Apr 18, 2016

Phan Du: Đất Quảng Nam

Hôm trước (xem ở kia), trình bày tác phẩm của Phan Du nhưng vẫn thiếu vì không hiểu nhét đi đâu mất Quảng Nam qua các thời đại.

Mãi giờ mới tìm lại được, lộn xộn nó khổ thế đấy:



Phan Du viết cuốn sách này, như ghi rõ trên bìa, với tư cách thành viên "Ban Tu thư Thị hội Cổ học Đà Nẵng".

Nó được xếp vào "loại lịch sử địa phương" và ghi rõ hơn, "trong bối cảnh diễn tiến Dân tộc" (lời tựa). Đây là "quyển thượng", in năm 1974, và có thông báo sẽ in "quyển hạ", tức là quãng từ thời Gia Long "đến ngày nay" (trong khi tập thượng trong ảnh bao trùm giai đoạn từ năm 1471, khi Lê Thánh Tông lập Quảng Nam Thừa tuyên đạo, cho đến hết thời Tây Sơn vào khoảng 1800). Tôi chưa bao giờ thấy "quyển hạ", có lẽ không có (quyển thượng in vào năm 1974, sát 1975 quá rồi) và lâu nay cũng để ý nghe ngóng xem có bản thảo gì để lại hay không, nhưng chưa có tin tức đáng chú ý.

Trong lời tựa cũng viết: "Sở dĩ để nhan đề của tác phẩm là Quảng Nam thay vì Quảng Nam tỉnh vì chúng tôi muốn trình bày vai trò lịch sử của tỉnh nhà ngay từ khi nó còn nằm trong những đơn vị hành chánh rộng lớn hơn như: Quảng Nam thừa tuyên đạo, Quảng Nam Dinh, Quảng Nam Trấn v.v..."

Giờ đây, khi cuốn sách của Phan Du viết về Huế, Mộng kinh sư, đã trở lại (một cách huy hoàng), chắc mối quan tâm đến nhân vật Phan Du bị lãng quên mất chục năm sẽ xuất hiện. Quảng Nam qua các thời đại lâu nay cũng không hẳn là không được biết đến trong nhóm nhỏ dân nghiên cứu. Biết đâu cả nó cũng sẽ sớm trở lại.

Trong sách có in danh mục tác phẩm của Phan Du:



Nhân tiện (rất liên quan), bài về Tạ Chí Đại Trường cuối cùng đã viết xong, xem ở kia.

26 comments:

  1. Bìa lót đẹp quá

    ReplyDelete
  2. Không biết những người giới thiệu sách Sympathizer có hiểu là họ đang làm một công việc tệ hại, thiếu chuyên nghiệp không?
    Người giới thiệu sách không nên kể vanh vách câu chuyện ra, thì còn chi là hấp dẫn? Phải để bạn đọc mua sách và tự đọc chứ. Ai cần các ông ấy tóm tắt nội dung với phát biểu cảm tưởng? Thật là đáng xấu hổ. Người nước ngoài, thậm chí chỉ là bạn đọc viết comment trên Amazon còn biết thứ "nguyên tắc sơ đẳng" này sao người Việt chúng ta lại "khờ" thế?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ooops... Tôi mới đọc được chàng này (tức tác giả cuả Sympathizer) nói rằng mình vưà là vưà không là người Việt, làm tôi buồn quá. Cũng giống Linda Lê. Mặc dù tình yêu quê hương và dân tộc cuả tôi cũng khá lẩm cẩm, nhưng tôi thấy "mát dạ" hơn nếu họ hoan hỉ nhìn nhận rằng họ cũng là người Việt Nam. Cho nên "my idol" vẫn là anh Trần Vũ :-)

      Delete
    2. nhưng Trần Vũ có biết viết văn đâu?

