Apr 19, 2019

Giáo dục ý chí

thêm một giáo dục nữa

Đắc nhân tâm là một cuốn sách đáng ghê tởm. Nếu có "văn hóa phẩm đồi trụy" thật thì cái văn hóa đó cũng không gây nhiều "độc hại" bằng Đắc nhân tâm và tương tự.

Bởi vì đó là những khoảnh khắc khi tinh thần làm một trò: phỉnh nịnh, tức là, một sự mị dân ở mức độ trông thì nhỏ nhưng không hề nhỏ.

Trong sự không biết đọc, câu chuyện lớn trong lịch sử tinh thần Việt Nam, có một số cái tên lớn, như Nguyễn Hiến Lê. Phạm Quỳnh cũng chiếm một ví trí không nhỏ trong câu chuyện đó.

À, các vị đã xong xuôi công việc chiêu tuyết cho Cao Xuân Hạo chưa nhỉ? tôi nhớ cách đây một thời gian, người ta thông báo một cái hội thảo về sự nghiệp Cao Xuân Hạo. Nhưng tôi nghĩ, chính Cao Xuân Hạo cũng có vị trí lớn trong câu chuyện của sự không biết đọc ở Việt Nam. Tôi sẽ sớm trở lại.

Có nhiều sự lặp lại, cũng như có nhiều hồi ứng lẫn nhau: tinh thần nouveau riche của xã hội Việt Nam hiện nay hồi ứng với tinh thần nouveau riche trước đây, thể hiện ở sự quay trở lại thành giá trị của một số nhân vật, Phạm Quỳnh, nouveau riche thời Indochine, hay Nguyễn Hiến Lê, tương tự của thời Sài Gòn. Những nouveau riche trong quá khứ tìm được hồi ứng nơi các nouveau riche ngày nay.

Cụ thể hơn, nhân vật lớn của nouveau riche thời chúng ta, các "giám đốc PR", nhận ra sự cổ vũ về tinh thần từ dạng tinh thần Nguyễn Hiến Lê, và nhất là Đắc nhân tâm, bởi vì đó là thánh kinh của dân PR. Cũng cần phải nói rằng, tổ sư của PR ("nghề này thì lấy ông này tiên sư") chính là Goebbels.

Các giám đốc PR đã trở thành nhân vật mới, tiếp nối một nhân vật ridiculous nhất trước đây (điều này, chính nhờ Marcel Proust mà chúng ta biết được): nhân vật tiền thân của "giám đốc PR" là nhà ngoại giao.


Trên đây là phần vào đề (tôi sẽ còn trở lại, chẳng hạn với một chuyện nho nhỏ: các nhân vật của giới truyền thông ở Việt Nam đọc gì và đọc như thế nào, ai có thể là độc giả của những Ayn Rand của Suối nguồn hay Paolo Coehlo etc.)

Chúng ta quay trở lại với cuốn tiểu thuyết ởkia, trên khía cạnh, một nhân vật như Isaac Bashevis Singer (Ba Lan giữa hai cuộc Thế chiến, tuổi trẻ rơi vào đoạn truyền thống Do Thái Hasidic bị công kích mãnh liệt từ thế giới thế tục hiện đại bên ngoài, etc.) có thể đọc gì?

Câu trả lời sẽ tìm được phong phú hơn nhiều nếu đọc các hồi ký của Singer (về hồi ký của Singer, xem ởkia), nhưng trong cuốn tiểu thuyết, cũng có thể biết được nhân vật "tôi" ngoài lén lút đọc Kabbalah (như vậy là trái ý ông bố rabbi của mình), Spinoza (cũng phải đọc lén lút), Peretz nhà văn Do Thái kinh điển, còn đọc các nhà văn Scandinavia và Đức rất nổi tiếng thời ấy, Thomas Mann, August Strindberg và nhất là Knut Hamsun. Nhưng ngoài đó ra còn có Charles Baudouin và nhất là Giáo dục ý chí của Jules Payot.


Trên đây là "ấn bản thứ tư", in năm 1895 L'Éducation de la volonté tức là Giáo dục ý chí của Jules Payot. Tuy là "ấn bản thứ tư" nhưng thời điểm 1895 rất sát ấn bản đầu: cuốn sách bán rất chạy vào thời đó. Đây là một trong những thủy tổ lớn nhất của dòng sách ngày nay thịnh hành vô cùng, nhiều như quân Nguyên.




(còn nữa - đã tiếp tục và kết thúc "Để phụng sự quốc học" của Hồ Hữu Tường, tiếp tục và kết thúc bài "mười năm nữa", và cũng tiếp tục "Hôtel Savoy" (văn chương Joseph Roth))

8 comments:

  1. Những dịch giả và bản dịch ra tiếng Việt mà anh thấy tâm đắc hoặc yêu mến?

    Tôi kính trọng và học được nhiều từ các dịch giả lứa trước và cả những người bạn cùng làm chung công việc với tôi. Cao Xuân Hạo, Phan Ngọc, Dương Tường, Trần Đình Hiến đều có dịch phẩm để đời, các dịch giả cũ của Sài Gòn đem lại những làn gió rất mới mẻ.

    Đm mày làm trò hề suốt vậy hả Dũng.

    ReplyDelete
  2. Môi Thâm ạ, không phải tất cả thiên hạ đều tự tát vào miệng mình liên tục cả đời, như đám nhà báo, nhất là nhà báo văn hoá đâu

    CXH có dịch phẩm để đời, nhiều là khác, Tchekhov chẳng hạn, nhưng CXH cũng chính là một khuôn mặt của tha hoá, người đóng góp rất lớn vào sự tha hoá chung của sách, dịch sách và đọc ở Việt Nam

    cũng như góp phần tạo ra những nhân vật như chính bản thân Môi Thâm - CXH mà thấy có ai dùng từ như thế kia thì cầm chắc có bài trên Tuổi Trẻ

    ReplyDelete
  3. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  4. trong cùng kỳ, những văn hóa phẩm không-đồi-trụy đã vun trồng được "literature of the stomach" mà "đắc nhân tâm" còn phải gọi bằng cụ. ừ nhưng, đúng là các thứ "đắc" đó nên gọi theo tiếng sài-gòn là thuộc loại sách khôôn(g)-liền(g).

    ReplyDelete
  5. Tôi không biết công ty sách nào đang cổ súy cái phong trào đọc Paolo Coehlo vậy ta

    ReplyDelete
  6. nhiều

    mẻ lưới đó vớt được cả đống cá, to nhỏ đủ hết

    ReplyDelete
  7. Cơ sở có nhiều đầu sách của anh phao lô tại vn hẳn là nn

    ReplyDelete
  8. thì không đắc nhân tâm, chỉ là thanh khí thanh khí quả là thanh khí :v
    ❤️

    ReplyDelete