Nov 24, 2011

[VCLN] Roudinesco


Bản sửa 14/12/2011

Élizabeth Roudinesco. Sinh năm 1944, sử gia và nhà tâm phân học. Trong những năm 1970, bà cho đăng những bài phê bình văn học về Raymond Roussel, Antonin Artaud, Bertolt Brecht và Louis-Ferdinand Céline. Tác phẩm chủ yếu: Histoire de la psychanalyse en France (2 tập[)], 1982 và 1986/)/, Jacques Lacan. Esquisse d’une vie, histoire d’un système de pensée[,] /(/1993/)/, Généalogies[,] /(/1994/)/, La Part obscure de nous-même[s]. Une histoire des pervers[,] /(/2007/)/.


Làm thế nào mà bà lại quan tâm đến lý thuyết văn học, đến cấu trúc luận, v.v… rồi rời xa khỏi nó để trở thành sử gia - nhất là về tâm phân học - như mọi người biết tới ngày hôm nay?

Điểm xuất phát của tôi, hồi đầu những năm 1960[,] là [tờ tạp chí điện ảnh] Les Cahiers du cinéma. Đó là hiểu biết [culture] đầu tiên của tôi, một trào lưu mà lúc đó tôi coi là hình thức chủ nghĩa, trái ngược với [ý tưởng về] điện ảnh dấn thân. Ở một phía có những người nghĩ rằng /nhìn chung/ [về tổng thể] điện ảnh Mỹ không có chút giá trị nào vì nó mang dấu ấn ý hệ quá nặng, họ /chối từ/ [không thừa nhận] John Ford, Hitchcock, v.v… Đó đặc biệt là trường hợp của cánh tả mác xít, những người chẳng hiểu được một điều gì hết. Và ở phía kia có Les Cahiers du cinéma, được xem như là thuộc cánh hữu, bởi nó đi sâu vào nghiên cứu mặt hình thức của điện ảnh.

Rồi vào quãng 1966, tôi đọc [Michel] Foucault, tôi khám phá cấu trúc luận. Với tôi, có tồn tại một sự tiếp nối giữa điện ảnh Mỹ, nghĩa là một sự dấn thân về mặt mỹ học, và cấu trúc luận. Đó là một lựa chọn khác với sự dấn thân kiểu mác xít mà tôi không ưa, vì các lựa chọn vị thế của những người mác xít đối với văn chương. Hồi ấy, tôi đang theo học văn chương và đăng ký học ngôn ngữ học. André Martinet dạy, nhưng có lệnh cấm đọc [Roman] Jakobson. Tôi bắt đầu khám phá các nhà cấu trúc luận và thực sự là để việc giảng dạy ngôn ngữ học - Jakobson, [Ferdinand de] Saussure, các nhà hình thức chủ nghĩa - trở nên có thể ở Sorbonne, thế chỗ cho các vị trưởng lão chẳng mấy thú vị, mà tôi đã xuống đường. Tháng Năm năm 1968 là để làm điều đó. Chính tại Sorbonne tôi đã gặp Mitsou Ronat, rồi vào tháng Năm 1968, Henri Deluy, người phụ trách tờ tạp chí Action poétique, tờ tạp chí rất gần với đảng Cộng sản, nhưng lại không /bước hẳn vào con đường/ [khuyến khích sự] dấn thân [kiểu] mác xít. Cuộc gặp gỡ với Action poétique đã cho phép tôi thoát khỏi mọi thái độ khuynh tả [gauchisme] và đưa tôi lại gần đảng Cộng sản vì nó chứa đựng một điều thú vị hơn, chính là quá trình giải Stalin hóa của nó. Action poétique, về thực chất đó là các trí thức viết thơ và suy tư /tới/ [về][bảo trợ] [Louis] Aragon, một người dù thế nào đi nữa cũng rất hấp dẫn, và còn có cả [Louis] Althusser. Maiakovski, các nhà tiền phong, Jakobson, những nhà thơ lớn của Nga, với gương mặt /thủ lĩnh/