      Delete
    3. Viết văn không nhất thiết phải là "biết viết văn" theo một qui ước học thuật hay trào lưu nào đó cuả một nhóm người nào đó. Bạn Nhị Linh không thích Kim Dung hay Nguyễn Ngọc Tư nhưng có hàng triệu người yêu mến họ, trong đó có tôi. Nháy nháy...

      Delete
    4. Nhưng thôi, chi tiết này không quan trọng và chỉ là cảm nghĩ cuả cá nhân tôi thôi, không đáng kể. Những gì anh ta viết mới đáng quan tâm, sẽ đọc.

      "As soon as my feet touched China I became Chinese"
      - Amy Tan.

      Delete
    5. Việc viết bằng tiếng nước ngoài là đáng tự hào, đâu có liên quan gì đến việc ngại ngùng không nhận mình là người Việt Nam phải không?

      "Có một chút Paris để anh được làm thi sĩ" nên mới là "thi sĩ hay nhà phê bình văn học cuả... lòng ta". Chứ nhiều Paris quá là không còn là Mít đặc nưã, mà là Mít ướt ;-(

      Delete
    6. từ từ đã, "nhưng thôi" là thế nào? đã bắt đầu đâu mà đòi thôi?

      trước tiên, ngoài Trần Vũ, hai nhân vật nhắc đến ở trên, tìm thử đi, xem tôi "không thích" họ ở đâu? không tìm được đâu, vì làm gì có, tôi là một độc giả lâu năm của nhân vật thứ nhất, với nhân vật thứ hai, ở mọi bước ngoặt ở thời kỳ đỉnh cao của người ấy, đều có dấu ấn của tôi

      tung ra một điều sai mà cứ nhơn nhơn như thế được à?

      một sai lầm lớn của rất rất nhiều người, kể cả trong giới nghiên cứu chuyên nghiệp, là tưởng trên đời tồn tại cái thứ gọi là gu thẩm mỹ cá nhân, sở thích riêng etc.

      không có cái đó đâu

      giá trị là một yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào ý chí cá nhân, nếu không như vậy, thế giới này không có một ý nghĩa nào hết

      nhiều người bỏ cả đời để đọc sách, nhưng vài thứ cơ bản nhất vẫn không hiểu được; giờ, tôi đã chấp nhận điều đó là thường và hết sức tràn lan

      giờ đến Trần Vũ

      Trần Vũ về bản chất là gì? đó là một khối ẩn ức tích tụ, và đến lúc thì bùng vỡ ra

      ở rất nhiều trường hợp tương tự, một sự bùng vỡ như vậy tạo ra nhiều giá trị (ví dụ: Antonin Artaud), nếu sự bùng vỡ ấy thể hiện bằng ngôn từ, nhất thiết phải tạo ra văn chương lớn

      nhưng Trần Vũ thì không, chẳng có gì như thế hết cả

      Trần Vũ không biết tiếng Pháp, cũng không biết tiếng Việt nốt, thế thì Trần Vũ viết văn bằng cái gì? bằng (nói theo kiểu bọn trẻ con bây giờ) niềm tin à?

      nếu sự bùng vỡ đã nói tạo ra giá trị, sẽ không cần xét đến ngôn ngữ các thứ nữa, nhưng vì không như thế, nên phải xét

      về nhân vật mới được giải Pulitzer:

      why the fuss?

      đó là một văn chương lèng phèng, kém cỏi, chẳng có gì đáng quan tâm hết; người Mỹ thấy cần đến lúc trao một giải thưởng cho đại diện một khối dân cư đông đảo ở đất nước họ, vậy thôi; điều này không khác khi cái gọi là cộng đồng văn chương hải ngoại muốn tạo ra một hình tượng văn chương nên đã nâng Trần Vũ lên, một cách mù quáng và giả dối; thậm chí ở trong đó tôi còn nhìn thấy một mong muốn tạo ra một đối kháng với Nguyễn Huy Thiệp; vô ích thôi

      nhân vật ấy còn kém Trần Vũ, và kém xa cả Nam Lê, mà Nam Lê thì đã là một thứ văn chương tệ hại lắm rồi

      why the fuss?

