Trên đây là ấn bản đầu tiên của L'Amour fou, 1937, tủ sách "Métamorphoses", nhà xuất bản Gallimard. L'Amour fou là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của André Breton, có thể nghĩ là ngang cỡ Arcane 17; đây cũng (giống một số cái khác) là tác phẩm liên quan đến một trong những cuộc tình (các cuộc tình của Breton cũng nổi tiếng như thơ Breton) - tìm hiểu "bối cảnh ra đời" của Yêu điên quá dễ. Đã không biết bao nhiêu người rơi vào tầm quyến rũ của Breton vì Yêu điên (để có một ví dụ, xem ởkia). Chắc một số người (ít nhất tôi hy vọng thế) đã đọc Tụng ca tình yêu: trong đó Breton hiển nhiên là một trong những quy chiếu lớn nhất.
Nhân tiện: lần trước tôi đã ngỏ ý muốn được tặng một thứ của Breton mà tôi còn thiếu, L'Art magique. Chưa có kết quả - vả lại tôi cũng biết từ trước, đó là một thứ rất khó kiếm. Giờ, cơ hội tặng sách cho tôi lại xuất hiện:
Breton thuộc vào số những người quá khó (gần như không thể) tìm được hết mọi thứ, nên tôi đành chấp nhận sách của tủ La Pléiade (loại sách phi nhân tính). Tôi đã có tập thứ nhất trong bộ, thế cho nên có thể tặng tôi mấy quyển còn lại.
Cá tan, khi chộp lấy nó để mở đầu cho chuỗi André Breton, tôi đã có một trực giác rất mạnh, và giờ đây tôi thấy là lựa chọn của tôi đã đúng. Cần phải bắt đầu bằng Poisson soluble. Trong những gì tôi đã post, bài số 7 đặc biệt quan trọng. Cũng cần nhớ rằng Breton, đặc biệt trong giai đoạn ấy, có rất nhiều dẫn chiếu cùng một lúc đến thế giới của một số nhà thơ nhưng nhất là Lautréamont, cũng như thế giới của các câu chuyện cổ tích (hiệp sĩ bàn tròn, nhưng cũng cả Alice, và rất nhiều câu chuyện dân gian khác).
Yêu điên, tôi muốn tập trung vào mấy phần sau nên phần thứ nhất chỉ có một đoạn ngắn - nhưng đây là đoạn đặc biệt cần thiết, nhất là vì Breton nói đến một số nhân vật có ý nghĩa lớn với mình: nhất là Lautréamont và cả Paul Valéry.
André Breton
Yêu điên
I
[…]
Chính đó, tận dưới đáy lò nung con người, ở cái vùng nghịch lý nơi hợp nhất của hai người từng thực sự chọn nhau tái dựng cho mọi vật các màu đã mất đi từ thời của những mặt trời cổ xưa, nơi tuy thế cô đơn cũng từng lồng lộn do một phăng te di của tự nhiên, nó, quanh các miệng núi lửa Alaska, muốn rằng tuyết ở lại bên dưới tro, chính đó là nơi cách đây nhiều năm tôi đã đòi người ta tới tìm cái đẹp mới, cái đẹp “chỉ chuyên nhất được nhằm đến cho các mục đích thuộc dục vọng”. Tôi thú nhận không chút rối bời tình trạng không cảm thấy gì sâu sắc của tôi những lúc hiện diện các cảnh tượng tự nhiên và các tác phẩm nghệ thuật nào không ngay tức khắc gây cho tôi một nỗi bối rối vật lý được đặc trưng hóa bằng cảm giác của một con cò ngà gió đập vào thái dương đủ sức kéo theo một run rẩy đúng nghĩa. Chưa từng bao giờ tôi có thể tự ngăn mình thiết lập một quan hệ giữa cảm giác đó và cảm giác về khoái cảm dục tình và chỉ khám phá giữa chúng những khác biệt về mức độ. Mặc dù không lúc nào tôi vét kiệt được thông qua phân tích các yếu tố cấu thành nên rối loạn ấy - quả thật cần phải nương vào những dồn nén sâu thẳm nhất của tôi - những gì tôi biết về cái đó đảm bảo cho tôi rằng chỉ có dục chủ trì ở đó mà thôi. Rõ ràng là, trong những điều kiện ấy, cảm xúc rất đặc biệt nằm ở đó có thể hiện ra đối với tôi vào đúng cái lúc ít được tiên liệu hơn cả và gây ra với tôi do cái gì đó, hay ai đó, nhìn tổng thể chẳng hề đặc biệt thân thiết