Jun 14, 2010

Imitatio Dei

Nhận được mấy quyển sách mới, có quyển của Sellier tập essai mấy chục bài, trong đó có bài về mythe (huyền thoại), cố gắng trả lời câu hỏi "Huyền thoại văn chương là gì?".

Ba bậc thầy trong lĩnh vực huyền thoại học là Claude Lévi-Strauss, Georges Dumézil và Mircea Eliade. Tiếp nối các nhà dân tộc học, "huyền thoại văn chương" cũng nhanh chóng trở thành một đối tượng nghiên cứu rộng khắp, trong đó có các đỉnh cao chẳng hạn như tác phẩm của Denis de Rougemont và nhất là loạt sách về nhân vật don Juan của ông thầy Pierre Brunel của tôi (don Juan là một trong những huyền thoại lớn của Tây phương rất hiếm hoi không xuất phát từ Hy Lạp).

Mircea Eliade đã từng e ấp xuất hiện ở Việt Nam trên hai số tạp chí Văn học nước ngoài cách đây đã lâu, nhưng chắc ít người biết. Đó mới là một nửa bản dịch Cái thiêng và cái phàm (Le Sacré et le Profane) của nhà bác học gốc Rumani, một trong ba nhân vật Rumani nổi tiếng nhất thế kỷ XX, bên cạnh Eugène Ionesco và Emil Cioran (tất nhiên là phải kể cái bác gì độc tài cái gì cu cu quên béng mất rồi).

Paul Ricoeur trong một quyển hồi ký đã tỏ ý vô cùng tiếc nuối vì nước Pháp không giữ chân được Eliade, để Eliade bỏ sang Chicago mất (trường hợp nước Pháp mất người cho Chicago có vẻ phổ biến nhỉ, như hiện nay là hòa thượng Thích Học Toán ấy :d).

Người dịch cuốn sách của Eliade sang tiếng Việt là dịch giả Huyền Giang, một trong những người có công lao lớn nhất trong việc dịch sách thuộc mảng khoa học xã hội, nhất là dân tộc học, sang tiếng Việt. Huyền Giang thuộc nhóm một vài học giả tập trung quanh nhà xuất bản Thế Giới, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật và Đỗ Lai Thúy.

Các bác sắp được đọc toàn bộ bản dịch của Huyền Giang, nửa quyển đã đăng Văn học nước ngoài và nửa quyền còn lại mới chỉ ở dạng bản thảo :)

Đọc các nghiên cứu về huyền thoại trong tiếng Việt lại nhớ bác sĩ Trần Ngọc Ninh, người đưa ra quan điểm "huyền mà không hoặc" khi bàn tới huyền thoại, ngay từ những năm 1970.

Theo Eliade, con người bắt chước thần linh (imitatio dei) là chuyện đương nhiên, phổ biến, không có gì phải đặt ra vấn đề, ở những "con người tôn giáo". Kích thước thời gian và không gian đều hết sức khác biệt giữa "con người tôn giáo" và "con người không tôn giáo". Con người không tôn giáo không thể hiểu nổi một số chuyện. Bắt chước thần linh là chuyện đương nhiên, nên việc Aristote đưa ra khái niệm mimesis (bắt chước/mô phỏng) không phải là một cái gì đó quá khó hiểu. Có một độ chênh nhất định giữa imitatio deimimesis trong sáng tạo nghệ thuật, nhưng ít ra là có căn cứ để hiểu được.

Con người phàm tục không hiểu được bản chất của sự bắt chước, và thường xuyên thô thiển quy chuyện đạo văn về vấn đề luân lý. Xã hội trí thức Việt Nam hiện nay đang có đầy đủ dấu hiệu của một xã hội bất tri về tinh thần tôn giáo.

Ở đây vẫn chưa bàn tiếp về khía cạnh tạo sinh của đạo văn.

* Nhìn thấy cụm imitatio dei là tức khắc thấy rùng mình sởn gai ốc nhớ về một thời lăn lưng học tiếng Latinh hic.

+ Giờ mới biết hóa ra nhiều người choáng vì Washington Square của Henry James thế. Me too :) Có một lần trong một cuộc hội thảo, tôi đã lấy đúng ví dụ về Henry James để phản đối ý kiến cho rằng các nhà văn nữ mới hay viết về đám cưới, hôn nhân. Làm gì có chuyện đó :d

80 comments:

  1. Huyền Giang và K. Giang có là một không ?

    ReplyDelete
  2. chịu

    tôi cũng không biết gì về tiểu sử Huyền Giang đâu

    ReplyDelete
  3. Có ai cho tui biết Huyền Giang và Nhữ Thành là ai không? Tui nghe đồn Huyền Giang là Nguyễn Kiến Giang còn Nhữ Thành là Phan Ngọc nhưng có có "tang chứng, vật chứng" nào để xác thực cả. Nhưng dù thế nào thì, theo thiển ý tui, hai dịch giả này vẫn là đỉnh cao đầy thách thức cho những người như bác NL muốn vượt qua.

    Về "Thần thoại học", theo bác NL, chúng ta sắp được đọc "Cái thiêng và cái phàm" của M. Eliade. Đây quả là một tin vui. Nhưng, đến khi nào, bên cạnh "Cái thiêng và cái phàm" (Eliade) sẽ là "Các hình thái sơ đẳng của đời sống tôn giáo" (E. Durkheim) và "Nhân loại học cấu trúc" (C. Lévi-Strauss) nhỉ?

