thừa tướng cầm quân trăm vạn
Đóng góp lớn hơn cả của huyền thoại Nga cho chúng ta, ngoài Baba-yaga, nhà chân gà, etc., hẳn là Tréc-na-mư.
Quỷ lùn Tréc-na-mư và bộ râu trứ danh của hắn: Ruslan người anh hùng lên đường đi cứu nàng Lút-mi-la, etc. etc.
Tréc-na-mư, nhưng nhất là quỷ lùn.
"Tréc-na-mư", hoặc "Chéc-nơ-mo", có nhiều biến thể, vì có ai biết đọc thế nào đâu: quỷ lùn ấy, hay phù thủy nhà chân gà, chủ yếu người một thời biết là do xem ti vi (cần phải có xúp-von-tơ và không phải cứ bật lên là có). Cũng do xem ti vi, chẳng hạn, một câu bỗng trở thành kinh điển, cho dù nó chẳng nói gì: "Hết ngày dài lại đêm thâu chúng ta đi trên đất Phi châu."
Thế cho nên khổ những ai lùn mà lại râu dài, sẽ ngay lập tức bị gọi là "quỷ lùn", hoặc thẳng băng "Tréc-na-mư". Cũng như nếu có hàng ria bảnh chọe thì gần như chắc chắn bị thành luôn Pét-sô-rin (ta thấy, nguồn gốc đều rất cao nhưng không thực sự nhiều người biết điều đó: một từ Pushkin, một từ Lermontov). Hoặc, Bô-nhếch (rất nổi tiếng); hoặc nữa, đến một hôm tất tật Thế Anh đều bị gọi là "Thế Anh tỉnh lẻ" chỉ vì hôm trước đó có một vở kịch trên đài radio, nhân vật của nó được gọi như vậy. Tôi còn nhớ thằng Thế Anh lớp tôi, nó vùng vằng dỗi rất kinh ở giữa sân trường, gào thật to: Tao đã biết ngay mà. Sự việc diễn ra vào năm 1991 hoặc 1992.
("quỷ lùn" trong các câu chuyện của anh em Grimm hẳn là "lutin", dạng tiểu yêu vừa tinh quái lại vừa hay giúp đỡ việc nhà; còn nhân vật của Pushkin là chúa quỷ, rất hùng mạnh; Ruslan phải nhờ nói chuyện được với anh em của Tréc-na-mư thì mới biết chỗ yếu của quỷ lùn ở đâu và do đó tiêu diệt được: chỗ yếu là bộ râu, giống Samson với mái tóc)
Xong phần giới thiệu, bây giờ là phần chính:
nói quỷ lùn chỉ nhớ ngay đến quỷ lùn của Grimm tức lộn ruột mà tự xé đôi người. Ám ảnh.
ReplyDeleteem vẫn hay đọc là chéc nơ mo í haha
ReplyDeleteThế Anh, thế mới là anh
ReplyDelete