Khi Nguyễn Văn Vĩnh chú một cái (vậy thì cũng tức là tiếp tục câu chuyện ấy: bản thân post đó cũng sẽ tiếp; đồng thời tiếp tục "3 Cont-"):
(ai cũng còn nhớ, Hermès khinh công trên mặt biển như Đới Tung đến nói với Calypso là phải để cho Ulysse đi khỏi "cù lao")
("Ithaque" thì đúng hơn)
"Ngăn kéo" cái tủ, cái bàn - như có lần tôi đã nói - Nguyễn Văn Vĩnh gọi là "ô rút"; còn thì, chẳng hạn, con búp bê, Nguyễn Văn Vĩnh gọi là gì? gọi là "bóp ngóe": con "poupée" bóp vào thì nó kêu ngóe. Cả một vùng của các từ có thể quay trở về nhờ các chú.
Tất nhiên, tôi muốn biết xem một số tên riêng được phiên âm như thế nào, nhất là những từ tôi còn chưa biết (lắm). Đặc biệt, "Carthage".
Đây:
Tôi cũng đặc biệt thích một cụm từ: "Hách-cưu-la trụ".
Đấy là những cây cột (colonnes): chúng nằm ở tận cùng thế giới, tức là tận cùng của thế giới ấy, châu Âu, Hy Lạp, Địa Trung Hải, nhưng là tận cùng về phía châu Phi, tức là chỗ eo Gibraltar. Ở đó, Atlas (trong bức ảnh đầu tiên có) đội trời - cho nên chúng ta mới có bầu trời. Hercule (Heracles) - hay còn gọi là Alcide - có lần cần nhờ Atlas làm hộ một việc, nên ghé vai vào gánh trời thay Atlas trong khi Atlas đi lo việc. Thế cho nên chỗ đó gọi là cột Atlas nhưng cũng gọi là cột Hercule - "Hách-cưu-la trụ".
Mười hai chiến công của Hercule: Hách-cưu-la thập-nhị hoành-công.
Đây, "Khách-tồi-cơ" riêng một chú:
Tất nhiên, tôi còn muốn biết các cái tên trong một câu chuyện khác nữa:
thủy thượng phiêu
ReplyDeleteBài calipso, ca sĩ france gal
ReplyDeleteA, Nguyễn Văn Khỏa, em có bộ 3 tập Thần thoại Hy Lạp của nxb ĐH và TH chuyên nghiệp in 1983.
ReplyDeleteVệ-nữ-xĩ :))
ReplyDeletecon bóp ngóe thì rất quan trọng, vì là ma thuật; AI vẫn cứ là tiếp tục của việc cố tạo ra con bóp ngóe
ReplyDeletedấu thanh: từ "bóp ngóe" - "cúp bế" (ở miền Nam) đến "tạm biệt búp bê xinh xinh", một cái gì đó đã không còn