Jun 10, 2012

Phạm Công Thiện vs Nguyên Sa


Phạm Công Thiện trả lời loạt bài của ông Lê Hải Vân về Trường hợp Phạm Công Thiện đăng liên tục vô tận trong nhật báo Độc Lập từ hạ tuần tháng 5 năm 1970.

(Xin lỗi độc giả Tư Tưởng về bức thư nầy và xin hãy xem bức thư này như là một việc đáng lẽ không nên làm ở đây.)

P.C.T

Kính gởi thi sĩ Nguyên Sa Trần Bích Lan (tức Lê Hải Vân).

Phải chăng thi nhân không còn nói với nhau bằng tiếng nói của thi sĩ trong cơn lửa dậy? Tiếng chim đã bị những khẩu hiệu bóp nghẹn rồi sao và chỉ còn lại một thứ ngôn ngữ tối đen đọa đày trong sự rạn vỡ càng lúc càng rạn vỡ ở đất nước này? Tôi mong Ông có can đảm nhận thật tên của mình và nếu bút hiệu Lê hải Vân bị Ông chối bỏ thì tôi xin chịu lỗi và coi bức thư này gửi riêng cho Lê hải Vân để cho hình ảnh thi sĩ Nguyên Sa hãy còn là thi sĩ.

Bài Ông xuất phát từ sự xếp đặt lâu dài mang đầy “ẩn ý chính trị pha màu mật vụ” quá sôi nổi và cần phải được nghe lại cho đúng tiết nhịp của thời gian vượt ra ngoài mọi tư thế chính trị, bè nhóm, tập đoàn mà tôi thừa hiểu. Ông chỉ là kẻ thi hành hãnh tiến:

1) Tôi đã có bằng cấp tốt nghiệp trường đại học Yale ở Hoa kỳ, chứ không phải học hành “ngu dốt” và “bị thi rớt” ở Hoa kỳ như Ông đã công bố trên mặt báo Độc Lập; Ông có thể chịu khó tọc mạch đến tìm thăm tôi để nhìn bằng cấp ấy hay là Ông gửi thư hỏi thẳng Y.F.S.I ở đại học đường Yale tại New Haven (U.S.A) (nhưng tôi khó chịu: một người mang tâm hồn như tôi mà lại có bằng cấp thì đó quả là sự sỉ nhục quá lớn đối với tôi: chỉ có những kẻ không tự tin mới cần bằng cấp để chứng minh và “làm ăn”!)

2) Con người “nghệ sĩ điên gàn” trong tôi đã nổi loạn và khiến tôi tự ý bỏ học bổng ở tại Mỹ chứ không bị ai “cúp” học bổng vì “học dốt” như Ông đã công bố trên mặt báo Độc Lập; Ông có thể viết thư hỏi thẳng người trong cuộc, cô Cynthia Fish, địa chỉ: I.I.E. (Institute of International Education) ở United Nations Plazza tại New York City: chính cô Cynthia Fish là nhân viên phụ trách cấp học bổng cho tôi trong thời gian du học ở Hoa kỳ và cô Cynthia Fish đã ân cần mời tôi ăn cơm riêng với cô tại Broadway để tha thiết van xin năn nỉ tôi đừng bỏ học bổng, nhưng tôi trả lời: “Tôi không sống nổi ở nước Mỹ, vì nước Mỹ chỉ toàn là Coca Cola” và cô dịu dàng chăn sóc [sic] khuyên nhủ tôi nên nghỉ ngơi tĩnh dưỡng ở một y viện phân tâm học tại New York, nhưng tôi từ chối và nhất quyết bỏ học bổng.

