Jun 29, 2010

ganz andere

Tiếp tục đi theo các suy tư của Mircea Eliade trong Thiêng và phàm (đổi sang thế này tốt hơn Cái thiêng và cái phàm đấy nhỉ):

Với Eliade, khía cạnh thần thánh là ganz andere (hoàn toàn khác) so với khía cạnh người và khía cạnh vũ trụ. Con người tôn giáo (homo religiosus) mang trong người cảm thức này nên trong suy nghĩ của anh ta, đối diện với thần thánh, anh ta tự cho rằng mình không là gì hết, "chỉ là một sinh vật", "chỉ là tro bụi" như trong Sáng thế nói.

Người ta sùng bái một hòn đá hay một cái cây không phải vì đó là một hòn đá hay một cái cây, mà vì chúng biểu hiện cho cái thiêng, chúng cho thấy một cái gì không phải là hòn đá hay cái cây nữa, mà là cái ganz andere. Nhìn bề ngoài, không có gì phân biệt một hòn đá thiêng, một cái cây thiêng với một hòn đá, một cái cây bình thường.

Điều này làm tôi nhớ tới một bài thơ của Tô Đông Pha, cũng nói tới cái vẻ bề ngoài không có gì khác nhau giữa ngộ và không ngộ, nhưng bản chất lại đích thực là ganz andere. Bài thơ rất nổi tiếng, nhiều người thuộc:

Lô sơn yên tỏa Triết giang triều
Vị đáo sanh bình hận bất tiêu
Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự
Lô sơn yên tỏa Triết giang triều

"Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự": đến rồi (tới bến rồi :d) mới thấy là chẳng khác gì. Thế nhưng lại khác. Đây là căn cốt của sự đơn giản đồng thời cũng là sự khó nhọc của tinh thần siêu việt.

Con người tôn giáo và con người không tôn giáo được Eliade giải quyết mối quan hệ một cách tuyệt vời ở đoạn cuối Thiêng và phàm, khi ông bàn về con người không tôn giáo trong xã hội hiện đại, một cách giải thích mang màu sắc tâm phân học rõ ràng: "Đúng là phần lớn hoàn cảnh mà con người tôn giáo đảm nhận trong các xã hội nguyên thủy và các nền văn minh cổ xưa từ lâu đã bị Lịch sử vượt qua. Nhưng chúng không biến mất mà không để lại giấu vết gì: chúng đã góp phần tạo ra chúng ta hiện nay, do đó chúng là một bộ phận của lịch sử chúng ta".

Với Eliade, quả thực là có các nhóm người không tôn giáo ở mức độ triệt để, như là các nhà khoa học (hic, chưa chắc đâu nhé :d) nhưng con người hiện nay vẫn mang ở thẳm sâu trong mình con người tôn giáo; con người hiện đại vẫn có một số, thậm chí là rất nhiều, cử chỉ vô thức thể hiện căn tính tôn giáo chưa bị mất đi trong ký ức ngầm. Con người hiện đại là con đẻ thoát thai từ homo religiosus.

Hôm nào có thời gian phân tích lại cách hiểu huyền thoại của Eliade cũng hay, đại khái với Eliade huyền thoại nghĩa là khuôn mẫu mà con người tôn giáo nhất thiết phải theo, nếu muốn vũ trụ thực sự là một thực tế, và hơn thế nữa, nếu muốn sống được.

Mấy đoạn này rất hay:

"Nhưng cho dù con người hiện đại tự cảm thấy và tự coi mình là không tôn giáo, thì nó vẫn nắm được cả một hệ huyền thoại bị che đậy và nhiều thứ nghi thức thoái hóa."

"Có lẽ phải có một công trình viết về các huyền thoại của con người hiện đại, về những huyền thoại ẩn giấu trong những buổi trình diễn được nó yêu mến, trong những cuốn sách được nó thích thú. Điện ảnh, cái "nhà máy của những ước mơ" ấy, lại lấy lại và sử dụng vô số mô típ huyền thoại: đấu tranh giữa Anh hùng và Quái vật, các trận đánh và những thử thách khai tâm, các nhân vật và những hình ảnh mẫu ("cô gái trẻ", "vị Anh hùng", "cảnh Thiên đường", "Địa ngục", v.v...). Ngay cả việc đọc cũng mang một chức năng huyền thoại: không phải chỉ vì nó thay thế cho việc kể chuyện huyền thoại trong các xã hội cổ xưa và văn học truyền miệng, mà chủ yếu vì việc đọc đem lại cho con người hiện đại một sự "thoát khỏi thời gian" có thể so sánh với sự "thoát khỏi Thời gian" do các huyền thoại đem lại. Cho dù người ta "giết" thời gian với một tiểu thuyết trinh thám, hay đi vào một vũ trụ thời gian xa lạ mà bất cứ tiểu thuyết nào cũng mô tả, thì việc đọc cũng đưa con người ra khỏi thời gian sống của cá nhân mình và đặt nó vào những nhịp điệu khác, làm cho nó sống trong một "lịch sử" khác."

