Định mệnh rất trớ trêu, thường xuyên rất trớ trêu.
Jul 29, 2015
Jul 26, 2015
Trở về cổ điển: Andersen
Đọc rất giống sống ở chỗ: cả khi đọc sách lẫn khi sống cuộc đời mình, ta gặp vô vàn ham muốn. Tất nhiên, đã là ham muốn thì là chuyện các xung động và dục vọng (passion), mà ở đó thì trên hết là những điều xứng đáng làm ta đỏ mặt nếu phải nói ra.
Từ lâu, tôi đã có một ham muốn rất dở hơi, là đặt cạnh nhau hai nhân vật không có lấy một điểm chung: Marcel Proust và Hans Christian Andersen.
Từ lâu, tôi đã có một ham muốn rất dở hơi, là đặt cạnh nhau hai nhân vật không có lấy một điểm chung: Marcel Proust và Hans Christian Andersen.
Jul 24, 2015
Hầu tước thần thánh và nữ hầu tước thần thánh
Ta hoàn toàn có thể coi Đi tìm thời gian đã mất là bất cứ cái gì cũng được: một bộ tiểu thuyết hài, một bộ tiểu thuyết phong tục, một bộ tình thư, một bộ sách triết lý. Hoặc ta cũng có thể coi đó là một bộ sách về đọc sách. Marcel Proust trước hết là một độc giả siêu hạng.
Labels:
balzac,
Baudelaire,
laclos,
marcel-proust,
racine,
sade
Jul 22, 2015
Nỗi đau vì phải sống
Không có gì đáng kinh ngạc khi nhà văn viết tiếng Đức vĩ đại
nhất sau Kafka không phải Günter Grass (xem thêm ở đây) mà là Thomas Bernhard.
Jul 18, 2015
Vài dật sự về Nhượng Tống
Nếu trước 1945 ở Việt Nam có một thiên tài văn chương đích thực, đúng nghĩa và trọn vẹn nhất, thì thiên tài ấy là Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân.
Không có đâu như ở Việt Nam, một thiên tài văn chương đã hoàn toàn vắng bóng khỏi văn học sử chính thống. Sau rất nhiều thập kỷ, Nhượng Tống đã gần như bị quên hẳn, một số người có nhắc đến thì hầu như xuất phát từ một sở thích đối với những thứ mờ ảo mà bản thân họ cũng chỉ biết lờ mờ, để tỏ vẻ lập dị, đặc biệt. Phê bình (critique) văn học của Việt Nam vô cùng gần với tội ác (crime) chính ở những trường hợp như thế này. Thật ra suốt gần một thế kỷ qua, các nhà phê bình đã làm gì?
Không có đâu như ở Việt Nam, một thiên tài văn chương đã hoàn toàn vắng bóng khỏi văn học sử chính thống. Sau rất nhiều thập kỷ, Nhượng Tống đã gần như bị quên hẳn, một số người có nhắc đến thì hầu như xuất phát từ một sở thích đối với những thứ mờ ảo mà bản thân họ cũng chỉ biết lờ mờ, để tỏ vẻ lập dị, đặc biệt. Phê bình (critique) văn học của Việt Nam vô cùng gần với tội ác (crime) chính ở những trường hợp như thế này. Thật ra suốt gần một thế kỷ qua, các nhà phê bình đã làm gì?
Jul 16, 2015
Stendhal giữa mùa hè
Giữa mùa hè, tôi có một chuyến mua sách hết sức loạng quạng. Thế nào mà không hề hy vọng từ trước, cuối cùng tôi đã vớ được, mà lại ngay ở Việt Nam, mà lại bản in đầu, cuốn sách mà tôi tìm kiếm nhất viết về Stendhal, cuốn sách của nhà văn phát xít Maurice Bardèche:
Jul 15, 2015
Cioran và tôi
Borges, khi bình luận Kafka, đã nói một điều lóe chớp về các
precursor, các tiền thân: Kafka tự chọn
lấy các precursor của mình (tức là tưởng tượng ra chiều thời gian đảo ngược hẳn
lại). Khó có thể nói hay hơn Borges ở lĩnh vực này. Thế nhưng vẫn có người nói
còn hay hơn, ít nhất là không kém: Cioran bảo rằng viết không phải là để làm
kinh thiên động địa người cùng thời hay hậu thế, mà viết là làm sao để các
precursor của ta phải đỏ mặt xấu hổ.
Jul 12, 2015
Jul 9, 2015
Đi từ hiện thực đến văn chương
Một cuốn tiểu thuyết trùng khít với hiện thực là một cuốn tiểu
thuyết dở, tuyệt đối không đáng đọc. Nhà văn nào cũng biết là phải biến hiện thực
thành văn chương, nhưng gần như lúc nào kết quả cũng là một trong hai trường hợp:
quá sát hiện thực, hoặc quá xa. Cách nào thì cũng dở như nhau.
Jul 7, 2015
Sách tháng Sáu 2015
Tháng này cực nhiều sách, nên ta sẽ phải chia phần ra cho dễ
theo dõi nhé.
I) Chuyên đề của tháng
Jul 6, 2015
Đi tìm thời gian đã mất không phải là đi tìm thời gian đã mất
Cách đọc Đi tìm thời gian đã mất kém nhất là đồng hóa nó với nhan đề của nó, coi đó là một câu chuyện về sự thể "đi tìm thời gian đã mất". Tác phẩm lớn đồng thời cũng có nhan đề lớn, nhan đề ấy là một yếu tố quan trọng làm nên tổng thể, nhưng những nhan đề vĩ đại bao giờ cũng đánh lừa.
Jul 5, 2015
Quên tình yêu
Đi tìm thời gian đã mất không chỉ là một Đi tìm thời gian đã mất, mà có rất nhiều Đi tìm thời gian đã mất. Đó là bộ tiểu thuyết xứng đáng nhất để đọc thật nhiều lần. Đúng như nhà văn phát xít Robert Brasillach đã làm (xem thêm ở đây), tức là lâu lâu đọc lại toàn bộ Đi tìm thời gian đã mất, tôi lại mới đọc lại thêm một lần nữa bảy tập sách ấy: văn chương Marcel Proust còn huyền diệu thêm nhiều sau mỗi lần đọc lại.
Jul 3, 2015
Một lời biện hộ cho Milan Kundera
Thấy các trí thức Việt Nam bỗng rộ lên nói chuyện Milan Kundera, tôi muốn hỏi các vị một câu nghe thì như hỏi đểu, nhưng rất thành thực: các vị đã đọc cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông ấy, La Fête de l'Insignifiance, chưa? Chẳng cần câu trả lời thì tôi cũng biết thừa: gần như chưa ai đọc hết, vì La Fête đã in một thời gian rồi, có ai nói gì đâu, giờ vì có bản dịch tiếng Anh, báo chí Anh-Mỹ rộn lên, nên các vị hùa vào ùa ạt thôi.
Jul 2, 2015
Subscribe to:
Posts (Atom)