Ở điểm cụ thể này Action poétique gần với đảng Cộng sản hơn các tờ tạp chí khác - nhất là Tel QuelAction poétique mà tôi có tham gia, là để chống Jdanov. Chúng tôi quan tâm đến các thứ tiền phong và lịch sử các phong trào tiền phong. - bởi nhiều nhà thơ tham gia ở đó là người cộng sản, nhưng là trong một khuynh hướng giải trừ Stalin triệt để. Có một sự chia rẽ hoàn toàn giữa sự viết và sự dấn thân. Sự dấn thân chính trị là một thứ, sự viết lại là một thứ khác hẳn. Những số đầu của tờ

Như vậy là với bà tiền phong và chính trị là hai thứ /khác hẳn/ [phân biệt hẳn với] nhau. Bà không tin vào một thứ chính trị của các trào lưu tiền phong ư?

Có chứ, nhưng nó [tiền phong] không tương thích với một đường hướng chính trị. Có một chính trị của các phong trào tiền phong về bản chất là một cuộc cách mạng [của các] hình thức, điều đó làm người ta đọc được cả Ezra Pound lẫn Pablo Neruda. Đó là ý tưởng cho rằng văn chương không bao giờ bị giảm trừ thành sự dấn thân chính trị. Ý tưởng then chốt với các nhà cấu trúc luận là có những hình thức tuyệt đối mới và có tính chất đổi mới trong các văn bản không hề phản ánh một chút dấn thân chính trị theo kiểu tiến bộ, mác xít, cộng sản nào. Sự mâu thuẫn này, tôi đã biết đến từ tờ Les Cahiers du cinéma.

Điều quan trọng trong những năm tôi hợp tác với Action poétique là gìn giữ sự nghiên cứu, tri thức và lịch sử khỏi mọi kiểu lập đội ngũ. Vấn đề là tạo ra một khoảng không gian tự trị nơi có thể suy tư về các hình thức. Không hình thức nào là cách mạng hơn một hình thức khác. Ngay cả khi say mê tính hiện đại, việc đọc [James] Joyce, chẳng hạn, cũng không ngăn cản người ta đọc [Alexandre] Dumas. Cả hai đều hiện đại. Thay vì định ra một lát cắt làm cho một số người nói rằng ta không còn có thể đọc tiểu thuyết thế kỷ XIX, điều mà tôi quan tâm là sự tái diễn giải /vĩnh viễn/ [thường hằng][mới] là nơi cư ngụ của tính hiện đại chứ hoàn toàn không phải trong cái hướng đi nói rằng văn bản này là hiện đại còn văn bản khác thì không. các văn bản. Theo tôi đó

Quả thực, bằng cách ấy ngay lập tức bà đã ở vào vị trí chênh vênh trong liên hệ với các xu hướng thống trị của trào lưu lý thuyết-suy tư, mang dấu ấn rất sâu đậm của chủ nghĩa tiền phong. Đó có phải là lý do khiến bà rời xa trào lưu này?

Đúng, vì lý do ấy đấy, nhưng tôi cũng học được vô cùng nhiều điều trong những năm đó. Đó là những năm học nghề của tôi, quãng thời gian tôi học đọc văn chương theo cách khác. Nhưng tôi không hề nhất trí với thứ chủ nghĩa lý thuyết văn học. Tôi /rời xa/ [giữ khoảng cách với] lý thuyết văn học là bởi những sự kỳ quái của nó, nhưng tôi vẫn lưu giữ tình yêu đối với việc đọc [Roland] Barthes hay Foucault. Tại sao? Vì tôi từng muốn viết truyện, tôi từng muốn đi về phía tự sự. Ham muốn ấy có tính chất quyết định trong sự chuyển hướng của tôi sang lịch sử.

Như vậy là bà trở thành sử gia, và cùng lúc thành nhà tâm phân học. Tại sao?

