lạnh quá
&^$&*#$%^@$%^*
- Hai tập mới của bộ Phan
Khôi tác phẩm đăng báo:
+ 1933-1934, 574tr., 145.000đ.
+ 1935, 462 tr., 125.000đ.
Cả hai đều do Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn, và đều do
NXB Tri thức in, đây là hai tập mới nhất trong bộ sách giờ đây đã in được 7 tập
(bắt đầu từ thời điểm 1928); 7 tập sách này được in rải rác bắt đầu từ 2003.
Nếu là một người quan tâm đến lịch sử báo chí, nhất là lịch
sử báo chí văn chương Việt Nam, bộ sách này là một must.
Để khỏi chết mệt vì sợ hãi trước dung lượng bộ sách, có thể
coi nó như một tác phẩm trinh thám (hehe), ta sẽ có thể nhẹ nhàng xem đến những
liên minh thần thánh của báo chí Việt Nam thời xưa, xem Phan Khôi đối đầu với
những ai, Đào Trinh Nhất rồi Lưu Trọng Lư, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh rồi ti
tỉ người khác, trong đó có những nhân vật thực sự từng là những thế lực lớn.
Trong tập 33-34, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng giải quyết được tương đối đến
nơi đến chốn vấn đề bút danh Thông Reo trên tờ Trung lập: Thông Reo chủ yếu là bút danh của Phan Khôi, nhưng rất
có thể nhiều lúc (giai đoạn sau này) Nguyễn An Ninh cũng viết luôn dưới cái tên
ấy.
Cũng trong năm nay, đã có một cuốn tiểu sử Phan Khôi, Nắng được thì cứ nắng (đọc thêm ở đây).
Tác phẩm (sách) của Phan Khôi cũng đã tái bản được Chương Dân thi thoại và Việt
ngữ nghiên cứu, nhưng có vẻ như cuốn tiểu thuyết Trở vỏ lửa ra thì chưa.
- Phê bình văn học hậu
hiện đại Việt Nam, Lê Huy Bắc (chủ biên), NXB Tri thức, 387tr., 80.000đ.
Cuốn sách tập hợp 18 bài viết của 16 tác giả, trong đó phần
lớn là các bài viết thiên về diễn giải lý thuyết và một ít bài nghiên cứu trường
hợp tác phẩm cụ thể. Những bài viết này phần lớn đã đăng trước đây.
Có thể xem đây là một nỗ lực đi vào các vấn đề lý thuyết hậu
hiện đại, nhưng tôi thấy nghi ngờ sự chu đáo về lập luận và kiến thức của vài
bài trong cuốn sách, nhất là bài đầu tiên.
- Orhan Pamuk, Những
màu khác, Lâm Vũ Thao dịch, Nhã Nam & NXB Văn học, 482tr., 120.000đ.
Có đủ mọi khía cạnh của Orhan Pamuk trong tập tiểu luận này,
trong đó có Pamuk đỉnh cao (“Hỏa hoạn và đổ nát”, “Thợ hớt tóc”, “Động đất” và
loạt bài về Dostoyevsky) nhưng cũng có Pamuk không hề đỉnh cao, thậm chí có thể
nói là những bài tiểu luận kém, như bài về Salman Rushdie, vài bài diễn văn rất
dài và bài trả lời phỏng vấn có lẽ thuộc hàng kém hấp dẫn nhất trong lịch sử Paris Review.
Thực sự Orhan Pamuk từng viết những gì hay? Với tôi, chỉ có Istanbul, khoảng 40 trang đầu Tuyết và cuốn tiểu thuyết chưa có bản tiếng
Việt, Cuốn sách đen.
- Hai tác phẩm trong loạt “sự quay lại của Antoine de
Saint-Exupéry”: Bay đêm, Châu Diên dịch
(136 tr., 40.000đ.) và Xứ con người,
Nguyễn Thành Long dịch (206 tr., 60.000đ.)
Có hai nhà văn Pháp đồng thời là phi công máy bay chiến đấu
rất nổi tiếng của Thế chiến thứ hai. Antoine de Saint-Exupéry trong hai tác phẩm
này bàn rất sâu sắc đến trách nhiệm của con người, lòng can đảm và mối liên hệ
con người-thiên nhiên.
Nhà văn còn lại chính là Romain Gary, mà Lời hứa lúc bình minh đã thuật một đoạn
sơ khởi trong đời phi công, ở đoạn đầu khi người mẹ mang đồ ăn đến cho cậu con
trai ở trường huấn luyện. Romain Gary thuộc vào cái nhóm ít ỏi đã sang Anh rất
sớm tập hợp quanh tướng de Gaulle để từ đó lập nên đội quân giải phóng sau này.
Các chi tiết cuộc đời và những tác phẩm gắn liền với giai đoạn ấy gần như đều nằm
cả trong các tác phẩm còn chưa được dịch sang tiếng Việt.
- Jean-Jacques Rousseau, Khế
ước xã hội, Dương Văn Hóa dịch, Alphabooks & NXB Thế giới, tủ sách
“Alpha & Omega”, 239 tr., 79.000đ.