+ Nói về chuyện đọc hay chưa? :)

+ Đọc bản dịch của Huyền Giang thật là thích, lần đầu tiên tôi được đọc một cách sử dụng tiếng Việt rất gần với quan niệm của cá nhân tôi về "những" và "các". Điều này thì thôi không nói, các bác mà thực sự quan tâm, chịu khó suy nghĩ thì thế nào cũng nhìn ra lôgic của vấn đề, dễ cực.

+ Hôm nay đã nhìn thấy bản dịch tiếng Việt Lịch sử tình yêu của Nicole Krauss. Haha, hóa ra không phải chick-lit nhỉ. Đợi nó in ra xem thử em pippa có bị bé bằng con gián không :d Krauss ra cùng lúc với Bret Easton Ellis (quyển đầu tay, về Los Angeles), một kết hợp cũng ngộ, hỉ?

+ À, cái mong ước viết về huyền thoại thời hiện đại của Eliade, chỉ vài năm sau khi Eliade viết cuốn sách này, Roland Barthes đã làm (năm 1957 Eliade rời Paris sang Chicago rồi ở lại đó đến cuối đời, tức là trong vòng khoảng 30 năm, cũng năm ấy Barthes cho in Mythologies, là tập hợp các bài báo đã viết trước đó). Những huyền thoại do NXB Tri Thức ấn hành cách đây chưa lâu, là cả một kho báu đấy, nhưng chẳng mấy ai quan tâm cả hic, như thường lệ. Không biết giữa Eliade và Barthes có liên hệ gì không nhỉ, chẳng hạn như Eliade có viết review sách của Barthes không nhỉ? Lại thêm một câu hỏi phải đi giải quyết :d

22 comments:

  1. "Với Eliade, quả thực là có các nhóm người không tôn giáo ở mức độ triệt để, như là các nhà khoa học (hic, chưa chắc đâu nhé :d) nhưng con người hiện nay vẫn mang ở thẳm sâu trong mình con người tôn giáo; con người hiện đại vẫn có một số, thậm chí là rất nhiều, cử chỉ vô thức thể hiện căn tính tôn giáo chưa bị mất đi trong ký ức ngầm."

    Cái này được Feynman chỉ ra trong bài thứ ba trong cuốn " Ý nghĩa của mọi thứ trên đời" rồi nhỉ?

    ReplyDelete
  2. mặc dù không để lại tên, mình vẫn đoán được bạn vừa comment là bạn nào, xác suất đúng là 78% (theo một thuật toán cực kỳ phức tạp :d)

    sợ chưa :)

    ReplyDelete
  3. bạn này gấu quá nhỉ, hay mình khai tên thật, tên cơ quan và địa chỉ trụ sở làm việc luôn nhờ hehe

    xác suất sợ lần này là 85,35%

    ReplyDelete
  4. Nói thế, càng không sợ ấy chứ.

    ReplyDelete
  5. ơ thế à :(

    thôi mang máy về sửa, mang ra thử lại chuyến sau vậy :p

    ReplyDelete
  6. Hi hi hi, nói về việc đọc mà như một lời ủi an với Nl-người mang tiếng chỉ biết đọc sách và chăm con-ý nhỉ?

    ReplyDelete
  7. nói về cái thiêng của gốc cây, hòn đá, nhớ đến bài thơ Footnote to Howl ("Chú thích về tiếng gào") của Allen Ginsberg:

    Holy! Holy! Holy! Holy! Holy! Holy! Holy! Holy! Holy! Holy! Holy! Holy! Holy! Holy! Holy!
    The world is holy! The soul is holy! The skin is holy!
    The nose is holy! The tongue and cock and hand and asshole holy!
    Everything is holy! everybody's holy! everywhere is holy! everyday is in eternity! Everyman's an
    angel!
    The bum's as holy as the seraphim! the madman is holy as you my soul are holy!
    The typewriter is holy the poem is holy the voice is holy the hearers are holy the ecstasy is holy!
    ...