Vào thời ấy không thể nào viết về tâm phân học, với Trường Freud Paris, Lacan… mà không bắt tay vào một cuộc phân tích cá nhân. Đó là một điều không thể nghĩ nổi. Ngày nay, các tác giả xử lý tâm phân học giỏi nhất không phải các nhà tâm phân học và không nhất thiết phải thực hiện một phân tích nhưng, thời ấy, đó là điều không thể nghĩ nổi. Vậy là, tôi đã đi đến với việc phân tích vì các lý do thuần túy trí thức. Tôi rất ổn và ý tưởng làm một phân tích lên mình bởi mình không ổn thậm chí còn không thoáng qua óc tôi. Cũng như vậy đối với cả một thế hệ với động lực thứ nhất là đi tới với sự phân tích để có được cái trải nghiệm đặc biệt này, khám phá bản thân. Do đó không thể có chuyện không đi tới đó. Tuy nhiên với tôi thực hành phân tích vẫn luôn luôn là thứ yếu, mặc dù tôi say mê với bệnh viện và bệnh nhân - người ta không thể làm được hết mọi việc.

Có phải là vì thực hành phân tích là thứ yếu nên chưa bao giờ bà tìm cách nói về [articuler] văn chương hay nói chính xác hơn là lý thuyết văn học và tâm phân học như rất nhiều người sẽ làm vào đầu những năm 1970 ấy?

Đúng, chính điều ngược lại mới hấp dẫn tôi, tôi những muốn đặt tâm phân học vào lịch sử văn chương hoặc /trong/ [vào] lịch sử nói chung, cứu nó thoát ra khỏi cái pháo đài nơi nó bị giam cầm vì tôi nghĩ ở đó có một thứ chủ nghĩa giáo điều và một ngõ cụt. Vào thời ấy tôi coi chủ nghĩa lý thuyết [về] tâm phân học mác xít và văn học đã kết thúc rồi, rằng người ta đang tiến tới một ngõ cụt, rằng toàn bộ những thứ ấy sẽ sụp đổ.

Và liệu ngày nay mặc cho mọi thứ vẫn còn lại một cái gì đó hay không?

Hẳn là chẳng còn lại gì hết, nếu không phải cái ý tưởng theo đó sống và nghĩ như vậy còn tốt hơn rất nhiều so với chấp nhận trật tự mọi sự. Có lẽ tất cả những thứ ấy đã biến mất, nhưng chúng từng rất rực rỡ. Cám ơn những thái quá, những kỳ quặc, chủ nghĩa lý thuyết, sự quá lời, sự vi phạm. Ngay cả khi không chịu đựng nổi thì tôi vẫn thích kể lại toàn bộ câu chuyện ấy, sau này khi tôi đã chuyển sang làm lịch sử. Tôi rất cổ điển, nhưng kiểm kê lại thì thấy thật huy hoàng. Những cuộc cãi cọ ấy, những xung đột ấy - cãi cọ với nhau hàng đêm liền về một câu thơ của [Stéphane] Mallarmé - còn tốt hơn chán vạn đọc những thứ xuẩn ngốc ngày nay người ta gọi là văn chương. Thế nên, vì cố thích ứng với thời /của mình/ [mình đang sống] và không thích nói thời của tôi thì hay ho hơn, tôi không nói gì cả, tôi làm những gì mình có thể, tôi nói những cái đó trong các cuốn sách của tôi, nhưng dù sao thì, phải, trong lĩnh vực này - chứ không phải [những] chỗ khác - thì xưa kia trăm lần tốt đẹp hơn.

Bà có nhìn thấy một vị trí và một tương lai cho cái lý thuyết không?

