Apr 27, 2011

Bi

Đọc cậu ấm ngây thơ “tường thuật” cuộc chiến xung quanh Bi! Đừng sợ.

Đến khi xuất hiện những bộ phim như Bi! Đừng sợ mới thấy Việt Nam có cái nền phê bình điện ảnh gớm thật. Luồng ý kiến từ phía “bảo thủ” thì thôi chả cần nói đến, nhưng ngay cả giới “cấp tiến” cũng ấp úng lúng búng và nhanh chóng rơi vào cái bẫy của sự diễn giải thô thiển. Đặc biệt nổi bật ở trong đó là xu hướng tán lai rai từ cái tên phim. Hâm thật, trong việc đặt tên tác phẩm nghệ thuật có nhiều chiến lược chứ có phải bị bó buộc phải theo kiểu “thực trạng và giải pháp” đâu :p có chân thật Những người nông dân ăn khoai tây thì cũng có điêu ngoa Cái này không phải là cái tẩu hay bí hiểm Catch-22. Đọc bài bình luận Bi! Đừng sợ nào mà cứ lẩn thẩn suy đoán từ cái tên là tôi thấy muốn tức thở. Phê bình điện ảnh ở Việt Nam hoàn toàn không có khả năng đi vào kỹ thuật và chiến lược hình ảnh của các bộ phim “lạ” (là lạ so với những cái không lạ :d), bạn cậu ấm ngây thơ nói đến phê bình ấn tượng chủ nghĩa, một sự bất tương thích khổng lồ, theo tôi là chính xác.

Còn bản thân bộ phim thì sao? Người ta cứ nhấn đi nhấn lại vào sự trau chuốt của Phan Đăng Di “ở từng cảnh”, tôi lại thấy không phải. Phan Đăng Di thất bại rất nhiều so với dự định và hình dung ban đầu. Dự định ban đầu không phải là cái gì bất biến và khuôn mẫu, nhưng trong quá trình làm Bi! Đừng sợ tôi có thể chắc chắn được (thể hiện ngay trong bộ phim) là Phan Đăng Di không giữ được một tâm trạng ổn định cần thiết và thường xuyên loay hoay không biết giải quyết cụ thể ở từng cảnh như thế nào. Có những cảnh lẽ ra phải làm lại vì chất lượng quá tồi, nhất là cảnh đám ma; chắc là đạo diễn chán quá chẳng đủ sức bắt diễn viên diễn lại nữa :) Nhưng Phan Đăng Di vẫn làm ra được một bộ phim mà Trần Anh Hùng ở giai đoạn sa vào nhạt nhẽo và công thức này không thể làm được. Bộ phim sắp tới mới là thực sự khó hehe.

22 comments:

  1. Tất cả chỉ "em" Red One mà làm người ta cứ loay hoay mãi.

    ReplyDelete
  2. Mình đã xem phim này, với sự háo hức kết hợp của một người mê phim (Mỹ) và một kẻ mơ mộng luôn mong phim nước nhà chóng tiến bộ.

    Nói luôn là các bạn hay xem phim bộ với phim éc xi ông mà đòi hỏi Bi có cốt truyện thì câu trả lời là NO. Thật vậy, bảo thuật lại nội dung như phim Pháp phim Tàu, anh A tốt thằng B xấu thì chắc chắn là không có. Thằng em mình cũng mê phim xem xong bảo không có gì đặc biệt đâu anh ạ, có mỗi đoạn thằng nhõi con Hotboy hót biếc gì đó vén quần đái và chị Mai Thúi có 2 đoạn chịu trận, một giữa thanh thiên và một bên tủ lạnh. Mình mắng nó, mày xem đét kỹ, còn đoạn anh Hà Phong loay hoay nữa chứ…