3) Lúc tôi học ở trường Đại học Columbia thì những bài vở của tôi thường vẫn được điểm A (tức là điểm cao nhất theo lối Mỹ), chứ không phải “học dốt”, “học không nổi” như Ông công bố trên mặt báo Độc Lập; Ông có thể biên thư hỏi lại giáo sư Faust tại trường đại học Columbia ở New York. Sở dĩ tôi bỏ học Columbia là vì tôi chịu không nổi cái thành phố New York và quá nhớ Paris và thích “làm thằng Clochard ở Paris hơn là triệu phú ở New York” (Tại sao lại phải cần nêu ra cái chuyện “học giỏi” của mình, khi tôi khinh bỉ hết tất cả học đường!)

4) Khi tôi nhất quyết bỏ Columbia và bỏ học bổng để đi qua Paris thì chính ông Donald Taylor, nhân viên cao cấp của đại học đường Columbia, đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp điện thoại đến Washington để can thiệp cho tôi qua Paris; trường Columbia thì bênh vực tôi (mà đại diện trường là ông Donald Taylor), còn Washington thì phản đối và cho rằng tôi “lợi dụng học bổng ở Mỹ” để đi Paris vì “những ẩn sự chính trị” (nguyên văn: Political implications) mà tôi thì có bao giờ thèm để ý đến chuyện chính trị. Chính ông Donald Taylor đã buồn rầu hỏi tôi: “Tại sao biết bao nhiêu sinh viên Mỹ muốn có được học bổng như anh mà còn anh thì lại bỏ học bổng?” Rồi ông hỏi tiếp: “Anh sẽ làm gì cho đời anh trong tương lai?” Tôi trả lời: “Thành Phật!” Câu chuyện xẩy ra một ngày trước lễ Thanksgiving tháng 11 năm 1965. Ông có thể viết thư hỏi thẳng ông Donald Taylor, assistant director F.S.C., Columbia University, New York City. Tôi muốn Ông hỏi thẳng một nhân viên cao cấp của Columbia để Ông đừng quá tin cậy qua tin tức theo lối “mật vụ” vu vơ.

5) Về câu “Tôi khinh bỉ tất cả các Thiền sư” chỉ là cách nói theo điệu Thiền sư “Phùng Phật sát Phật” (Gặp Phật thì giết Phật), chắc ông không hề biết rằng mấy Thiền sư gọi tổ sư Bồ Đề Đạt Ma là “tên rợ mắt xanh” (bích nhãn hồ), cái lối nói “ngạo mạn”, và “du côn” ấy nằm trong truyền thống ngôn ngữ Thiền tông, giống như cách nói “vô lễ” khác mà mấy Thiền sư nói với đức Phật; tôi không phải là một thiền sư, cho nên tôi không dám bắt chước Thiền sư Vân Môn gọi Phật là “đồ chùi cứt khô” (càn thỉ khuyết). Muốn hiểu được nghĩa sâu thẳm của những lời nói “thô tục” trên thì phải có tâm hồn bốc cháy với Lửa Tam Muội và mới đi vào được tinh thần “Thập Bát Không” của Bát Nhã (ô hay, ông Trần Bích Lan vốn là cựu sinh viên Phật học của Đại học Vạn Hạnh, không lẽ nào ông hiểu đạo Phật hơn tôi, giáo sư dạy về Phật giáo ở Viện Đại học Vạn Hạnh!)

6) Bây giờ tôi muốn đặt lên vài nhận xét về Ông:

a) Khi phê bình tôi, Ông nên có thái độ liêm sỉ tối thiểu; đừng xén từng câu riêng lẻ và bỏ mất ý nghĩa toàn thể, không có gì khôi hài cho bằng rút tỉa một vài câu lạc lỏng [sic] rồi tha hồ giải thích theo cái nhìn ngu xuẩn của mình;

b) Giá trị của tác phẩm tôi và của đời tôi có đứng vững hay không là do sức mạnh nội tại của chính tâm hồn tôi và do ngọn lửa trong tinh thần tôi điều động, chứ không phải chịu lệ thuộc vào những ý kiến của bất cứ ai;

c) Ông viết về tôi theo giọng điệu “trịch thượng” khôi hài và vô lễ một cách lố bịch, tất nhiên người nào có đọc sách Ông và đọc sách tôi đều thấy rằng Ông chưa đủ sức để nói chuyện đàng hoàng với tôi: sự trả thù của kẻ yếu tất nhiên là phải giống đàn bà (“xoi mói”, “tọc mạch”, “ba hoa nhảm nhí”, “ngồi lê đôi mách”), xin Ông hãy là kẻ trượng phu!