    "thơ" đấy nhé. Ginsberg thuộc nhóm Beat ở Mỹ. Trong nhóm này có Jack Kerouac, viết quyển nổi tiếng On The Road ("Lang thang"), gói ghém một ngôn ngữ văn chương mới cho những trải nghiệm trần trụi của cuộc sống bình phàm: đến tận cùng của phàm là thiêng. ai bảo phải "bay trên trời" mới là thiêng, còn gánh nước, chẻ củi, đi tè, ngã đau, không là thiêng? à, chỗ này phải hỏi các thiền sư :)

    hôm nọ có người khai là "khi ngã, nghĩ đến một cái gì đó rất là thiên khải", hề hề, bớt đau chưa? [nsc]

    ReplyDelete
  8. Lịch sử tình yêu của Nicole Krauss.

    Tôi thấy chữ Histroy mang nghĩa "cuộc truy tìm" nhiều hơn là nghĩa "lịch sử".

    ReplyDelete
  9. pq: tks, sẽ suy nghĩ thêm

    nsc: bác lại lạc hậu rồi: "On the Road" bản dịch Cao Nhị đã in tại Việt Nam cách đây nhiều năm, tên "Trên đường cái quan", bản dịch này đã được cover lại và in cách đây 2 năm gì đó, đổi tên thành "Trên giường" í lộn "Trên đường", kèm một phụ lục đối chiếu các nhân vật trong sách với nhân vật có thực, như là anh Ginsberg chuyên hít cỏ hihi, đó là ngay sau khi bên Mỹ in original scroll

    ReplyDelete
  10. hmm, chỗ này tế nhị. tác phẩm thứ hai của Nicole Krauss là một câu chuyện về một quyển sách (a book within a book): có một chàng đang yêu, viết một tác phẩm về tình yêu ấy, đặt tên là The History of Love; rồi chạy loạn Nazi, người lưu lạc, sách lưu lạc, bao nhiêu biến cố, bao nhiêu nhân vật, chồng chất lên trên quyển sách ban đầu kia, chạm tới rất nhiều thể loại của tình thương và tình bạn, không phải chỉ tình yêu giữa hai tình nhân.

    đã bảo Krauss (ít ra là quyển này) không phải chick-lit mà lị. nhưng mà ai kỵ "bà nội bà ngoại bay trên trời" kiểu magical realism của Gabriel García Márquez sẽ không thích quyển này lắm.

    đúng vậy, nxb yêu cầu Kerouac "chuyển tên" vì e ngại liên hệ pháp lý với những nhân vật ngoài đời. thực ra, trước khi in Original Scroll năm ngoái thì những người ngâm kíu văn học đã đoán được ai là ai (mà không cần công thức toán học) :) [nsc]

    ReplyDelete
  11. à Kerouac ngồi xuống gõ máy chữ (chưa có Word trên computer) một lèo On The Road trong vòng 3 tuần [nsc]

    ReplyDelete
  12. ấy, bà nội bay lên trời mà phục sức như bà nội Oskar trong "Cái trống thiếc" thì cũng kỳ thú bác ạ, ít nhất ta cũng biết bà mặc trên người bao nhiêu lớp váy

    cái kỹ thuật ấy gớm nhỉ: bẩn cái trong cùng là lột ra mặc ở ngoài cùng, cứ thế tuần hoàn, động cơ vĩnh cửu, siêu tiên tiến, Đẹp Fashion Show phải gọi là cụ :d

    anh Littell viết Les Bienveillantes một mạch trong khoảng 120 ngày bác ạ :)

    ReplyDelete
  13. "mặc bao nhiêu lớp váy" :))) nghĩ cho cùng, ai cũng ít nhiều "lớp váy" cả bác ạ.

    vầng, họ âm thầm "gestation" nhiều năm trời, đói lên khát xuống, đến khi viết thì tuôn ra.