    ReplyDelete
  4. Sorry các bác vì gõ lộn và gõ thiếu mấy chữ:
    + nhưng KHÔNG có "tang chứng, vật chứng" nào để xác thực cả.
    + bên cạnh "Cái thiêng và cái phàm" (Eliade) sẽ là "Các hình thái sơ đẳng của đời sống tôn giáo" (E. Durkheim) và "Nhân loại học cấu trúc" (C. Lévi-Strauss) BẰNG TIẾNG VIỆT nhỉ?

    ReplyDelete
  5. Nhữ Thành là Phan Ngọc thì có thể chắc chắn với bác phucdinhhong được ngay, còn vụ kia thì nếu bác chờ được tôi sẽ hỏi cho.

    SG ngày xưa có Bửu Lịch rồi Trần Đỗ Dũng cũng viết sách dựa theo lý thuyết Lévi-Strauss rồi đấy, bác chắc cũng đã biết.

    Bản thảo dịch của nhóm học giả Đoàn Văn Chúc, Huyền Giang, Ngô Bình Lâm còn kha khá chưa in đấy, hy vọng sau này sẽ có cơ hội và có... tiền để in.

    ReplyDelete
  6. Hic, Nhữ Thành Phan Ngọc chính là người dạy cho tôi mấy bài học hồi tôi còn nhỏ, đến giờ tôi vẫn nhớ. Tuy rằng giai đoạn sau này ông ấy có những lầm lạc (:d) nhưng thành tựu học thuật của Phan Ngọc vẫn cứ hết sức tuyệt vời. Tôi chưa biết đến chừng nào thì có người viết được một quyển sách về Truyện Kiều vượt được ông ấy.

    ReplyDelete
  7. hehe, nhờ quyển sách về Truyện Kiều của ông mà tôi mới biết cách sử dụng từ thuần Việt và từ Hán Việt đó. Đó là quyển sách tôi được học rất nhiều về ngôn ngữ tiếng Việt.
    Bác NL sướng hen, lúc nhỏ đã được các đại sư phụ truyền ấn; còn tôi (hic) muốn học phải tự đi mò ... tôm.

    ReplyDelete
  8. Không có chuyện đó đâu. Ông ấy chẳng qua tình cờ là hàng xóm nhà tôi thôi, và cũng chỉ có mình ông ấy thôi :) Được cái ông ấy cho tôi mượn một số sách hết sức quan trọng như quyển về Hiện tượng luận của Lyotard, và thỉnh thoảng vui chuyện nói một vài bí quyết về học hành và dịch thuật.

    Sợ nhất là ngồi gần ông ấy bị ông ấy vỗ đùi đau gần chết haha.

    Quyển "Mẹo học từ Hán Việt" của Phan Ngọc cũng dạy nhiều điều rất hay, mấy cái công thức A B C cộng trừ ấy, hữu dụng ra phết đấy.

    Chán nhất là "Bản sắc văn hóa Việt Nam" hic.

    ReplyDelete
  9. @NL: "nhóm học giả Đoàn Văn Chúc, Huyền Giang, Ngô Bình Lâm"
    Phải chăng Ngô Bình Lâm là đồ đệ của hai vị kia? Vì công lực của ĐVC và HG thuộc "kẻ tám lạng, người nửa cân", còn NBL vì kém xa hai vị này. Do ở tận miền sâu miền xa, mù mù mờ mờ về các vị "[cây] đa đề" này, nên chỉ đoán mò vậy thôi. Có gì bác NL thông tin giúp.

    ReplyDelete
  10. lần này lại sorry vì cái tội gõ sai:
    xin sửa lại là "còn NBL THÌ kém xa"

    ReplyDelete
  11. hic tôi chưa xem hết các bản dịch của từng người, nhưng tôi cũng nghĩ giống bác

    ReplyDelete
  12. mãi mới được đọc một bài "nặng ký" một tí, từ đầu đến cuối đều khoái, không dài lắm mà tòm gọn nhiều chi tiết quan trọng, nhất là các nhân vật cần phải học. Paul Ricoeur cũng được Chicago vuốt ve kỹ lắm, sang dạy mỗi năm vài tháng; hình như ở VN mình chưa đụng chút nào vào Ricoeur.

    rộng hơn, VN chưa có một nền tảng "Religious Studies" đàng hoàng, trong đó Eliade, Durkheim, Weber, William James (anh ruột Henry James), Ricoeur (Hermeneutics), và ngay cả Foucault và Derrida (Deconstruction) đóng những vai trò lý thuyết và phương pháp nòng cốt. VN chưa hiểu tôn giáo.

    rất thích: "Con người phàm tục không hiểu được bản chất của sự bắt chước, và thường xuyên thô thiển quy chuyện đạo văn về vấn đề luân lý. Xã hội trí thức Việt Nam hiện nay đang có đầy đủ dấu hiệu của một xã hội bất tri về tinh thần tôn giáo."

    và cũng thích: "... đã lấy đúng ví dụ về Henry James để phản đối ý kiến cho rằng các nhà văn nữ mới hay viết về đám cưới, hôn nhân."