Nó sẽ bắt đầu trở lại, nhưng ta chẳng bao giờ biết được là dưới hình thức nào. Bởi vậy, cần [chăm chú] lắng nghe mọi thứ. Chắc chắn nó sẽ bắt đầu trở lại, nhưng ta không thực sự biết là như thế nào. Dù sao thì cái mà tôi nhìn thấy là có vô cùng nhiều người - chắc chắn là thiểu số thôi nhưng cũng là có - ở độ tuổi ba mươi, ba mươi lăm nói rằng toàn bộ cái đó thật là tuyệt diệu, rằng bây giờ không còn chỗ cho nó nữa.

Theo bà có điều gì đó đặc thù Pháp trong cuộc phiêu lưu lý thuyết không?

Nước Pháp là đất nước duy nhất nơi, trước hết với cuộc cách mạng rồi sau đó là vụ Dreyfus, tự tạo dựng cho mình một tầng lớp trí thức. Hiện tượng không tồn tại ở bất kỳ đâu khác và điều này mang lại cả những gì tốt đẹp nhất lẫn những gì tồi tệ nhất. Pháp là đất nước duy nhất từng có một vụ Dreyfus. [Émile] Zola chống lại [Maurice] Barrès. Nước Pháp triền miên nhắc đi nhắc lại rằng Zola chống lại Barrès, nhưng điều đó đã xảy ra với Cách mạng Pháp rồi. Tại sao? Bởi từng có Ánh sáng, rồi Victor Hugo. Điều đó triền miên xảy ra trở lại. Người trí thức hoặc nhà văn trở thành trí thức nắm giữ ở Pháp một vị trí không ở nơi nào khác có được, đó là một điều cũng gắn liền với tính chất phổ quát của quyền con người.

Vụ Dreyfus cứ xảy ra đi xảy ra lại /nhiều lần,/ hai mươi năm một lần, dưới các hình thức khác nhau. Nước Pháp tạo ra quyền con người, và cả điều tồi tệ nhất nữa. Đây là đất nước duy nhất từng có những người theo chủ nghĩa cộng tác đáng ghê tởm đến thế. Ezra Pound, ở bên cạnh Céline, [Lucien] Rebatet hay [Robert] de Brasillach thật chẳng đáng gì. Nước Pháp đi rất xa theo hướng ngược lại. Dù sao thì cũng chính là các nhà văn như Ernest Renan đã tạo ra chủ nghĩa bài Do Thái. Cuốn sách La France juive [Nước Pháp Do Thái] của [Édouard] Drumont là một văn bản viết ra không hề có tương đương tại các nước khác. Có rất nhiều người theo chủ nghĩa chối bỏ trong thế giới anglo-saxon, nhưng đó lại không phải là những người tạo ra ngôn từ. Chỉ ở Pháp mới có [Robert] Faurisson. Ông ta đã khởi đầu bằng việc nghiên cứu về [Arthur] Rimbaud và Lautréamont. Đó là một người từng học lớp dự bị [khâgneux], học sinh của Jean Beaufret người đưa Heidegger vào Pháp. Đó là một thầy giáo từng qua lớp dự bị, hiện tượng duy nhất trên thế giới. Và khi đọc Faurisson, thì ta thấy đó hoàn toàn không phải cái gì /đó/ giống như những người theo chủ nghĩa chối bỏ khác. Trước hết, nó điên rồ hơn và, sau đó, cái đó chạm tới tiếng Pháp, bởi nó khởi đầu bằng việc đặt lại vấn đề về Rimbaud và Lautréamont. Ở Pháp, những điều tồi tệ nhất và những điều tốt đẹp nhất luôn luôn /vận hành/ [được cấu âm - s’articuler] quanh ngôn ngữ và văn chương. Pháp là đất nước duy nhất trên thế giới coi mình sở hữu một ngôn ngữ phổ quát, đất nước có được một Viện Hàn lâm Pháp, hết sức kiêu hãnh về ngôn ngữ của mình, coi tiếng Pháp như một định chế. Cách mạng đã tạo lập tiếng Pháp như là ngôn ngữ quốc gia, tức là mọi người phải nói thật giỏi. Toàn bộ điều này có lẽ ngày nay đang tan rã, nhưng tôi không chắc chắn là việc đó sẽ diễn ra một cách dễ dàng.