    Tựu trung là xem xong nghẹn lại chỉ có vậy. Mình cho là bạn Di bị ảnh hưởng bởi anh Hùng hoặc kiểu phim anh Hùng rất nặng nề, phim không cốt, chỉ nhấn nháy vào hình ảnh, với lại xoáy vào vài hoạt cảnh đông động kha khá ủ dột. Phim nói chung là buồn thảm, tăm tối: trí thức (không biết bạn Hà Phong có phải dạng đó không mà uống nhiều hơn làm) thì u mê trong khoái lại, bậc cao niên thì bệnh tật đắm chìm, các bạn gái chưa đến tuổi lo Gout thì thiếu thốn tình cảm ra mặt, thanh niên nông thôn chân chất đi làm thì ngay ngáy sợ chủ vựa xăm trổ “hấp diêm”, đến trẻ em quá tuổi mẫu giáo mà cũng bi thương, không có chỗ chơi nếu không tót ra tận bãi Long Biên…

    Ừ, mà cũng phải. Trong một thế giới đa phần người ta tung hô tô vẽ như bây giờ, miêu tả mặt tối, vạch mặt cái ác cái xấu để tránh xa và thay đổi nó, mình nghĩ không chỉ là cần thiết đâu. Phải nói là quá cần thiết ấy chứ.

    Lo nhất là, đúng như bạn Thục sành nói, “Hậu Bi mới thực sự khó hehe” hehe.

    ReplyDelete
  3. không biết bác có thấy giống tôi không, nhân đồng chí Phong thủ vai (hehe sozi người quen) là yếu nhất trong hệ thống nhân vật của bộ phim, cố "đóng mà không đóng" quá mức thành ra bị overact, phản ứng ngược ;p

    cả phim cũng bị over hình ảnh nước, tất nhiên nó dùng mọi trạng thái của nước để tạo thành một dạng "ẩn dụ liên hoàn", nhưng tôi thấy lúc nào nhân vật cũng nhất định phải nhễ nhại nước trên người là rất quá đà

    riêng phân tích "nước" (hình ảnh tính nữ hoàn hảo, vô định hình và "fluidity") đã rất đủ cho một bài phê bình "Bi! Đừng sợ" thực sự nghiêm túc rồi

    ReplyDelete
  4. biểu tượng "nước đá, lá phong" được khá nhiều người khai thác rồi bác Nhị , dựa vào " Từ điển biểu tượng" rồi chế biến thêm. " Bi, đừng sợ" ko làm e thấy thích được vì không có nhân vật nào khiến mình có cảm tình . Phim hay , e nghĩ là để lại một nhân vật nào đó khiến mình yêu quý , hoặc căm ghét .

    ReplyDelete
  5. Mình lại thấy bạn Hà Phong diễn quá tốt. Nhìn chung các nhân vật đều làm đi đứng, ăn nói khá tròn trịa.

    Cái yếu của phim, theo mình, có lẽ là thiếu tính “truyện” hay là tính “truyện” chưa thực đủ liều để làm phim cuốn hơn. Cái này thật ra cũng khó nói, thậm chí nhiều người còn cho là không cần thiết! Tuy thế, đó dường như là thứ giữ khán giả ngồi im cho đến khi đèn bật sáng, hay ít ra là không làm phiền người kế bên bằng tiếng ngáy.

    ReplyDelete
  6. Tôi lỡ tay xóa mất một cái comment rất dài của một bác nói thằng bé Bi là nhân vật kém nhất trong phim vì giả quá :( sorry, bác có thể chịu khó gõ lại được không?

    ReplyDelete
  7. gõ giữa hai hiệp Real-Barca đầy máu lửa, bây giờ gõ lại thật là mất hứng.

