Sep 26, 2010

Một người Ý khác, một người Hung khác

Holocaust bị là đề tài cấm kỵ ở quãng thời gian ngay sau Holocaust. Thời gian ấy dường như người ta cố gắng nhấn mạnh vào các yếu tố tích cực: chiến thắng quân phát xít, giải phóng châu Âu khỏi chủ nghĩa Quốc xã etc. để vực dậy tinh thần nói chung. Quyển sách của Primo Levi mang tên Se questo e un uomo xuất bản năm 1947 rất ít được quan tâm. Mãi hàng chục năm sau này nó mới được đọc nhiều, trở thành kinh điển không thể bỏ qua nếu muốn biết về đời người tù Do Thái trong trại Auschwitz (Levi bị chuyển đến Monowitz là một Lager thuộc hệ thống Auschwitz thực chất là một complex, chính là nơi Đức Quốc xã đặt nhà máy sản xuất cao su nhân tạo Buna, cái nhà máy điên rồ, tiêu tốn vào không biết bao nhiêu mạng người nhưng lại chưa bao giờ sản xuất được một tí cao su nào, một điển hình trong cái gọi là "kinh tế trại tập trung" tận dụng sức lao động của những tù nhân còn chút ít sức lực).

Sau nhiều năm những nỗi đau mới có thể thực sự được nhìn lại. Cái đó có lẽ nằm trong cơ chế tâm lý của con người. Nỗi đau cũng là nhan đề một cuốn tiểu thuyết mỏng của Marguerite Duras, câu chuyện về một người phụ nữ Pháp đón người chồng từ trại tập trung chuyển về trong một tình trạng con người không thể thảm hại hơn. Nhân vật người chồng trong Nỗi đau hình như tên là Robert Anthelme, sau này sẽ không bao giờ thực sự hồi phục được. Bản thân Primo Levi hình như cũng không hồi phục được sau Auschwitz: cái chết năm 1987 của ông đến bây giờ vẫn là điều bí ẩn. Liệu có phải Levi đã tự sát hay không? Phân tích về cái chết này của Diego Gambetta ở đây.


Cuộc chiến Việt Nam cũng vậy. Mới gần đây tiểu thuyết Minh sư của Thái Bá Lợi đã quay trở lại chủ đề này. Tôi sẽ phân tích sau.



Primo Levi thuộc hàng "người tù số lớn". Số tù của Levi là 174517. Những "kleine Nummer", số nhỏ, là những người vào trại tập trung từ giai đoạn sớm còn lại rất ít sau này.

Mô tả ngắn gọn như một biên bản nhưng chạm tới những chiều sâu siêu hình nhất của tâm hồn con người, Có được là người sừng sững trong lịch sử văn học như một trong những tác phẩm lớn lao nhất mà con người có thể viết về Lò Thiêu. Không chọn cách bỏ trốn hay quên lãng, Primo Levi nhất định đứng ở phía bên này của thiện và ác, mang lại cho chúng ta một cái nhìn từ bên trong Lager khủng khiếp và từ bên trong chính những con người từng trải qua nó. Cái ác mà Primo Levi cùng những người bạn tù Auschwitz từng biết là sản phẩm của cả “bọn Đức thời đắc thắng” lẫn “bọn Đức bại trận”; điều khó khăn nhất mà Có được là người nêu lên nằm ở chỗ: làm thế nào để tin được rằng chuyện ấy đã thực sự xảy ra?

Primo Levi (1919-1987) sinh tại Turin, là người Ý gốc Do Thái. Ông là nhà hóa học, hoạt động trong phong trào chống phát xít “Công lý và Tự do”. Bị Đức Quốc xã bắt cuối năm 1943, ông bị chuyển qua một số trại tập trung, cuối cùng là Auschwitz. Tại đây, ông trở thành nhân công tại nhà máy sản xuất cao su nhân tạo Buna, một kế hoạch sản xuất vừa tham vọng vừa điên rồ, ảo tưởng của phát xít Đức. Levi may mắn được chuyển vào làm việc trong phòng thí nghiệm hóa học, có một số ưu tiên nhất định so với các tù nhân khác. Đến gần ngày quân Đồng minh tiến vào giải phóng Auschwitz, Levi bị ốm và được đưa vào trạm xá của trại, tức Ka-Be. Quân Đức sơ tán toàn bộ những người còn chút sức lực trong trại, bỏ lại những ai ốm yếu. Cùng vài người bạn tù trong trạm xá, Levi đã trụ được cho tới lúc quân Đồng minh đến. Toàn bộ câu chuyện này được kể lại trong Có được là người.

Sau khi thoát khỏi Auschwitz, Primo Levi còn phải trải qua một cuộc hành trình gian khổ trước khi về được tới Turin quê nhà vào tháng Năm năm 1945. Có được là người xuất bản vào năm 1947 nhưng không mấy được chú ý, cả chục năm sau đó nó mới được “phát hiện” và nhanh chóng trở thành một hiện tượng lớn của văn chương thế giới. Primo Levi còn là tác giả của không ít tác phẩm văn học khác. Năm 1987, ông tự sát tại nhà riêng, cái chết của ông cho đến giờ vẫn được coi là một bí ẩn.

+ Còn nhà văn người Hung: Kertész Imre, cuốn tiểu thuyết cũng kinh điển, Không số phận.

10 comments:

  1. Ý nhiều, Hung có 2 dòng. Chân dài quên cân đối ạ?

    ReplyDelete
  2. Thấy Minh sư mấy lần nhưng chưa chịu mở hầu bao khuân về , chờ đọc review rồi quyết định .

    ReplyDelete
  3. Hai cuốn này sắp được xuất bản?

    ReplyDelete
  4. Nếu Levi va Kertesz có ở VN thì thật tuyệt.
    NQT

    ReplyDelete
  5. Primo Levi kể ra là người may mắn: có trình độ, tuy tù tội nhưng được "làm việc" trong lãnh vực chuyên môn, bị chứng kiến nhiều cảnh thương tâm nhưng chính mình thì tương đối "yên thân". Sau này ông viết khá nhiều, có một tuyển tập lấy tên là The Periodic Table (Bảng Phân Loại Tuần Hoàn).

    Con người là một sinh vật quái đản, thương yêu chiu chắt, tội ác ngất trời, tàn nhẫn với chính đồng loại.

    "Sau nhiều năm những nỗi đau mới có thể thực sự được nhìn lại. Cái đó có lẽ nằm trong cơ chế tâm lý của con người." Vâng. [nsc]

    ReplyDelete
  6. Yann Martel có nói là trong thời gian viết Virgin and Beatrice thì đọc và rất thích cuốn của Imre. Đợt rồi qua em mua của bác này 1 cuốn, tìm cuốn sắp xb ở VN bản tiếng Anh nhưng ko có, may quá! :P (Z)

    ReplyDelete
  7. Với Fateless các bác cũng nên xem phim ạ. :D

    ReplyDelete
  8. nghe nói với người Hung Kertész được Nobel nhưng Marái mới được họ coi là nhà văn vĩ đại nhất, với cả một bà nhà văn tên gì tự dưng quên mất nhỉ, bác Hoàng Linh có ở đây không nhắc hộ với ạ :d

    ReplyDelete
  9. sách Marai nhiều kinh khủng, nhưng sách của Imre kiếm hơi khó. Bà kia thì có lẽ là Szabo. Em thì chỉ ấn tượng Marai vì kinh khủng nhiều, và bìa sách Marai ko nhớ nhà nào làm, đều rất đẹp! (Z)

    ReplyDelete