Sep 6, 2010

Nguyên Sa Trần Bích Lan





Nguyễn Vy Khanh viết bài "Văn học miền Nam qua một bộ "văn học sử" của trong nước" phàn nàn về chất lượng bộ sách Văn học Việt Nam nơi miền đất mới của Nguyễn Q. Thắng chỉ ra nhiều lỗi lầm, trong đó có những chỗ chính xác, như khi trách Nguyễn Q. Thắng nói Nguyễn Nam Châu là bút danh của Nguyễn Văn Trung. Thế nhưng cho dù nỗi niềm bức xúc lớn đến đâu thì khi tranh luận cũng cần chính xác.

(mở ngay một cái ngoặc: không chỉ các học giả hải ngoại ít đặt niềm tin vào Nguyễn Q. Thắng mà tôi cũng không thấy nhiều hứng thú và tin cậy với vô số sách vở của ông, bộ Văn học Việt Nam nơi miền đất mới dày cộp kia tôi cũng biết từ lâu nhưng chưa sờ vào vì không nghĩ là có thể thu lượm được nhiều thông tin tốt; thành thử chi tiết Nguyễn Nam Châu-Nguyễn Văn Trung là tạm tin vào phát hiện của Nguyễn Vy Khanh)

Khi Nguyễn Vy Khanh nói Một bông hồng cho văn nghệ do NXB Trình Bầy in ký tên Trần Bích Lan thì tôi thấy rất buồn cười. Có lẽ Nguyễn Vy Khanh chưa tận mắt nhìn thấy quyển sách bao giờ. Tôi post ảnh lên đây luôn cho đỡ phải cãi cọ lôi thôi (ảnh lấy từ sachxua.net). Tên nhà xuất bản là Trình Bầy chứ không phải Trình Bày, mà trong post ở talawas ngay dưới có bình luận của Nguyễn Đăng Thường, một người không xa lạ với Trình Bầy, cũng không thấy cải chính gì, cả về tên nhà xuất bản lẫn chi tiết Trần Bích Lan-Nguyên Sa. Tranh luận với nhau mà chi tiết cứ sai toe loe xong rồi hỉ hả chửi bọn nó dốt với cả chính trị chính em, cách đó chẳng có gì là đứng đắn cả. Nói thêm là cả Descartes nhìn từ phương Đông cũng ký Nguyên Sa luôn, chẳng có Trần Bích Lan nào cả, muốn tìm hiểu thì cứ đi kiếm quyển sách mà xem.

Nhân đây tôi cũng xin nói là học giả hải ngoại chê bôi trong nước tôi thấy cũng không vấn đề gì nếu gạt được bơn bớt định kiến với cả nếu luận cứ, chi tiết đưa ra chính xác, nhưng nhìn ra các nhà nghiên cứu hải ngoại tôi cũng ngao ngán lắm.

Vừa hay có "đối thủ xứng tầm": bộ sách của Nguyễn Q. Thắng này có một đối trọng rất cân sức là bộ Văn miền Nam do Thư ấn quán (Trần Hoài Thư phụ trách) xuất bản, cũng bốn tập và cũng mấy nghìn trang.

Xem thử Văn miền Nam thì rầu lắm: trên bìa đã có lỗi typo, giới thiệu thì quấy quá chẳng mấy chăm lo cho học thuật với lịch sử mà chủ yếu cốt để chửi cho sướng miệng. Và cũng có một cái chẳng khác gì trong nước: trong nước khi nói về miền Nam và hải ngoại thì lược người này bớt người kia còn Văn miền Nam cũng đâu có Vũ Hạnh, sau Lữ Kiều và trước Lữ Quỳnh cũng đâu thấy Lữ Phương, nhỉ. Văn học sử hải ngoại cũng cắt xén, nhỉ.

