Tháng Chạp năm 1956, Thanh Tâm Tuyền, một trong những nhà thơ lớn nhất của toàn bộ lịch sử Việt Nam, viết bài thơ "Hãy cho anh khóc bằng mắt em những cuộc tình duyên Budapest", bài thơ sẽ được in trong tập thơ huyền thoại Mặt trời tìm thấy, 1964:
Cũng trong tập thơ này, Thanh Tâm Tuyền cho thấy mình là độc giả của René Char: câu đề từ cho phần "Mặt trời tìm thấy" (phần cuối tập Mặt trời tìm thấy) là "Souvent je ne parle que pour toi afin que la terre m'oublie" (Anh thường chỉ nói cho em để mặt đất quên anh đi); đây là câu thơ rút từ tập Lettera amorosa của Char, in đầu thập niên 50.
Tháng Chạp năm 1956 là ngay sau khi các sự kiện Hungary xảy ra. "Sự kiện Hungary", nhưng thật ra câu chuyện rộng lớn hơn nhiều. Cuối tháng Mười năm 1956, người Hungary bày tỏ ủng hộ Ba Lan ở thời điểm của nhà cải cách Gomułka. Xe tăng Liên Xô đã tiến vào Pudapest ngay từ 24 tháng Mười, nhưng vẫn chưa thực sự có chuyện gì xảy ra, mà Nagy Imre lên nắm quyền. Xe tăng Liên Xô đã ra về nhưng một số sự kiện mới khiến cho đúng ngày này cách đây sáu mươi năm, 4/11/1956, đã xảy ra cuộc thảm sát Budapest, khi đoàn xe tăng đã nói quay trở lại.
Đó là tóm tắt sơ lược. Năm 1956 ấy là ba năm sau khi Stalin chết, đồng thời với các sự biến ở Ba Lan và Hungary, ở chiều ngược lại, cũng trong năm 1956 này, Tito của Nam Tư lần đầu tiên sang Liên Xô, cho thấy bất đồng giữa Nam Tư và Liên Xô thời Stalin đã tạm lắng (ở quãng thời gian ấy, Nam Tư rất tích cực quan hệ với Mỹ).
Cũng năm 1956 ấy, tại Việt Nam, là thời điểm của Trần Dần ở miền Bắc và Thanh Tâm Tuyền ở miền Nam. Câu chuyện nhịp của thơ, như đã nói, còn nằm cả bên ngoài bản thân các bài thơ. Ở đây, không phải Thanh Tâm Tuyền cảm thương, mà bản chất của vấn đề là một sự rung đúng nhịp.
Hungary hay Ba Lan tuy xa cách nhưng hết sức quan yếu đến xứ sở Viễn Đông như Việt Nam: như thể, vào năm 1956 ấy, một nhà thơ vĩ đại của Việt Nam đã nhìn thấy mối liên hệ khó tưởng tượng này. Ta sẽ sớm nói đến Ba Lan của Czesław Miłosz, còn bây giờ là Hungary.
Szabó Magda có một tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt: đó là cuốn tiểu thuyết siêu hạng Cánh cửa; Szabó sinh năm 1917. Kertész Imre (xem thêm ở kia) sinh sau đó 12 năm, năm 1929: chính vì sinh năm này, Kertész còn rất trẻ khi vào trại tập trung của quân nazi; ta còn nhớ, nếu trẻ hơn một chút nữa thôi là chỉ cần bước chân đến trại, Kertész chắc chắn đã bị đem đi thiêu ngay lập tức.
Phả hệ văn chương Hungary còn rất dài những nhân vật lớn, vĩ đại theo kiểu chỉ các dân tộc bị vùi dập khủng khiếp mới có thể sản sinh được. Mới đây, ta đã nói đến Krasznahorkai László (xem ở kia). Krasznahorkai là nhà văn sinh năm 1954, mà tiểu thuyết Chiến tranh và chiến tranh sắp có ấn bản tiếng Việt - đây là một tác phẩm văn chương thực sự lớn, về nó, cũng như về tác giả của nó, ta sẽ nói kỹ hơn.
Giữa thế hệ Kertész Imre và thế hệ Krasznahorkai László, có một nhân vật văn chương lớn khác: Nádas Péter sinh năm 1942, tức là hơn Krasznahorkai 12 tuổi.
Cuốn tiểu thuyết này của Nádas, Đoạn kết một tiểu thuyết gia đình, có thể coi là tập đầu trong bộ ba tiểu thuyết, với tập cuối mới in cách đây chỉ chừng chục năm.
(trong ảnh là ấn bản tiếng Pháp: nó được in lại sau khi đã xuất hiện tại nhà xuất bản Plon trước đó; lần này, đây là sản phẩm của nhà xuất bản mới mẻ Le bruit du temps; Le bruit du temps (Âm thanh thời gian) lấy cảm hứng từ một câu của Mandelstam, do Antoine Jaccottet lập ra, đây là con trai của Philippe Jaccottet danh tiếng, mà chúng ta đã biết đến khi nói tới Rilke trước đây)
Ký ức đầu tiên mà Nádas nhớ được là tiếng máy bay trên bầu trời Budapest, ở đoạn cuối Thế chiến thứ hai. Các thế hệ nối tiếp nhau cũng có quan hệ với nhau, chẳng hạn giữa Danilo Kiš và Ivo Andrić bên "Nam Tư", còn Nádas, trong một lần trả lời phỏng vấn, kể mình từng hỏi Kertész Imre rằng người ta có thể nào viết về Holocaust nếu không trải qua nó hay không.
