Tôi không đọc truyện cổ tích cho tới tuổi mười bảy. Quãng thời gian ấy, tôi mới bắt đầu biết đến những câu chuyện tuyệt đẹp nhưng đau lòng của Andersen, những Bà chúa tuyết, những Cô bé bán diêm, còn trước đó, niềm vui khám phá của tôi đã tìm được ở một ngọn nguồn khác hẳn: những cuộc phiêu lưu của các cô bé cậu bé gốc Đông Âu. Trong phòng trưng bày của chỉ một cá nhân tôi, cậu thiếu niên Tô-mếch (Tomek) người Ba Lan có một vị trí danh dự. Cậu là người can đảm, cậu là người tốt bụng, cậu là người mưu trí, và với riêng tôi, cậu còn là người dẫn tôi vào một thế giới mới.
Ca-rích hay Xê-muy-en Pinh, hay những cậu con trai phố Pan có thể làm tôi hồi hộp đến tắc thở ở những đoạn truyện gay cấn, nhưng Tô-mếch là người đầu tiên bắt tôi dành dụm từng đồng tiền nhỏ nhoi để lần đầu tiên ngượng ngập đi đến hiệu sách mua quyển sách thứ nhất cho riêng mình trong đời. Giờ đây, khi đi mua sách đã không còn ngượng ngập nữa, xem lại các thông tin về cuốn sách hồi ấy, tôi mới biết nó được in vào năm 1988. Tôi hoàn thành công cuộc dành dụm tiền lẻ để sở hữu quyển sách không lâu sau khi sách xuất bản, nghĩa là khi ấy tôi ở vào quãng 8 hay 9 tuổi. Người bán hàng ở cái hiệu sách nằm chơ vơ trên một lối đi không xa bờ mương ao hồ, nơi giờ đây trở thành một phố đặc biệt đông người ở Hà Nội, có vẻ mặt như thế nào tôi không còn nhớ, nhưng tôi vẫn thầm biết ơn vì người chủ hiệu sách đó đã không tỏ thái độ gì trước mớ tiền lẻ dày cộm tội nghiệp mà trao ngay cho tôi niềm mơ ước ấy: Tô-mếch và thủ lĩnh Tia Chớp Đen.
Mar 26, 2010
Mar 25, 2010
Hữu Loan
Mạn phép một người bạn mới gửi một bài thơ của Hữu Loan chép lại theo trí nhớ, hình như chưa xuất hiện ở tuyển tập nào.
Tòng quân
Nếu anh ra đi
Mẹ già anh khóc
Trai thời loạn ly
Thương con khó nhọc
Nếu anh ra đi
Người vị hôn thê
Những giọt nước mắt
Đọng trên hàng mi
Tòng quân
Nếu anh ra đi
Mẹ già anh khóc
Trai thời loạn ly
Thương con khó nhọc
Nếu anh ra đi
Người vị hôn thê
Những giọt nước mắt
Đọng trên hàng mi
Mar 23, 2010
Từ Kỳ Phát đến Nguyễn Thành Luân qua Yên Ba :)
Nhan đề gốc bài này của anh Yên Ba rất chi dài: "Văn học trinh thám Việt Nam: Từ thám tử Kỳ Phát đến điệp viên Nguyễn Thành Luân"
--------------
Trinh thám Kỳ Phát!
Sách trinh thám ở Việt Nam không có một lịch sử lâu dài. Lý do là vì chữ quốc ngữ mãi đến những năm đầu tiên của thế kỷ 20 mới dần được truyền bá và hoàn thiện, theo đó văn học chữ quốc ngữ cũng mới được hình thành.
Nếu tạm coi việc ra đời tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách do nhà Nam Kỳ (Hà Nội) xuất bản năm 1925 như là cuốn tiểu thuyết đầu tiên theo đúng nghĩa của nó trong nền văn học chữ quốc ngữ Việt Nam thì văn học trinh thám phải đợi hơn một chục năm sau mới có cuốn tiểu thuyết đầu tiên. Mặc dù tác phẩm Mảnh trăng thu của Bửu Đình, được xuất bản năm 1930, đã mang những yếu tố trinh thám vụ án (có giết người, truy tìm thủ phạm), thế nhưng ngay những người làm sách ấy cũng chỉ đề là “ái tình tiểu thuyết”, kể về truyện tình ái của một lớp thanh niên thời bấy giờ lồng trong khung cảnh của một vụ án...