(mở thêm cái ngoặc nữa: cách đây mấy năm khi vụ việc bốn tập truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu in ra rồi Vũ Hạnh viết bài rất nặng lời trên Sài Gòn giải phóng thì tôi đã viết một cái note chỉ trích hành động đó, và cá nhân tôi luôn luôn cho rằng những tài năng lớn như Vũ Khắc Khoan hay Dương Nghiễm Mậu rồi Thanh Tâm Tuyền vĩnh viễn phải có chỗ đứng trong một bộ văn học sử lý tưởng; nhưng chuyện gì ra chuyện nấy)

PS. Chi tiết về vụ việc Phạm Công Thiện-Nguyễn Văn Trung, phải chăng Nguyễn Vy Khanh lấy từ blog của tôi mà không ghi nguồn?

36 comments:

  1. Sao văn học tuổi 20 mà có người sinh năm 1937 dự thi? Giải nhất lại là 1 người 34 tuổi?

    http://www.vnexpress.net/GL/Van-hoa/2010/09/3BA20002/

    ReplyDelete
  2. Cảm ơn Nhị Linh nhắc lại việc ông Vũ Hạnh viết bài trên SGGP, đọc bài đó, thấy ông này "ghê" quá. Bác Nguyên Đầu Bạc cãi lại rất hay. Cũng nhờ N.Vy Khanh viết bài ra, chứ làm sao lại có thể biết trên đời có một cuốn gọi là "Văn học Việt Nam trên miền đất mới", nghe cứ như cao bồi viễn Tây Hoa kỳ. Chán quá. Nhị có biết cuốn đó xuất bản năm nào không?

    ReplyDelete
  3. @Nkd: Chỉ cần sưả tên giải thưởng lại thành : "Văn học tuổi TRêN 20" là OK rồi. Sai đâu sưả đó ;-d

    ReplyDelete
  4. cái đó chị phải sang hỏi Thúy Nga Paris bên báo Tuổi Trẻ chứ hỏi em em biết làm sao được

    ReplyDelete
  5. Nguyễn Vy Khanh viết "Miền Nam đây là Việt Nam Cộng hòa và nền văn học của những năm 1954-1975."
    Nhưng đọc mục giới thiệu sách ở vinabooks và vietbao.com, thì lại viết:
    "Văn học VN nơi miền đất mới gồm bốn tập với hơn 5.000 trang, khảo về diễn tiến của văn học VN tại miền đất từ Quảng Bình vô Hà Tiên. Nội dung sách khởi đi từ khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1524-1613) rời đất Thăng Long vào vùng "đất chết" (Ái Tử) Quảng Trị để tìm một vùng "đất sống" cho dân tộc trải dài đến gần đây (1954)."

    ReplyDelete
  6. Không phải đâu, NVK viết không rõ thôi, đoạn sau có nói "Miền Đất Mới ở đây được soạn giả bao gồm miền Nam Lục tỉnh và miền Nam Cộng hòa". Lẽ ra trong một bài viết công kích thế này thì viết phải thật rõ ràng, miêu tả bộ sách kỹ lưỡng hơn.

    À nhân tiện cũng muốn hỏi: tại sao người ta hay viết "cọng sản" mà không thấy viết "cọng hòa" nhỉ?

    ReplyDelete
  7. Thì cho đến nay nhiều người Bắc vẫn dùng từ "dậy" cho từ "dạy dỗ". Tôi cũng băn khoăn không hiểu là phải dùng "Cọng" hay "Cộng". Vị nào biết, chỉ giúp cho. Năm 2007 rồi, mà vẫn làm một cuốn lịch sử văn học với những gì Nguyễn Vy Khanh đã chỉ ra, thì quả là một ô nhục.

    ReplyDelete
  8. Cọng sản là ý nhạo báng, như cọng rơm vậy.

    Đó là ngụy ngôn. I don't like it.

    Bài trên Talawas (nhất là phần còm mên), toàn là chửi bớt chứ có gì gọi là học thuật đâu.

    ReplyDelete
  9. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  10. thồi, các bác thích tranh cãi về ideology hay thích một bông hồng cho văn nghệ nào? (tuy nhiên hồi quyển ấy mới in đã có người gọi xách mé là một cái gì đó cứt trâu cho văn nghệ :d)

    ReplyDelete
  11. Bông hồng hay bông cứt lợn, by Trần Phong Giao, ký là Thư Trung, trên báo Văn, mục Tạp Ghi
    NQT

    ReplyDelete
  12. hì, không phải mục "Mõ Làng Văn" ạ?

