Jul 18, 2018

Trong hiệu sách (3) "cô ít ra khỏi nhà từ khi bà gần như mù"

Tiếp tục bài thơ (rất) dài (hơn cả Bài thơ của một người yêu nước mình) của trong hiệu sách.

"cô ít ra khỏi nhà từ khi bà gần như mù":


Với câu này, chúng ta bắt đầu một câu chuyện: câu chuyện của nouveau riche trong giới xuất bản.

Một ví dụ khác, "mặc dù... tuy nhiên...":


Nếu tôi không nhầm (chắc không nhầm) cấu trúc câu "mặc dù... tuy nhiên..." chính là dấu ấn của một phong cách gọi là phong cách tabiencuong.


Trần Nhật Quang, tác giả của "mặc dù... tuy nhiên..." trên đây (về nhân vật đó, xem thêm ởkia) là hạng người cả đời nếu có từng đọc gì thì chỉ có thể là Teppi (nhưng chắc chắn cũng không đọc đủ bộ). Một cái thứ như vậy mà cũng dám nói đến dịch thuật văn chương, và là nói theo phong cách (ngoài phong cách tabiencuong, vẫn còn có các phong cách khác) núp nick. Và rất được lòng một băng nouveau riche thích tỏ ra mình sang trọng của xã hội Việt Nam. Nhất là các nhà báo nữ. Báo Tuổi trẻ, trước hết, là tờ báo có trong tòa soạn (với tư cách phóng viên chính thức) dạng nhà báo công khai đi bán sách lậu. Không chỉ bán sách lậu, đây còn là nữ hoàng của trò anonymous, cờ nhôn, đơm đặt đủ mọi điều đê tiện.  không hề biết gì về điện ảnh. Trần Anh Hùng không biết đã hiểu chưa nhỉ, sự nghiệp điện ảnh của Trần Anh Hùng thành được là vì Việt Nam, nhưng chết cũng lại vì Việt Nam, trong đó có yếu tố thứ nhất là để cho dây vào mình hạng nhầy nhụa như nhà báo nữ kể trên, cộng thêm Lê Hồng Lâm (dưới đây sẽ còn nhắc tới), yếu tố thứ hai: để cho bị dính vào với các cinéaste dặt dẹo kiểu Vũ Ánh Dương (và nhiều nhân vật tuổi trẻ - thật ra đã hết trẻ từ rất lâu - khác). Giờ, quá tiện, đã có thể gọi chính thức Trần Nhật Quang là Mặc Dù Tuy Nhiên, đỡ phải dùng đến cái tên nghe rất kinh (không phải vì nó sai, mà chính bởi vì nó quá đúng). Trong giới nhà báo Việt Nam, ngoài nhà báo nữ kể trên phò cho Mặc Dù Tuy Nhiên, còn có ML (đây là ML thứ hai, ML thứ nhất ta đã thấy trong" ởkia" ngay trên, ML thứ nhất thì 13 xăng ti mét thêm mấy mi li, ML thứ hai có đặc điểm nhận dạng là cặp đùi tám người ôm không xuể).

Câu chuyện của nouveau riche trong xuất bản sách Việt Nam gồm các yếu tố chính sau đây: anonymous (kèm theo các biến thể của nó, trong sự ủng hộ của một đám độc giả Teppi thích tỏ ra mình am hiểu sành sỏi) - ấy thế nhưng cũng chính các nhân vật liên quan ngày ngày lại tuyên dương, thậm chí rao giảng, về văn minh, hiểu biết, về công chính (đây là hạng "người trung thực" theo cách gọi của Sartre), tiếp theo đó là yếu tố "ngưu tầm ngưu mã tầm mã".

Nhìn là biết, ngay trong cuốn sách "mặc dù... tuy nhiên...":


Vũ Thái Hà là nhân vật tôi đã nhắc tới tại "trong hiệu sách" kỳ thứ hai. Ai muốn xem tinh thần nouveau riche trong xuất bản sách Việt Nam thể hiện đậm đặc như thế nào, cứ giở quyển Trương Vĩnh Ký mà Vũ Thái Hà "phụ trách bản thảo" trước đây ấy, trong tủ sách "Góc nhìn Sử Việt" (cái tủ sách này, bản thân nó, cũng nói lên không ít về sự nouveau riche); nếu mà tin theo các thông tin trong cuốn sách đó, toàn bộ lịch sử Kiều quốc ngữ phải viết lại hết, đấy mới chỉ là một điều nho nhỏ. Và hết sức logic khi chúng ta có kết hợp Trần Nhật Quang (à quên, Mặc Dù Tuy Nhiên: tên mới nên còn hơi lạ lẫm) với Vũ Thái Hà.

Một yếu tố nữa của nouveau riche trong xuất bản: chính là sự không đọc, và cái sự theo voi hít bã mía. Ở đây cần đặt một nhân vật không hoàn toàn liên quan (trực tiếp) tới hai bức ảnh phía trên, nhưng thật ra rất có quan hệ: 5xu Nguyễn Phương Văn.