    Vâng, xin phép khẳng định là tôi thấy cậu bé Bi trong phim này diễn rất giả, từ cái nhìn, cách đi đứng, thoại... Phần lớn những diễn viên trong phim này đều rơi vào trạng thái không biết làm gì trong cảnh, không đứng thì ngồi, hoặc nằm, rất ít có sự di chuyển trong cảnh, liệu có phải ý đồ của đạo diễn trong việc dàn cảnh tĩnh-chết chăng? Tức là sức sống của nhân vật cũng bị " đóng băng" và vô hồn? Nếu là vậy, thì tôi e rằng tất cả các diễn viên trong phim đều overact, nếu muốn đạt được cảm giác đóng băng, vô hồn và lạnh lùng đó thì phải cần đến không ít những cận cảnh những khuôn mặt vô hồn, suy nghĩ làm tôi liên tưởng đến Bresson với những cú cận cảnh mà ta thường không thể tìm nổi một cảm xúc nào trong khuôn mặt nhân vật của ông,liên tục các cận cảnh cac bộ phận cơ thể, cách tiếp cận đồng bộ trong diễn xuất đó luôn gây 1 thứ cảm giac bàng hoàng và bất khả diễn giải. Vậy lên các long take trong đây thường dẫn dụ khán giả về mặt thị giác, soi chiếu đến các phồng nền, nhưng sự di chuyển của máy quay cũng tương đối hạn chế, thường không có trọng tâm, không xác định được yếu tố trung tâm của cảnh, xét cho cùng travelling là tạo cảm giác đưa khán giả đến gần đối tượng qua các lớp cảnh, bóc tách từng phần một, nhưng trong các cảnh thường không có kịch tính, tất cả đều đều, và "phẳng dẹt", đến mức để cảnh nào lên trước, cảnh nào sau cũng không thay đổi. Bởi bản thân kịch bản cũng luôn loay hoay không biết tiến hay lùi thế nào, tất cả đều loay hoay cả. Tôi xin phép nói tiếp về mối quan hệ này ở phần dưới.

    Điều nữa tôi khẳng định nv Bi trong đây không tốt là về quan hệ của nhân vật và bối cảnh. Ta thấy được dụng công của đạo diễn khi thể hiện sự phân mảnh ở đây bằng cách cố định các nhân vật của mình trong những bối cảnh rất riêng, cách họ đã trốn tránh cuộc sống chung và chui vào không gian riêng. Ở đây thấy ngay là cậu bé Bi với cái xưởng đá đã không được khai thác trọn vẹn, nó tương đối hời hợt, bởi, vẫn như ở trên tôi đã nói, cái không khí, cái nhìn bi quan, lạnh lẽo của tac giả cần một cái nhìn trọng tâm, khi mà tất cả các nhân vật người lớn khác sống một cuộc sống, vật vờ và ẩn ức của mình với những không gian tù túng ú tối, còn cậu bé, mặc định là thơ ngây này, thấy được tình bạn, sự thanh khiết trong xưởng đá một cách biểu tượng; ở đây đạo diễn lại hơi tham bối cảnh khi sau này có rất nhiều cảnh ở bãi giữa. Phải chăng, là nét phác họa về đời sống đô thị với sự tương phản, liệu sự tương phản ở đây có đủ độ không khi mà các bối cảnh chính đều không được khai thác triệt để? Chính những cảnh mà phần lớn mọi người cho rằng là gần gũi, đòi thường như trạm xe bus, ngày lễ hóa trang, bãi đá... đều tủn mủn, vụn cả đôi khi nó làm lạc đi mạch phim chính, cũng không góp được bao nhiêu trong việc miêu tả đời sống thành thị.