Đoạn kết một tiểu thuyết gia đình thuộc vào số rất ít tiểu thuyết từng tồn tại mang ý nghĩa này: nếu trong đời ta chỉ đọc duy nhất một cuốn sách, và may mắn đọc đúng một trong số rất ít tiểu thuyết kia, thì coi như mọi chuyện đã xong, tức là không cần thêm gì nữa cả. Thánh Thomas d'Aquin từng nói ai cả đời chỉ đọc duy nhất một cuốn sách là người rất nguy hiểm, là theo ý này (điều này cũng được Tạ Chí Đại Trường nhắc lại, ở Sử Việt đọc vài quyển). Đúng là như thế. Các nhà văn Hung, ít nhất bốn người mà tôi đang nói ở đây, đều làm được điều đó - tức là, họ đều có một tính chất kiệt cùng rất đặc biệt. Chiến tranh và chiến tranh của Krasznahorkai cũng làm được điều đó, và Đoạn kết một tiểu thuyết gia đình cũng thế, mặc dù nó rất mỏng, và chỉ kể chuyện một thằng bé sống cùng ông bà nội, hai người lần lượt qua đời, trong quãng thời gian ấy, bố nó thỉnh thoảng tạt qua (có một đoạn ám chỉ ông bố là nhân viên phản gián và sẽ dính dáng vào một vụ việc liên quan đến người Nam Tư lúc này thân Mỹ). Người ông kể cho đứa cháu về người ông của chính mình, như một truyền thống kéo dài hàng nghìn năm, để lưu giữ câu chuyện về những người Do Thái, đối với họ hệ thống trại tập trung Nazi chỉ là thêm một thử thách trong chuỗi dằng dặc thử thách mà dân tộc họ từng trải qua, và họ biết rằng phải chết để được sống.
Nádas còn viết Sách ký ức, dày hơn hẳn so với Đoạn kết một tiểu thuyết gia đình, và cách đây chừng chục năm, kết lại bộ ba tiểu thuyết này, cho xuất bản Những câu chuyện song song, thực sự dày, rất dày, như Chiến tranh và hòa bình, bản thân tôi cũng chưa biết đến lúc nào thì mới đọc xong :p
sorry, ở trên nhầm đường link, bài về Kertesz là bài này:
ReplyDeletehttp://nhilinhblog.blogspot.com/2010/10/levi-va-kertesz.html
Anh Nhị Linh có thể cho biết Franz Kafka có phải là bậc thầy truyện ngắn hay không? Dường như truyện ngắn Kafka không giống những người khác, Kafka thường đi thẳng để nói những thứ mang giá trị vượt thời gian, không đi vòng bằng việc miêu tả nhân vật này nọ, tính cách này nọ, xảy ra ở một địa điểm, thời điểm này nọ mà hay dùng ngụ ngôn vượt tính cách, vượt không gian thời gian.
ReplyDeleteNhững người khác là bậc thầy như Hamingway thì truyện ngắn dường như có đủ nhân vật tình tiết nội dung rõ ràng, đó là phần nhìn thấy được để ông ấy nói lên cái phần không nhìn thấy được. Hình như mọi bậc thầy khác đều như vậy.
Kafka khác ở chỗ luôn tìm cách nói cái không thể nói được bằng cách đi đường thẳng sao cho gọn gàng nhất, còn những người khác dường như muốn đi vòng vèo tìm cách che đi cái có thể nói được (hoặc không thể nói được) rồi làm hiện ra bằng một câu chuyện dài dòng.
Có phải thể không? Kafka không phải bậc thầy vì ông không có chút nghệ thuật nào trong việc tô điểm cho câu chuyện được đẹp đẽ lộng lẫy, ông không biết đưa chút thơ vào để dẫn con người bước đến tâm hồn trước khi chạm vào trái tim.
tại sao lại phải quan tâm đến những thứ vặt vãnh như thế?
ReplyDeleteà, Hemingway chẳng bao giờ là "bậc thầy" hết
Bởi vì khi một người trẻ hỏi rằng: liệu có nên bắt đầu viết truyện ngắn theo lối Kafka hay theo những người khác? Truyện ngắn có nhân vật hay không nhân vật?
ReplyDelete"Khóc cho anh bằng"
ReplyDelete"đôi mắt ướt tuổi vàng
Deletekhung trời hội cũ...
màu đen huyền ánh mắt tự ngàn xưa"
tại sao nhiều người thích thơ Tuệ Sỹ thế nhỉ?
ReplyDeletetôi thấy đấy là một thơ ca rất rởm
Di nhiên là có rất nhiều người yêu thơ Tuệ Si~.
DeleteCung~ như rất nhiều người đã cho rằng bạn NhiLinh rất rởm tuy có giỏi thật nhưng vẫn cứ rởm, thật vậy đó. Còn mình và nhiều người nữa thì thich... cả hai. ;-p
- GC
trẻ con lắm
ReplyDeleteKing! xét cho cùng, King với Kinh thì khác gì nhau? hờhờ
ReplyDelete❤️
ReplyDelete