    [nsc]

    ReplyDelete
  13. Ricoeur có "Chính mình như một người khác" (Soi-même comme un autre) đã dịch, Trịnh Văn Tùng dịch, hình như chủ yếu để thuyết minh cho thuyết dịch riêng của TVT. TVT cũng là người dịch Alain Touraine nếu như tôi nhớ không nhầm; theo thông báo của NXB Tri Thức thì sẽ sớm có Pierre Bourdieu

    Touraine và Bourdieu, hai đối thủ của nhau, đều xuất thân từ Normale Sup :d

    dòng sách thần học thật ra cũng có đấy, nhưng lưu hành trong phạm vi rất nhỏ, không dễ tìm

    ReplyDelete
  14. tôi thì tránh dùng "thần học" (theology) vì nó chỉ là một mảng (nhỏ) trong Religious Studies, mà trong lĩnh vực này họ quan tâm về "text" thâm sâu không kém các vị bên văn học đấy

    à, mới biết "HT THT" là người hùng toán học, nhận giải Clay bay bướm, bắt đầu tháng 9 này dạy ở Chicago [nsc]

    ReplyDelete
  15. Hình như Phan Ngọc có viết một bài phân biệt giữa “những" và “các", nếu bạn Nhị Linh đã đọc và chia sẻ thì hay biết bao. Cám ơn cật lực.

    ReplyDelete
  16. Bài đó trên "Văn học nước ngoài" số 1, 1996, số đầu tiên luôn ấy, có toàn văn tiểu thuyết "Sự bất tử". Cũng không có gì đâu bác ạ. Nếu bác vẫn muốn đọc thì tôi scan gửi qua mail cho.

    ReplyDelete
  17. Có tác phẩm nào của Henry James được dịch ra tiếng Việt chưa nhỉ? Nghe nói bác này là dạng Nam tào Bắc đẩu ở Mỹ nhưng ở Việt Nam có vẻ ít người biết hay đọc (including me, hehe).

    ReplyDelete
  18. người Mỹ họ nói dí dỏm là William James là nhà văn giỏi tâm lý, còn Henry James là tâm lý gia giỏi viết văn. nhận xét ấy khéo. cái ngành gọi là Tâm lý học (Psychology) là do William James tiền phong, hệ thống hóa và chính thức hóa nó (1890), khi ông chuyển từ Y khoa sang. ông viết những văn bản khoa học rất hay, không khô khan. các tác phẩm của Henry James thì có nhan nhản những nhận xét tinh tế và dí dỏm về tâm lý con người (nhất là phái nữ) trong các tình huống xã hội.

    William James thì nên dịch The Varieties of Religious Experiences (mỏng, nhưng kinh điển). Henry James nếu chưa dịch thì tôi đề nghị bắt đầu bằng quyển The Portrait of a Lady. Chàng này con nhà dầu đẹp dai học dỏi, lúc nhỏ đã được cha mẹ cho đi nhiều, lúc nhớn thì lại sống ở Paris: phần lớn tác phẩm viết ở Paris.

    ậy, "có vẻ ít người biết hay đọc (including me, hehe)" mà sao viện dẫn Henry James về đám cưới đám ma gì gì hay thế? chắc lại một đường Imitatio Dei chứ gì? :)) [nsc]

    ReplyDelete
  19. đọc lại mới biết mình lẫn Linh với Nhị Linh ở đoạn cuối comment vừa rồi. sorry! :( [nsc]

    ReplyDelete
  20. He he, chiều nay nhà cháu vừa ôm về hai con Văn tâm điêu long và Hàn Phi tử của Phan Ngọc xong

    ReplyDelete
  21. thần tượng cuộc đời Henry James là... Jane Austen :) hôn nhân từng là một chủ đề triết học rất sâu sắc, còn ngày nay là một vấn đề (kd đục bỏ hehe)

    Nhị James công nhận rất oách :d

    nếu muốn đọc vào Henry James thì nên đi từ mấy quyển rất mỏng như "Daisy Miller" hoặc "What Maisie Knew", còn muốn biết một miêu tả bậc thầy cuộc đời người Mỹ ở Paris thì có "The American"

    rất lạ là SG trước đây dịch không ít tác giả Anh Mỹ, từ Herman Melville, Thomas Hardy cho tới cả Edith Wharton nhưng tôi chưa bao giờ thấy có quyển nào của Henry James được dịch; dĩ nhiên điều này không chắc chăm chăm được, phải mấy đại gia sách cũ từ Đã Nẵng hắt vào trong mới có thể xác nhận được

    ReplyDelete
  22. em đọc note này ko hiểu gì đâu nhé, đọc Leví-Strauss em nghĩ ra mỗi quần bò thôi, còn Phan Ngọc thì đúng cái quyển NL chê dở nhất thì em lại đọc và lấy nó làm cứu cánh suốt thời cấp 3 và 2 năm đầu đại học của đời em. Chỉ có thông báo nhỏ là quà sinh nhật của NL đã gói rồi nhé, gọn gàng, nhẹ nhõm, và thành thật là em mua đúng ngày được giảm giá :P. Hôm nay em ôm thêm về The museum of Innocence, ko hiểu sao cũng rẻ hơi bất ngờ, và một vài tập của chị Alice Munro. (Z)

    ReplyDelete
  23. này anh không lấy Museum of Innocence và Munro đâu nhá, có hết rồi :)

    list sách vài hôm nữa anh gửi nhé, em quẳng lại cái địa chỉ mail cho anh với

    ReplyDelete
  24. thì em có định đưa cho anh mấy cuốn đó đâu, em mua trong cơn chán và thấy nó giá ổn thôi :P Anh nhờ Trang check pm trên FB nhé, em gửi địa chỉ e-mail của em cho Trang.

