Jan 29, 2010

Sách (VII): Bad Scott & Napônêông


+ Sau Hội hè miên man, lại có thêm một tác phẩm nói không hay ho gì về Scott Fitzgerald, là cuốn tiểu thuyết Alabama Song của Gilles Leroy. Ở đây tác giả lấy giọng của Zelda Fitzgerald để miêu tả một Scott Fitzgerald bất tài, ăn cắp văn của vợ, đồng tính, xấu xa etc. Chuyện chồng ăn cắp văn của vợ, tức là vợ viết rồi chồng ký tên, đã từng xảy ra chẳng hạn như ở cặp Willy-Colette hồi đầu thế kỷ XX. Alabama Song mới là quyển được giải Goncourt 2007, chứ không phải quyển này. Chuyện tôi đã nói một lần rồi, chẳng muốn nói lại nữa. Gilles Leroy cũng cẩn thận, viết ở trong sách rằng đây là một truyện hư cấu, nhưng ai mà biết.

+ Để tưởng nhớ mùi hương.

+ Còn Napônêông? Chắc các bác cũng đoán ra rồi, đó là một loại đèn nêông hiệu Napô :) Giống như là khi người ta nói Ê-min Dô-na viết quyển Lala ấy. Thật ra thì tôi tìm được từ “Napônêông” này trong quyển sách được nhắc tới ở đây, quyển sách được đặc tuyển, quyển sách của năm tại Việt Nam. Thực sự là phải há mồm không ngậm lại được khi đọc cái tin ấy. HNV đúng là……….(kiểm duyệt đục bỏ)……….. Một quyển sách lèo tèo dăm ba bài, không bài nào dài nổi quá 5 trang sách, tức là tất tật chỉ trên dưới một trang A4 (kiểu như mục “Tiếng nói nhà văn”, ai hay đọc báo Văn Nghệ thì biết), không nói được một cái gì đặc biệt, ý tưởng vô cùng nhạt nhẽo, từ ngữ còn không phải là chuẩn hết, ví dụ như không hiểu đúng nghĩa từ “chính kiến”… thế mà là quyển sách của năm. Một trò hề thật là tợn.

+ Đặc biệt cảm ơn hai bạn đã gửi và mang hai quyển sách ở trong ảnh cho tôi. Quyển bên tay phải là Bao người chờ đợi, Đỗ Tử Trình dịch, NXB Thuận Hóa, 1988. Đây chính là tác phẩm đầu tay của Romain Gary, Éducation européenne (Giáo dục châu Âu), in năm 1945 ở bên Anh, khi chiến tranh còn chưa kết thúc. Bản dịch có lời giới thiệu cẩn thận. Quyển bên trái là Chó trắng, Nguyên Ngọc dịch, NXB Hội Nhà văn, 1996, xuất bản trong khuôn khổ quỹ tài trợ của Đại sứ quán Pháp. Nguyên gốc quyển này là Chien blanc (1970), đã có phim.

Tra trên trang web Thư viện Quốc gia Việt Nam theo tên Gary không ra kết quả nào, theo tên sách thì ra được Chó trắng nhưng không thấy ra Bao người chờ đợi. Kỳ quặc thật.

Cảm ơn hai bạn vì đã cho tôi sách, và nhất là vì đã giữ sách rất cẩn thận.

7 comments:

  1. Có khi mấy bác HNV cố tình trao giải cho cái quyển ấy để thông tin với mọi người là cả năm qua nền văn học nước nhà nó dẩm dít như thế nào? hay là em đánh giá cao các bác ấy quá chăng hehehe (AQ 1 tẹo cho nó sướng, mất gì của bọ)

    ReplyDelete
  2. Về văn chương, chúng ta nói đến tác giả, rồi dịch giả, nhưng có lẽ ít khi nào bàn thảo một cách tường tận và nghiêm túc của "phê giả" (người phê bình hay người bình luận). Ở Việt Nam, bình luận thì cũng nhè nhẹ thôi, nhỡ ra bị kiểm duyệt hoặc trù ếm thì khốn, hoặc giả cũng không có đủ khả năng để phê bình cho đến nơi đến chốn. Ở Âu Mỹ, họ viết nhiều thật đấy, nhiều khi ta cũng thấy choáng ngợp và hơi... mặc cảm, nhưng thực ra cũng phải chắt chiu lắm mới có những phần đặc sắc. Tác giả thì nhiều người cũng đói, cũng khùng, cũng ganh, cũng bệnh, đủ cả, nhiều khi "lượm bài" không biết ngượng. Thượng vàng hạ cám, mình nghiên cứu văn chương cũng cần tỉnh táo.

    ReplyDelete
  3. Hội nhà văn đang đóng cửa dạy nhau ấy mà!

    ReplyDelete
  4. Y muon nói là dang giặt quần áo bẩn trong nhà!!

    ReplyDelete
  5. Bác Nhilinh có thể cho mình mược để chụp lại 2 cuốn sách của Romain Gary - Chó trắng và Bao người chờ đợi được không? QuangHai - email: hanoi71@hotmail.com.

    ReplyDelete
  6. Bác có việc cần hay muốn đọc à? Để tôi photo sẵn ra nhé, rồi để chỗ nào đó, khi nào xong sẽ báo để bác tiện đường qua lấy.

    ReplyDelete
  7. Nhưng Scott qua trái tim, qua mắt nhìn, qua tiếp xúc gần gụi với Sheilah Graham (trong Beloved Infidel) không phải Bad Scott, Thầy!

    ReplyDelete