Jul 3, 2014

Phê bình văn học Việt Nam trước 1945: lãng quên và tàn dư

Thời "tiền chiến" của văn chương Việt Nam, người ta thường cho đó là một giai đoạn rực rỡ, là cách mạng, là đỉnh cao. Nhưng với tôi, thời tiền chiến ấy là ngọn nguồn cho rất nhiều lãng quên, hiểu nhầm, và người ta luôn luôn có xu hướng nhìn nó rất méo mó.

Như trong lĩnh vực phê bình văn học: ngày nay Hoài Thanh cứ trở thành một khuôn mặt độc tôn một cách hết sức đáng ngờ. Rồi người hiểu biết hơn sẽ nói còn có Vũ Ngọc Phan, rồi Thiếu Sơn, vân vân.

Nhưng đâu phải là như vậy.

Ví dụ, Hoàng Ngọc Phách có thể như thế này, những thứ sau này rất ít người còn nhớ:


Thế cho nên, trong bài này, tôi sẽ "kể lại câu chuyện phê bình văn học Việt Nam trước 1945" thông qua một số nhân vật. Chỉ cần xem qua một cách thực sự nghiêm túc là biết, Hoài Thanh không thể là khuôn mặt độc tôn. Thậm chí, Hoài Thanh còn là một nhà phê bình thuộc "chiếu dưới", nếu như trong văn chương nói chung và phê bình văn học nói riêng có chiếu cói hay chiếu tatami.

- Trương Chính




(courtesy GGX)

Cuốn sách này in năm 1939, khi Trương Chính (đừng nhầm với Trường Chinh) mới 23 tuổi.

Viết về 12 nhà văn thời ấy, Trương Chính có thể tồn tại với tư cách nhà phê bình văn học cự phách với chỉ mấy câu nhận xét về Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng:

Về Nguyễn Công Hoan: "Nguyễn Công Hoan là một anh pha trò. […] Anh pha trò ấy đã hiểu nghề, đã thành thạo lắm, nên anh đã được khán giả hoan nghênh. Mỗi lần anh trong buồng trò chạy ra sân khấu, lắc đầu lắc cổ, ngã lộn tùng phèo, ngã xong đứng phắt dậy ngay như tượng gỗ, xòe năm ngón tay lên trán […] Bây giờ, ông Nguyễn Công Hoan còn đóng vai hề ông đóng bấy lâu. Vẫn đào kép ấy, vẫn tích hát cũ… Nên ở mấy ghế đầu, người ta đã thở dài thất vọng ra về… Nhưng ở cuối rạp, hãy còn vang lên những tràng vỗ tay không ngớt."

Về Vũ Trọng Phụng: "cốt truyện rắc rối, nhiều đoạn vô ích, dài dằng dặc, nhiều cảnh không tự nhiên và khôi hài quá"; "Ông Vũ Trọng Phụng thuộc vào hạng văn sĩ tham lam, không chịu bỏ sót một dịp nào để khoe những điều ông biết"; "Lỗi lớn của ông Vũ Trọng Phụng là đã hy sinh nghệ thuật mình để chiều theo một số độc giả trụy lạc"; "Nhà văn sĩ không có quyền tả những thứ dâm uế tạp, nhơ bẩn. Nhà văn sĩ chỉ có bổn phận nói đến những thứ dâm uế tạp, nhơ bẩn mà thôi. Khác nhau xa!"

Số phận cuốn sách của Trương Chính không yên ổn. Đây là hậu thân quan trọng (có lẽ nhất) của nó:




Về sau này, Trương Chính chủ yếu được nhìn nhận là giáo sư văn học, là tác giả của chẳng hạn như:



- Năm 2014 là đúng 70 năm ra đời Văn học khái luận, một tác phẩm hết sức quan trọng trong lịch sử phê bình văn học Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhân vật đặc biệt quan trọng của lịch sử ấy:




- Trương Tửu

Lãng quên không che lấp được con người đồ sộ ấy.


- Kiều Thanh Quế

Nhà phê bình quê Bà Rịa có một sự nghiệp rực rỡ trước 1945 rồi sau đó hoàn toàn bị quên lãng, sự quên lãng này hết sức phi lý.


(quyển ngoài cùng bên phải là một nỗ lực "kéo lại Kiều Thanh Quế khỏi sự lãng quên", nhưng có vẻ nỗ lực ấy còn chưa đủ)


(courtesy GGX)

Để tìm hiểu bước đầu về Kiều Thanh Quế:




- Lê Thanh

Cuộc phỏng vấn các nhà vănTú Mỡ:



(courtesy NTD)


(courtesy GGX)

Những bài phỏng vấn nhà văn của Lê Thanh rất quan trọng; sau này tại Sài Gòn ta cũng thấy xuất hiện thêm một nhà báo/nhà phê bình hay phỏng vấn, Nguiễn Ngu Í.

Lê Thanh cùng Kiều Thanh Quế, rồi Phạm Mạnh Phan và Đinh Gia Trinh là các nhà phê bình văn học gắn bó với hai tờ tạp chí danh tiếng một thuở: Tri TânThanh Nghị. Hiện tượng các nhà phê bình văn học có hoạt động mạnh mẽ và làm sôi động các tờ tạp chí chỉ thực sự xuất hiện một cách ổn định vào cuối thời kỳ tiền chiến.


- Lương Đức Thiệp



Giống Trương Tửu, Lương Đức Thiệp quan tâm đến nhiều thứ.


(courtesy VHT)

Lương Đức Thiệp có một cái chết hết sức bí ẩn.


- Thiếu Sơn, Hoài Thanh và Vũ Ngọc Phan


Cuối cùng, thời tiền chiến, dù nói gì thì nói cũng không thể bỏ qua ba nhà phê bình này. Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn Lê Sĩ Quý (1933) có thể coi là tác phẩm phê bình đầu tiên của văn chương hiện đại Việt Nam.




(ba bức ảnh trên đây: courtesy THC)

3 comments:

  1. irony and deceptive simplicity, khà khà

    ReplyDelete
  2. Điều này một phần lớn là do những quyển trên quá khó tìm và không phổ biến đại chúng. Trong khi Thi nhân Việt Nam thì rải đều hang cùng ngõ hẻm từ Phạm Văn Đồng, Láng lên Đinh Lễ hàng mấy chục năm qua

    ReplyDelete
  3. Vũ Ngọc Phan, Trương Tửu, Kiều Thanh Quế, Đặng Thai Mai, thậm chí Lê Thanh không hề khó tìm

    chuyện dễ hay khó tìm ít liên quan lắm

    ReplyDelete