    ReplyDelete
  13. To Mr. Do:

    Ai nhạo báng thì tôi không biết, nhưng tôi biết là dân miền Nam và Trung thường phát âm và viết "cọng" thay vì "cộng": "cọng tác", "cọng, từ, nhơn, chia". Bác NQT vẫn thường viết "dậy dỗ" đấy thôi. Câu hỏi trên, tôi muốn biết về qui định chữ quốc ngữ cuả từ này.

    ReplyDelete
  14. Mõ Làng Văn hình như là nick của TPG, chứ không phải là mục. Cái bài viết Bông Hồng hay BCL thì cũng như 1 cái còm bây giờ. Cả cuốn MBH, chủ yếu là phạng NQT nhân bài điểm cuốn Mây Bay Đi của NS. Đăng trên báo Sống của Chu Tử, sau in thành sách.

    ReplyDelete
  15. thầy hay thày, dậy hay dạy, bầy hay bày ... quả thực đến giờ vẫn chưa rõ chỗ này, à mà người Nam nói "chỗ nầy" thì sai đứt, hay là cứ dấu mũ là sai đứt nhỉ :))

    ReplyDelete
  16. phần lớn là phân biệt được chị So ơi: bày trong bày biện, bầy trong bầy đàn, dậy trong ngủ dậy muộn, dạy trong dạy học

    ReplyDelete
  17. Tôi dùng đa số, có dấu mũ, cho nó tiện! Trừ chữ này, trong đây này, những ngày này.
    Nhưng hỏi NL, bầy hầy, hay bày hày?

    ReplyDelete
  18. Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
    - Trùng Dương
    http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do;jsessionid=4218378E0019F0FD532417D54D38EB37?action=viewArtwork&artworkId=9215

    ReplyDelete
  19. nầy nầy, ai vè nhầ náy nhấ, cấc bấc cẫi nhâu mũ với nốn nghê nhức cẩ đàu, thoi chô nhầ chấu xin... ai dạy thì dạy, ai ngũ thì ngũ, ai hộc thì hộc, ai dậy thì dậy - dáu với diéc! :)))

    cụ Trần Bích Lan xưa kia trông chẳng mơ huyền chút nào, vẻ thương gia nhiều hơn thi sĩ. ông dạy (dạy!) các môn triết rất cụ thể và thực tế, không có gì trừu tượng, chữ nào ra chữ đó, nghĩa nào ra nghĩa đó [nsc]

    ReplyDelete
  20. dức đàu quá, iem bẩu thật - thổ âm miền Bắc nó phải thế ạ :)

    Trùng Dương mưa không thấm đất, à nhớ ra, để hôm nào tôi soi thử xem bản dịch "Người đàn bà trong cồn cát" (Kobo Abe) của miền Bắc sau này có phải là thuổng bản dịch của Trùng Dương không nhé

    ReplyDelete
  21. nhà thơ Cao Thoại Châu miêu tả những người thầy cũ: Doãn Quốc Sỹ, Vũ Khắc Khoan và Nguyên Sa Trần Bích Lan:

    http://caothoaichau.blogspot.com/2010/08/tap-but-ctc-nhung-nguoi-thay-cua-toi.html

    ReplyDelete
  22. “Bông hồng hay bông cứt lợn” của Trần Phong Giao được ký là Thư Trung trên mục Xuôi dòng báo Văn theo tôi nhớ có nguyên nhân gì đó liên quan tới bác Gấu nhà văn. Giá bác Gấu bớt thời gian thuật lại giai thoại văn nghệ này thì tuyệt quá. Kính.

    ReplyDelete
  23. à, Thư Trung là bút danh của Trần Phong Giao thời ấy ok rồi, thế đố các bác Trung Ngôn là bút danh của ai thời bây giờ?

