Nov 15, 2015

Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du

Họ là hai anh em ruột, con của một ông tiến sĩ Quảng Nam thuộc "ngũ phụng tề phi". Phan Khoang là một sử gia, tác phẩm vẫn còn tương đối được biết đến do có vài quyển được tái bản trong hai chục năm trở lại đây, nhưng Phan Du, chủ yếu là nhà văn, thì gần như biến mất hẳn. Tài liệu được đông đảo độc giả và giới nghiên cứu coi là nhất thiết cần tham khảo nếu muốn tìm hiểu văn chương miền Nam, bộ sách của Võ Phiến, viết về Phan Du theo một cách thức hết sức xách mé. Võ Phiến không chỉ kém cỏi trong nhìn nhận Sáng Tạo, Mặc Đỗ, mà còn như vậy với rất nhiều người khác, trong đó có Phan Du.

Bộ sách của Võ Phiến không hề khả tín. Có thể nào chăng, Võ Phiến cũng bóp méo văn chương miền Nam không khác Trần Trọng Đăng Đàn and Co.?

Cả Phan Khoang và Phan Du đều vắt từ tiền chiến qua miền Nam.

Cuốn khảo luận về Trung Dung ở bản đầu và bản thứ hai: cách nhau khoảng chục năm, bìa hao hao nhau nên rất dễ nhầm.


Thủ bút Phan Khoang:


Cuốn sách về lịch sử Trung Quốc, bản tiền chiến và bản Sài Gòn:


Hai bộ sử nổi tiếng:



(quyển "bang giao" tôi nhét vào đâu còn chưa lục ra được)

Phan Du trước hết là tập truyện ngắn Hai chậu lan Tố Tâm:


Một văn chương rất đẹp trong sự tỉ mỉ và nỗi u hoài. Một tập khác:


Một truyện ngắn của Phan Du đăng trên tạp chí Văn số Mậu Thân 1968:


Trong bài trả lời phỏng vấn một tờ tạp chí vào năm 1964, Phan Du cho biết tác phẩm đầu tay của mình là truyện ngắn "Bữa cơm chay" đăng Tiểu thuyết thứ Bảy năm 1942. Dưới đây là một truyện đăng năm 1944 trên Tiểu thuyết thứ Bảy giai đoạn nguyệt san (tổng cộng 6 số):



(hai bức ảnh trên đây: courtesy of NTT)

Phan Du còn viết các khảo luận, trước hết, hay nhất, là Mộng kinh sư về Huế (xem ở đây). Và:


(còn quyển rất hay Phan Du viết về Quảng Nam tôi cũng chưa lục được)

3 comments: