Feb 9, 2013

Năm cùng tháng tận

Già rồi, giờ chỉ cần thế này là vui:



Quyển đỏ là bản đầu, còn quyển vàng là bản vừa in lại gần đây.

"Nàng là một bô-tê, vì chữ hoa-khôi chưa có."

Tâm trạng ngày Tết:

"Khi trẻ, ham Tết bao nhiêu, đêm không ngủ chờ mau được chơi pháo, và khi già, sợ Tết bấy nhiêu, không phải sợ cái chết đâu, nhưng vẫn sợ: sợ trách nhiệm thi phải được đỗ, sợ bổn phận làm Người, làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ, đến khi già cúp hàm thiếc, lại sợ không tiền lì xì cho cháu."

Đọc Vương Hồng Sển, thỉnh thoảng lại mắc những từ không luận được, ví dụ:


"một bạn trẻ chơi đồ cổ, bị mắc còng li tiếc"


Nghĩa là bị còng tay bắt giam, nhưng "li tiếc" có thể là phiên âm của từ gì nhỉ? Như "bô-tê" trên kia thì dễ, là "beauté" mà ra.



Sách vở hay cái là ta có thể để những người rất không ưa nhau cạnh nhau, ví dụ:




Tết được tặng quà, thật là cảm kích, thank you :p




Vui chưa này :p





Vừa được gửi cho một đoạn review quyển "Đỏ" của bạn có nick "Đút Chân Gầm Bàn":


"Đỏ" của Nguyễn Dương Quỳnh có 2 truyện vừa: Đỏ và Nước xốt cà chua. Nhưng tôi chỉ ấn tượng với "Đỏ".

Thực ra, "Đỏ" nhấn mạnh sự quy chiếu về mối giao tế như có như không giữa những người cùng thuê trọ trong một con hẻm toàn người Hoa sinh sống. Hay đúng hơn, là những gặp gỡ của hai phòng trọ đối diện trên cùng hành lang tối ẩm; giữa một sinh viên mỹ thuật sống trọ trong môi trường đặc sệt Trung Hoa (nhưng không nói được tiếng Trung) với người đàn ông im lặng cùng đứa con nhỏ chưa bao giờ quấy nghịch. Đã có một vách ngăn ngôn ngữ, một rào cản văn hóa giữa họ. Từ chỗ không biết tiếng Trung, đến khi quyết tâm học thứ ngôn ngữ ấy, cô sinh viên mỹ thuật ngỡ đã thu hẹp được kha khá cách biệt vô hình, thì cuộc đời hai cha con lại xảy ra những biến cố...

Đành rằng, họ chỉ là những người dưng và những mối liên hệ lỏng lẻo, tưởng như rất hời hợt. Và những người dưng ấy vẫn luôn nhớ rằng không nên can dự vào câu chuyện của nhau. Nhưng chắc chắn, họ không còn là những người xa lạ nữa.

"Khi đã ném một hòn sỏi xuống mặt hồ, dù nhỏ bé đến đâu, thì nước hồ chẳng bao giờ bằng lặng trở lại. Khi đã vô tình hay hữu ý, tạo xúc động trong thế giới nhỏ bé này, thì cũng không thể trông mong gì mọi thứ sẽ biến mất."

Lâu lắm lại được đọc và thích thú với một giọng văn khúc chiết, mềm mại và nhiều lặng lẽ. Câu chữ đặc tả trần thuật để người đọc tự cảm lấy. Và vẫn phải đang phải vò đầu bứt tai để lần ra manh mối liên hệ vì sao tác giả lại đặt tên cho truyện này là "Đỏ"?


Quyển sách năm vừa rồi lẽ ra nên nổi tiếng hơn.

Và, last but not least.

3 comments:

  1. The Future of the Image đọc cũng nhắng phết :p

    ReplyDelete
  2. li tiếc chac la chu nay "litige" chang?
    NVH

    ReplyDelete
  3. Nghĩ đi nghĩ lại chắc chỉ có "litige" thật.

    ReplyDelete