Sep 5, 2015

Thêm một

Hoài Thanh không phải là một nhà phê bình văn học lớn. Giờ đã có thể lấy Hoài Thanh làm một phép thử: ai coi Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học lớn đều hiểu biết rất sơ sài về lịch sử phê bình văn học của Việt Nam.

Nhìn cuốn sách này:


Xem tên các tác giả trong sách và đọc họ nói những gì là có thể hiểu biết rất nhiều điều.

Về các nhà phê bình văn học Việt Nam trước 1945, tôi đã trình bày không thể tường minh hơn được nữa ở đây.

Giờ cần phải thêm một nhân vật nữa. Nhân vật này còn không được ghi nhận trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam của Thanh Lãng, một cách khá là bất công.

Nhưng trong lịch sử bình luận Hồ Xuân Hương, sau Giai nhân di mặc thì đây là một khoảnh khắc lớn (nếu không tính đến tập Lưu hương ký quốc bảo có cả lạc khoản của Hán Vũ Đế):


Nguyễn Văn Hanh là cả một đột xuất. Quyển Hồ Xuân Hương. Tác phẩm, thân thế và văn tài này muốn dùng lý thuyết của Freud để phân tích Hồ Xuân Hương, cuộc đời cũng như tác phẩm. Nguyễn Văn Hanh hay xuất hiện ở Hội Khuyến học Nam kỳ. Cuốn sách này in năm 1936.

Thủ bút của tác giả:


Nguyễn Văn Hanh còn là tác giả một cuốn sách nữa, cũng vẫn Hội Khuyến học Nam Kỳ. Quyển này in năm 1935:


Đã nói đến Kiều, Cung oán, Chinh phụ thì tất nhiên Hồ Xuân Hương không thể bỏ qua được.

Trương Tửu cũng vậy. Trương Tửu bàn nhiều nhất về Kiều và Nguyễn Công Trứ, nhưng cũng có bàn về Hồ Xuân Hương. Cuốn sách của Nguyễn Văn Hanh trích dẫn Trương Tửu đầu tiên. Nói thật, tôi không tin lấy một lời trong cuốn sách của Nguyễn Văn Hanh về Hồ Xuân Hương, nhưng đó vẫn cứ là một cuốn sách phê bình hết sức quan trọng. Những cái nhìn lệch lạc còn gợi hứng hơn nhiều so với những cái nhìn nghiêm ngắn, chỉn chu. Các "phantasme" còn làm nên nhiều phẩm chất lớn cho phê bình hơn là suy nghĩ theo lớp lang chuẩn mực lập luận.

Đó chính là một con đường.

Lịch sử đọc Hồ Xuân Hương còn vài lần lóe chớp nữa. Đây là lóe chớp mạnh nhất: Đỗ Long Vân


Và lại còn có những thứ rất là bí hiểm, ví dụ như thế này :p


2 comments:

  1. Nguyễn Văn Hanh này có phải là ông năm 1933 tranh luận với Manh Manh về việc thơ mới, thơ cũ?

    ReplyDelete