Tôi quen một người, giờ đã rất thành công, trở thành ông chủ, tiền nhiều như nước, nhưng lại rất hiếm khi vui vẻ. Đột nhiên người ta nhận ra anh ta rất vui những lúc đứng trên vỉa hè chờ taxi hay xe riêng đến đón, mà thấy có những chiếc xe tấp vào lề. Anh liền chạy ra hướng dẫn tài xế đỗ xe sao cho thật ngay ngắn, nghiêm chỉnh. Mặt anh rất hớn hở. Anh nhớ thuở hàn vi làm giúp việc cho quán ăn, toàn đứng ngoài đường “xi-nhan” cho xe đỗ, hài lòng với hàng xe thẳng thớm, ngăn nắp. Anh sung sướng vì hoài niệm, có lẽ đời anh hạnh phúc khi còn khổ hơn là khi đã giàu có.
Người ta cũng kể nhiều câu chuyện về những người rất thành công ở đời nhưng việc thích làm nhất lại không phải dự tiệc, trưng diện, phát biểu trên báo hoặc nơi hội nghị, mà là chui vào một chỗ kín đáo trong nhà để hí hoáy sửa đồng hồ, tô vẽ kẻ biển hoặc sửa xe đạp. Cuộc đời thật không biết đằng nào mà lần, vì cuộc đời thật nhiều nghịch lý. “Nâng tầm triết học” thì cuộc đời là một công án thiền, người ta khổ vì đời quá lắm nghịch lý, nhưng thấu triệt được tính nghịch lý của cuộc đời rồi thì coi như là đã ngộ. Mọi việc vừa phức tạp vô cùng vừa đơn giản đến khó lường.
Khi người dân Việt Nam gần như không còn thả cá chép xuống sông xuống hồ ngày 23 tháng Chạp nữa thì mốt “Táo quân” trên truyền hình lại trở thành mốt rất thịnh hành. Hằng năm, toàn dân chờ xem chương trình Táo quân (Gặp nhau cuối năm), mặc dù nó dài lê thê và nếu có gây cười được thì đó là một cái cười theo quán tính, cái quán tính quy định rằng xem bi kịch thì mặt nên buồn bã và nhìn thấy diễn viên hài thì nên cười phá lên.
Tết cấm pháo thì người ta đốt pháo điện, cũng tạch cũng đùng, mặc dù chẳng còn có thể nào như thi sĩ Nguyễn Bính nói, “Đốt pháo cho thơm với rượu hồng” được nữa. Nguyễn Bính cũng là người luôn luôn nhìn ra vị buồn trong mùi vui tươi ngày Tết: “Người ta pháo đỏ rượu hồng/Mà trong hồn chị một vòng hoa tang”.
Nghịch lý cũng chẳng nằm trong riêng cái Tết, chẳng riêng trong tâm hồn nhà thơ. Nghịch lý là phổ biến, chắc cũng phổ biến ngang bằng những gì hợp lý.
Bây giờ người ta thấy rằng máy chém và ghế điện là những vật dụng ghê rợn làm mất mạng con người ta, nhưng ở khởi đầu của chúng mọi việc lại rất khác. Máy chém do bác sĩ người Pháp Joseph-Ignace Guillotine phát minh ra (trong tiếng Pháp “máy chém” được gọi bằng tên của người phát minh: “guillotine”) vào thời Cách mạng Pháp, đúng năm 1789, thậm chí có cả điều trần của Guillotine trước Quốc hội để chứng minh rằng sử dụng máy chém là một bước tiến đầy nhân đạo của việc thực thi án tử hình. Ghế điện (electric chair) cũng lại là một phát minh được coi là nhiều nhân tính hơn so với những hình thức xử tội trước đây. Người có ý tưởng ban đầu là một nha sĩ ở bang New York - vì hành nghề nha sĩ nên ông thiên về sử dụng cái ghế giống ghế dùng để nhổ răng, và thực hiện chế tạo là các kỹ sư danh tiếng, trong đó có một người là cộng sự của Thomas Edison vĩ đại.