    ReplyDelete
  25. "đọc Lévi-Strauss em nghĩ ra mỗi quần bò thôi" :)))

    hì, Museum of Innocence đợi vài tháng có paperback vừa rẻ vừa nhẹ (vừa cân lẫn tiền). Alice Munro: mợ Canadienne, đã có quyển nào dịch chưa nhỉ? còn Margaret Atwood?

    à, về Huyền thoại học, đặc biệt là trong bối cảnh Tôn giáo đối chiếu, ở Mỹ có một vị khá phổ thông là Joseph Campbell. Ông có nhiều soạn phẩm, hai quyển nổi bật là The Hero with a Thousand Faces và Myths To Live By, có cơ hội giới thiệu với độc giả VN cũng tốt. [nsc]

    ReplyDelete
  26. dạ chửa bao giờ biết Campbell

    Atwood đã in "Chuyện người tùy nữ" và sắp "Blind Assassins", nghe đâu năm nay bác ấy sang VN :) sang bên Goldmund có đường link thẳng vào blog dịch giả mấy quyển Atwood đó

    Munro thì sắp nhưng là sắp lâu lâu, Runaway

    ReplyDelete
  27. chửa bao giờ biết: thế mới nói :) tks, sẽ liếc qua mấy trang về Atwood dịch

    ReplyDelete
  28. NhiLinh, ngày mai tôi đưa cho bác cái number, NL có thể order rồi nhờ em gì đó sắp về VN khênh sách về giúp, được chứ?

    Amazon.

    ReplyDelete
  29. ui bác Ác ạ, em gái Giò Lang Ben sức yếu lắm, không tải được sách đâu hic

    ReplyDelete
  30. Vậy thì NL dùng số, tự order, rồi Amazon ship về VN, cả tháng mới tới :-(

    ReplyDelete
  31. http://www.amazon.com/gp/help/customer/display.html/ref=hp_navbox_596184_tips?nodeId=596188

    ReplyDelete
  32. Đã đọc về bs.Trần Ngọc Ninh, xin cảm ơn bác NSC chỉ chỗ...
    http://www.viethoc.com/Ti-Liu/bien-khao/khao-luan/taisaoviethoc

    ReplyDelete
  33. @bác NSC: em mua cuốn đó paperback đó ạ, em xin lỗi là em sinh viên nghèo nên chỉ chuyên mua paperback, lâu lâu mới dám xài sang mua 1 cuốn bìa cứng ngon lành (nếu bìa đẹp - gáitính mà :P)
    NL có cái recommendation list cho văn học Mỹ-latin ko? Em trước giờ chỉ mê dòng này (và phim ảnh luôn). Hiện giờ đang được một số bạn hứa sẽ mang tặng/cho/dịch sách vào tháng 7 này, nên đang lên list. (Z)

    ReplyDelete
  34. Hey Z latinophile: Khong biet bac doc Bolano chua, he's still hot :d. Neu bac co phim gi hay(tru hoi Almodovar Medem Inarritu :p I dislike them all) thi co the bat mi' khong, thank you.

    Henry James hay that khong a? Em khong hoan toan la novice nhung hoi truoc co doc Ambassadors kieu school-mandated text nhung lau qua em khong nho la co phan tich tam ly phu nu gi:d Em to mo qua. Any good recommendations on where to start? Nhat la cuon nao ve gia dinh hon nhan ay haha. Thank you.

    Pippa

    ReplyDelete
  35. Bolano thì đợi đọc tiếng Việt cho nó máu :)

    Nếu không phải novice thì đọc béng "Hai cánh bồ câu" đi. Tâm lý phụ nữ (:d) thì "Daisy Miller" là tiêu biểu đấy, nếu không thì xơi luôn "Washington Square", toàn chuyện cưới xin hay cực :p

    ReplyDelete
  36. @Pippa: Mới đây tôi xem The wild journeys, xúc động lắm. The secret in their eyes và The milk of sorrow thì quá nổi rồi. Lúc ở nhà thì tôi hay lê la mấy hàng đĩa lậu cứ cái gì có vẻ Mỹ-Latin là tôi cầm, sang bên này thì xem phim trộm trên mạng cũng cứ phim gì có vẻ Mỹ-latin thì tôi coi, nên ko có hệ thống gì cả :P
    Vào blog NL suốt ngày phải tra google để theo kịp các bạn :P. Đang đọc các review về Rulfo và Bolano. Rulfo có vẻ thích rồi đấy, tại là photographer mà :P (Z)

    ReplyDelete
  37. Join the club, em cung hang ngay vao blog Nhi Linh de bo^? tu'c va(n hoa' day :d. Thanks for the recs, will check them out.

    Cam on NL nhe, em se thu truoc Daisy Miller - sounds sweet.

    Pippa

    ReplyDelete
  38. "Bolaño thì đợi đọc tiếng Việt cho nó máu": quảng cáo bản dịch 2666 đấy hử? :) đang chờ. By Night in Chile (Đêm Chile) có ai dịch rồi thì phải. Nói chung, Bolaño tuyệt vời, genius, xả thân cho văn chương, sống chết với văn chương: tôi thích những ai làm việc hết mình, không kịch cỡm!

    @Z: Museum of Innocence đã ra paperback rồi à, mau thế? Thế thì tôi cũng nên lượm một quyển.

    @Ác: Bác thích thì tôi vui. Nhóm Việt Học làm việc nghiêm túc, toàn "nghiệp dư" đấy, đặc biệt trưởng lão Trần Ngọc Ninh vẫn oách!

    À, nói về phim, hôm trước có người bạn cho xem phim Blindness (Mù lòa). Đọc nguyên bản của José Saramago (Bồ đào nha, Nobel 1998) hay thế [đoạn văn dài, chẳng có chấm, toàn phẩy, hì hì], đến khi xem phim thì chán ơi là chán! [nsc]

    ReplyDelete
  39. em cũng nhớ ko nhầm thì giá sách ở nhà đã có Đêm Chile rồi, nhưng trí nhớ dạo này có vấn đề nghiêm trọng lắm :( Nếu mà dịch 2666 rồi thì tốt quá, em đỡ mua sách tiếng Anh, về nhà đọc sách dịch mua sách dịch của NhãNam vẫn thích hơn, vì rẻ mà ko tốn công mang vác.
    @NSC: vâng, paperback rồi bác ạ. Bên em dạo này thấy một loạt paperback toàn quyển dầy cộp cỡ 7-800 trang trở lên, mà giá rẻ, lại nhẹ hều, em lấy làm sung sướng lắm!
    Ai đọc Shantaram chưa cho em ý kiến, em đang định ôm về. (Z)

    ReplyDelete
  40. hihi như là một reading club ấy nhỉ :)

    tranh thủ quảng cáo bài review tôi viết cách đây khoảng 1-2 năm :d

    Dòng lạ

    Hơn hai mươi năm trước đây, người đọc Việt Nam bắt đầu biết đến tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” và ngày càng có chiều hướng đồng hóa nền văn học Mỹ La tinh với một vài tên tuổi nhất định, trong đó nổi bật hơn cả là García Marquez, luôn được nhắc đến ở tần số cao nhất ở những lần liệt kê bậc thầy văn chương của các nhà văn Việt Nam. Nhà văn Columbia cũng được báo chí văn nghệ nước ta tập trung khai thác đến kiệt cùng, từ vụ thượng cẳng chân hạ cẳng tay với một nhà văn Mỹ La tinh khác cũng lừng danh là Vargas Llosa cho tới tình thân hữu hảo giữa ông và Fidel Castro hay những ăn chơi trong giới bình khang khi đã rất già… Nghĩa là chúng ta được biết rất nhiều về khí chất con người Mỹ La tinh xuất lộ ở các nhà văn nổi tiếng mà không mấy nắm được tiến trình phát triển của cả một châu lục đầy rực rỡ về văn chương nghệ thuật. Một thái cực khác là dòng văn thuần túy best-seller của nhà văn Brazil Paolo Coelho, với các chủ đề triết học đơn giản và dễ hiểu, liên tục hiện diện trên thị trường Việt Nam từ nhiều năm nay.

    ReplyDelete
  41. Jorge Luis Borges của Argentina (nói đúng ra thì không hoàn toàn là Argentina, vì kích cỡ và sự xuất sắc của Borges vượt khỏi bất kỳ ranh giới địa lý hữu hình nào), đại diện của tính trí thức trong văn học Mỹ La tinh, không mấy tìm được tiếng vang ở Việt Nam, và càng ít được biết đến hơn là các nỗ lực của nhiều thế hệ nhà văn sau này trong việc thoát ra khỏi những cái bóng quá lớn của quá khứ. Nhiều người từng kêu gọi hãy đọc Cesar Aira (một nhà văn Argentina khác) thay vì suốt ngày ca tụng Borges, và nhiều nhà văn, đặc biệt ở hai trung tâm lớn của văn học Mỹ La tinh, Mexico và Chile, nghĩ rằng García Marquez không phải một hình mẫu nhất thiết và văn chương không bắt buộc phải có cảnh bà nội bà ngoại bay lên trời.

    Gần đây hai cuốn tiểu thuyết từ khu vực nói trên đã được xuất bản tại Việt Nam, chắc hẳn có thể giúp cải chính phần nào cảm giác về một nền văn học khó nắm bắt nhưng đầy quyến rũ, và chắc chắn là cũng giàu chất “hiện thực” như bất kỳ nền văn học nào khác, đồng thời cũng không tìm cách chăm chăm nhấn mạnh vào tính “huyền ảo” hơn văn chương một lãnh thổ nào. Quyển thứ nhất là “Cuộc sống vợ chồng” của nhà văn người Mexico Sergio Pitol (Lê Xuân Quỳnh dịch, Bách Việt & NXB Phụ nữ), bản chứng từ đầy chi tiết nhưng cũng không thiếu điên rồ của đời sống hôn nhân. Quyển thứ hai, “Đêm Chile” của nhà văn Chile Roberto Bolaño (Bùi Trọng Nhự dịch, Bách Việt & NXB Phụ nữ), lại là một hồi ức đầy lạ lùng của một thầy tu kiêm nhà thơ và nhà phê bình văn học của đất nước Chile.