---------------------

Élizabeth Roudinesco. Sinh năm 1944, sử gia và nhà tâm phân học. Trong những năm 1970, bà cho đăng những bài phê bình văn học về Raymond Roussel, Antonin Artaud, Bertolt Brecht và Louis-Ferdinand Céline. Tác phẩm chủ yếu: Histoire de la psychanalyse en France (2 tập, 1982 và 1986), Jacques Lacan. Esquisse d’une vie, histoire d’un système de pensée (1993), Généalogies (1994), La Part obscure de nous-même. Une histoire des pervers (2007).


Làm thế nào mà bà lại quan tâm đến lý thuyết văn học, đến cấu trúc luận, v.v… rồi rời xa khỏi nó để trở thành sử gia - nhất là về tâm phân học - như mọi người biết tới ngày hôm nay?

Điểm xuất phát của tôi, hồi đầu những năm 1960 là [tờ tạp chí điện ảnh] Les Cahiers du cinéma. Đó là hiểu biết đầu tiên của tôi, một trào lưu mà lúc đó tôi coi là hình thức chủ nghĩa, trái ngược với điện ảnh dấn thân. Ở một phía có những người nghĩ rằng nhìn chung điện ảnh Mỹ không có chút giá trị nào vì nó mang dấu ấn ý hệ quá nặng, họ chối từ John Ford, Hitchcock, v.v… Đó đặc biệt là trường hợp của cánh tả mác xít, những người chẳng hiểu được một điều gì hết. Và ở phía kia có Les Cahiers du cinéma, được xem như là thuộc cánh hữu, bởi nó đi sâu vào nghiên cứu mặt hình thức của điện ảnh.

Rồi vào quãng 1966, tôi đọc [Michel] Foucault, tôi khám phá cấu trúc luận. Với tôi, có tồn tại một sự tiếp nối giữa điện ảnh Mỹ, nghĩa là một sự dấn thân về mặt mỹ học, và cấu trúc luận. Đó là một lựa chọn khác với sự dấn thân kiểu mác xít mà tôi không ưa, vì các lựa chọn vị thế của những người mác xít đối với văn chương. Hồi ấy, tôi đang theo học văn chương và đăng ký học ngôn ngữ học. André Martinet dạy, nhưng có lệnh cấm đọc [Roman] Jakobson. Tôi bắt đầu khám phá các nhà cấu trúc luận và thực sự là để việc giảng dạy ngôn ngữ học - Jakobson, Saussure, các nhà hình thức chủ nghĩa - trở nên có thể ở Sorbonne, thế chỗ cho các vị trưởng lão chẳng mấy thú vị, mà tôi đã xuống đường. Tháng Năm năm 1968 là để làm điều đó. Chính tại Sorbonne tôi đã gặp Mitsou Ronat, rồi vào tháng Năm 1968, Henri Deluy, người phụ trách tờ tạp chí Action poétique, tờ tạp chí rất gần với đảng Cộng sản, nhưng lại không bước hẳn vào con đường dấn thân mác xít. Cuộc gặp gỡ với Action poétique đã cho phép tôi thoát khỏi mọi thái độ khuynh tả [gauchisme] và đưa tôi lại gần đảng Cộng sản vì nó chứa đựng một điều thú vị hơn, chính là quá trình giải Stalin hóa của nó. Action poétique, về thực chất đó là các trí thức viết thơ và suy tư tới Maiakovski, các nhà tiền phong, Jakobson, những nhà thơ lớn của Nga, với gương mặt thủ lĩnh [Louis] Aragon, một người dù thế nào đi nữa cũng rất hấp dẫn, và còn có cả [Louis] Althusser.