      Delete
    7. Ka ka, vui rồi

      Delete
    8. Không ai "tìm" được ra cái mà bạn không muốn nói thẳng, hì hì, vì bạn rất giỏi "cất" nó, nhiều lắm, nhưng tôi đọc ra nó, hì hì, bằng trực giác thần sầu cuả tôi. Nhưng tôi tôn trọng, khổ thế, tôi luôn tôn trọng, sở thích cuả mỗi người. Xin đừng có đem học thuật ra doạ tôi nhe, trong học thuật lẫn khoa học đều có lợi ích cá nhân lẫn lợi ích nhóm đấy. Và nhờ thế, không tệ hại như trong chính trị, nó ươm mầm cho những sáng tác kế tiếp...

      Hải ngoại nào "tạo ra hình tượng Trần Vũ"? Là anh ta tự phát sáng, không giải này giải nọ, nhưng họ và tôi yêu thích, thật lòng không mù quáng giả dối đâu. Đúng là một tên "trời đánh, vô đạo", nhưng Chúa lòng lành chắc sẽ tha tội cho anh ta cái vụ Cha Đờ Rô, vì Ngài hẳn động lòng thương những cơn mưa tuyệt mù miền Thuận Hoá. Mấy tay anh chị tự cho mình rành tiếng Pháp, Anh, Việt, etc. biết cái khỉ gió gì về những cây viết như Trần Vũ và ông mới Sympathizer kia chứ? (Bà Thụy Khuê chê anh TV không biết hay không có khả năng hội nhập. Bà Cầm Thi thì cho là ông nởm ấy bị chứng "thống... khổ", sợ nó bùng vỡ nguy cơ cao, hì hì)
      Ở cái đám người độc quyền sự bảo vệ và phát triển tiếng Việt và văn chương ấy, họ không có sự trầy truạ vật lộn với tiếng mẹ đẻ; nơi họ tiếng Việt quá trơn tru, thưà mưá, dư dả, náo hoạt như công cụ cuả các nhà trình diễn hoặc những đồng xu trong tay các ảo thuật gia.

      Trần Vũ không hề có sự đối kháng nào với Nguyễn Huy Thiệp đâu, anh ta chỉ là một kẻ thích đuà chơi, trong cách viết ấy. Và dù cũng là big fan cuả NHT ngay từ khi ông xuất hiện trên báo Văn Nghệ, tôi vẫn nhìn thấy đôi nơi, trong cùng một chủ đề, Trần Vũ đã viết thật là hay, thật mới lạ, chói gắt. Bên cạnh nó, NHT bỗng dưng trở thành một ông già, giỏi nói chuyện lịch sử nhưng có một cái gì đó tẻ nhạt bên tách trà nghiền ngẫm nhâm nhi.

      -- GC.

      Delete
    9. đấy, cứ nói thẳng ra có phải là dễ chịu không

      không chứng minh được tức là không chứng minh được, vì điều đó là sai, đơn giản thế thôi, tôi không bao giờ cất đi cái gì hết

      xoay qua cái tiền giả định về học thuật hay doạ dẫm, cũng như ngay từ đầu, về quy ước học thuật các thứ, giản dị là một cách thức vô cùng cheap

      Delete
    10. Oops... chứng minh ư? Dễ lắm. Nhưng tôi không dại gì nói ra nếu không được tặng sách.