    ReplyDelete
  42. Điều khiến hai cuốn tiểu thuyết này gần nhau là nỗ lực của hai tác giả trong việc đưa lại cuộc đời gần như hoàn chỉnh của hai con người trong rất ít trang sách (hai cuốn tiểu thuyết đều dày chưa tới 200 trang). “Cuộc sống vợ chồng” là đời Jacqueline Cascorro, một người đàn bà mang đầy đủ khí chất của một phụ nữ Mỹ La tinh: nồng nhiệt, bốc đồng, sẵn sàng bắt tay vào một việc gì đó hơn là kết thúc nó. Cùng với người chồng Nicolás Lobato, Jacqueline sống qua đầy đủ cái mà người ta gọi là “cuộc sống vợ chồng”, nhất là các khía cạnh đen tối nhất của cuộc sống ấy. Điển hình cho cái tính khí bốc đồng và xét cho cùng là phù phiếm của Jacqueline là một cuốn sổ trong đó bà “dùng hai trang để chép lại các câu trích dẫn về văn chương mà bà thích thú và một trang khác để bày tỏ những tình cảm của mình trước cái mà bà cho là thất bại của cuộc hôn nhân” (tr. 14). Jacqueline không hoàn toàn trải qua cuộc sống vợ chồng, mà bà đi qua nó với một niềm tin chắc chắn vào sự thất bại của nó, ấn tượng không có thực về một thảm họa có thực; tất cả được miêu tả dưới một ngòi bút bậc thầy pha hơi hướm Balzac.

    “Đêm Chile” đáng nói hơn ở kỹ thuật viết văn: từ đầu đến cuối cuốn tiểu thuyết là một khối duy nhất không tách rời, không có xuống dòng, và cần phải đọc nó trong tinh thần của một đêm trọn vẹn, một đêm có “tính chất Chile” theo một cách nào đó. Trong cái đêm ấy, không có các câu chuyện, mà có các “mảng” truyện: mảng truyện về nhà phê bình kiệt xuất Farewell, mảng truyện có liên quan đến nhà thơ Chile được giải Nobel Văn học Pablo Neruda, mảng truyện về nhà văn Đức danh tiếng Ersnt Juenger, nhưng đồng thời cũng có mảng không liên quan gì đến văn chương, như khi Bolaño miêu tả đầy sinh động những con chim ưng của các vị linh mục. Để rồi Allende và Pinochet qua đi trên chính trường, còn với nhà phê bình Ibacache ở thời điểm cuối đời, mọi thứ, mọi gương mặt “đều lướt đi với tốc độ chóng mặt” trong đêm Chile mịt mù, như một chứng tích cho một dòng lạ của văn chương thế giới.

    Nhị Linh

    ReplyDelete
  43. Nếu mà NL dùng fb thì đã có Hội những người hâm mộ NL rồi. hi hi.
    Không thể ngờ rằng, cái hiệu sách cùi bắp Nguyễn Văn Cừ vẫn lòi ra được cuốn "Điệu valse giã từ", hay thật, và vô thiền lủng lẳng những thứ khác, N.Gordimer...

    ReplyDelete
  44. hehe, no fb and no cat :)

    hiệu Nguyễn Văn Cừ tôi vừa khai quật được cả bộ Hoàng Xuân Hãn đủ 3 tập, 2 tập Tiểu thuyết thứ Năm và vô số cái khác nữa, bây giờ các bác đến tìm thì hết rồi haha

    ReplyDelete
  45. tks cái spoiler này nhé, hihi. Em đã ôm được một số của Borges rồi, mê lắm, từ cái thời đọc truyện ngắn dịch in ở VN từ năm 9mấy (tập Đôi mắt lụa, phần lớn là truyện Mỹ-latinh và Nhật). Mới được bạn em recommend thêm cuốn A world of Julius của Bryce Echenique, may quá bên này có. Một thiệt hại cho tình yêu văn học Mỹ-latinh là ko biết tiếng TBN hoặc BĐN, vì văn dịch ra tiếng Anh ko nhiều lắm. Nhưng óc em thì quá bé để nhét thêm một thứ tiếng nào khác vào rồi :(
    À, ngoài 2 tập mà NL đề cập ở trên, em nhớ năm ngoái có mua 1 tập truyện ngắn các tác giả Mỹ latinh, cũng của NXB Phụ nữ in, mà hình như sách dịch chui, ko bản quyền. Tựa đề hình như có "dòng sông". Và sau đó còn tìm được Miền đất quả vàng nữa (nhưng là sách dịch và in lâu rồi).(Z)

    ReplyDelete
  46. tại em Z không để ý lục sách cũ thôi, tác giả Mỹ Latinh có mà đầy: Asturias, Amado, Carpentier, Jimenez vân vân và vân vân, đấy là mới chỉ gọi là nửa đêm sực nhớ thôi nhá

    à Mỹ Latinh thì đọc anh Sepúlveda làm quái gì :d

    về cơ bản Borges chưa có mặt ở VN, các bản dịch (số lượng cũng nhỏ), tất tật, đều rất tệ

    ReplyDelete
  47. Thank you! "Flashback" rất hữu ích. :)