Ở điểm cụ thể này Action poétique gần với đảng Cộng sản hơn các tờ tạp chí khác - nhất là Tel QuelAction poétique mà tôi có tham gia, là để chống Jdanov. Chúng tôi quan tâm đến các thứ tiền phong và lịch sử các phong trào tiền phong. - bởi nhiều nhà thơ tham gia ở đó là người cộng sản, nhưng là trong một khuynh hướng giải trừ Stalin triệt để. Có một sự chia rẽ hoàn toàn giữa sự viết và sự dấn thân. Sự dấn thân chính trị là một thứ, sự viết lại là một thứ khác hẳn. Những số đầu của tờ

Như vậy là với bà tiền phong và chính trị là hai thứ khác hẳn nhau. Bà không tin vào một thứ chính trị của các trào lưu tiền phong ư?

Có chứ, nhưng nó không tương thích với một đường hướng chính trị. Có một chính trị của các phong trào tiền phong về bản chất là một cuộc cách mạng hình thức, điều đó làm người ta đọc được cả Ezra Pound lẫn Pablo Neruda. Đó là ý tưởng cho rằng văn chương không bao giờ bị giảm trừ thành sự dấn thân chính trị. Ý tưởng then chốt với các nhà cấu trúc luận là có những hình thức tuyệt đối mới và có tính chất đổi mới trong các văn bản không hề phản ánh một chút dấn thân chính trị theo kiểu tiến bộ, mác xít, cộng sản nào. Sự mâu thuẫn này, tôi đã biết đến từ tờ Les Cahiers du cinéma.

Điều quan trọng trong những năm tôi hợp tác với Action poétique là gìn giữ sự nghiên cứu, tri thức và lịch sử khỏi mọi kiểu lập đội ngũ. Vấn đề là tạo ra một khoảng không gian tự trị nơi có thể suy tư về các hình thức. Không hình thức nào là cách mạng hơn một hình thức khác. Ngay cả khi say mê tính hiện đại, việc đọc [James] Joyce, chẳng hạn, cũng không ngăn cản người ta đọc [Alexandre] Dumas. Cả hai đều hiện đại. Thay vì định ra một lát cắt làm cho một số người nói rằng ta không còn có thể đọc tiểu thuyết thế kỷ XIX, điều mà tôi quan tâm là sự tái diễn giải vĩnh viễn các văn bản. Theo tôi đó là nơi cư ngụ của tính hiện đại chứ hoàn toàn không phải trong cái hướng đi nói rằng văn bản này là hiện đại còn văn bản khác thì không.

Quả thực, bằng cách ấy ngay lập tức bà đã ở vào vị trí chênh vênh trong liên hệ với các xu hướng thống trị của trào lưu lý thuyết-suy tư, mang dấu ấn rất sâu đậm của chủ nghĩa tiền phong. Đó có phải là lý do khiến bà rời xa trào lưu này?

Đúng, vì lý do ấy đấy, nhưng tôi cũng học được vô cùng nhiều điều trong những năm đó. Đó là những năm học nghề của tôi, quãng thời gian tôi học đọc văn chương theo cách khác. Nhưng tôi không hề nhất trí với thứ chủ nghĩa lý thuyết văn học. Tôi rời xa lý thuyết văn học là bởi những sự kỳ quái của nó, nhưng tôi vẫn lưu giữ tình yêu đối với việc đọc [Roland] Barthes hay Foucault. Tại sao? Vì tôi từng muốn viết truyện, tôi từng muốn đi về phía tự sự. Ham muốn ấy có tính chất quyết định trong sự chuyển hướng của tôi sang lịch sử.

Như vậy là bà trở thành sử gia, và cùng lúc thành nhà tâm phân học. Tại sao?