với tôi. Không vì thế mà kém rõ ràng, là dạng cảm xúc ấy chứ không phải một dạng khác, tôi nhấn mạnh vào việc không thể nào nhầm lẫn về điều này: thực sự là giống như tôi đã đi lạc và rồi đột nhiên người ta tới báo cho tôi những tin tức về tôi. Trong lần đầu tiên đến gặp Paul Valéry hồi tôi mười bảy tuổi, tôi nhớ là ông, rất khăng khăng tìm hiểu các nguyên do khiến cho tôi lao mình vào thơ, đã moi được từ tôi một câu trả lời đã chỉ duy nhất trực chỉ vào hướng đó: tôi chỉ khát khao, tôi bảo ông, kiếm (tự kiếm lấy?) các trạng thái tương đương với những trạng thái mà một số chuyển động thơ rất biệt lập từng khơi lên bên trong tôi. Thật đáng choáng váng và đáng ngưỡng mộ vì các trạng thái của tiếp nhận hoàn hảo ấy chẳng hề biết tới bất kỳ giảm sút nào trong thời gian, bởi, trong số những ví dụ mà ngày hôm nay tôi bị cám dỗ đưa ra về các cụm từ ngắn mà hiệu ứng lên tôi cho thấy thật ma thuật, rất nhiều có xuất xứ từ những ví dụ tôi từng đề xuất với Valéry cách đây đã hơn hai mươi năm. Chúng là, tôi hết sức chắc chắn, câu “Sao mà gió trong lành!” trong “La Rivière de Cassis” của Rimbaud, một câu “Kìa, đêm đã già đi ghê quá” của Mallarmé theo Poe, có lẽ trên hết là lời khuyên của một bà mẹ cho con gái mình, trong một câu chuyện của Louÿs: phải ngờ vực, tôi nghĩ thế, đám thanh niên đi qua trên những con đường “cùng gió buổi tối và những hạt bụi có cánh”. Có cần nói rằng sự hiếm cực điểm ấy, cùng khám phá không lâu sau đó Những khúc ca Maldoror và Poésies của Isidore Ducasse, đối với tôi đã nhường chỗ cho một sự dồi dào vốn không được hy vọng? Những “đẹp như” của Lautréamont tạo lập bản thân tuyên ngôn của thơ co giật […] Nhưng, nếu không cần bàn cãi rằng Lautréamont thống trị trên cái vùng mênh mông từ đó đến với tôi ngày hôm nay phần lớn những lời gọi khôn cưỡng đó, thì tôi cũng không vì thế mà bớt tiếp tục phê chuẩn tất tật những ai từng một ngày khiến tôi sững lại như bị đóng đinh, một lần là xong, dẫu khi ấy toàn bộ tôi ở dưới quyền năng của Baudelaire (“Et d’étranges fleurs…”), của Cros, của Nouveau, của Vaché, hiếm hơn, của Apollinaire, hay thậm chí của một nhà thơ thật ra còn hơn mức đáng bị lãng quên, Michel Féline (“Et les vierges postulantes… De l’accalmie pour leurs seins”).
[…]
IV
(còn nữa; đã tiếp tục "Khái Hưng mặc cảm" và Inferno của August Strindberg - bắt đầu chuyển qua chương hai)
I do not know whether it's just me or if everybody else encountering problems with your blog.
ReplyDeleteIt appears as if some of the text within your posts are
running off the screen. Can someone else please comment and let me know if this is happening to them
as well? This could be a issue with my browser because I've had this happen before.
Kudos
Dũng ơi mày bớt khùng lại đi, mày còn chữa được đó.
ReplyDeletecám ơn nhà báo
ReplyDeleteSống ảo quá chó con ơi
ReplyDeleteL'art magique nằm trong Ecrits sur l'art rồi, người có bằng lòng với 3 cuốn La Pléiade còn lại không? Ch.
ReplyDeletetrời ơi phát thả câu này thu hoạch được khủng khiếp quá
ReplyDeleteđịnh đòi thêm Ralentir travaux ấn bản 1930 nhưng thôi, 3 La Pleiade nhé
Cá đang to, câu tiếp đi, kẻo cá lại tan. Ch.
ReplyDeletehaha anh bớt khùng lại đi cho người ta, nhất là phụ nữ dễ thương, thông minh, quyến rũ các loại, bớt điên
ReplyDeletehai tập Breton dịch sang tiếng Anh, cũng đáng để tặng và được tặng ấy nhỉ
ReplyDelete