Có thể coi cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học trinh thám Việt Nam chính là Vết tay trên trần, dày hơn 100 trang, xuất bản năm 1936, tác giả là Phạm Cao Củng. Đây có lẽ cũng là tác gia trinh thám đầu tiên của Việt Nam, bởi ngoài Vết tay trên trần, Phạm Cao Củng còn viết khoảng 20 tiểu thuyết và truyện ngắn mang màu sắc trinh thám, như Gia tài nhà họ Đặng (1937), Chiếc tất nhuộm bùn (1938), Người một mắt (1940), Kỳ Phát giết người (1941), Nhà sư thọt (1941), Đám cưới Kỳ Phát (1942), Bóng người áo tím (1942), Một cái Tết rùng rợn của Kỳ Phát (1945)... Ngoài ra còn có những tác phẩm pha trộn giữa màu sắc mạo hiểm với trinh thám như Máu đỏ lòng son (1937), Hàm răng mài nhọn (1942), Chiếc gối đẫm máu (1942), Bàn tay sáu ngón (1950), Người chó sói (1950)...
Mặc dù những tác phẩm văn học trinh thám của Phạm Cao Củng, theo nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, “không phải là những tiểu thuyết tuyệt tác”, thế nhưng không thể phủ nhận một điều rằng chúng chính là những tác phẩm mở đường cho văn học trinh thám Việt Nam.
Có hai lý do để khẳng định điều này.
Thứ nhất vì Phạm Cao Củng viết không chỉ một hai cuốn đơn lẻ mà ông sáng tác một cách có hệ thống các tác phẩm mang màu sắc trinh thám.
Thứ hai vì ông đã sáng tạo ra một nhân vật, thám tử Kỳ Phát, mang hình mẫu những nhân vật thám tử điển hình như trong văn học trinh thám phương Tây.
--------------
Trinh thám Kỳ Phát!
Sách trinh thám ở Việt Nam không có một lịch sử lâu dài. Lý do là vì chữ quốc ngữ mãi đến những năm đầu tiên của thế kỷ 20 mới dần được truyền bá và hoàn thiện, theo đó văn học chữ quốc ngữ cũng mới được hình thành.
Nếu tạm coi việc ra đời tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách do nhà Nam Kỳ (Hà Nội) xuất bản năm 1925 như là cuốn tiểu thuyết đầu tiên theo đúng nghĩa của nó trong nền văn học chữ quốc ngữ Việt Nam thì văn học trinh thám phải đợi hơn một chục năm sau mới có cuốn tiểu thuyết đầu tiên. Mặc dù tác phẩm Mảnh trăng thu của Bửu Đình, được xuất bản năm 1930, đã mang những yếu tố trinh thám vụ án (có giết người, truy tìm thủ phạm), thế nhưng ngay những người làm sách ấy cũng chỉ đề là “ái tình tiểu thuyết”, kể về truyện tình ái của một lớp thanh niên thời bấy giờ lồng trong khung cảnh của một vụ án...
Có thể coi cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học trinh thám Việt Nam chính là Vết tay trên trần, dày hơn 100 trang, xuất bản năm 1936, tác giả là Phạm Cao Củng. Đây có lẽ cũng là tác gia trinh thám đầu tiên của Việt Nam, bởi ngoài Vết tay trên trần, Phạm Cao Củng còn viết khoảng 20 tiểu thuyết và truyện ngắn mang màu sắc trinh thám, như Gia tài nhà họ Đặng (1937), Chiếc tất nhuộm bùn (1938), Người một mắt (1940), Kỳ Phát giết người (1941), Nhà sư thọt (1941), Đám cưới Kỳ Phát (1942), Bóng người áo tím (1942), Một cái Tết rùng rợn của Kỳ Phát (1945)... Ngoài ra còn có những tác phẩm pha trộn giữa màu sắc mạo hiểm với trinh thám như Máu đỏ lòng son (1937), Hàm răng mài nhọn (1942), Chiếc gối đẫm máu (1942), Bàn tay sáu ngón (1950), Người chó sói (1950)...
Mặc dù những tác phẩm văn học trinh thám của Phạm Cao Củng, theo nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, “không phải là những tiểu thuyết tuyệt tác”, thế nhưng không thể phủ nhận một điều rằng chúng chính là những tác phẩm mở đường cho văn học trinh thám Việt Nam.
Có hai lý do để khẳng định điều này.
Thứ nhất vì Phạm Cao Củng viết không chỉ một hai cuốn đơn lẻ mà ông sáng tác một cách có hệ thống các tác phẩm mang màu sắc trinh thám.
Thứ hai vì ông đã sáng tạo ra một nhân vật, thám tử Kỳ Phát, mang hình mẫu những nhân vật thám tử điển hình như trong văn học trinh thám phương Tây.