d) Tất nhiên hạng người tinh tế đều thấy rằng Ông ganh tài đố kỵ tôi đủ cách vì thua sút tôi ở quá nhiều lãnh vực (học thức, văn nghệ, tư tưởng, sáng tác) mai này thanh niên Việt nam sẽ nhớ đến tên Phạm Công Thiện, chứ khó có người còn nhớ đến tên Ông! Tôi mong Ông sống dai để nhìn thấy sự việc. (Tôi có “kiêu ngạo” lắm không? Thực ra, hãy còn rất khiêm tốn!)

7) Sau cùng tôi xin kêu gọi một chút “thơ mộng” trong tận đáy hồn ông: xin ông đừng đem chuyện riêng tư của đời một người cô độc để làm trò hề đám đông rẻ tiền, nếu ông đã đủ tư cách và đủ tâm hồn nhạy cảm thì chúng ta hãy nói chuyện nhau trong thế giới phiêu lãng của Tư tưởng. Chỉ khi nào chúng ta chịu đối mặt nhau trong nỗi cô độc của tư tưởng thì tiếng nói của thi nhân mới sống dậy được, chứ không còn những lời ba hoa “đôi co” nhảm nhí nhỏ mọn, hãy để yên cho mây trời muôn thuở vẫn còn lại tiếng vọng của thi nhân.

Đây là lời trả lời đầu tiên, duy nhất, cuối cùng. Còn lại chỉ là im lặng, im lặng, im lặng.

Phải chăng thi ca đã chết? Không còn gì thơ mộng nữa sao?

Kính chào,
Phạm Công Thiện

T.B. Xin Ông đừng nhắc đến tên Thích Nguyên Tánh, Ông hãy để cho tên ấy sống với khoảng trống câm lặng nào đó của đời hắn. Mong chờ sự lễ độ tối thiểu của Ông đối với thế giới riêng tư của người khác, nhất là của một kẻ chưa từng bao giờ chạm đến đời sống riêng tư của Ông. Và câu hỏi cuối cùng tôi muốn hỏi Ông: Tại sao Ông thù hằn tôi đến độ quá mức tưởng tượng như thế, đang khi đó tôi chưa từng bao giờ có ác cảm với Ông? Ông đang thực hiện một kế hoạch cho một thế lực chính trị nào đây? Người tinh ý sẽ hiểu ngay Ông thuộc khối nào, phái nào, nhóm nào, tập đoàn nào!

(tạp chí Tư Tưởng, Bộ Mới, năm thứ ba, số 2, 20/4/1970, tr. 123-127)

-----------

Còn đây không hiểu có phải là câu trả lời của Nguyên Sa trong vụ này?

24 comments:

  1. Ồi, các nhân sĩ nhiếc mắng nhau chua quá :-P

    ReplyDelete
  2. Ha ha...vui thật, Phạm Công Thiện!

    ReplyDelete
  3. Nhị Linh,

    Sau khi đăng trên báo bức thơ gởi Nguyên sa, ông Phạm Công Thiện sang Pháp hoc tại Sorbonne và xong TS Triết ( Doctorat de Philosophie ). Ông xuống Universite' de Toulouse dạy Triết hơn 10 năm rồi sang Mỹ.

    Bài thơ Nguyên sa gởi PCT, khoảng 1980's, khi PCT đi tu, nhập thất trong thiền viện, có đăng trên báo ở hải ngoại, sau khi hai ông trở thành bạn thân, bỏ qua hết chuyện năm xưa.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn bác. Tôi chưa nhìn thấy mặt mũi tờ Độc Lập bao giờ và cũng không biết trên báo chí Sài Gòn sau đó có gì nữa không.