    ReplyDelete
  24. Bác Gấu đừng kể ạ. Giai thoại vui vui thì viết ra blog, chuyện nghiêm chỉnh thì viết ra sách. Đọc link NL chỉ đến blog nhà thơ Cao Thoại Châu, sẽ thấy Nguyên Sa là một người cao thượng, bút chiến trên văn đàn, nhưng không tìm cách nói xấu hay tạo cơ hội cho học trò mình nói xấu chính đối thủ cuả mình. Tôi thích Nguyên Sa.
    - Từ trên xuống dưới tôi chọn "Anonymous", nay lại có thêm Anonymous khác nữa, nên thôi nick đại là ...........BHS
    ;-d

    ReplyDelete
  25. Tôi có kể trên TV rồi. Hình như trong mục Gossip. NQT

    ReplyDelete
  26. BHS hay BCS ạ j/k, ý bác viết tắt của cái gì?

    ReplyDelete
  27. Tiễn biệt
    Nguyên Sa

    Người về đêm nay hay đêm mai
    Người sắp đi chưa hay đi rồi
    Muôn vị hành tinh rung nhè nhẹ
    Hay ly rượu tàn run trên môi

    Người về lòng tôi buồn hay lòng tôi vui
    Áo Không Có Màu Nên Áo Cũng Chưa Phai
    Tôi muốn hỏi thầm người rất nhẹ
    Tôi đưa người hay tôi đưa tôi?
    Hãy Đưa Tôi Ra Bờ Sông

    hãy đưa tôi ra bờ sông
    để tôi nhìn rõ
    tôi nhìn giòng nước chảy
    tôi nhìn tôi bơ vơ
    nhìn bờ sông tìm sông bên kia
    khi lòng sông gặp biển

    hãy đưa tôi ra bờ sông
    để tôi nhìn tôi hò hẹn
    rồi tôi rủ tôi quên
    quên giòng nước chảy
    quên thời gian trôi
    bằng bước chân giòng sông
    không để lại gì trên cát

    tôi rủ tôi quên
    cả giòng sông trôi
    bằng bước chân phù sa
    không để lại gì
    trừ một người bơ vơ
    đã xây nhà bên bờ sông đất lở

    ReplyDelete
  28. Trời, lại phải dọn nick thêm lần nưã nhe.
    Nhị linh cho tôi hỏi chút. Ví dụ một quyền sách nhiều tập về một đề tài lớn như cuốn "Văn học Việt Nam nơi miền đất mới", có phải do ngân sách cuả nhà nước hay tác giả tự đầu tư cho việc viết và xuất bản. Xin cảm ơn.
    - Ngâm Kíu.

    ReplyDelete
  29. chưa nhìn tận mắt nên khó nói lắm, vì bây giờ ở Việt Nam có vô vàn vô vàn hình thức xuất bản

    ReplyDelete
  30. Nhị Linh có thể kể ra một vài hình thức được không? Thanks.
    -Ngâm Kíu.

    ReplyDelete
  31. - truyền thống thì tác giả gửi bản thảo cho nhà xuất bản (bác nhớ ở Việt Nam đã "nhà xuất bản" thì tức là nhà nước nhé), ok in thì nhận tiền theo phần trăm, từ 8% đến 15%, khoảng khoảng thế

    - sách nhà nước đặt hàng: nhiều sách có ghi rõ, nhiều sách thuộc dạng này cũng chẳng ghi, tôi cũng không rõ loại này thì tác giả được nhiều tiền không, nhưng chắc chắn là sách dày mấy cũng in được :)

    - tác giả tự bỏ tiền mà in (nhất là thơ, tuyệt đại đa số tập thơ hiện nay ở VN theo hình thức này hehe), về bản chất là mua giấy phép nhà xuất bản, sách in xong rồi thì thuê taxi tải Thành Hưng mang đống thùng về nhà mà cất

    - liên kết xuất bản: có sự tham gia của các công ty, nhà sách tư nhân, nhìn chung thiên biến vạn hóa, nhưng thực chất cũng là mua giấy phép xuất bản

    - xuất bản ngoài luồng, như Giấy Vụn etc.

    ReplyDelete
  32. Nhị Linh, cảm ơn nhiều.

    - Còn xuất bản sách dịch như bạn thường làm thì như thế nào? Sách dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài thì được phát hành ra sao?
    - Việc mở tạp chí bao gồm những vấn đề gì?

    -NK.