    ReplyDelete
  8. (2)
    Xin trở lại về vấn đề kịch bản và việc quay, có thể cho đây nằm trong cách nhìn nhận về phong cách phim. Việc tại sao máy quay lại loay hoay như vậy, xin nhắc lại nó luôn không tìm được trọng tâm của cảnh. Một bộ phim như thế này cứ cho là không có một mục đích, nhiệm vụ rõ ràng như phim Mỹ để các tình huống xoay quanh nó, thì trong một cảnh luôn cần trọng tâm, để việc set ấng sáng, máy quay, sự di chuyển của nhân vật bộc lộ ra cái mà đạo diễn hướng tới; mỗi cảnh trong phim này đều như một đơn vị rời, với kiểu phim này thì cái hình ảnh biểu tượng chính là điểm nhìn để liên kết các hình ảnh lại với nhau, nhưng cảnh thì quá vụn, biểu tưởng thì thông thường. Sự loay hoay đó được tác giả giải quyết một cách cực kỳ công thức trong cấu trúc đầu cuối phim, mà tôi xin chỉ ra dưới đây.
    Ở đây tôi xin điểm lại 1 số đặc điểm của thể loại phim mà các nhà phê bình điện ảnh Việt Nam gọi là cảm giác ( bác Cauamngaytho mới tra từ điển điện ảnh thì tìm mãi ko ra cái danh từ này), thường có cốt truyện mỏng, đa tuyến, phân mảnh, cái kết mở vì vậy nó thường lấy các điểm mốc thời gian cụ thể để vào đầu và kết thúc phim, ví dụ như đám cưới, đám ma, sinh nhật, giỗ... cái này bắt nguồn từ một số phim của OZu như Anh chị em nhà Toda, Hầu Hiếu Hiền với Thời gian để sống, thời gian để chết,Dương Đức Xương với Yi-Yi, Trần Anh Hùng với Mùa hè chiều thẳng đứng và trong đây Bi! đừng sợ cũng được cấu trúc như vậy. Và tôi cho rằng, phim này sự ảnh hưởng đậm nét cấu trúc phim là từ phim Yi-Yi của Dương Đức Xương ( giá mà bác Thichhoctoan còn mở blog thì bác đã có thể nói rất hay về phim Yi-yi). Bộ phim cũng bắt đầu từ việc ốm của người bà, từ đó mà các thành viên trong gia đình xa cách nhau hơn, họ sống với những mối quan hệ riêng tư đầy phức tạp, cậu bé Yang-Yang trở lên cô đơn và bơ vơ,các nhân vật tự giải quyết các vấn đề của mình khsa rõ ràng trong thời điểm đó để rồi cuối cùng sau cái chết của người bà thì chính những gì Yang-Yang cảm nhận về bà, cậu viết nó trong bức thư và đọc trước bàn thờ bà, đã hàn gắn mối quan hệ gia đình này. Ít nhất ở đây ta thấy một sự phát triển tương đối rõ ràng trong phim Yi-yi, nhưng ở Bi! đừng sợ, từ đầu đến cuối phim không có một sự thay đổi nào cả, mà không có nó thì rất khó mang đến một nhận thức, một cảm xúc nào đó cho thật rõ ràng từ phía người xem.

    H

    ReplyDelete
  9. tks much, sáng xóa nhanh đến nỗi chưa kịp nhìn tên người viết :p

    liên hệ với "Yi-Yi" hẳn là đã xuất hiện từ "Chơi vơi", cảnh đám cưới, còn ở "Bi! Đừng sợ" là các trường đoạn có người ốm nằm trên giường, ở đây thì rõ ràng Phan Đăng Di đã thực sự làm ra được một bộ phim "Asian Movie", nhưng nếu chỉ là để trám chỗ Trần Anh Hùng thì tôi e rằng hơi... phí

    ReplyDelete
  10. Nhắc khéo đến Bresson là để bác NL dịch cho bà con đọc những ghi chú tuyệt vời của ông về điện ảnh đó. Trong các tác gia Châu Âu thì thấy TAH thích có mỗi ông này, còn đâu toàn là các bác Châu Á ( bài pv tren damau thì phải), nó thể hiện đậm nét nhất ở Mùi đu đủ xanh.

    Có một bộ phim có cấu trúc đầu cuối với mốc thời gian sinh hoạt gia đfinh như thế này rất hay mà của Mỹ em thấy là Hannah và các chị em gái của Woody Allen, một bộ phim thực sự chín chắn của WA.

    H.

    ReplyDelete
  11. hehe nhớ dai thế, giờ anh còn chả biết vứt quyển sách vào xó nào rồi

    ReplyDelete
  12. những điều mà mọi người bạn thì em chả bàn nữa, em chỉ có vài thắc mắc nếu anh biết anh chỉ hộ em.

    1 là, tại sao thằng Bi nó cứ phải chạy ra tít đâu để chơi mà không chơi ở dưới sân nhỉ?