      Delete
    2. PC.Thiện không học ở Sorbonne...làm gì có bằng tiến sĩ triết học. Việc này cứ hỏi nhà văn Đặng Tiến đang sống ở Pháp (2013) là bạn và cũng là người cưu mang PC.Thiện những ngày vợ con nheo nhóc đói khổ ở Paris .
      vn@

      Delete
  4. "nhưng tôi khó chịu: một người mang tâm hồn như tôi mà lại có bằng cấp thì đó quả là sự sỉ nhục quá lớn đối với tôi: chỉ có những kẻ không tự tin mới cần bằng cấp để chứng minh và “làm ăn”!" => Cái này hay, ác đấy!

    ReplyDelete
  5. Coi khinh bằng cấp (cho oai), nhưng không có bằng cấp thì cũng cóc xin được việc và cũng cóc sống được ở xã hội Âu-Mỹ, nên cũng phải kiếm cái bằng. Đi tu đôi khi cũng chẳng phải vì mục đích gì cao siêu, mà có khi vì lười nhác và thấy cuộc đời be bét, cóc biết phải làm gì, vào chùa được chỗ yên thân. Mà làm thầy tu thì còn có đám con chiên, được đứng lên làm thầy thiên hạ, hơn là vơ vất ngoài đơn nói đíeo ai nghe.

    ReplyDelete
  6. Ông PCT đổ tiến sĩ Triết ở đại học Sorbone thật không? Nghi lắm, nhưng HL đừng bắt tui phải viết thư hỏi trường đại học Sorbone để kiểm chứng cái tin này Như PCT đã "hạch" Nguyên Sa đi viết thư để kiểm chứng những gì mà ông NS đã cáo buộc PCT Nghỉ buồn cười, có ai mà hưởn đi hỏi một ông thầy dạy đại học về điểm học của học trò ông ta? Có hỏi ông thầy này chẳng nói vì đơn giản thội Đó là chuyện riêng tư cá nhân của học trò mình và được luật pháp Mỷ bảo vệ Ai có đi xin transcripts ở đại học Mỷ thì biết Văn phòng trường đại học chỉ gửi điểm học thể theo lời của đương sự thôi Củng thế ông PCT mách ông NS đi kiểm chứng hai người Mỷ nửa để tiết lộ chuyện riêng tư cá nhân của ông PCT về vie6.c ông Thiện bỏ học bổng mỷ và bay qua Tây Bố bảo hai người này trả lời ông NS vì vi phạm luật Mỷ Nhưng giả sử nếu ông PCT thưa ông NS ra ba tòa quan lớn ở Mỷ về tội "vu cáo" thì ông thầy ông Thiện và hai người Mỷ liên quan đến cơ quan cấp học bổng cho ông PCT sẽ được mời đi làm chứng Lúc ấy họ sẽ trả lời cho tòa nghe sự thực về chuyện du học ở đại học Columbia vào năm 1965 của ông PCT Ông Thiện xu'i ông NS làm chuyện vô ích Chả giải quyết gì hết !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dạ, anh Nguyen anhThang nói đúng. Mình thấy PCT "chơi" khôn, biết rõ không thể nào tự cá nhân đi kiểm chứng việc này ở Mỹ, nên, PCT "đố" NS đi hỏi (những) cá nhân chuyện của một cá nhân. PCT ơi là PCT ơi! Tiếc thay, tiếc thay...!!!

      Delete
    2. Dạ anh, cha nội PCT"chơi" khôn, ổng đi Tây nhiều, dư sức biết chuyện này, nên, mới đánh đố NS đó anh! Hỡi ôi PCT! "Chơi" kiểu này, gọi là "chơi đểu"

      Delete
  7. Gú Gồ đưa tui đến trang mạng của một giáo sư đại học đậu tiến sỉ Triết tại đại học Sorbone Tiểu sử của ông viết như sau:

    Doctorat en philosophie (bằng cấp tiến sĩ Triết) tại Université Paris-Sorbonne (Paris IV) (Paris)(năm tốt nghiệp) 1999.

