Nov 26, 2010

dịu dàng quá dịu dàng

nhìn tập thơ to, đẹp, trắng của Olga Berggoltz mới in, mỗi trang lại in nền hình cây gì như là cây bu lô (giới thạo tin đã biết tôi định nói quyển gì rồi nên thôi chẳng phải chi tiết mà làm gì), lòng tôi chợt bồi hồi khó tả

bao nhiêu là bài thơ bà ấy từng làm, chắc đến giờ người ta vẫn nhớ nhất, hoặc chỉ nhớ, cái bài có câu "tránh đừng đụng vào em mùa (...) rụng" :d

xời, bao nhiêu năm khốn khổ vì cái bài thơ ấy, các cô gái nhiều tâm hồn cô nào cô nấy đều "những đàn sếu bay qua sương mù và khói tỏa", mà sếu với cả khói, có bao giờ nhìn thấy tận mắt đâu cơ chứ, chỉ toàn fantasy là fantasy

mãi bây giờ già rồi mình mới hiểu, bà Olga Berggoltz ấy, bà ấy nói đúng lắm chứ không phải đùa, nhưng phải phân khúc ra, mỗi độ tuổi hiểu được một phần thôi

ngày xưa thì hiểu được "dịu dàng quá dịu dàng"

còn bây giờ thì phải hiểu được "không chịu nổi"

;ddd

cơn vớ vẩn đã qua rồi, bây giờ chào mừng bạn đến với cơn dịu dàng

15 comments:

  1. dịu dàng như mông trẻ con?

    đếch chịu nổi!

    ReplyDelete
  2. "to, đẹp, trắng" - mình thích :P (Z)

    ReplyDelete
  3. Dịu dàng hạt nắng à? ;P

    À, mà em khoái các Olga to, đẹp, trắng lắm. Cứ cho vào gạc-măng-rê của Xi-mô-nốp cho em.

    ReplyDelete
  4. có bao giờ nhìn thấy tận mắt đâu cơ chứ, chỉ toàn fantasy là fantasy

    ha ha ha, giống chủ nhà thế! nhỉn chữ thôi chứ có bao giờ tận mắt trông thấy sự tình cái lá đa

    ReplyDelete
  5. Ấy chết, ai người dạo trước lôi Nguyễn Huy Tự ra khen nức nở, hạ thấp cả Nguyễn Du (!) đấy. Thế nhớ câu “Nhớ ngày nào liễu đã giâm” trong Hoa tiên không hở? Tôi ghét câu sau, chế lại thành “Con em giờ biết chửi thầm trong sân” cho nó máu. Lục trong rương các bà các cô thế nào chả thấy thư cũ rồi thì là sổ tay lưu bút đầy rẫy Olga với cả Dimitrova.
    Đừng bắn, đừng nhạo báng thứ môt thời đã giúp ta thuận lợi, sung sướng. /S.

    ReplyDelete
  6. Nhớ cả một thời thơ là Ôn-ga Bec-gon nhạc là Xê-đôi.
    (à, rồi sẽ đến cái lúc hiểu rằng "dịu dàng quá dịu dàng không chịu nổi" là dễ chịu biết mấy!)

    ReplyDelete
  7. á, nếu con này là con sếu thì mình nhìn thấy rồi nhá:

    http://naturestockshots.com/flock_1.htm

    còn sương mù ấy hả, everywhere lun ;p

    ReplyDelete
  8. nhầm rồi bác ơi, đấy là flamingo mầu hồng! con sếu giống con cò, thường là trắng, trên đầu có bớt đỏ, vài trường hợp cũng có chút đen ở đầu cánh

    http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/06/3BA1CF0A/

    ReplyDelete
  9. để sách ở nhà, đi ra ngoài nhiều thì sẽ thấy tận mắt nhiều hơn, thật hơn

    ReplyDelete
  10. Những đàn sếu bay qua... rồi những đàn sếu lại bay quay trở lại... rồi sếu lại bay đi... bay tới bay lui mấy bận, còn dài... Vậy mà anh Nguyễn Đình Đăng lại dịch một bài thơ về đàn sếu thật hay để tặng chị... Woài đấy.

    ReplyDelete
  11. Tha thứ cho bạn Nhị Linh vì đã châm chích nhà thơ mà tớ yêu thích. Nhưng tớ không thích câu "dịu dàng quá dịu dàng không chịu nổi" mà thích câu "Anh từng ở nơi đây, từng là người thân nhất/Nhưng bây giờ làm bè bạn cũng không".

    Đấy, trách móc dịu dàng như thế còn "không chịu nổi" cái nỗi gì chớ :)) :)) :))

    ReplyDelete
  12. Hóa ra các bác đều chịu ảnh hưởng phiên bản Bằng Việt dựa trên thơ Berggoltz. Berggoltz không viết một câu nào "Dịu dàng quá dịu dàng không chịu nổi".

    Sếu Nga nhìn chung không trắng, chúng có màu xám hay đen. Sếu chính là hạc. Đền chùa nào của Việt Nam mà không có con hạc. "Một tiếng trên không ngỗng nước nào" có lẽ cũng là con sếu. Hoàng hạc lâu khi đó cũng chỉ lầu ngỗng vàng, có khi cũng như con ngỗng trong truyện cổ Grimm thôi.

    ReplyDelete
  13. Con sếu là con crane ở trong phim The cranes are flying (The cranes like ships / sailing in the sky / white ones and grey ones / with long beaks they fly) chứ con đỏ lòe kia của bác là con hồng hạc. Tất cả đều họ hàng chân dài tới nách :D Ngỗng thuộc bộ ngỗng thì ko liên quan bác ạ. Ngỗng bị quay chứ bọn chân dài có bị quay đâu, cùng lắm bị xáo măng như cò (stork) thôi bác ạ.

    ReplyDelete
  14. sếu giống cò, chứ không phải hạc, lại càng không phải ngỗng! chết thật, mấy ông An Nam lai hết rồi

    không chịu nổi :D :D :D

    ReplyDelete
  15. ngày xưa thì hiểu được "dịu dàng quá dịu dàng"

    còn bây giờ thì phải hiểu được "không chịu nổi"


    xưa chẳng rõ, nay vẫn chưa!

    ReplyDelete