Bởi trước đây đã có ít nhất ba bản dịch tiếng Việt của tác
phẩm này (Dân ước của Nguyễn An Ninh,
1926, Xã ước, bản dịch in trong Sài
Gòn năm 1960 và gần đây hơn, đầy đủ hơn là Bàn
về khế ước xã hội của Trần Thanh Đạm in năm 2004) nên đương nhiên chúng ta
chờ đợi một bản dịch hơn hẳn về mọi thứ.
Nhưng đoạn đầu mà tôi đã đọc không hề giống như Rousseau mà
tôi vẫn nhớ. Giở bản gốc tiếng Pháp ra so một lúc thì đoán đây hẳn không phải một
bản dịch từ nguyên gốc tiếng Pháp, nếu dựa vào cấu trúc câu và cách hiểu một số
chỗ (trong sách không ghi một cách tường minh là dịch từ bản nào, lẽ ra điều
này phải có đối với một tác phẩm kinh điển như thế này, mà chỉ ghi “Tài liệu
tham khảo” là hai cuốn sách tiếng Anh). Cuốn sách có sự tham gia của cơ quan “Học
viện công dân”, không rõ là cơ quan gì.
- Marina Tsvetaieva, Tâm,
Phạm Vĩnh Cư dịch, Đông Tây & NXB Hội Nhà văn, 539tr., 155.000đ.
Tập thơ (in song ngữ Nga-Việt) này có tác giả là một nhà thơ
nữ vĩ đại, một trong những thi sĩ nổi bật nhất của giai đoạn vẫn hay được lịch
sử văn học gọi là “Thế kỷ bạc”. Marina Tsvetaieva (1892-1941) ít tuổi hơn Anna
Akhmatova một chút, rất được Boris Pasternak yêu mến và được Joseph Brodsky tôn
sùng, và cũng như các nhà thơ lớn thời ấy, cuộc đời bà đặc biệt gian nan với những
biến động khủng khiếp dẫn bà đến con đường lưu vong, rồi khi đã trở về nước Nga
thì phải chứng kiến người thân của mình bị chính quyền ngược đãi tàn tệ. Nhà
thơ đặc biệt say đắm màn đêm và khát khao ngọn lửa, suốt cuộc đời mình đã bừng
cháy trong những khoảnh khắc vươn cao vời vợi, và cũng đặc biệt cô độc trong cuộc
đời: “Trong tiếng huýt của kẻ ngốc, tiếng cười của phường túi cơm giá áo/Một
mình - giữa tất cả, vì tất cả, chống lại tất cả!” (bài thơ “Chiếc tù và của
Roland”).
- Đoàn Ánh Dương, Không
gian văn học đương đại (phê bình vấn đề và hiện tượng văn học), NXB Phụ nữ,
271 tr., 69.000đ.
“… đã hết cái thời của sự hiểu lý luận phê bình là “cái roi”
quất vào con ngựa văn học cho nó chạy như ý muốn…”
“… văn học Việt Nam hôm nay vẫn thật cần nhiều hơn nữa sự thế
tục hóa của hoạt động phê bình, như cái cách đòi hỏi văn chương phải bám rễ chặt
chẽ hơn nữa vào cuộc đời, một cuộc đời chung đang phải chứng nhận rõ ràng và khốc
liệt về sự lũng đoạn sự thật của quyền lực, sự tha hóa đạo đức…”
- Jonas Jonasson, Ông
trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất, Phạm Hải Anh dịch, NXB Trẻ, 515 tr.,
149.000đ.
Tôi đã rất trông chờ cuốn sách này, một tác phẩm không nổi
trội về phẩm chất văn chương nhưng là một ý tưởng vô cùng hấp dẫn: mượn câu
chuyện về một ông già 100 tuổi để kể lại thế kỷ XX theo một cách khác hẳn, để
cho sự hài hước chua cay dẫn lối những sự kiện chính trị, lịch sử quan trọng nhất
cả ở thế giới phương Tây lẫn những nơi xa hơn như Trung Quốc hay Triều Tiên.
Nó là một dạng Phi Lạc
sang Tàu (Hồ Hữu Tường) của Thụy Điển.
Nhưng vấn đề là bản dịch quá tệ.
(Tôi đã đọc hết quyển sách)
- Takahashi Genichiro, Vĩnh
biệt, các gangster, Mộc Miên dịch, Nhã Nam & NXB Thời đại, 294 tr.,
68.000đ.
Cuốn tiểu thuyết mà tôi thích nhất tháng vừa rồi, nhưng cầm
chắc là ít người thích giống tôi, vì Vĩnh
biệt, các gangster quá chuối, quá bựa :p
- Nguyễn Văn Vĩnh là
ai? Nguyễn Lân Bình chủ biên, NXB Tri thức, 374 tr., 80.000đ.
E tăng, quyển này thì chắc tôi cần nhiều thời gian hơn để
nghĩ thêm về một số chỗ, hehe.
Rất buồn cho đội chuồn chuồn là quyển Gangster khá nhiều người thích vì nhiều người quá bựa :p
ReplyDeleteKhông công bằng nghen bác. Sao hổng bình lựng gì về sách ĐAD hết vậy?
ReplyDeletethì chính là vì sợ "không công bằng" đó :p
ReplyDeleteƠ, thế còn Mùi?
ReplyDeleteơ mùi nào :p
DeleteLờ đi không nhắc đến cũng là một quan điểm phê bình?
ReplyDeleteCó thể nói ưu điểm cũng chính là nhược điểm.
ReplyDelete