác NL duyên dáng quá thể. Số comment còn nhiều hơn số kí tự trong bài. :D

    ReplyDelete
  6. haiku cũng phải gọi bằng sư phụ

    ReplyDelete
  7. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  8. Đọc Trần trụi với văn chương, in năm 2007, tại trang 276, thấy Trịnh Lữ chú thích, The Scarlet letter là Bức thư Scarlet, lúc đấy tôi bối rối phết.

    ReplyDelete
  9. Quả này chắc là rào trước cho một quả sách tương tự dạy cách nói về những quyển sách bạn chưa từng đọc đúng ko :D.
    Nhưng đến Trịnh Lữ mà cũng nhầm thế thì thật khó tin.
    Bác Adler này hình như là chủ biên bộ sách khủng 60 cuốn, chữ nhỏ li ti Great Books of the Western World nên danh sách bác ấy đưa ra cực kỳ nhàm chán là đúng rồi.

    ReplyDelete
  10. Phần chú thích ở trang 276, Trần trụi với văn chương, thế này:

    Nathaniel Hawthorne (1804-1866) - nhà văn Mỹ, bậc thầy của lối viết ẩn dụ và biểu tượng, nổi tiếng nhất với hai tác phẩm The Scarlet Letter (Bức thư Scarlet) và The House of the Seven Gables (Ngôi nhà có bẩy đầu hồi).

    ReplyDelete
  11. Xin lỗi, gõ nhầm: Nathaniel Hawthorne (1804-1864)

    ReplyDelete
  12. Nhân đây hỏi bác chút xíu. Hình như Mai Thảo có tùy bút “Lá thư chữ đỏ” và nó có chịu âm hưởng nào của Scarlet letter không? ngay từ cách đặt tên?
    T. T. C. T.

    ReplyDelete
  13. bác cho em biết TTCT là gì cái rồi em trả lời ạ :)

    ReplyDelete
  14. Lại cứ tưởng Scarlet là nàng Scarlet O'Hara chứ nhẩy? Đấy là lá thư tình nàng gửi cho Clark Gable bên nhà có bảy anh em Gables phải không ạ? Trong quyển gì gì, Để gió cuốn đi, hay Cuốn theo gió chiều, ấy mà! Hì, các bác chẳng nhớ sách vở gì cả! :) [NSC]

    ReplyDelete
  15. Hồi tưởng về quá khứ của sự vật? Proust à? Hay là Henri Bergson đấy? Cụ này từng viết Matière et Mémoire, vật chất và ký ức, hồi tưởng về quá khứ của sự vật, ậy, thì cũng đâu đó thôi mà. :) [NSC]

    ReplyDelete
  16. TTCT: Trần Tiễn Cao Tiên:)

    ReplyDelete
  17. Haha, comment của bác NSC hay

    ReplyDelete
  18. Remembrance of Things Past đã đành, ẹ lắm thì cũng dịch Nhớ lại chuyện xưa. Tập 1, Swann's Way, Con đường của thiên nga? [NSC]

    ReplyDelete
  19. Trịnh Lữ vẫn nhầm rất nhiều mà, có thể do cái sự lười tra cứu hoặc quá tự tin vào vốn hiểu biết của bản thân!

    ReplyDelete
  20. Trong cuốn Mở rộng phạm vi chém gió do chị Thuận dịch và anh NL nào đó biên tập thấy có dịch Tháng 12 dương lịch là Tháng Chạp, thế là sao ý nhỉ :)

    ReplyDelete
  21. Quyển How to Read a Book này có bản dịch khác là "Đọc sách như một nghệ thuật" dịch giả Hải Nhi.
    http://www.vinabook.com/tac-gia/mortimer-jadler-i13874

    ReplyDelete
  22. Tôi có quyển của Alphabooks đó, in năm 2008. Chưa đối chiếu kỹ nhưng đây là bản dịch một phiên bản ngắn hơn, hoặc người dịch đã cắt bớt đi. Hoàn toàn không có phần phụ lục. Bìa thì ghi mỗi Adler nhưng vào đến Lời giới thiệu thì ghi cả Adler và Van Doren. Sách ghi có mua bản quyền.

    Cùng dòng này vẫn còn một quyển nữa kia, "Sống với sách" của Alan Powers, Trần Hoàng Dung dịch, NXB Văn hóa-Thông tin, 2004, rất nhiều tranh, in màu, kiểu như là giới thiệu các loại giá sách gia đình hihi.

    ReplyDelete