Jan 8, 2018

1968 (3): Tết trồng cây

Trong "kỳ" lần trước, nếu ai để ý kỹ (chắc chẳng có ai) thì sẽ thấy, ở trang cuối, xuất hiện một cái tên tác giả: "Lê Bình". Nhân vật cùng tên hiện nay hóa ra chẳng có gì là đặc sắc; sự trùng tên khiến cho rất nhiều thứ mất hết vẻ độc đáo lẽ ra đã (có thể) có. Một ví dụ nữa: trên báo Nhân dân giai đoạn này, ta thấy có một tác giả tên là Hoàng Tuấn Nhã :p

Dưới đây là tóm lược tin tức của ngày 6 và ngày 7:

Số Nhân dân này 6 tháng Giêng nhấn mạnh vào sự kiện số máy bay Mỹ bị bắn rơi đã lên đến 2.700 (xã luận nói thêm: "Trung tuần tháng trước, Hà Nội, Hải Phòng lại anh dũng đánh trả bước leo thang mới của địch, càng chiến đấu càng vững chắc hơn thành đồng lũy thép. Đồng bào và chiến sĩ ta ở Quân khu 4, bất chấp bom đạn ác liệt của giặc, vẫn bắn rơi nhiều máy bay cả ngày lẫn đêm và lại bắn rơi máy bay B. 52 của chúng."); dẫn tin AFP cho biết "pháo binh Quân giải phóng đã mười lần bắn phá dữ dội vào các vị trí Mỹ, ngụy ở vùng căn cứ Đà Nẵng"; bài viết về "Gương chiến đấu dũng cảm của đồng chí Lê Xuân Lầu" (cao xạ); chính phủ Liên Xô "kịch liệt phản đối Mỹ cho máy bay bắn phá tàu Liên Xô tại Hải Phòng" và mục quốc tế thông báo "Đồng đô la Mỹ trong cơn nguy khốn": "Cán cân thanh toán quốc tế của Mỹ phản ánh rất rõ tham vọng, mưu đồ của Mỹ trong vai trò sen đầm quốc tế, kẻ bóc lột quốc tế lớn nhất".

Số Chủ nhật 7/1/1968: chiến sự ở Tây Ninh, "Diệt 1 tiểu đoàn và 4 đại đội Mỹ (diệt hơn 600 tên), bắn cháy 60 xe tăng, xe bọc thép", chiến sự ở Vĩnh Long, "Tiến công sân bay, phá 15 máy bay", chiến sự ở Khánh Hòa, "Diệt hơn 1.000 tên địch (gần 640 tên Mỹ và quân chư hầu), đánh lật nhào 3 đoàn xe lửa quân sự, đốt cháy 2 kho xăng"; xã luận bàn về công tác "Bồi dưỡng giai cấp công nhân"; trang nhất cũng có bài "Ngành công nghiệp đã trang bị 5.500 điểm cơ khí nhỏ cho các hợp tác xã nông nghiệp"; đồng thời, "Bộ Ngoại giao ta tuyên bố: Mỹ càng điên cuồng leo thang chiến tranh, nhân dân Việt Nam càng trừng phạt chúng đích đáng"; bên trong, có bài "Những cụ già nêu gương tốt"; miền Nam thì "Đấu tranh quyết liệt chống địch bắt lính" và "Năm 1967 Trung Quốc được mùa toàn diện" ("Tại tỉnh Tứ Xuyên, một vựa lúa của Trung Quốc, hơn bốn triệu héc ta lúa và ngô đều rất tốt, sản lượng vượt năm 1966.")

Trước khi chuyển sang ngày 8, tức là đúng ngày hôm nay 50 năm về trước, ta xem một bức ảnh đăng trên trang nhất số 5/1/1968:


Bắt đầu số 8:

- trang 1

Đã cấy (gần) xong lúa chiêm:


Tin chiến sự, lần này là Cà Mau:


Ngành lâm nghiệp:


- trang 2

Đây là kỳ cuối một bài báo dài về tình hình nông nghiệp, đăng liền bốn kỳ; bài báo của Phan Quang:


Lực lượng cảnh sát:


Cảnh sát Hà Nội tự phê bình:


Bài thơ "Tết trồng cây" của Thợ Rèn; báo Nhân dân cũng hay đăng thơ như báo Văn nghệ; tất nhiên Nhân dân không đăng nhiều thơ bằng Văn nghệ nhưng hai tờ này vẫn giống nhau ở chỗ đăng toàn thơ dở kinh người:


- trang 3:


Hai câu chuyện "Miền Nam anh dũng":



Nên chú ý cột bên trái, tình hình thể thao và nhất là các bộ phim có lịch chiếu ở Hà Nội:


- trang 4

Đồng chí A. Đúp-xếch đã trở thành tổng bí thư Tiệp Khắc:








1968 (2): Ngày 5 tháng Giêng
1968 (1)

2 comments:

  1. Ông Hoàng Tuấn Nhã chắc sau viết ký "Thành phố chống phong tỏa" và ký "Âm vang sông Đà".

    ReplyDelete
  2. tìm hiểu người trùng tên kỹ quá :p

    sẽ chụp riêng cho bác xem những lúc nào thấy bài ký tên HTN

    ReplyDelete