Những nghịch lý ở cấp độ nho nhỏ hơn ta thấy rất nhiều trong cuộc sống thường nhật. Người thật giàu lại ít khi hoang phí, người thật giỏi lại ít khi nói nhiều, chẳng mấy khi “đăng đàn”. Nhà văn khi được hỏi về tuổi nhỏ rất thường xuyên nhận là mình học giỏi toán lắm, thậm chí lại hay là học sinh khối chuyên toán. Nhà toán học thì luôn luôn cố minh chứng mình rất rành văn chương. Rồi nhiều người khi về già bỗng công khai nhận rằng thế hệ của mình chỉ là một “thế hệ bước đệm”, “thế hệ bắc cầu” cho thế hệ sau tha hồ hưởng lợi, mặc dù khi đang chức quyền thì đừng hòng để cho ai “qua mặt”. Hoặc giả họ suốt thời trai trẻ chẳng thấy tăm hơi đâu, đột nhiên đến một ngày thật là sắc sảo trong nỗi ưu thời mẫn thế.
"Hằng năm, toàn dân chờ xem chương trình Táo quân (Gặp nhau cuối năm), mặc dù nó dài lê thê và nếu có gây cười được thì đó là một cái cười theo quán tính, cái quán tính quy định rằng xem bi kịch thì mặt nên buồn bã và nhìn thấy diễn viên hài thì nên cười phá lên."
ReplyDeleteCông nhận bác này khó cười ghê!
Có lẽ bác không bao giờ muốn cất cái khôn ngoan vào một góc để sống hồn nhiên vài phút đâu nhể?
Bài viết này hay quá! Đọc nghe thật hiền! :)
ReplyDeleteHTp
thích!
ReplyDeleteKhi nào ngày bắt đầu? với tôi
ReplyDelete"Rất có thể khi đã nhiều trải nghiệm, người ta sẽ nhận ra rằng niềm hạnh phúc thực sự là nằm trong hoạt động, trong sự tích cực, dù là tích cực xi nhan cho những cái xe ô tô tấp đẹp vào lề đường."
Cảm ơn vì bài viết, đơn giản mà hay --> nghịch lý --hì hì
cái í không phải nghịch lý, mà là nghịch dụ :)
DeleteThanks for the nice entry.
ReplyDelete@ liseron: Tôi thấy anh ấy thật ra lại rất hồn nhiên đấy chứ. Cười với những gì hồn nhiên và chỉ rung động với những gì là thực chất. Phải mất rất nhiều trưởng thành mới lại trở thành hồn nhiên như thế. Kiểu như Bùi Giáng vậy :)
ReplyDeleteHài hước như khi em đọc truyện Người chăn kiến của Bùi Ngọc Tấn vậy.
ReplyDelete"Nghịch dại" "bắc" ra lưng chừng vực thì khốn. ;p
ReplyDeletelo gì, mình vẫn biết bạn KV thích làm bắt trẻ đồng xanh lắm :p
DeleteCàng ngày càng giống... gái già! Đanh đá nhưng lại ẩn trong cái vỏ đằm thắm, sâu sắc :-p
ReplyDeleteấy, hay là nói ngược lại nghe cho đỡ tủi đi :)
DeleteLà gái già giống bác í hở? Thế là đỡ tủi cho bác hay đỡ tủi cho gái già đây?
Deletenói ngược lại là: đằm thắm, sâu sắc nhưng lại ẩn trong cái vỏ Đanh đá
ReplyDeletechuẫn chuần chuần :p
DeleteBài hay. :)
ReplyDeletePTH nào í nhờ :d Quán bò rừng ha? xem ảnh chụp ký tặng hong? :p
DeleteThôi, NL giữ giúp thế là quý rồi.
ReplyDeleteđúng rồi đó, có những thứ, ta cất đi, phi tang, vì hòa bình thế giới :)
Delete❤️
ReplyDelete