Vào thời ấy không thể nào viết về tâm phân học, với Trường Freud Paris, Lacan… mà không bắt tay vào một cuộc phân tích cá nhân. Đó là một điều không thể nghĩ nổi. Ngày nay, các tác giả xử lý tâm phân học giỏi nhất không phải các nhà tâm phân học và không nhất thiết phải thực hiện một phân tích nhưng, thời ấy, đó là điều không thể nghĩ nổi. Vậy là, tôi đã đi đến với việc phân tích vì các lý do thuần túy trí thức. Tôi rất ổn và ý tưởng làm một phân tích lên mình bởi mình không ổn thậm chí còn không thoáng qua óc tôi. Cũng như vậy đối với cả một thế hệ với động lực thứ nhất là đi tới với sự phân tích để có được cái trải nghiệm đặc biệt này, khám phá bản thân. Do đó không thể có chuyện không đi tới đó. Tuy nhiên với tôi thực hành phân tích vẫn luôn luôn là thứ yếu, mặc dù tôi say mê với bệnh viện và bệnh nhân - người ta không thể làm được hết mọi việc.

Có phải là vì thực hành phân tích là thứ yếu nên chưa bao giờ bà tìm cách nói về văn chương hay nói chính xác hơn là lý thuyết văn học và tâm phân học như rất nhiều người sẽ làm vào đầu những năm 1970 ấy?

Đúng, chính điều ngược lại mới hấp dẫn tôi, tôi những muốn đặt tâm phân học vào lịch sử văn chương hoặc trong lịch sử nói chung, cứu nó thoát ra khỏi cái pháo đài nơi nó bị giam cầm vì tôi nghĩ ở đó có một thứ chủ nghĩa giáo điều và một ngõ cụt. Vào thời ấy tôi coi chủ nghĩa lý thuyết tâm phân học mác xít và văn học đã kết thúc rồi, rằng người ta đang tiến tới một ngõ cụt, rằng toàn bộ những thứ ấy sẽ sụp đổ.

Và liệu ngày nay mặc cho mọi thứ vẫn còn lại một cái gì đó hay không?

Hẳn là chẳng còn lại gì hết, nếu không phải cái ý tưởng theo đó sống và nghĩ như vậy còn tốt hơn rất nhiều so với chấp nhận trật tự mọi sự. Có lẽ tất cả những thứ ấy đã biến mất, nhưng chúng từng rất rực rỡ. Cám ơn những thái quá, những kỳ quặc, chủ nghĩa lý thuyết, sự quá lời, sự vi phạm. Ngay cả khi không chịu đựng nổi thì tôi vẫn thích kể lại toàn bộ câu chuyện ấy, sau này khi tôi đã chuyển sang làm lịch sử. Tôi rất cổ điển, nhưng kiểm kê lại thì thấy thật huy hoàng. Những cuộc cãi cọ ấy, những xung đột ấy - cãi cọ với nhau hàng đêm liền về một câu thơ của Mallarmé - còn tốt hơn chán vạn đọc những thứ xuẩn ngốc ngày nay người ta gọi là văn chương. Thế nên, vì cố thích ứng với thời của mình và không thích nói thời của tôi thì hay ho hơn, tôi không nói gì cả, tôi làm những gì mình có thể, tôi nói những cái đó trong các cuốn sách của tôi, nhưng dù sao thì, phải, trong lĩnh vực này - chứ không phải chỗ khác - thì xưa kia trăm lần tốt đẹp hơn.

Bà có nhìn thấy một vị trí và một tương lai cho cái lý thuyết không?

Nó sẽ bắt đầu trở lại, nhưng ta chẳng bao giờ biết được là dưới hình thức nào. Bởi vậy, cần lắng nghe mọi thứ. Chắc chắn nó sẽ bắt đầu trở lại, nhưng ta không thực sự biết là như thế nào. Dù sao thì cái mà tôi nhìn thấy là có vô cùng nhiều người - chắc chắn là thiểu số thôi nhưng cũng là có - ở độ tuổi ba mươi, ba mươi lăm nói rằng toàn bộ cái đó thật là tuyệt diệu, rằng bây giờ không còn chỗ cho nó nữa.

Theo bà có điều gì đó đặc thù Pháp trong cuộc phiêu lưu lý thuyết không?