    Source: http://www.fp.ulaval.ca/personnel/personne_details.aspx?person_id=281

    Muốn làm người đọc tin, ít nhất thông tin phải chính xác Thay vì viết TS Triết ( Doctorat de Philosophie ) nên sửa lại la` Doctorat en philosophie Mong lam thay!

    ReplyDelete
  8. NS khi đó, không chỉ tố PCT, mà còn tố nhóm ST lấy tiền của Mỹ, và gây sự với người nhiều khác nữa... Bài trả lời chỉ muốn nói, là thi sĩ mà sao lại còn làm cớm, sao không dám sử dụng tên thật... Nhưng sau khi qua Mỹ, NS hình như hối hận, và thay đổi thái độ, như trong bài thơ viết về PCT.
    Vậy là được rồi.
    NQT

    ReplyDelete
  9. Biography

    Phạm Công Thiện is a famous Vietnamese writer, poet, scholar and philosopher born in 1941 in Mytho, in the South of Vietnam. His books, several times best-sellers in Vietnam, had a great influence on all a generation of Vietnamese. A former Buddhist monk in Vietnam, he was also a respected Zen Master and the Dean of Van Hanh Buddhist University in Saigon.

    After having lived a long time in France where he taught philosophy at Université du Mirail in Toulouse, Phạm Công Thiện settled down in USA in the city of Los Angeles, lecturing on Buddhism, writing books and then later moved to Texas, where he lived a meditative life in a quiet house near a lake until his passing away on March 8, 2011.

    In 2000, Nohira Munehiro from the Tokyo University of Foreign Studies (Japan) made a thesis on his complete works. And in 2010, his published book "New Consciousness" about Phạm Công Thiện won the prestigious Prize of Japan Society for Southeast Asian Studies.

    (Source: phamcongthien.com)

    -----------------------------------------------

    Phạm Công Thiện là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng, nhà thơ, học giả và nhà triết học sinh ra vào năm 1941 tại Mỹ Tho, ở miền Nam của Việt Nam. Cuốn sách của ông, nhiều lần bán chạy nhất tại Việt Nam, đã có một ảnh hưởng lớn đến tất cả một thế hệ người Việt Nam. Một cựu tu sĩ Phật giáo tại Việt Nam, ông cũng tôn trọng Zen Master và Hiệu trưởng Đại học Phật giáo Vạn Hạnh ở Sài Gòn.

    Sau khi đã sống một thời gian dài ở Pháp, nơi ông dạy triết học tại Đại học du Mirail ở Toulouse, Phạm Công Thiện định cư tại Mỹ trong thành phố Los Angeles, giảng dạy về Phật giáo, viết sách và sau đó chuyển tới Texas, nơi ông sống thiền định cuộc sống trong một căn nhà yên tĩnh gần hồ cho đến khi ông qua đời vào ngày 8 Tháng Ba 2011.

    Năm 2000, Nohira Munehiro từ Đại học Tokyo nghiên cứu nước ngoài (Nhật Bản) đã thực hiện một luận án về tác phẩm hoàn chỉnh của mình. Và trong năm 2010, cuốn sách của ông xuất bản "ý thức" về Phạm Công Thiện đã giành được giải thưởng uy tín của Nhật Bản Hội Nghiên cứu Đông Nam Á.Undo edits
    New!

