Aug 20, 2010

Khoa học và xã hội

Ngô Bảo Châu được giải Fields trở thành đề tài bàn luận và một cơ hội để nhìn vào mối quan hệ giữa khoa học và xã hội.

Được một giải thưởng lớn như vậy, Ngô Bảo Châu phải đương đầu với sự nổi tiếng phiền hà, sự co thắt :d của đời sống riêng tư, lời thị phi, những người quen cũ chẳng bao giờ thấy mặt bỗng dưng ở đâu xuất hiện nhiều thế, và không chỉ vậy, cả sự đố kỵ nữa, mà đố kỵ chủ yếu là từ cộng đồng khoa học. Tôi không biết đến trình độ chuyên môn nào và trình độ nhận thức nào thì người ta thôi đố kỵ, sự đố kỵ lẩn khuất cả trong những lời tán dương nồng nhiệt nhất. Trình độ và đố kỵ có lẽ là hai đại lượng rất khó đo lường về mức độ quan hệ.

Rất rất nhiều người nói đến may mắn (và tình cờ). Đây chính là cách giải thích thường gặp nhất ở dư luận xã hội về các trường hợp thành công đặc biệt, bất kỳ ở lĩnh vực nào. Rất rất buồn cười, nhưng mà nó cứ thế đấy. Những người không đủ khả năng tập trung suy nghĩ ba phút mỗi ngày rất thích từ "may mắn": người khác luôn may mắn, chỉ có bản thân mình là thực sự bất hạnh về mặt chiêm tinh học hehehe.

Trong khoa học địa vị của may mắn và tình cờ làm gì có, nó cũng hiếm như là giải độc đắc xổ số kiến thiết thủ đô. Nếu có may mắn và tình cờ thì mấy cái đó cũng chỉ có thể tồn tại dưới một hình thức biểu hiện kết tinh theo một đường lối quái dị của lao động quá khứ.

Điều làm nên tính chất đáng kính trọng ở nhà khoa học là mức độ sống chết với một điều gì đó gần như không ai hiểu được, thậm chí còn không thể hình dung được. Điều này đúng đối với lao động trí thức nói chung và đặc biệt đúng đối với các ngành nghiên cứu cơ bản. Không bỏ cuộc là phẩm tính lớn lao, nếu không có thì lịch sử xã hội chẳng nhúc nhắc được đến một mi li mét. Xã hội không hiểu được điều này, nó sẽ make fun of một nhà khoa học vì anh ta khác người; trong sự tuyên dương của xã hội đã ngầm chứa thái độ: ok hay đấy, nhưng để làm gì?

Bất kỳ một người nghiên cứu nào, đặc biệt ở Việt Nam, nếu chấp nhận làm khoa học dưới con mắt kỳ thị của xã hội (kỳ thị thật, không phải kỳ thị tự bịa ra) đều phải hiểu rằng một sự tôn trọng tối thiểu cũng không hoàn toàn có. Chúng ta còn phải nuôi dưỡng một thái độ angry trước cùng một lúc mấy thứ liền: 1. tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu thế hệ trước không thực sự làm khoa học, mà làm một cái gì đó rất bí hiểm, thậm chí gần với tinh thần tôn giáo hơn là tinh thần khoa học 2. vì vậy cho nên họ để lại một kiểu di sản gì đó rất rất khó gọi tên 3. xã hội kỳ thị chúng ta, coi chúng ta là những kẻ dở hơi, ngay cả khi chúng ta có thành công thì bọn họ vẫn nói là chúng ta nhờ may mắn mà làm được cái này cái kia 4. chúng ta phải chứng kiến cảnh những người có đầu óc và học vấn rất tốt, thậm chí cao hơn chúng ta nhiều, mà trước đây chúng ta từng rất kính nể, dần dần bỏ cuộc 5. nhận lấy một công trình cấp này cấp nọ, hãy biết rùng mình trước viễn cảnh nhà nước trả cho chúng ta những khoản tiền chết đói và nếu muốn giữ được phẩm chất chúng ta phải tự bỏ tiền túi ra mà làm 6. không bao giờ được than thở về cái này hay cái nọ, phải tự nuôi bản thân mình, và phải sống được, để còn có thể cười vào mũi bọn chúng 7. phải biết chấp nhận tình thế xã hội này ị vào chính những gì chúng ta làm để giúp cho nó khá lên 8. khả năng rất lớn là cái xã hội này chẳng bao giờ khá được thật.

bây giờ mình đi ăn trưa hoành tráng :p

13 comments:

  1. Thế khoa học xã hội có được tính là khoa học không? :D
    Nhà khoa học sống ở cái xã hội luôn có tinh thần ị vào những thứ gì có tính khoa học mà vẫn có thể ăn trưa hoành tráng được thì cũng là hoành tráng rồi (lại nhớ tới bữa trưa hoành tráng tại một nhà hàng trên phố Linh Lang của Ngô tiên sinh và Nguyễn đại gia).

    ReplyDelete
  2. Đúng là angry thật!
    "một sự tôn trọng tối thiểu cũng hoàn toàn không có"?

    ReplyDelete
  3. Đây có vẻ là entry chúc mừng một cách ý nhị :)

    ReplyDelete
  4. anh Linh đểu thế! :-)))) (Z)

    ReplyDelete
  5. vấn đề này triết học thật: ăn ở chỗ đông người thì xấu hổ hơn hay ị ở chỗ đông người thì xấu hổ hơn nhị

    ReplyDelete
  6. Khoa học xã hội đúng là khoa học.

    ReplyDelete
  7. thích bài này ghê :x

    ReplyDelete
  8. Xinh phép anh, hơi ngoài lề 1 tí!
    Em được biết anh đã dịch quyển Những cuộc đời song hành (tập 1) Của Plutarque, anh cho em hỏi khi nào thì tập 2 được xuất bản ạ?
    Cảm ơn anh!

    ReplyDelete
  9. Nhị Linh cũng nghiên cứu khoa học nữa à? Đề tài gì vậy? Tưởng chỉ dịch và giới thiệu sách.

    ReplyDelete
  10. Trong 8 điểm ông nêu ra mà ta cần "giữ thái độ angry", tui đồng ý 7 điểm đầu, còn điểm thứ 8 thì không đồng ý, có lẽ bởi tui còn lạc quan ... tếu hơn ông chăng?

    ReplyDelete
  11. What an angry post! Tui đọc bài này của
    Nhị Linh mà không hiểu sao lại nhớ đến The Marshall Mothers LP, muốn rap theo quá.

    ReplyDelete
  12. Tác giả có hiểu mình đang viết gì không?

    ReplyDelete
  13. "1. tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu thế hệ trước không thực sự làm khoa học, mà làm một cái gì đó rất bí hiểm, thậm chí gần với tinh thần tôn giáo hơn là tinh thần khoa học"

    Viet rat hay!!!

    ReplyDelete