Bản thảo cuốn tiểu thuyết này xong xuôi vào năm 1966. Năm đó, Trần Dần được Sở Công an Hà Nội cấp giấy phép ra vào trại giam gặp gỡ ngụy binh cũ thời Pháp thuộc (để lấy tư liệu). Bản thảo viết xong, bản duy nhất, được gửi lên Sở Công an. Năm 1988 bản thảo được Sở Công an trả lại cho Trần Dần, cùng bản chép tay Cổng tỉnh.
Khi đọc bản thảo cuốn tiểu thuyết này, tôi nghĩ: những gì là cách tân, hiện đại của tiểu thuyết Việt Nam hiện nay, Trần Dần đã làm từ năm 1966. Với một sức mạnh cuồn cuộn của ý tưởng và câu văn. Có khi đọc một cuốn tiểu thuyết ta thấy như đang nói chuyện với một binh nhì, lại có khi thấy như đang nói chuyện với một vị tướng. Cuốn tiểu thuyết này, tôi thấy như cả một đạo quân tinh nhuệ cùng một lúc. Với mọi kỹ thuật và nghệ thuật của đánh trận.
"Tháng sáu 1965. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ hai hay chủ nhật. Những xê dịch lủng củng, lỉnh kỉnh, của các con số, làm sao giúp tôi luôn luôn 37o không lên cơn sốt? Bên này cửa sổ tôi tím: có nhật kí và bản sao nhật kí, có lọ mực tím và bản thảo lem nhem mực tím. Bên kia cửa sổ tôi xanh: có sáu cây bàng lá xanh và nhiều căm nhông xanh quân sự đậu, có tháng sáu vắng và phố thời chiến vắng lặng. Tôi không tìm được, ở đâu trong nhật kí, trang cuối một cuộc chiến tranh, và ở đâu, trang đầu một cuộc chiến tranh nữa. Nhưng tôi biết, một buổi chiều bình thường, bỗng dưng ngoảnh lại, đã thấy những đám khói sau lưng. Một buổi chiều khác, đã thấy chiến tranh bao vây mọi phía, lấp kín mọi lối đi về. [...] Giữa hai cuộc chiến tranh, là nhật kí."
"Tôi qua ngã tư Cửa Nam. Ngã tư Cửa Nam đầy khói. Để không thể đếm bao nhiêu nốt chân trên ngã tư. Ai đếm bao nhiêu nốt chân khôn dại. Bao nhiêu nốt chân vui buồn? Ai đếm những ngã tư đời láo nháo nốt chân. Láo nháo cột đèn láo nháo đèn? Đời tôi đã rẽ rồi. Như đã hạ nước cờ không sao đi lại được. Nhưng tại sao tôi cứ ám ảnh: cái ngã tư tại sao ấy. Tôi quên không được. Đi đi không được. Tôi ngồi bệt lề đường. Tôi là đàn ông: tôi không đau khổ. Nhưng tôi muốn khóc. Tôi là đàn ông: tôi không khóc. Nhưng tôi đau khổ lắm. Tôi ngồi bệt mà nhìn láo nháo cột đèn. Láo nháo khói. Láo nháo hàng cây bên đường lá rụng."
Vậy là giữ đúng lời hứa. Quyển này cũng như quyển của Đỗ Lai Thúy: Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy. Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam, một cái nhìn lịch sử.
----------------
Sang đến Don DeLillo:
Từ bốn thập kỷ nay, nhà văn Mỹ chiếu tia X vào những mảng tối tăm của đất nước ông. Một nghệ thuật thấu thị? Dẫu không phải thế thì cũng là mang tính chất thị giác một cách sâu sắc, điều càng được chứng tỏ rõ hơn với cuốn sách mới nhất của ông, Point Omega.
Ở tuổi 73, Don DeLillo vừa nhận giải Pen/Saul Bellow cho toàn bộ tác phẩm của ông: mười sáu tiểu thuyết, một kịch bản phim cùng một ít truyện ngắn, tiểu luận và kịch. Tác giả của Libra và Falling Man có được một vị thế rất khác biệt trong bức tranh chung của văn chương Mỹ vì lý do số lượng tác phẩm dồi dào ít hơn vì lý do từ gần bốn mươi năm nay ông khám phá cùng những vùng tối, những cơn loạn tâm và những nỗi sợ có tính chất cổ mẫu của người sống cùng thời, vừa làm như vậy vừa xây đắp cho sự im lặng và bí mật. Với rất nhiều cuộc mưu phản chống lại những khốn cùng của sự tiêu dùng đồng thời với các hành động tàn phá hình ảnh, dần dần ông tự ấn định mình thành một chứng nhân và lý thuyết gia của những “hình thức hiện đại của hãi hùng”. Nhưng những lần trả lời phỏng vấn và xuất hiện trước công chúng của ông chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay. Và các tiểu thuyết mênh mông của giai đoạn đầu đã dần dần nhường chỗ, từ khoảng chục năm nay, cho những văn bản ngắn hơn và kiệm lời (ê-líp-tích) hơn. Cũng như vậy ở cuốn sách gần đây nhất, Point Omega, cái nhan đề hơi có chút huyền bí, có hình thức gây rối trí và những mạng lưới hình ảnh không hề bị che giấu. Cuộc gặp gỡ, trong sa mạc Arizona, giữa một đạo diễn trẻ và một tay tân bảo thủ, nhân viên Lầu Năm Góc về hưu và bộ não của cuộc chiến tranh Irak. Một cuộc gặp biến thành tiểu thuyết noir khi con gái ông già mất tích, cũng bí ẩn như khi xuất hiện. Một cuộc gặp được lồng khung trong hai cảnh bí ẩn ở bảo tàng nơi người ta chiếu tác phẩm video của Douglas Gordon, 24 Hour Psycho, đặt vấn đề về tri giác thời gian bằng cách chiếu đi chiếu lại bộ phim Psycho của Hitchcock suốt một ngày. Bất khả xâm nhập, bí ẩn, lo sao cho mỗi độc giả có được cách diễn giải riêng về cuốn tiểu thuyết, Don DeLillo thích nhấn mạnh vào vai trò người nghệ sĩ và các nguồn cơn không ngờ tới của nghệ thuật nhằm nói ra cái thực. Dù thế nào đi nữa, người vẫn được cho là có khả năng thấu thị vì đã “dự đoán” thảm họa 11 tháng Chín ngay từ cuối những năm 1970, trước hết lại không phải là một nghệ sĩ thị giác ư?
hey there and thank you for your info – I have certainly picked up something new from right here.
ReplyDeleteI did however expertise some technical issues using this website, as I experienced to reload the web site many times previous to I could get it to load properly.
I had been wondering if your web hosting is OK?
Not that I'm complaining, but sluggish loading instances times will sometimes
affect your placement in google and can damage your
quality score if advertising and marketing with Adwords.
Well I am adding this RSS to my email and can look out for a lot more of your respective fascinating content.
Make sure you update this again soon.
Hi there would you mind sharing which blog platform
ReplyDeleteyou're working with? I'm going to start my own blog
in the near future but I'm having a tough time selecting between BlogEngine/Wordpress/B2evolution and Drupal.
The reason I ask is because your layout seems different then most blogs and I'm looking for something completely unique.
P.S My apologies for getting off-topic but I had to ask!
Magnificent web site. Plenty of helpful information here.
ReplyDeleteI am sending it to several buddies ans additionally
sharing in delicious. And of course, thank you on your effort!