Năm ấy, 5xu in một cuốn sách. Tôi tò mò mở nó ra xem, và ngay lập tức, nói đúng như bọn trẻ con bây giờ - mặt tôi ngắn tũn lại. Trong đó viết tôi nói điều này điều kia. Tôi hoàn toàn không nhớ tôi từng nói vậy. Nhưng cũng rất có thể tôi đã nói, trong một lúc uống bia nào đó chẳng hạn. Thành ra tôi không nhớ tôi đã nói những gì 5xu viết vào trong sách, nhưng tôi cũng lại không phản đối được. Giống hệt nhân vật trong truyện Kim Dung, phải tự hỏi: Được phép làm thế hử? Ấy chính là hậu quả của cái trò giao du với đám theo voi hít bã mía, chầu chực vành trong vành ngoài, chúng rất kinh, chúng nhớ những gì ta chẳng nhớ nổi. Thành thử về sau hễ lúc nào thấy có nhân vật nào kiểu như 5xu (hay đi giày Converse; đàn ông đi giày Converse thường có mục đích làm người ta chú ý vào đó để bớt để tâm bọn họ lùn; nhưng cũng có thể là dép tổ ong) là tôi ngồi đó mặt thộn ra không phát ra âm thanh nào ngoài ậm ừ (trông rất ngu, tôi công nhận). Sau đó một quãng, ở một chỗ đông người, bỗng có người chạy tới chào tôi rồi tặng tôi quyển sách mới của 5xu (ô, lại vẫn in sách, lại vẫn đi viết những thứ nghe hơi nồi chõ tỏ vẻ nguy hiểm), chỗ đông người thì tôi cứ cầm thôi, biết làm thế nào - để tôi nhớ xem nhân vật năm ấy là ai (chuyện ở chỗ đông người tự dưng có người ra nói chuyện kiểu như thế này tôi gặp quá nhiều), đây rồi, tôi đã nhớ ra, đó là Đặng Khánh Ly. Khai Tâm khai teo gì đó. Tất nhiên, quyển sách ấy, chưa bao giờ tôi mở ra.

5xu là một nhân vật điển hình của nouveau riche, ở phương diện mưu mô, thuyết âm mưu các kiểu. Và không hề biết đọc. Lại còn cũng suốt ngày chơi mấy cái trò anonymous các thứ, mới gần đây thôi, nhỉ 5xu Nguyễn Phương Văn nhỉ. Những nhân vật kiểu thế này, như định mệnh, lao vào thế giới sách vở như thiêu thân, lại còn máu me làm ra những quyển sách. Đây là một điều tuyệt diệu của thời chúng ta.

Quay trở lên với cái nơi sản xuất ra "cô ít ra khỏi nhà từ khi bà gần như mù". Đây là một ổ nouveau riche. Tôi nhắc luôn tới các yếu nhân nhé. Tại sao tôi lại nhắc đến các yếu nhân của nó một cách cụ thể, đến cuối bài sẽ biết.

Thứ nhất, nouveau riche Hà Nội đã chuyển đi Sài Gòn, một năm du học tráng men bên Pháp (sự du học rất đặc trưng cho cái nơi gọi là X này).

Khi người ta hồi bé sống ở một cái nhà to tướng trên phố Tuệ Tĩnh, lại có ông anh trai lừng danh (thế nào ấy nhỉ: hồi trẻ tuyên bố hùng hồn trên báo thế này thế kia, nhưng sao vừa rồi hình như lại biến thẳng sang Mỹ thì phải: Vigny, hình như vậy, nói đại ý cái khủng khiếp trong cuộc đời con người là hồi trẻ cứ mơ ước gì, già sẽ được như nguyện, chỉ có điều, chỉ có điều, cái sự như nguyện ấy thường ở dưới một hình thức rất bất ngờ), thì người ta thích sang trọng, có phải không? Hồi ấy, có Harry Porter gửi từ nước ngoài về là oách lắm, thế cho nên tôi mượn được của nhân vật ấy để đọc, hình như phải mấy lần.

Chuyện mình sắp kể sau đây, chắc chắn bạn còn nhớ. Buổi tối hôm ấy, nhỉ, cách đây chừng mười lăm năm, nhỉ. Buổi tối hôm ấy, tôi đứng chờ xe bus, nói đúng hơn là xe PC1, loại xe chạy các đường vành đai của Paris (hồi đó còn chưa có tramway trên các đại lộ phía bên ngoài như hiện nay). Xe đỗ lại trước mặt tôi (PC1 là loại xe hai toa), cửa mở, tôi bước lên, và tôi nhìn thấy nhân vật kia. Đó là khoảnh khắc tôi nhìn thấy rõ nhân vật ấy nhất, rõ mọi thứ, sáng lòa, trong suốt. Hôm ấy, nhỉ, mình rất lịch sự chào bạn, và chưa bao giờ mình kể lại chuyện ấy. Nhân vật này cả đời tuyền đọc sách dở nhưng lại tưởng mình sành sỏi lắm, có gu lắm. Tóm lại, cực kỳ nouveau riche.