Mar 22, 2010
Sách (VIII) Sống giữa sách
Sống giữa sách, trước tiên, cũng có hai loại. Sống giữa những cuốn sách là kiểu của Don Kihote nhà quý tộc tài ba xứ Mantra, còn sống giữa những quyển sách là kiểu của Mendel người bán sách cũ của Stefan Zweig. Như bạn cũng đã nhận ra, sống giữa những cuốn sách là sống trong bầu không khí, trong không gian vô hình, tưởng rằng những câu chuyện trong sách là có thật. Còn sống giữa những quyển sách, là sống trong không gian vây quanh là nhiều quyển sách thực, có thể sờ mó, động chạm được.
Mar 12, 2010
03. Thiếu giấy
Hôm nay thì lạng qua tính chất vật chất của báo chí nhé :) Có những lúc tôi nghĩ đây mới là cái hấp dẫn nhất của lịch sử, có sờ thấy thì mới ấy ấy được hehe.
------------------
Làm báo, một trong những điều đáng sợ hơn cả là thiếu giấy in. Cuộc khủng hoảng kinh tế nào cũng ảnh hưởng tới phần nguyên liệu của ngành in, và qua đó tác động đầy tai hại tới báo chí và xuất bản. Năm 2008 vừa rồi, do cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ không thua kém gì cuộc khủng hoảng 1929, xuất bản của Việt Nam cũng điêu đứng vì thiếu giấy.
------------------
Làm báo, một trong những điều đáng sợ hơn cả là thiếu giấy in. Cuộc khủng hoảng kinh tế nào cũng ảnh hưởng tới phần nguyên liệu của ngành in, và qua đó tác động đầy tai hại tới báo chí và xuất bản. Năm 2008 vừa rồi, do cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ không thua kém gì cuộc khủng hoảng 1929, xuất bản của Việt Nam cũng điêu đứng vì thiếu giấy.
Mar 10, 2010
02. Có mấy loại phê bình?
Phàm đã viết phê bình văn học, người ta không tránh được xu hướng, thậm chí là ham muốn, xếp loại các tác phẩm. Phê bình văn học gần như đồng nghĩa với sắp xếp, định giá, nhưng cũng có người nói rằng xét về từ nguyên, từ “phê bình” (critique) có chung gốc Latinh với từ “tội ác” (crime).
Albert Thibaudet (1874-1936), nhà phê bình Pháp nổi tiếng đầu thế kỷ 20, từng dùng từ “sinh lý học” khi phân loại phê bình văn học. Theo Thibaudet có tổng cộng ba loại: phê bình của nhà báo, phê bình chuyên nghiệp (hay phê bình của các giáo sư) và phê bình của nghệ sĩ (tức bản thân nhà văn viết phê bình văn học). Ngoài sự phân loại đã trở thành kinh điển (và rất thành công) này, trong lĩnh vực văn học sử Thibaudet còn có ý tưởng (không mấy thành công) là chia lịch sử văn học thành các giai đoạn theo thế hệ nhà văn, rất giống với cách làm của linh mục giáo sư Thanh Lãng (1924-1978), tác giả bộ Phê bình văn học thế hệ 1932 (1972) và có dự định viết cả một bộ sách đồ sộ trên chục cuốn về lịch sử văn học Việt Nam theo thế hệ, trong đó đã in được cuốn Văn học Việt Nam: thế hệ dấn thân yêu đời (1969).
Albert Thibaudet (1874-1936), nhà phê bình Pháp nổi tiếng đầu thế kỷ 20, từng dùng từ “sinh lý học” khi phân loại phê bình văn học. Theo Thibaudet có tổng cộng ba loại: phê bình của nhà báo, phê bình chuyên nghiệp (hay phê bình của các giáo sư) và phê bình của nghệ sĩ (tức bản thân nhà văn viết phê bình văn học). Ngoài sự phân loại đã trở thành kinh điển (và rất thành công) này, trong lĩnh vực văn học sử Thibaudet còn có ý tưởng (không mấy thành công) là chia lịch sử văn học thành các giai đoạn theo thế hệ nhà văn, rất giống với cách làm của linh mục giáo sư Thanh Lãng (1924-1978), tác giả bộ Phê bình văn học thế hệ 1932 (1972) và có dự định viết cả một bộ sách đồ sộ trên chục cuốn về lịch sử văn học Việt Nam theo thế hệ, trong đó đã in được cuốn Văn học Việt Nam: thế hệ dấn thân yêu đời (1969).
Mar 9, 2010
01. Họ gọi nhau là bạn
Mở thêm một mục mới, để cho thấy một cách cụ thể báo chí Việt Nam ngày nay đã phỉ nhổ như thế nào vào lịch sử báo chí từng có.
