Apr 12, 2019

Mười năm nữa

Mười năm: tất nhiên khi nói "nữa", tôi muốn quy chiếu vào mười năm ởkia, nhưng "nữa" ở đây không theo nghĩa mười năm, rồi lại mười năm tiếp theo, như là "nghìn năm nữa khác sẽ qua", lời một trong mấy bài "Hòn vọng phu" của Lê Thương: "mười năm nữa" ở đây đồng thời cũng là "mười năm khác".

Hôm nay là tròn mười năm ngày tôi post bài đầu tiên trên cái blog này (xem bài đó ởkia).

Nếu ai còn nhớ, khi có cái comment thứ 10.000, hồi năm 2015, tôi đã có một tổng kết nho nhỏ (xem ởkia). Kể từ đó, những con số thống kê cho thấy đã có nhiều thay đổi.

Hồi ấy, tôi đã nói đến chuyện facebook vươn lên mạnh mẽ, và quả thật giờ đây nó đã đến mức mạnh mẽ khó tưởng tượng, nhất là facebook dùng bằng smartphone và liên quan: "referring sites" cho thấy facebook vượt xa google, và là gấp nhiều lần nếu tính con số tuyệt đối:


(điều đó cho thấy, ngoài một số điều khác, con người ta càng ngày càng lười biếng hơn)

Nếu nhìn vào chuyện người ta hay dùng "operating system" gì, thì sẽ thấy top 10 như sau:


Những người đọc, họ ở đâu nhiều nhất? Bảng dưới đây cho thấy một số thay đổi so với cùng bảng năm 2015, hai vị trí đầu tiên giữ nguyên, nhưng Đức đã vượt Pháp (tất nhiên tôi biết người ta bỏ Pháp sang Đức sống rất nhiều, nhưng cũng không ngờ đến mức này), Nga vượt Canada, và tương đối có xáo trộn ở vị trí 7, 8, 9; đặc biệt vị trí thứ 10 đã hoàn toàn thay đổi, không còn là Anh, mà là Hà Lan:


Đấy là bảng "tổng sắp", còn dưới đây là bảng của tuần vừa qua (chỉ hai vị trí đầu tiên giống với "bảng lớn"):


Những bài nào được đọc nhiều nhất? Dưới đây là top 10 xét trên toàn bộ mười năm, nhưng tôi quyết định bỏ đi số 1 và số 10, chỉ còn 8 - hai vị trí còn lại tương đối bất ngờ:



Như mọi khi, thống kê cùng các con số chỉ nói lên không nhiều điều.


một nhát tìm kiếm kinh điển:


(nên để ý "mặc" bị viết thành "mặt")


Trước đây, cái blog này, cũng như blog cũ (từ 2007 đến 2009) tôi dùng làm một thứ song song với viết báo. Rồi tôi không viết báo nữa: tôi cho rằng báo chí ở Việt Nam, trên mọi biểu hiện (và kể cả các hình thức trông như là thoát ra khỏi phạm trù "báo chí", chẳng hạn và nhất là những trang web văn chương, trong nước cũng như hải ngoại), đã rơi vào cơn hấp hối - đấy cũng chính là một trong những lý do khiến tôi nhất quyết muốn thực hiện một loạt thuyết trình về lịch sử báo chí Việt Nam: có lẽ đã đến thời điểm cần để tang cho nó.

Dẫu thế nào, suốt nửa thế kỷ nay, ở Việt Nam không có đến một nhà báo lớn. Tôi sẽ sớm đến với câu chuyện: đâu là các nhà báo lớn của Việt Nam? Đó cũng là một lịch sử hết sức phong phú, thậm chí còn khó nhìn nhận hơn, chẳng hạn, lịch sử văn chương, trên nhiều bình diện.

Tôi không còn ảo tưởng về tạo ra thay đổi: xét cho cùng cũng chẳng để làm gì. Nhưng - cho những ai vẫn còn chưa nhìn thấy - tôi xây dựng một số thứ, dựa trên một điều duy nhất (một nguyên tắc duy nhất): đọc. Nguyên tắc cần đơn giản hết mức, và đọc là hoạt động của bất kỳ ai, ai cũng có thể đọc. Joseph Roth, nói về người Do Thái, bảo đó là những người từ hàng nghìn năm nay có một đặc điểm: không có người mù chữ.

Kundera nói rằng văn chương xuất phát từ chứng cuồng viết, graphomania, scribomania, etc. Điều đó rất đúng. Nhưng viết - trong tương quan với đọc - cũng chính là cách (tôi dám nói là duy nhất) để thoát ra không chỉ khỏi graphomania mà còn nhiều mania khác. Điều đó không muốn nói rằng mania này không dẫn tới mania khác, và người ta không thể mắc cùng một lúc rất nhiều phobia. Nhưng thế giới của con người bao giờ chẳng là một thế giới bị ốm.




(trên đây là post thứ 1655: tiếp tục cơn mania)



NB. đã tiếp tục về cuộc Cách mạng Pháp 1789: Michelet chọn một hình thức viết sử như thế nào? còn bài mới post của Hồ Hữu Tường, rất nên đọc kỹ, với bài ấy, chúng ta bắt đầu đi được vào rất sát một hình ảnh Hồ Hữu Tường tạm có thể gọi là chân thực: đó là nhân vật nếu nói "phong phú" thì vẫn còn là nói quá ít, thậm chí gần như còn chưa nói được gì

8 comments:

  1. ôi, tưởng chú dịch tiếp Mười năm sau nữa :(

    ReplyDelete
  2. yên tâm, sẽ tiếp tục trước khi hết tháng này

    mà đấy, quên mất, "mười năm nữa" lấy quy chiếu "mười năm sau nữa" cũng tốt

    ReplyDelete
  3. Mong bạn hãy tiếp tục 10 năm nữa nhen!

    ReplyDelete
  4. Thím có còn biết nhục không? Tôi cười chết mất.

    ReplyDelete
  5. stats trên blogger không chính xác và chi tiết như google analytics đâu. bác cài thằng này thử đi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Blogger là sản phẩm của Google mà, hệ thống stats dùng chung nền tảng với Google analytics bác ạ.

      Delete
  6. I love it when people come together and share opinions.
    Great website, keep it up!

    ReplyDelete
  7. Much appreciated for your works, studies and passion for literature!
    I would love your writing about modern Vietnam.

    ReplyDelete