(các bạn đọc nhiều, đố biết cái title là chế từ cái gì :d)
Có những thứ tồn tại thật dai dẳng, nhất là các giấc mơ, trong đó một giấc mơ thường xuyên nồng nàn cháy bỏng ở người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng: giấc mơ “nhà lầu xe hơi”.
Thế mà đùng một cái, hình như giờ thì ai cũng đã nhà lầu thật rồi, và cũng đã tương đối nhiều xe hơi. Mặt trái của tấm huy chương ở đây là, như một nhà thông thái từng nói, đại ý các ước mơ là thứ thật nguy hiểm, và nguy hiểm nhất là khi đạt được ước mơ. Ý thâm sâu của điều này là: giấc mơ ấy hình dạng ra sao trong thực tế, rồi sau giấc mơ, thì sao?
Hình như các dạng nhà ở của Hà Nội mấy chục năm nay đều xấu tệ. Nhà cấp bốn, nhà tập thể năm tầng lắp ghép panel, trần nhà thấp và tường nhanh chóng lở vì bị ăn bớt nguyên vật liệu, rồi nhà ống mỏng dẹt, nhà ở gia đình nhưng gom góp đủ mọi loại kiến trúc đông tây kim cổ. Đi kèm với xấu là bất tiện: nhà cấp bốn thì nóng hơn bên ngoài, nhà ống leo cầu thang hụt hơi, nhà tập thể thì chung thân đi xách nước. Giờ đây, kế thừa di sản ấy, hàng loạt nhà cao tầng kiêu hãnh mọc lên, gọi là chung cư cao cấp nhưng mưa lụt thì vẫn ngập hầm để xe, đôi khi thang máy hỏng và rất thường xuyên phải tranh đấu với ban quản trị tòa nhà về đủ mọi thứ dịch vụ và tiền dịch vụ. Không những thế, nguyên vật liệu vẫn bị ăn bớt như trước kia, và hầu như mọi tòa nhà cao hai mươi, ba mươi tầng đều xấu đến kinh ngạc.
Cái sự ô tô còn đáng kinh ngạc hơn và thể hiện rõ tính chất kế thừa hơn nữa.
Các tài xế xe hơi ở Hà Nội đều đặc biệt tài năng trong khoản luồn lách, nhất là luồn lách lấn đường người khác. Trong tư duy người Hà Nội, hình như ô tô chỉ là một dạng xe máy cải tiến, có khác xe công nông trước đây tí chút nhưng về cơ bản, đã lên ô tô là phải lấn đường xe máy, giống hệt như trước đây đã lên xe máy là phải lấn đường xe đạp và người đi bộ. Đi lại ở Hà Nội là một cuộc chen lấn bất tận, trong đó xe to hơn lấn đường xe nhỏ hơn, và khi xảy ra va chạm thì chủ xe to sẽ là người phải chi tiền, trong các trường hợp yên bình không đến nỗi xảy ra thượng cẳng tay hạ cẳng chân hoặc tệ hơn là đâm chém nhau. Và nếu có cuộc thi vô địch thế giới về phi xe trong ngõ hẹp, người Hà Nội đương nhiên đứng vào hàng các nhà vô địch, tuy rằng xét tổng thể người Hà Nội lái xe hơi dở và hơi bị liều.
Tập tính có lẽ là thứ đã ăn vào máu, không thay đổi được. Cũng giống như khi đi xe máy, người lái ô tô ở Hà Nội lúc nào cũng bóp còi (lại còn cộng thêm khoản nháy đèn rất mới mẻ so với xe máy), bóp còi inh tai bất kỳ lúc nào. Bóp còi như điên, nhưng khi rẽ sang đường lại rất ít khi bật đèn xi nhan. Cách đi đứng ấy gợi ta nhớ đến các bà các chị đồng nát xưa kia rẽ vèo cái xe đạp sang đường bất kỳ khi nào thấy có mối hàng tiềm năng. Một chồng bìa các tông cũ, dăm mẩu sắt đầu thừa đuôi thẹo từng là nguyên nhân cho biết bao tai nạn thảm khốc.
Một điểm thừa kế đặc sắc nữa là các ô tô tại Hà Nội rất thích đỗ ngay ở dưới và ngay ở bên cạnh biển cấm đỗ (tức là biển tròn có gạch chéo). Điều này không trách được, di sản tâm lý bao nhiêu năm nay của thành phố nó đã thế mãi rồi: người ta thích đổ rác ở đúng chỗ nào có dòng chữ “Cấm đổ rác” do người sống ở đó viết lên tường nhà mình. Đổ rác vào xe rác của nhà nước thì thật là chán. Sự bài tiết vệ sinh cũng vậy: người ta hay ra chỗ nhà vệ sinh công cộng, nhưng hiếm khi vào trong, mà “xử lý luôn” ở góc tường ngoài của ngôi nhà này. Nếu mà muốn chặn nạn bấm còi, có lẽ người ta phải tạo ra một loại biển cấm mới, trong đó ghi rõ: “Cấm ngừng bấm còi”.
Ian Fleming's "Live and Let Die"? Nếu đúng như vây thì e rằng "nào chúng ta ..." hình như không phải. :D Tựa sách này đúng ra nó vô nghĩa. :D
ReplyDeleteAnon2 :)
hì không phải, bác không hay đọc tác giả Việt Nam thì chắc không biết được :) anw, chắc chắn không phải từ Nabokov :p
Deletenào ta cùng lãng quên?
ReplyDeleteyes
Deletemình test ra ngay được ai đọc cái gì :p
không đọc mới chết chứ, toàn nhớ title:)
ReplyDeleteNào...chúng ta cùng đi...xe bus...Đúng không ?
ReplyDeletenào ta cùng... hoang dã :p hân hạnh
DeleteNào ta cùng lãng quên
ReplyDeleteNăm 2004 e đọc cuốn này thay vì làm đề cương ôn thi như các bạn
Sau này nghĩ lại, rất khó lý giải tại sao đọc NTTH, gần như là không thích tí nào. potay anh ạ
like
ReplyDeletehay đó !
ReplyDelete