    ReplyDelete
  33. bác tìm hiểu kỹ thế, định đầu tư à :d tin rất buồn là chẳng ăn thua gì đâu hihi

    sách dịch cũng tuân theo các nguyên tắc và hình thức trên, cộng thêm bản quyền nước ngoài, nhưng khác là thường thì dễ in hơn nhiều, chẳng mấy ai quan tâm :p

    tạp chí bị siết mạnh hơn nhiều so với xuất bản, về nguyên tắc bác không thể ra tạp chí được, nhưng có thể "mua cái" từ các cơ quan, tổ chức có chức năng ra tạp chí, phải tốn tiền và bị bên cơ quan đó duyệt nội dung; nhìn chung về vấn đề tạp chí thì bác nên sắm lễ vật nịnh em Z. em ấy nói cho :))

    ReplyDelete
  34. Vì tôi không biết gì cả, nên muốn tìm hiểu thôi. Không đầu tư gì đâu Nhị, cũng sẽ không "nịnh" ai hay "mua cái" các cơ quan nào ;-p

    "Sách dịch cũng tuân theo các nguyên tắc và hình thức trên, cộng thêm bản quyền nước ngoài, nhưng khác là thường thì dễ in hơn nhiều, chẳng mấy ai quan tâm :p"

    -- He he... cái này nghe hay hén. Nhưng lẽ ra NL không nên hô lớn lên thế, lỡ họ "quan tâm" thì thật là... khổ quá ;-d

    -NK.

    ReplyDelete
  35. hề hề sách vở là thứ ít người quan tâm nhất ở cái đất Việt Nam này, điều đó thì tôi biết chắc từ lâu rồi, thêm được tí quan tâm thì quý quá í chứ :dddd

    ReplyDelete
  36. Tôi chưa thấy tận mắt những cuốn sách do Trần Hoài Thư xuất bản, nhưng nghe quảng cáo thì có vẻ nhằm mục đích chính trị nhiều hơn là văn chương nghệ thuật.

    Nghe Cao Thoại Châu mô tả những ông thầy kiêm văn thi sĩ của ông, tôi cảm thấy... hơi ngượng, có vẻ thần thánh hóa quá! Tình cờ tôi có dây dưa rễ má một chút với cả ba vị thầy đó - DQS, VKK và NS/TBL. Tôi mến phục cả ba vị, nhưng thần thánh hóa thì không.

    Hai chi tiết nhỏ xíu: CTC bảo thi vấn đáp Tú Tài Hai (môn Triết) được 14 điểm mà chê là ít, thì hơi bị "lố". Còn chuyện gọi thầy cũ là "Thầy" là "truyền thống" của học sinh CVA Sài Gòn, đâu cần phải là thi sĩ mới cư xử như thế. (Ngược lại thầy giáo CVA Sài Gòn không bao giờ gọi học trò là "trò A, trò B"... mà là "anh", nhưng đặc biệt thân thì gọi tên hay "thằng", như bố với con vậy thôi). Chắc CTC nghĩ trên thế giới này không còn cựu CVA Sài Gòn nào nữa?!

    Nguyên tắc dễ nhớ: TBL ký tên là NS trên các tác phẩm văn chương; tên TBL chỉ dùng cho sách giáo khoa. Viết báo nhất là để cãi cọ - đúng, ông cũng cãi cọ ra gì, nhất là để "đả" PCT! - trên báo thì thường ký tên Hải Vân. Mây trên trời, cát dưới đất!

    Có lẽ tôi không để ý nhưng không nhớ thấy ai viết "cọng sản" thay vì "cộng sản". Tại sao phải viết chại như thế nhỉ? Tác dụng gì? Có lẽ "thần hồn nhát thần tính" mà nhìn ra thế chăng? (Không hiểu Mít-tờ Đỗ tìm cái gì ở đây?)

    Tôi đã hỏi ý kiến nhiều người, "dạy" là dạy học, "dậy" là thức dậy. ("Hôm nay thức dậy, không nhìn thấy ai...", "Dạy cho con tiếng nói thật thà, con chớ quên mầu da..." TCS).

    lv

    ReplyDelete