    2 là, tại sao ông bố muốn xxx với nhỏ gội đầu mà nhỏ gội đầu hông chịu '_'

    3 là tại sao anh hotboy cứ cười '_'

    4 là tại sao anh ấy phải cởi hết trước khi giải quyết?

    5 là thằng nào không mặt gì nhảy xuống hồ bơi bơi là sao? tại sao nó bơi sấp mà không bơi ngửa?

    em cảm ơn ạ '_'

    ReplyDelete
  13. nếu ko nhớ thì em gửi bạn ebook cho, hi hi.
    Có một cuốn nữa em nghĩ là khá hay là cuốn sách do nhà bk của mấy phim Taxi driver, Raging bull viết, so sánh bresson, ozu, carl Dreyer.
    Bác bk này còn làm phim về Mishima nữa cơ.

    ReplyDelete
  14. ui xời bạn hotakky này khéo là otaku chính hiệu í nhờ :) hỏi gì mà khọi thế :d

    Ant H. (hehe biệt danh mới nhá): thôi thôi đừng có gửi, chết đấy :p

    ReplyDelete
  15. @ anh H : bác Nhị chê thì gửi cho e được ko . địa chỉ email của e là : rollingstone223@yahoo.com . Thanks in advance !!!!

    ReplyDelete
  16. em từng chứ ko phải otaku đâu anh :P post vội quá nên typos sai tè le >o< em thỉnh thoảng vẫn vào đọc blog anh, thích bài viết của anh về truyện naoko lắm.
    em thắc mắc mấy câu đó, hỏi quá trời người mà người ta không chịu trả lời.
    em thắc mắc thật chứ không phải cắt cớ đâu anh T_____T

    ReplyDelete
  17. từ bỏ tội lỗi rồi hả :) cựu otaku có quyển này của anh giai Hiroki Azuma thì cho xin đê :p

    http://www.amazon.com/Otaku-Database-Animals-Hiroki-Azuma/dp/0816653526/ref=sr_1_1?s=books&ie=UTF8&qid=1303997799&sr=1-1

    ReplyDelete
  18. thử giả nhời nhá

    1, là vì nó bị hyperactive (để theo kịp bằng được những người nhớn overact)

    2, là vì con nhỏ không thuộc generation X nên nó hong hiểu

    3, là vì hot quá, há ra cho xì bớt khói

    4, là vì quần không phéc mơ tuya mà cài cúc

    5, là vì nó có sẹo ở gần chỗ í

    ReplyDelete
  19. bạn cựu otaku nói làm mình tò mò quá phải đi tìm bài về Naoko để đọc, không ngờ đọc xong thấy hay thật :ppp

    cái con mèo bị phanh thây chạ hiểu là từ đâu ra nữa hic

    ReplyDelete
  20. éc, anh bao nhiêu tuổi mà nhắng thế?
    em không có quyển đó anh à. còn vụ không làm otaku nữa là tại vì mê trai chạy theo trai chứ không phải thấy tội lỗi gì đâu :P
    5 câu hỏi của em anh trả lời vậy cũng như không ~~ mà chả lẽ để gặp phan đăng di hỏi thì giống nói với người ta phim hay quá nhưng không hiểu gì hết, nhưng tóm lại là nó hay đó :P
    cái vụ ông bố là điển hình của người việt nam, không lo làm việc, tối thì chuyên cần nhậu nhẹt em chả biết vì những người chung quanh em không thế. hoặc như người nhật ấy, làm điên cuồng rồi tan ca nhậu nhẹt, gái gú điên loạn. ít ra em nghĩ người việt nam là có làm việc chứ nhỉ? chả lẽ đàn ông việt nam tệ vậy sao?

    ReplyDelete
  21. anh có khai gian tuổi không đấy? bị vì anh đọc mấy cuốn cũ cũ kia cơ mà? nghĩ anh phải tích từ thời xa xưa tuổi trẻ chứ?

    ReplyDelete