Nước Pháp là đất nước duy nhất nơi, trước hết với cuộc cách mạng rồi sau đó là vụ Dreyfus, tự tạo dựng cho mình một tầng lớp trí thức. Hiện tượng không tồn tại ở bất kỳ đâu khác và điều này mang lại cả những gì tốt đẹp nhất lẫn những gì tồi tệ nhất. Pháp là đất nước duy nhất từng có một vụ Dreyfus. Zola chống lại Barrès. Nước Pháp triền miên nhắc đi nhắc lại rằng Zola chống lại Barrès, nhưng điều đó đã xảy ra với Cách mạng Pháp rồi. Tại sao? Bởi từng có Ánh sáng, rồi Victor Hugo. Điều đó triền miên xảy ra trở lại. Người trí thức hoặc nhà văn trở thành trí thức nắm giữ ở Pháp một vị trí không ở nơi nào khác có được, đó là một điều cũng gắn liền với tính chất phổ quát của quyền con người.

Vụ Dreyfus cứ xảy ra đi xảy ra lại nhiều lần, hai mươi năm một lần, dưới các hình thức khác nhau. Nước Pháp tạo ra quyền con người, và cả điều tồi tệ nhất nữa. Đây là đất nước duy nhất từng có những người theo chủ nghĩa cộng tác đáng ghê tởm đến thế. Ezra Pound, ở bên cạnh Céline, [Lucien] Rebatet hay [Robert] de Brasillach thật chẳng đáng gì. Nước Pháp đi rất xa theo hướng ngược lại. Dù sao thì cũng chính là các nhà văn như Ernest Renan đã tạo ra chủ nghĩa bài Do Thái. Cuốn sách La France juive [Nước Pháp Do Thái] của [Édouard] Drumont là một văn bản viết ra không hề có tương đương tại các nước khác. Có rất nhiều người theo chủ nghĩa chối bỏ trong thế giới anglo-saxon, nhưng đó lại không phải là những người tạo ra ngôn từ. Chỉ ở Pháp mới có [Robert] Faurisson. Ông ta đã khởi đầu bằng việc nghiên cứu về Rimbaud và Lautréamont. Đó là một người từng học lớp dự bị, học sinh của Jean Beaufret người đưa Heidegger vào Pháp. Đó là một thầy giáo từng qua lớp dự bị, hiện tượng duy nhất trên thế giới. Và khi đọc Faurisson, thì ta thấy đó hoàn toàn không phải cái gì đó giống như những người theo chủ nghĩa chối bỏ khác. Trước hết, nó điên rồ hơn và, sau đó, cái đó chạm tới tiếng Pháp, bởi nó khởi đầu bằng việc đặt lại vấn đề về Rimbaud và Lautréamont. Ở Pháp, những điều tồi tệ nhất và những điều tốt đẹp nhất luôn luôn vận hành quanh ngôn ngữ và văn chương. Pháp là đất nước duy nhất trên thế giới coi mình sở hữu một ngôn ngữ phổ quát, đất nước có được một Viện Hàn lâm Pháp, hết sức kiêu hãnh về ngôn ngữ của mình, coi tiếng Pháp như một định chế. Cách mạng đã tạo lập tiếng Pháp như là ngôn ngữ quốc gia, tức là mọi người phải nói thật giỏi. Toàn bộ điều này có lẽ ngày nay đang tan rã, nhưng tôi không chắc chắn là việc đó sẽ diễn ra một cách dễ dàng.

(trích từ Vincent Kaufmann, La Faute à Mallarmé. L’aventure de la théorie littéraire [Lỗi của Mallarmé. Cuộc phiêu lưu của lý thuyết văn học], Seuil, 2011, tr. 290-296)

2 comments:

  1. Không có nút like nào ở quanh đây nhỉ? :))

    ReplyDelete
  2. England has Longman Publishing Group. I wish someday Vietnam will have LonelyMan publishing company for... NhiLinh.

    Speaking English, thinking in Japanese, Chinese but dreaming with French...

    ReplyDelete