số Xuân tờ "Thể thao & Văn hóa cuối tuần", bạn Nguyễn Trâm Anh phỏng vấn nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn, giật tít "Văn học Việt Nam đang phải trả giá", thử đọc xem trả giá cái gì, có nhiều không, liếc một phát thì thấy hai đặc điểm to đùng của phê bình Nguyễn Thanh Sơn
thứ nhất là "phê bình luận anh hùng", kiểu "bạn bè ngồi quanh, tuốt đũa sáng choang": "Nguyễn Bình Phương là một nhà văn mà tôi đánh giá rất cao", "Tác phẩm của Thuận thì tôi không thích lắm. Chị Thuận chơi rất thân với tôi, là cùng ở Nga về, nhưng mà... "xảo quá hóa vụng"", "Chị [Đoàn Minh] Phượng thì làm được chuyện ấy [chuyện ấy tức là "nhà văn phải ngây thơ như một đứa trẻ"]", "Thuận thiếu cái sự an nhiên như trẻ con", "Nguyễn Việt Hà thì tạm [tức là tạm hài hước]", "Bùi Ngọc Tấn, có lúc làm được chuyện ấy [chuyện ấy này thì lại là chuyện "Cái cười nó giúp chúng ta vượt lên cao và chiến thắng nhiều thứ"]", "Trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh có tình yêu"
phát này là một mũi tên bắn trúng mấy đích, những cái đích nào thì các bạn tự phân tích, trong đó hay nhất chắc là chuyện lựa chọn của các đồng chí tay ngang dạng như thế này, để chuyển sang đặc điểm thứ hai hấp dẫn hơn nhiều, tức là chuyện ấy [chuyện ấy ở đây nó là cái chuyện lô đề]:
"... văn học Việt Nam đang phải trả giá cho một giai đoạn khủng hoảng từ những năm trước, những năm 1980, 1990. Thế hệ nhà văn lẽ ra phải viết sung sức nhất là thế hệ nhà văn khoảng 30 tuổi, thế hệ nhà văn sinh vào những năm 1980, nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi, đó lại là một thế hệ mất niềm tin, mất các giá trị. Chúng ta muốn viết hay, muốn phấn đấu cho điều gì thì phải tin vào những giá trị, còn thế hệ 8X là thế hệ không có giá trị. Họ không biết giá trị của họ ở đâu, không biết giá trị của văn chương, của nghệ thuật ở chỗ nào. Họ không xác định được giá trị cho họ. Chính vì thế nên bây gờ nền văn học phải trả giá."
và một lúc sau thì nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn bày tỏ kỳ vọng vào "các bạn trẻ thế hệ 9X", chủ yếu là vì "Các bạn trẻ bây giờ có Internet, những tác phẩm văn học hay được dịch nhiều hơn"
hay một cái là cách đây dăm bảy năm, nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn từng lên báo "đặt cược" cho thế hệ 8X, mà vì sao lại đặt cược? chính là vì đó là một thế hệ ảo tưởng, rồi thất vọng (bài này vẫn còn tìm được trên Internet đấy các bạn trẻ 9X ạ)
cứ phê bình đặt cược, phê bình lô đề thế này, dăm năm nữa lại tiếp tục đặt phát nữa, cứ thế chắc cũng còn phải được dăm ba nhát, đẩy lên OX rồi 1X rồi 2X etc.
lâu lâu ta thả một con lô, trúng thì oách, sai thì hờ hờ hờ
tò mò nên đi tìm, đây:
ReplyDelete"Cho nên, nếu có thể đặt cược cho văn học VN, tôi sẽ đặt cược vào một thế hệ khác. Một thế hệ sinh ra trong những năm tám mươi, một thế hệ sẽ đầy ảo tưởng và thất vọng về cuộc sống vật chất của nền kinh tế tiêu dùng, một thế hệ sẽ gạt bỏ chủ nghĩa giáo điều bởi đơn giản chưa bao giờ họ chấp nhận chủ nghĩa giáo điều, một thế hệ sinh ra trong quá trình đô thị hoá và toàn cầu hoá xã hội VN. Một thế hệ sẽ đi từ chủ nghĩa cực đoan về lại với sự hài hoà của đời sống tâm hồn. Một thế hệ mang sinh lực của tuổi trẻ, dù còn chưa xuất hiện trên văn đàn.
Nguyễn Thanh Sơn"
Hảo lớ, hảo lớ.
ReplyDelete