      Delete
    11. Mình vửa thử gúc Trần Vũ thấy bạn này profile có vẻ khủng nhưng văn chương vừa dài vừa ấm ớ tiếng Việt chưa sõi, lưỡi ngắn đòi giả giọng Phúc kiến. He he

      Delete
    12. erratum: trước cụm "cộng đồng văn chương hải ngoại" cho thêm mấy từ "một bộ phận của"

      Delete
    13. "một bộ phận dễ thương và thân thiện cuả... " ;-)

      Delete
  3. Klq nhưng bác NL có định dạo hội sách không ạ? Mong bác tư vấn cho anh em mấy cuốn đáng mua. Cám ơn bác vạn bội :3

    ReplyDelete
  4. bộ Sài Gòn-Chợ Lớn hai tập, An Nam chí lược của Lê Tắc, Văn hoá và bá quyền của Edward Said, mấy quyển mới in lại của Nam Đình Nguyễn Kỳ Nam, Ngọc lê hồn, Mộng kinh sư

    để từ từ xem có nhớ ra quyển nào nữa không nhé

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vâng bác cứ từ từ nhớ lại, mai em ra hốt một thể :d Em người trần mắt thịt, lần này rút kinh nghiệm hỏi han trước rồi mới đi, khỏi lỡ, hehe.

      Delete
    2. Sách của Nguyền Đình Nam có những cuốn gì và do NXB nào ấn hành, thưa bác Nhị Linh?

      Delete
  5. đây luôn nhé cho khỏi bị muộn hehe:

    Thơ say (Vũ Hoàng Chương), Truyện đường rừng (Lan Khai), nhưng quyển này được thực hiện từ một ấn bản khá muộn, tôi không thích lắm, La Sơn Phu Tử (Hoàng Xuân Hãn), Trung Quốc tư tưởng sử luận (Lý Trạch Hậu), bản tiếng Việt chung cả phần cổ, cận và hiện nên rất tiện, nhưng tôi giở ra thì thấy có phần dịch ra tiếng Anh tiếng Pháp trong đó tư tưởng được hiểu là ideology chứ không phải idea, rất kỳ quặc, rồi Vương triều Mạc của nhà Chính trị-Quốc gia gộp nhiều bài nghiên cứu, tuy nhiên mở ra thì dường như không có bài nào của Trần Khuê, cùng đề tài cũng có một quyển riêng của Đinh Khắc Thuân

    ai có gu với loại sách quái đản thì có thể tìm một quyển viết về Hà Nội ghi tên tác giả là Bạch Diện, đây là một nhân vật Việt Nam Quốc dân đảng bí hiểm ngày xưa

    có "Thông thái và số phận" của Maeterlinck lẽ ra phải hay nhưng lại dịch từ tiếng Nga, tôi đọc qua thấy rất là funny, từ lời đề từ trở đi, rất khác so với tôi còn nhớ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Xin Nhị Linh Đại Nhân để dành cho một cuốn sách quái đản viết về Hà Nội nhé. Đáp lại, mình sẽ tặng Đại Nhân cuốn nào ngài muốn. Đa tạ.

      Delete
    2. He he, cám ơn bác. Em vợt được gần hết, mà đang lép ví nên mấy cuốn của Nhã Nam, Tao Đàn thấy còn nhiều nên để mua sau :d

      Delete
  6. Nam Đình Nguyễn Kỳ Nam: do NXB Tổng hợp Sài gòn in, có "83 năm..." và "Túy hoa đình", hình như còn quyển thứ ba nữa, nhưng tôi mới kiếm được hai quyển vừa kể tên

    bác gì muốn đổi sách: đang ở Tây hởm? tiện tiếng Anh thì tôi muốn quyển này (nếu tiện tiếng khác hơn thì báo lại nhé hehe):

    http://www.amazon.com/Life-Users-Manual-Verba-Mundi/dp/1567923739/ref=sr_1_2?s=books&ie=UTF8&qid=1461205220&sr=1-2&keywords=bellos+perec

    ReplyDelete
  7. Dạo này hình như Nhã Nam lại bắt đầu đưa tên người dịch ra bìa 1 trở lại. Tại sao ngày xưa lại đưa vào trong vậy chú?

    ReplyDelete