    Bolaño có lần "kê nhẹ" về García Marquez là bác này chỉ thích được chụp hình bắt tay tổng thống tài tử gì gì. Nói tài tử, chợt nhớ Salman Rushdie ôm cô này cô nọ cao hơn mình cả nửa thước, lại còn thú nhận là mơ được đóng phim cơ! Thôi, các ông cứ viết vài quyển thật oách, rồi chết ngay đi thì có lẽ máu hơn, chứ nổi tiếng quá lại vừa khát chữ vừa thêm bệnh. Viết văn mà quá sung túc thì hơi khó! :)

    Các tác giả Trung Mỹ, Nam Mỹ, Phi Châu đầy ra đấy, sẽ "bắt gặp" nếu mình đủ mê văn chương. [nsc]

    ReplyDelete
  48. em Z cho Cesar Aira vào list đi, đáng đồng tiền bát gạo đấy

    ReplyDelete
  49. bác nsc cổ hủ quá đi, nhìn Rushdie với mấy cô cũng hay đấy chứ, à mà bác có biết chuyên gia văn hóa đọc người Anh gì đợt trước sang VN có nói, cách promote đọc sách hiệu quả nhất không phải mạng lưới này nọ, reading club etc, mà là nhét sách vào tay các celeb rồi chụp ảnh không?

    cho nên bác cũng đừng kỳ thị quá chứ :d

    ReplyDelete
  50. vâng, tks mọi người nhiều. Đúng là em chưa đủ mê mẩn văn chương đâu. Sepúlveda thì đọc vì có người dịch riêng tặng cho mà đọc, tội gì không?
    Văn chương thì cũng giống như là lúc nào đó "flashback" lên cơn thì mới dữ dội, chứ thường thường thì em chỉ chú tâm chuyên môn. Em có bệnh trí nhớ ngắn, thường em đang tập trung cái này thì em sẽ quên hết cái khác :( (Z)

    ReplyDelete
  51. ko, yêu có tập trung được đâu, phân tán lung tung hết cả :( Đang tập trung chuyên môn!

    ReplyDelete
  52. bác bảo là "nhìn cũng hay" thì đúng với các cô ấy, chứ Rushdie trông như cú vọ phát khiếp. tôi vẫn thích các cô đấy chứ [bà nhà cho phép đàng hoàng: chỉ nhìn], nhất là càng cao càng ít vải càng oách, vấn đề của tôi là Rushdie nhạt rồi, tôi "kỳ thị" văn chương thôi :)) [nsc]

    ReplyDelete
  53. "nhét sách vào tay các celeb rồi chụp ảnh không?": đúng thế, Danielle Steel sắt thép gì ấy à? :) [nsc]

    ReplyDelete
  54. à, Ghosts của Cesar Aira rất lạ, mỏng thôi, nhưng rất lạ [nsc]

    ReplyDelete
  55. "về cơ bản Borges chưa có mặt ở VN, các bản dịch (số lượng cũng nhỏ), tất tật, đều rất tệ"

    Có 1 tuyển tập Borges do Nguyễn Trung Đức dịch cũng 3-400 trang gì đó.

    ReplyDelete
  56. em thấy lúc trước mọi ng nói bác NTĐ dịch sai nhiều lắm, nhưng từ trước, các tác phẩm Mỹ-latinh toàn bác ấy dịch. Tập Borges in chắc cũng phải lâu rồi, nhưng em ko có. Lần này em có mua cả thơ, cả tiểu luận, truyện ngắn và tiểu thuyết của Borges. (Z)

    ReplyDelete
  57. thì có tập đó mà, nhưng tập đó là in cố gắng cho xong để NTĐ được nhìn thấy trước khi mất, có thể coi là một bản dịch chưa hoàn chỉnh

    ReplyDelete
  58. "tiểu thuyết của Borges": Borges có quyển tiểu thuyết nào thế em Z?

    ReplyDelete
  59. Hey Nhị, nhớ đọc mail. Có người sắp về, nếu muốn mua món gì thì cho mình biết luôn.

    ReplyDelete
  60. em nhầm với 1 quyển của bố ông ấy :( (Z)

    ReplyDelete
  61. à, em vừa xem qua 4 cuốn của Aira, toàn mỏng mỏng cỡ trên dưới 100 trang, nhưng paperback rồi mà giá vẫn chát kinh hoàng, ko hiểu có phải do dịch khó hay do tác quyền cao mà sao đắt thế :( (Z)

    ReplyDelete
  62. Sách của bọn New Direction bao giờ cũng đắt. Bọn này chuyên đi xuất bản sách dịch của các tác giả chưa được biết nhiều ở Mỹ, chắc số lượng không nhiều nên giá cao.
    Bố Borges cũng viết văn à?

    ReplyDelete
  63. vâng :(, nên mới có vụ nhầm lẫn ạ! (Z)

    ReplyDelete
  64. Bai Dong La cua Nhi Linh hay phet, "bà noi bà ngoai bay len troi" haha. Khong ro em co nhin sot khong hinh nhu bac co^? ki'nh Cortazar bi bo* moi buon chu. Em thi cuc thich Rayuela, neu bac Z chua doc thi thu xem.