    Nguo^`n: Google Translate

    ---------------------------------------------

    Năm 1972, ông PCT viết: "mai này thanh niên Việt nam sẽ nhớ đến tên Phạm Công Thiện, chứ khó có người còn nhớ đến tên Ông! Tôi mong Ông sống dai để nhìn thấy sự việc." Tôi là một sinh viên nghèo, hiếu học, không được thông minh như người đời gán cho ông là mới 16 tuổi đả thông thạo một lô tiếng ngoài, soạn tự điển,... Nhưng người thông minh mà không chịu làm việc thì ích gì cho xã hội? Đã vậy còn ngồi chửi đổng xả hội thì có khác gì con trùng ký sinh? Tôi nhớ đến ông để tự nhủ là phải cố gắng học hỏi để thành người tốt cho xã hôi. Chứ không phải bắt chước ông nổ ngang xương như chuyện ông mắng thầy ở đại học Colimbia. Người ta tâng bốc ông có tiến sĩ Triết Sorbone, nhưng ít ra là ông không "bẹc cà na" trong phần tiểu sử đăng trên trang mạng của ông Ngày mai tôi sẽ đi chùa Đức Viên ở San Jose đọc kinh siêu thoát cho ông

    ReplyDelete
  10. Phạm Công Thiện của hố thẳm tư tưởng, của phùng Phật sát Phật, của khinh bạc, im lặng và "phán" Mặt trời không bao giờ có thực. Thời trước 1975 nhiều thanh niên miền Nam đọc PCT, bắt chước PCT và, đa số, không hiểu gì về PCT cũng như những sáng tác của ông. Ai đã từng đọc PCT đều biết ngoài những sáng tác, ông còn là một dịch giả tài hoa và thận trọng. Bản ông dịch The first and last freedom của Krisnamurti chứng tỏ điều nầy. Còn bây giờ thì....

    ReplyDelete
  11. PCT là một trong những đứa con hoang miền Nam sản sinh ra từ cuộc nội chiến 54-75. Thế thôi ! Hảy để ông ngủ yên dưới lòng mộ sâu. Nếu có kiếp sau, tôi mong ông đầu thai làm Bồ Tát Tây Tạng để ông nói tiếng Phạn cho đã miệng với những người đồng hương của ông. Củng như để ông tha hồ leo núi hay ("vân du") trên rặng Hy Mã Lạp Sơn hơn là đọc ông qua chử nghĩa "lang thang" của kiếp sống vừa rồi, làm tui và người đọc chả yêu ông viết cái gì ráo trọi Kính ông

    ReplyDelete
  12. Nhân sự việc PCT vs Nguyên Sa, tôi nhớ trên báo Văn có một bài xuôi dòng của Thư Trung (Trần Phong Giao) vs Nguyên Sa, không biết bạn Nhị có số báo đó không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi nhớ từng đọc trên Văn Thư Trung viết về cả Nguyên Sa và có lúc về Phạm Công Thiện nữa, để tôi tìm lại thử xem.

      Delete
  13. Tren tap chi Van co mot bai phong van dai cua Tran phong Giao voi Pham Cong Thien. Hinh nhu so bao nao do trong nam 1970.

    ReplyDelete
  14. I am really loving the theme/design of your blog.
    Do you ever run into any internet browser compatibility problems?
    A small number of my blog readers have complained about my blog not operating correctly in Explorer but looks
    great in Firefox. Do you have any solutions to help fix this problem?
    Also visit my web blog : my article network review

    ReplyDelete
  15. 23 tuổi PCT viết Tiểu luận về Bồ đề Đạt Ma, 27 tuổi dịch Tự do đầu tiên và cuối cùng. Tôi biết ơn ông về tác phẩm này - tiếc là bây giờ lại biết chuyện "chửi nhau" hay là "thanh minh" cho bản thân lúc 29 tuổi, đó chỉ là trí thức, không phải trí huệ ba la mật.

    ReplyDelete
  16. thế ạ? sao tôi lại nghe nói "trí huệ ba la mật" chủ yếu nằm ở những chỗ chửi nhau?

    ReplyDelete
  17. Thanks for finally talking about >"Phạm C�ng Thiện vs Nguyen Sa" <Liked it!

    ReplyDelete
  18. Hi there, just became alert to your blog through Google, and found that it is really informative.
    I am gonna watch out for brussels. I will be grateful if you continue this in future.
    Numerous people will be benefited from your writing.
    Cheers!

    ReplyDelete