Tác giả: chưa rõ
từ XII đến XXIII
XII
Con người chỉ có ý nghĩa khi nó ở bên trong nỗi cô đơn của
chính nó; nhưng cùng lúc, con người lại chỉ có giá trị khi ở bên ngoài nỗi cô
đơn, khi đã rời khỏi đó. Nói như vậy đương nhiên là nói bằng đạo đức, nhưng có một lời biện hộ tối cao: nói bằng đạo đức mới
chính là sử dụng sự vô đạo đức.
XIII
Những ai thực sự vĩ đại thì không có đạo đức, vì một lẽ hết
sức đơn giản: sự to lớn của họ không thể thiếu chỗ cho những thứ khác; càng nhiều
chỗ thì càng ít chỗ. Để vinh danh cho đạo đức, hãy nói rằng: đạo đức gây sợ hãi
cho cả sự vĩ đại.
XIV
Thiên đường đẹp hết mức, vững chãi hết mức: khi ta chạm đến
nó, thì nó sẽ không tan biến bởi vì nó vững chãi, nhưng chỉ cần chạm vào, tức
khắc ta đã đi qua nó, nó đã ở đằng sau. Thiên đường không phải là một ảo ảnh,
nhưng tính chất vững chãi của nó chịu đựng được quá nhiều thứ - thật ra là chịu
được tất cả mọi thứ; có lẽ chỉ trừ sự yếu đuối.
XV
Đang ở trong khoảnh khắc nào thì hãy ở yên trong khoảnh khắc
ấy, và tìm lấy một góc mà giấu vĩnh cửu vào.
XVI
Một điều hiển nhiên làm một ai đó thấy là không hiển nhiên
không ngăn cản nó vẫn là hiển nhiên; trong nhiều trường hợp, trong gần như mọi
trường hợp, người đối diện với sự hiển nhiên sẽ phải xem lại, và xem lại không
gì khác ngoài tính chất hiển nhiên của bản thân mình.
XVII
Chỉ được phép nghiêm túc trong khi làm một việc: chơi. Phải tuyệt đối tránh chất chồng đủ
mọi loại nghiêm túc lên nhau.
XVIII
Sự huy hoàng? Nếu sự huy hoàng đạt đến được mức độ trở thành sự ảm đạm, là ảm đạm đồng
thời vẫn huy hoàng, thì đó mới thực sự
là huy hoàng, ngoài đó ra không có nữa. Hoàng hôn ảm đạm của mùa đông.
XIX
Một đứa trẻ con trở thành người lớn, hoặc là bớt trẻ con đi,
khi lần đầu tiên nhận ra không phải người phụ nữ nào mặc váy cô dâu cũng đẹp.
Nhưng phải vĩnh viễn là trẻ con thì mới có thể lúc nào cũng biết một sự thật: tất
cả các công chúa đều xinh.
XX
Đỉnh cao thì không có ngọn.
XXI
Muốn làm thơ thì phải nhận được cảm hứng; chỉ nhà thơ đích
thực mới biết là không hề có cảm hứng.
XXII
Lẽ ra thiện và ác hoàn toàn có thể phân minh, thậm chí cân bằng:
chúng còn nằm sẵn trên hai bàn cân. Có điều, một con bướm tên là Đạo Đức cứ bay
quanh quẩn ở đó, không bao giờ có thể biết trước nó sẽ đậu xuống đâu để làm lệch
cán cân đi về bên nào. Con bướm ấy rất ngu xuẩn, nó càng ngu xuẩn hơn vì chỉ
chăm chăm cố nhớ trước khi là bướm như thế này nó từng là gì. Vì chỉ có một ý
nghĩ duy nhất, nó bay lên đậu xuống rất lung tung và hớ hênh. Giá kể thiện và
ác biết nói, chúng sẽ bảo cho con bướm điều mà nó muốn biết; nhưng cũng có thể
là kể cả có biết nói, ở dưới sự áp bức như thế, chúng sẽ không chịu nói.
XXIII
Người xấu có thể biện hộ cho mọi điều mà họ làm,
cho dù điều đó có xấu xa đến đâu. Người tốt thì không có quyền làm thế.
Theo tôi, tin lớn nhất của mấy tháng vừa rồi là Leonard Cohen vừa qua đời, hôm qua.
Bài hát "Suzanne" của Cohen.
"The Day Lou Reed Died" (tháng Mười một 2013)
Châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (20A)
Châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (19B)
Châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (19A)
Châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (18B)
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (17a)
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (3b)
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (3a)
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (3b)
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (3a)
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (2a)
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (1b)
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (1a)
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (1b)
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (1a)
trong kho của bác NL cất giữ nhiều báu vật nhỉ :)
ReplyDeletethiên trù :p
ReplyDeletenhững gì hay ho thì cứ phải ra sông với rìa rừng mà thốt lên nhỉ :p có khi nói ở phố thị thì bầy đoàn í nó bịt miệng í :)
ReplyDeletechuyện ấy đâu có quan trọng
ReplyDeletethật ra, cũng có gì quan trọng lắm đâu, khi đã ở rất xa:
http://nhilinhblog.blogspot.com/2015/12/tien-but-toi-o-rat-xa.html
thực ra thì ngoài việc "chơi" ra đúng là chẳng có gì quan trọng thật!
ReplyDeletebảo viết tiện bút tiếp mà mãi ko thấy, toàn ra rừng với ven sông ngồi thôi anh ơi :(
ReplyDeletehehe, cũng đang thấy muốn đây
ReplyDeleteđọc quyển "Hà Nội cũ" của Doãn Kế Thiện đi
uỵch, em đang cầm 3 quyển Hà Nội của cụ Hoàng Đạo Thuý và Thạch Lam để đọc, để add thêm quyển kia của anh. mà liên quan gì đến tiện bút nhỉ???
ReplyDeleteà, thế thì quá hay, quyển của Doãn Kế Thiện in trước mấy quyển ấy, cùng series, xem thêm ở đây:
ReplyDeletehttp://nhilinhblog.blogspot.com/2015/09/sach-moi-2.html
mớ tiện bút này lấy cảm hứng từ những quyển kiểu như "Hà Nội cũ" hay "Istanbul" của Pamuk, tất nhiên từ nhiều chỗ khác nữa, nhưng chủ yếu như vậy, chủ đề của nó đơn giản là Hà Nội
giống như đạo đức kinh phiên bản 21, nhưng chã có vần
ReplyDeletebạn Thịnh Nhuế cựu du học Đức chuyên gia tát nước theo mưa và thầy dùi chết trôi lỗ đít, bạn đi chỗ khác chơi nhé
ReplyDelete