Nhân vật thứ hai của X, Nham Hoa Hoàng Trang Hải. Đây đích thực là một típ lớn của thể loại người nouveau riche mà chuyên môn cuộc đời là đánh rắm rong trên mạng (từ đây trở xuống tôi sẽ dùng một số idiom hơi lạ tai, đấy là bởi tôi sử dụng lại những lối nói năng đặc trưng của các đương sự)



(còn nữa)




nhân tiện: đã tiếp tục Tử tước de Bragelonne; đã sang chương XXII; như vậy, chúng ta đã đi qua chương XIX, XX và XXI, đây là ba chương kiệt xuất, vô cùng Alexandre Dumas; viết tiểu thuyết đăng feuilleton, người ta phải tính toán nhiều thứ, trong đó có nhịp, nhịp là yếu tố vô cùng quan trọng, lên và xuống như thế nào, đẩy lên đỉnh ra sao, rồi chùng đi, rồi lại lên, nhưng mà không được quá, etc. etc. ba chương vừa kể của Bragelonne rất tương đương với cao trào đầu tiên trong Ba người ngự-lâm pháo-thủ, khi mà d'Artagnan trẻ tuổi chỉ trong buổi chầu đầu tiên chỗ Tê-vinh-bá (nói đúng hơn, buổi ra mắt của một thiếu niên vừa từ quê nhà Gascogne lên Paris) đã kịp thu hoạch ba vụ thách đấu, với ba đại cao thủ của giới ngự lâm, A-tố, Bô-tố và Aramis: và chính sau đó, câu chuyện thực sự bắt đầu




21 comments:

  1. quay lại "một đẹp bà hầu tước" cho nó nhanh.
    .

    ReplyDelete
  2. Ngoài Trần Anh Hùng, còn Phan Đăng Di cũng “chết” vì hội của Lê Hồng Lâm và nhà báo nữ (thời gian qua kết nạp thêm một “nhà văn” đàn bà).

    Cthulhu

    ReplyDelete
  3. tôi thấy, đã quá rõ ràng, "Mékong Stories" (sao tên lại như thế được nhỉ) chính là dấu chấm hết

    ReplyDelete
  4. Tôi thấy so sánh PĐD và TAH thật khập khiễng. TAH có thể "chết" ở X nhưng ở tầm quốc tế thì không. PĐD "chết" ở VN đơn giản là bởi không có tài năng. Tôi cũng đồng tình với bác, "Big Father, Small Father and Other Stories" là một cú kinh hoàng, nó phơi bày tất cả những gì yếu kém nhất, và có thể là cả khả năng thực sự, của PĐD.

    ReplyDelete
  5. Đàn ông cao thì mang giày gì vậy bác NL ?

    ReplyDelete
  6. Anh Linh có viết về bác Lâm Vũ Thao (người đến tên thật còn không dám sử dụng trên fb) chưa ạ? Có thì dẫn lại cho em đọc với.

    https://ibb.co/mNyFZJ

    ReplyDelete
  7. Gửi lại anh cái link LVT

    https://ibb.co/bRbKuJ

    ReplyDelete
  8. cũng không cần gửi cái này cái kia đâu, làm gì có gì khó đoán

    đây là thời điểm giám trận, cũng chính là thời điểm xem ruồi nhặng ào ào bay ra

    mình thì đang còng lưng ngồi sửa, chuyện xảy ra ở Mexico thì dịch với chả dọt Indian cứ "Ấn Độ" mà táng, còn đương sự thì tung tăng khắp nơi nói xấu mình

    c'est la vie

    ReplyDelete
  9. Chỉ có ở đây là nói thật, ít nhất ở trường hợp Thiên Lương Trần Nhật Quang và Lê Hồng Lâm, nhà báo nữ thì mình ko đoán dc ai. Người ta vuốt ve, tung hô nhau trên fb nghe ớn quá.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tuy nhiên mình đoán được ông anh trai lừng danh mặc dù không biết em gái của ông anh trai là ai

      Delete
  10. Replies
    1. Ông Mặc dù-Tuy nhiên này suốt ngày lên fb khoe mình dịch Nabokov. Ông ta còn dịch lại Lolita (sau khi chê bản dịch của bác Tường) và tự in để bán luôn ấy.
      Đúng như có lần anh nói, những kẻ lân la fb toàn khoe khoang làm màu để dc friend trên ấy tán thưởng.

      Delete
  11. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  12. NL đánh giá sự “chết” của TAH như thế, với tôi là đã đánh giá quá cao cái đám “bọt xà-bông” kia rồi...

    ReplyDelete
  13. à không, tôi muốn nói cái chết của TAH là Việt Nam, tức là mối tương quan TAH-VN, trong đó có các tương quan nhỏ hơn

    vả lại trong tương quan ấy, tôi nghĩ TAH không thực sự có sincerity đâu

    ReplyDelete
  14. Àh... tôi cũng phần nào hiểu, dù mẫn tiệp cỡ nào để dính vào “hủi lậu” thì ... 😂

    ReplyDelete
  15. chờ anh viết tiếp về nhân vật Nham Hoa Hoàng Trang Hải gần 2 tháng nay, viết tiếp đi anh.

    ReplyDelete
  16. vả trong thềm quế cung trăng
    chủ trương đành đã chị Hằng ở trong

    ReplyDelete