    Krauss chơi chữ: "history" nếu là tên sách của cô ấy thì có thể hiểu là "lịch sử", nhưng nếu hiểu là quyển sách tình yêu kia mà cô đề cập đến thì nên hiểu là "story", như tiếng Pháp "histoire" có hai nghĩa. [nsc]

    ReplyDelete
  14. Ý niệm "ganz andere" (wholly other) xuất phát từ Rudolf Otto trong bản dịch tiếng Anh "The Idea of the Holy" ("Ý tưởng về sự linh thiêng"), 1917. Đến 1957 thì Mircea Eliade ra quyển "Thiêng và Phàm".

    Eliade tiến thêm một bước: "cái ở giai tầng hoàn toàn khác" biểu hiện ngay trong bối cảnh bình phàm. Và các sinh hoạt sáng tạo của con người là cố gắng hiển lộ "cái khác" ấy. Trong trích dịch của NL ở trên có một đoạn hay tuyệt:

    Ngay cả việc đọc cũng mang một chức năng huyền thoại: không phải chỉ vì nó thay thế cho việc kể chuyện huyền thoại trong các xã hội cổ xưa và văn học truyền miệng, mà chủ yếu vì việc đọc đem lại cho con người hiện đại một sự "thoát khỏi thời gian" có thể so sánh với sự "thoát khỏi Thời gian" do các huyền thoại đem lại. Cho dù người ta "giết" thời gian với một tiểu thuyết trinh thám, hay đi vào một vũ trụ thời gian xa lạ mà bất cứ tiểu thuyết nào cũng mô tả, thì việc đọc cũng đưa con người ra khỏi thời gian sống của cá nhân mình và đặt nó vào những nhịp điệu khác, làm cho nó sống trong một "lịch sử" khác.

    Thế là đi một vòng "lịch sử" :) [nsc]

    ReplyDelete
  15. trong lời nói đầu cho bản đầu tiên (tiếng Pháp; cả Ionesco lẫn Cioran đều viết tiếng Pháp, trong đó hành trình viết tiếng Pháp của Cioran là cả một cuộc Odyssée, ref. Linda Lê :d) Eliade cũng ngay lập tức cho biết quyển "Thiêng và Phàm này" lấy cảm hứng trực tiếp từ Rudolf Otto

    ReplyDelete
  16. trong kết luận của entry trước, NL có câu này: "chỉ nhìn thấy những gì muốn nhìn thấy". điều này không sai, vì trong rất nhiều trường hợp "tôn giáo" mang tính giáo điều độc đoán, và "tôn giáo" ở đây được hiểu trong nghĩa rộng nhất, bao gồm những cái "ism": những chủ thuyết, những chế độ, những phe nhóm hẹp hòi.

    văn chương, trong nghĩa sâu sắc và tế nhị, chuyển tải những đề tài mang tính tôn giáo dưới nhiều hình thức sáng tạo phong phú, đôi khi "phá hệ", để tránh cái bẫy giáo điều trơ trẽn. theo tôi, con người sẽ hiểu chính mình và hiểu lẫn nhau qua văn chương, không phải qua "tôn giáo".

    Eliade nói đến "thánh" và "phàm" là nói đến con người, sự tìm kiếm của con người [nsc]

    ReplyDelete
  17. à còn chuyện này nữa: Eliade cũng viết văn đấy, nhiều tiểu thuyết là khác; đợt trước tò mò tôi cũng thử tìm đọc một ít, chán khó tả í, chán như là Kristeva hay Compagnon viết văn í :)

    đợt cách đây vài năm báo chí phương Tây khui ra vụ cả ba ông thánh Rumani (Ionescu, Cioran và Eliade), hoặc ít nhất là hai người hồi trẻ từng là thành viên "Đoàn thanh niên Nazi"

    lịch sử phàm tục gớm nhỉ

    ReplyDelete
  18. Eliade thì không phải là Georghiu rồi :d

    tôi cũng đang định viết tiểu thuyết đấy hihi

    ReplyDelete
  19. viết đi, cho nhiều xếch vào :) nói thế, chứ trong lĩnh vực nghiên cứu, NL nhìn ra nhiều điều "lạ" mà tôi appreciate [nsc]

    ReplyDelete
  20. nazi à? ôi dào, bên đức thì có heiddeger, sau này "em mắc cở làm thinh" [nsc]

    ReplyDelete
  21. cám ơn, xuất phát từ quan điểm thôi: theo tôi công việc nghiên cứu (và cả phê bình, một phần) chỉ có hai từ-chìa khóa thôi, mọi cái khác đều phiên phiến được cả, hai từ ấy là "đóng góp" và "phát hiện"

    ReplyDelete