-------------------
Đó là một thời đã xa. Lúc đó, các tờ báo đầu tiên của lịch sử Việt Nam và lịch sử Quốc Ngữ khởi từ Gia Định báo cho tới Nam phong đã đi xong chặng đường với rất nhiều vẻ vang tri thức nhưng cũng không ít bê bối ở mối quan hệ khá nhập nhằng với người Pháp cai trị. Đầu những năm 1930, cả một trào lưu báo chí mới ra đời đầy sức sống và cũng đầy… cạnh tranh.
-------------------
Đó là một thời đã xa. Lúc đó, các tờ báo đầu tiên của lịch sử Việt Nam và lịch sử Quốc Ngữ khởi từ Gia Định báo cho tới Nam phong đã đi xong chặng đường với rất nhiều vẻ vang tri thức nhưng cũng không ít bê bối ở mối quan hệ khá nhập nhằng với người Pháp cai trị. Đầu những năm 1930, cả một trào lưu báo chí mới ra đời đầy sức sống và cũng đầy… cạnh tranh.
Mar 5, 2010
Một cái êm rất xóc
Viết báo chán thật. Ván nào anh cũng ăn gian.
-----------------
Di cảo Trần Dần cho chúng ta biết ông không chỉ viết thơ, mà còn viết văn xuôi (tiểu thuyết, truyện ngắn) và rất nhiều trang nhật ký. Trần Dần còn là một dịch giả, dịch nhiều bài thơ của Bertolt Brecht hay Maiakovski cùng nhiều tiểu thuyết, trong đó một số đã được in, không đề tên dịch giả hoặc đề tên Vũ Văn Kha, Trọng Kha, sau này khi in lại một số tác phẩm đã được đề tên dịch giả Trần Dần. Trong khi chờ đợi kho di cảo này được khai thác trong tương lai, chúng ta có thể quay trở lại với bản “hùng ca-lụa” mang tên Đi! Đây Việt Bắc! mới xuất hiện ở dạng toàn vẹn (Nhã Nam & NXB Hội Nhà văn, 2009).
-----------------
Di cảo Trần Dần cho chúng ta biết ông không chỉ viết thơ, mà còn viết văn xuôi (tiểu thuyết, truyện ngắn) và rất nhiều trang nhật ký. Trần Dần còn là một dịch giả, dịch nhiều bài thơ của Bertolt Brecht hay Maiakovski cùng nhiều tiểu thuyết, trong đó một số đã được in, không đề tên dịch giả hoặc đề tên Vũ Văn Kha, Trọng Kha, sau này khi in lại một số tác phẩm đã được đề tên dịch giả Trần Dần. Trong khi chờ đợi kho di cảo này được khai thác trong tương lai, chúng ta có thể quay trở lại với bản “hùng ca-lụa” mang tên Đi! Đây Việt Bắc! mới xuất hiện ở dạng toàn vẹn (Nhã Nam & NXB Hội Nhà văn, 2009).
Mar 3, 2010
Phan Khôi nhà báo
Tôi cũng giống nhiều người mà tôi quen, đã lâu lắm rồi không mua một tờ báo nào ngoài sạp để đọc cả. Chán. Nhất là báo chí văn nghệ thì không thể chấp nhận được. Chúng ta đang sống trong thời kỳ duy nhất của lịch sử Việt Nam có tình trạng báo chí văn nghệ không có tiếng nói trọng lượng và chán kinh người. Chúng ta cũng sống trong thời kỳ không có nhà báo lớn.
Nhìn vào cách phát triển của báo chí hiện nay, tôi thấy như thể toàn bộ ngành báo chí đang tự chửi vào lịch sử báo chí Việt Nam đã từng có ở sau lưng. Những gì tốt đẹp và có sức sống nhất bị bỏ đi, trong đó quan trọng hơn hết là chuyên mục thường xuyên và hình thức phơi-ơ-tông. Trong khi đó hủ tục thì lại được giữ và phát triển rầm rộ. Một hủ tục rất lớn chính là báo Tết. Năm nay tôi đã làm được một việc tốt là không viết một bài báo Tết nào cả :) mấy năm trước xin tự thú nhận là cũng có dăm ba.
Nhìn vào cách phát triển của báo chí hiện nay, tôi thấy như thể toàn bộ ngành báo chí đang tự chửi vào lịch sử báo chí Việt Nam đã từng có ở sau lưng. Những gì tốt đẹp và có sức sống nhất bị bỏ đi, trong đó quan trọng hơn hết là chuyên mục thường xuyên và hình thức phơi-ơ-tông. Trong khi đó hủ tục thì lại được giữ và phát triển rầm rộ. Một hủ tục rất lớn chính là báo Tết. Năm nay tôi đã làm được một việc tốt là không viết một bài báo Tết nào cả :) mấy năm trước xin tự thú nhận là cũng có dăm ba.
Subscribe to:
Posts (Atom)