Trước 1975, Nguyên Vũ là tác giả của nhiều tác phẩm về cuộc đời lính.
Sinh năm 1942 ở Hải Dương, Nguyên Vũ (tên thật Vũ Ngự Chiêu) học khóa 16 Thủ Đức, sau khi tốt nghiệp trở thành lính pháo binh.
Sau 1975, Vũ Ngự Chiêu học tiếp ở Mỹ, lấy bằng tiến sĩ sử học, viết nhiều công trình sử học bằng tên thật và bút danh Chính Đạo.
Đời pháo thủ (ký sự chiến trường) do Chọn Lọc in năm 1967 là một tác phẩm thuộc giai đoạn sớm của nhà văn Nguyên Vũ.
Thềm địa ngục do Đại Ngã in năm 1969, cũng có nhiều chi tiết liên quan đến pháo binh, mặc dù nhân vật chính thuộc biệt động quân đang chịu án do tội "đào binh" phải đi làm "lao công".
Đại Ngã cũng là nxb in nhiều tác phẩm của Phan Nhật Nam.
Một số tác phẩm của Nguyên Vũ:
Tập sau của Đời pháo thủ (ảnh mượn của bác DM):
Thêm một quyển (ảnh mượn của bác BTP):
Vòng tay lửa tập 1 (ảnh mượn của bác NVM):
(còn nữa)
Ngoài lề một chút: bác có biết bản dịch "Iliad và Odyssey" của GS Đỗ Khánh Hoan (và bản dịch "Cộng hòa") là dịch từ tiếng gì không? Tôi thấy bài trên SGTT thì ghi là dịch từ nguyên tác (http://sgtt.vn/Loi-song/184493/Hon-nua-the-ky-vac-da-leo-doi.html)
ReplyDeleteTôi thì đoán là GS Đỗ Khánh Hoan dịch từ tiếng Anh và/hoặc Pháp, vì tôi thấy bản "Cộng hòa" được giới thiệu là dịch từ tiếng Anh (http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/112062/nguoi-tot-co-hanh-phuc-hon-nguoi-xau-----.html)
-bn
trong chương trình phỏng vấn với một kênh truyền hình tiếng việt ở canada (http://www.youtube.com/watch?v=gwQ_pKkA3xY), ông Hoan có nhận là dịch hai tác phẩm trên từ tiếng Hy Lạp. Người dẫn chương trình bèn thốt lên: Ôi, bác giỏi quá. Bác dịch từ tiếng Anh, Pháp và bây giờ cả tiếng Hy Lạp. Ông Hoan khoát tay trả lời, "Không giỏi đâu, nghề nghiệp thôi" (hehehe). Tôi rất muốn ông Hoan trả lời một câu thành thật cho tôi biết: Ông học tiếng Hy Lạp được bao lâu rồi, ông có nghĩ ông đủ khả năng dịch từ tiếng Hy Lạp không?? Ông có biết là ông đang làm một chuyện mà những dịch giả chuyên nghiệp có tiếng ở Mỹ cũng làm kô nổi không???
Deletechài, muốn ông ấy trả lời cho bác thì bác phải liên hệ trực tiếp chứ nói ở đây không trông mong có câu trả lời đâu :p
DeleteBác "Anonymous Oct 29, 2013, 7:06:00 PM" gì ơi! Tôi chỉ thắc mắc thế thôi, chứ không có ý định truy hỏi ai đâu. Bác bình tĩnh, tránh xao động quá thế :-)
Delete-bn
ở lời giới thiệu có viết đấy, nhưng quả thật không được rõ ràng cho lắm
ReplyDeletebác cũng đang đọc Iliad à? tôi đọc được khoảng một nửa rồi, muốn hỏi xem bác thực sự hiểu "ngô bối" nghĩa là gì? tôi thấy hơi rối loạn :(
Ngô bối trong “Cộng hoà” của G.S Đỗ Khánh Hoan nên hiểu là chúng ta, tức toàn thể mọi người tham gia vào cuộc đối thoại đó, kể cả khán giả. “Ngô bối” là ngôi tứ nhất số nhiều như “we” nhưng hiểu là “chúng tôi” thì không hết ý, nên “chúng ta” sẽ đúng văn cảnh. Thêm nữa, các nhà tranh biện hiện tại đều thích dùng chúng ta để kêu gọi được sự ủng hộ của khán, thính giả.