    Cong nhan dot tieng TBN cung ho*i buon vi nguoi ta chon dich cai gi thi minh chi biet cai day thoi huhu. Ben em van tieng TBN duong dai thi thi co Vila-Matas duoc dich nhieu khong kem Kundera o VN haha. Bac Z doc duoc tieng Phap khong em ga('m theo duong chim bo^` ca^u cho thoa? long ye^u :d

    Pippa

    ReplyDelete
  65. tiếng Pháp của mình thì ko đủ để đọc văn chương, chỉ đủ xuề xòa chào hỏi và dùng cho mua bán thôi, nhưng nếu có recommend thì cứ cho hay vì mình có người đủ trình độ đọc hiểu và dịch lại cho nghe :P. Cảm ơn nhiều. Rayuela mới được cô bạn người Peru recommend. Đang trông ngóng vì tháng 7 bố mẹ cô ấy sẽ mang sang tặng một mớ CD nhạc, phim và một số sách của Mỹ-latinh :P Nói chung, mọi bất ngờ đang còn ở phía trước :P (Z)

    ReplyDelete
  66. Rayuela của Julio Cortázar đã có bản dịch tiếng Anh là Hopscotch. (Nếu tôi không lầm thì bản tiếng Pháp tên là Marelle, do Gallimard xuất bản.) Bolaño cũng ca ngợi Cortázar, đặc biệt là quyển này.

    À, hôm nọ trao đổi với NL về các nhà văn "exile" ở Paris: có bác Cortázar này, không về Argentina, nằm luôn ở Montparnasse. [nsc]

    ReplyDelete
  67. tiếng Tây Ban Nha thì tôi học được... một buổi lol, mặc dù nhà đã có cả một chồng sách học và từ điển

    Cortázar và vô số nhà văn khác tôi đều chưa có thời gian đọc, còn Vila-Matas sẽ có trong list gửi em Z, trước nay cũng mới chỉ đọc các bài trên Magazine Littéraire hic

    một ông nữa cũng tuyệt vời là Alberto Manguel, rất quen thuộc với độc giả Pháp, Jorge Semprún thì hơi bị chính trị nhưng cũng ok

    "bà nội bà ngoại bay lên trời" là cụm từ mượn đỡ của một chuyên đề Newsweek làm cách đây cỡ mười năm về một thế hệ nhà văn mới của Chile :)

    ReplyDelete
  68. Là Marelle đó bác NCS, của Gallimard L'imaginaire , giấy đẹp cực.

    Haha vậy trình tiếng Pháp của Z ngang trình tiếng Sì của em rồi, em còn không dám chào hỏi cơ mặc dù có anh hàng xóm (from Barcelona) xinh lắm, xấu hổ sợ nói với anh ý anh ý trả lời thì không biết nói tiếp thế nào huhu and that's not a good look for me :d

    Vila-Matas thì em mới chỉ đọc hai cuốn là Doctor Pasavento với El Viaje Vertical, cả hai đều hay. Còn mấy cuốn nghe hơi lit on lit như Barlteby với Dublinesque thì chắc đúng kiểu Nhị Linh thích đấy haha. Bac Z có người dịch từ nguyên bản rồi vậy Nhị Linh có thích không em buộc phần của bác Z vào lưng mấy con cú VNAirlines :)) về cho?!

    Pippa

    ReplyDelete
  69. haha thế thì buộc cú khác nhé, cú hôm trước sợ vãi lin-hồn :dd

    nói chung nếu có xiền thì nên mua sách thuộc L'Imaginaire và Collection Blanche hoặc Du Monde entier đẹp nhắm

    ReplyDelete
  70. tiền vào lúc này có lẽ nên dành cho những việc quan trọng của đời ta, để mua sách đẹp thì phải vào lúc rất nhiều tiền hoặc tiền thừa ko biết làm gì :( Mình thì trong lúc chưa thừa tiền đã tranh thủ chụp hết những cái bìa mình thích (phát hiện ra một tấm ảnh chụp bìa sách cũng có khả năng trở thành tác phẩm nghệ thuật, mà bán được mới hay :P), và cũng có thể nghĩ tới việc mua một bộ collection bìa sách cất đó thi thoảng giở ra coi :P (Z)

    ReplyDelete
  71. What exactly happened? Don't try to sell me the whole people-treat-me-badly-coz-they-are-jealous-of-my-pretty-thighs bullshit. I'm not buying it :)) Em chỉ biết mỗi chị V làm dịch vụ này thôi ạ. Nếu khó chịu quá thì em gửi qua la poste vậy nhưng có thể chậm hơn đấy hmm what the heck did happen, huh?

    Z: I buy a lot of books based on their covers :d. Thực ra em chỉ cần sách văn học được in bằng giấy rọc, giá phải chăng (à la Cánh Cụt Deluxe)thế là ổn.

    Pippa

    ReplyDelete
  72. try some José Corti then :d

    chị V chắc không vấn đề gì, nhưng về đến chị L bên này thì chị í bắt anh đi một vòng quanh thành phố để nhận :)

    ReplyDelete
  73. Haha vay gui full mailing add cho em vao pippa.finn@gmail, subject Vila-Matas nhe, em se danh day thep ve tan noi :d

    ReplyDelete
  74. hic Jorge Semprún vừa mất, anh làm thêm mấy bài về "dòng lạ" đi

    ReplyDelete
  75. ừa anh cũng đang định đây

    ReplyDelete
  76. hóa ra ở đây cũng có lúc rộn ràng thế, lại còn reading club

    may mà may mà

    ReplyDelete