Dec 8, 2017

Cái nhìn của

Ta sẽ nói, một cách hết sức ngắn gọn, đến một điều, mà Roland Barthes nhắc đi nhắc lại nhiều lần: "trách nhiệm của hình thức".

Điều gì làm cho "phong trào triết học" tại Việt Nam (buộc thêm vào đó là ý luận, chùm ý luận của "cấp tiến", "khai minh", "liberalism" etc.) trong vòng trên dưới mười năm vừa rồi ngớ ngẩn từ trong yếu tính của nó trở đi đến như thế? Ở mức độ, thêm một lần nữa, bi kịch đã biến thành hài kịch (mau chóng khủng khiếp). Đó là vì cái nhìn.

Trường phái ấy (bởi vì ý hướng tính của nó hướng về lập trường, tạo thiết chế - institution là "thiết chế", không phải "định chế") cho rằng có thể đi từ dưới lên cao (hoặc cũng có thể đi từ trên cao xuống dưới), top down, hoặc bottom up.

Và thế cho nên, đó là một cuộc vơ vét kiến thức. Các triết gia của chúng ta tưởng kiến thức cộng lại thì thành triết lý. Và cũng tưởng hệ thống thì chính là triết lý.

Nhưng hệ thống sẽ đổ sụp vào chính nó, hệ thống nào cũng thế (Cioran), và Nietzsche chống lại mọi hệ thống, trong đó không loại trừ hệ thống của chính Nietzsche. Chính từ hệ thống, đi ra một thứ ("ligne de fuite" của Gilles Deleuze), và đó chính là triết lý.

Đấy là vì một điều rất đơn giản: chuyển động. Không ý thức được về chuyển động, thì tinh thần chỉ là từ "tinh thần", cái từ dùng để chỉ cái gì đó, tương tự, hiện tượng luận (cứ bị gọi là "hiện tượng học", mà tại sao trường phái ấy lại gọi cái đó là "hiện tượng học"? đấy là vì nỗi ám ảnh của học) chỉ là cái từ "hiện tượng luận".

Học có, ở trong yếu tính của nó, một điều: bạo lực. Violence của học đối kháng và triệt tiêu các chuyển động. Trường học là một dạng ý thức. Là ý thức, cho nên nó không phải là nơi chuyển động, mà là nơi chứa, bãi rác của những gì chuyển động vứt lại, nói đúng hơn, rơi xuống. Nếu đó là "hiện tượng học" thì có nghĩa hiện tượng giết chết học, hay nói đúng hơn, học giết chết hiện tượng, và do đó, yếu tính.

Trường học là một dạng ý thức (ý thức tập thể: khái niệm này của Durkheim hoàn toàn tương đồng với "ngôn ngữ", langue, của Saussure), cũng như bệnh viện là một dạng ý thức, bệnh viện chạy sau bệnh tật, cũng như tòa án chạy sau tội ác. Trường học thì chạy sau cái biết. Cái biết đã ngừng rồi, thì nó mới hóa thạch thành trường học, trường phái etc.

Thế cho nên, trường phái mà ta đang nói ở đây tạo ra dạng học trò kiểu cái thể loại đi đôi sát cánh với Môi Thâm huyền thoại (môi thâm càng thâm mưa lâm râm). Hoặc, dạng học trò đi học về chụp ảnh khoe facebook bài tập ở lớp. Có học trò khác cho biết: đi học được đúng một buổi. Hai học trò tiêu biểu này giống nhau ở một điểm: béo. Tất nhiên, ta nhớ đến truyện ngắn "Fat" của Raymond Carver.

Một bãi rác thì lại (bây giờ là tất yếu) tạo ra bãi rác. Ô, sao giống điều mà Platon nói về các nhà thơ thế nhỉ: cách sự thật hai lần.

Và, cái nhìn của triết học thì thế nào? Muốn nhìn, trong triết học, thì phải nhìn ngang. Nhìn ngang tức là không được vẹo vọ, không được cong, và phải đến đúng phía trước mà nhìn. Như thế gọi là cái nhìn của triết học.

Cái cây Nô-en í, có thấy không?

Cái nhìn của thơ lại là cái nhìn theo chiều đứng, ngước lên, chạy xuống. (Đấy là trong trường hợp không tạo ra được một chuyển động tương ứng.)

Còn cái nhìn của văn chương, hay cái mà ta gọi là "văn chương"? Tức là, ta lại đến gần sát, sát thêm một chút nữa, với chuyện văn chương là gì và không là gì.

Ô, dễ mà, cái nhìn của văn chương chỉ nằm trong một chữ: xiên.




nhân tiện: tiếp theo và đã hết (cuối cùng) tiểu luận của Roland Barthes, "Michelet, Lịch Sử và Chết", và tiếp tục các bài thơ của Baudelaire

7 comments:

  1. "bậc trưởng thượng" nữa, hehe

    ReplyDelete
  2. Bla bla bla...Chỉ là xếp chữ thành câu văn nhưng đọc lên tối nghĩa.

    ReplyDelete
  3. lúc í, rất lịch sử, chữ "luận" đã bị đội trời riêng phía nam Bến Hải. còn chữ "học" là do "học tập": sự thiếu học mang tính cấu trúc. bởi từ XYZ top down đều chỉ là các "học trò" và "học trò nhỏ" của (các) con matryoshka lớn nhất chịu "trách nhiệm của hình thức" về "hệ hình" những đôi mắt gỗ (tô màu khác nhau naturel). nhưng tại sao nó lại triển hạn vô độ đến tận những "trên dưới mười năm vừa rồi" (và còn nữa?) một trong vài nguyên do chủ yếu: là vì thiếu người dịch Roland Barthes.

    ReplyDelete
  4. tiếp tục
    thi thoảng thả một con lô
    ... xiên

    ReplyDelete
  5. Xuyến là người bên lương hay bên giáo?

    (câu cuối cùng của "Chiếc lư đồng mắt cua")

    ReplyDelete
  6. À à, Xuyên là người có yếu tính "tolérance" :)

    ReplyDelete