Delete👌👌👌
DeleteXin cảm ơn sự giải nghĩa của bác
Chắc bác xem lại Phan Khôi 1932 rồi. Tôi hiểu "ngô bối" theo nghĩa giống như Phan Khôi giảng trong "HÁN VĂN ĐỘC TU", Bài học thứ năm (Tác phẩm đăng báo 1932). Xem ở đây chẳng hạn:
ReplyDeletehttp://lainguyenan.free.fr/pk1932/HV-Bai05.html
http://lainguyenan.free.fr/pk1932/
-------
我 等 Ngã đẳng
吾 輩 Ngô bối
Bốn chữ nầy đều nghĩa là bọn ta, chúng ta, hay bọn tôi, chúng tôi, về ngôi thứ nhứt, số nhiều
-------
Thật là tôi chỉ đọc cho vui, cứ lướt tà tà, nên cũng không chú ý lắm. Người lớn như mà bác còn bối rối, thì làm sao Iliad và Odyssey có thể truyền miệng cho trẻ con được nhỉ.
-bn
ấy, chính thế nên tôi mới thấy bối rối, vì trong bản Iliad này "ngô bối" rõ ràng được dùng làm ngôi số hai, cả số nhiều lẫn số ít thì phải, tuy nhiên tôi cũng nhận thấy ngay cái "ngô bối" này cũng có chỗ lẫn lộn nữa cơ
Deletengoài ra ngôi thứ ba hay được dùng là "đương sự" thì thực sự mặc dù rất muốn nhìn bằng con mắt khách quan tôi cũng phải không ít lần cười một phát, rồi lại còn "lão hủ" nữa chứ, đặc biệt Apollo "thiện xạ từ xa" thì hơi bị oải, thiện xạ thì tất nhiên bắn từ xa chứ gí lại gần thì đâu còn là thiện xạ :p bản Iliad trước đây của Hoàng Hữu Đản (dịch thành thơ) gọi Apollo là người trừng phạt từ xa
đặc biệt, Apollo hay Athena, tức là nói chung từng vị thần ấy, toàn được gọi là "thần linh" trong khi ở tiếng Việt kiểu cấu tạo từ này thuộc kiểu "innombrable", tương tự "lính tráng" hay "tướng lĩnh", ta nói "một người lính", "một ông tướng", "một vị thần" chứ không nói "một lính tráng", "một tướng lĩnh", "một thần linh", nhưng trong Iliad lại gọi Ares là "thần linh chiến tranh" chẳng hạn haizz
DeleteTôi thì thích các bản dịch của HHĐ hơn. Chắc cũng tại trước đó tôi lỡ thích mấy bản dịch kịch của HHĐ rồi. Nhiều đoạn trong bản dịch của GS ĐKH làm tôi liên tưởng đên truyện Tàu, đâm ra không tài nào thấy lại được không khí bi tráng của các sự kiện mà giọng văn hào sảng quyến rũ trong bản dịch HHĐ khơi lên ngày trước.
DeleteDù sao, có thêm bản dịch mới cũng tốt. Tôi thì đang chờ bác nào làm phát Virgil cho nó máu.
-bn
Ngày còn đi học tôi rất thich đoc truyện của ông.Đáng tiếc là vào tháng tư đen gia đình đã đốt đi tất cả
ReplyDeletetôi vẫn chưa tìm được bộ "Vòng tay lửa" để đọc :(
DeleteTôi có (mượn được) đọc 40 năm trước, hay lúm đó, y như đọc OSS117 hay 007. Bác NL ráng kiếm thể nào cũng ra! (lv)
DeleteNguyên Vũ chưa đậu bằng Tiến Sĩ Sử Học. Chỉ mới ghi danh và nửa chừng thì bỏ. Theo học thôi chứ chưa hoàn tất. Và ông này học bằng cái kiểu gì mà viết sử cứ đưa ý kiến riêng vào. Chả có tí nào professional cả
ReplyDeleteKhoảng năm 8x nhà bà bác mình rất nhiều Nguyên Vũ (ông bác đi lính pháo) đọc chả thú gì (sao qua Kim Đồng được) bèn xé nhen lửa hết. Biết sớm để dánh làm giá với Nhị Linh.
ReplyDeleteCũng chẳng hiểu sao cụ Hoan lại xài cái ngô bối, vãn bối chi cho nó lạ hoắc vậy không biết. Đọc nó cứ giật cục.
Chắc cụ Hoan dịch từ nguyên bản tiếng Anh - Pháp đấy. Tiếng Hy Lạp mà thời của cụ Homer giờ tìm đâu ra :p