Jan 24, 2011

Vô bất phi hợp thức tri giác bất giác không biết gì

Hồi tuần trước, tôi nhận được qua e-mail giấy mời có nội dung như sau:


GIẤY MỜI
Cà phê Sách Trung Nguyên trân trọng kính mời Ông/Bà tới dự buổi nói chuyện của Nguyễn Thị Từ Huy về tiểu thuyết L'Ignorance (Sự không biết) của nhà văn Milan Kundera.
Thời gian: 17:00 ngày Thứ Ba, 25/01/2011
Địa điểm: Cà phê Sách Trung Nguyên, 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Rất hân hạnh được đón tiếp.

Trước đó, tôi hoàn toàn không hay biết về ý định tổ chức cuộc nói chuyện này. Chị Nguyễn Thị Từ Huy là người tôi có quen biết. Tôi thấy ngạc nhiên vì sau nhan đề tiếng Pháp L'Ignorance, trong dấu ngoặc đơn là Sự không biết. Tiểu thuyết L'Ignorance của Milan Kundera do tôi dịch đã xuất bản có tên chính thức là Vô tri, như nhiều người đã biết. Chỉ nhìn thấy tờ giấy mời này thôi, cảm giác đầu tiên của tôi là chị Nguyễn Thị Từ Huy dường như muốn phủ nhận toàn bộ bản dịch của tôi, en bloc, như người ta vẫn nói. Theo tôi làm như thế là không hợp thức.

Mấy hôm sau, vì phản ứng của tôi (thật ra cũng không có gì ghê gớm, tôi chỉ hỏi lại bên gửi giấy mời - không phải chị  Nguyễn Thị Từ Huy, mà là ban tổ chức - tại sao trong dấu ngoặc đơn lại viết như thế, và sau đó nói thêm nếu thấy làm như thế là được thì tùy thôi), trên tờ Tia Sáng (bản online) xuất hiện một đoạn tin. Đoạn tin này cũng có thể là cách để thông báo về buổi nói chuyện, nhưng tôi tin là có xuất phát từ phản ứng của tôi, ít nhất là một phần. Trong đoạn tin này, TS Nguyễn Thị Từ Huy nói "không đồng tình với cách dịch tiêu đề L'Ignorance thành Vô tri" và bên dưới giải thích cho ý kiến của mình. (L'Ignorance ở đây không phải "tiêu đề", mà là "nhan đề", xin nói luôn).

Tôi không thấy có vấn đề gì khi bị phê phán là tôi dịch sai, dịch không chuẩn etc. Nhưng việc đã phát ra giấy mời rồi sau đó mới có thông tin trên báo chí là không hợp thức. Những người đã nhận gấy mời không biết bao nhiêu phần trăm hiểu đề tài buổi nói chuyện là về cuốn tiểu thuyết Vô tri?

Nhưng những gì TS Nguyễn Thị Từ Huy phát biểu trên mặt báo thì thật là đáng nói. Đọc một lần tôi đã thấy khó tin, một người nói những điều không chính xác như thế này mà dám chắc như đinh đóng cột, không "theo tôi", "tôi nghĩ", "quan điểm của tôi là" gì hết. Đọc lần thứ hai, tôi bắt đầu hình dung ra thao tác tư duy của TS Nguyễn Thị Từ Huy, áp dụng cho cả lời giải thích về tiếng Pháp, tiếng Việt lẫn tiếng Hán. Cả ba lời giải thích đều rất đáng ngờ.

Thao tác ấy là: sử dụng từ điển dạng phổ thông (hoặc cách hiểu cá nhân) để giảng giải về từ ngữ. Tranh luận về chữ nghĩa thì làm thế đâu có được.

TS Nguyễn Thị Từ Huy viết: "chỉ có tính từ "inanimé", không có danh từ tương ứng". Tôi giở từ điển Petit Robert 2009 thì quả thực chỉ có tính từ "inanimé", nhưng giở đến một từ điển lớn hơn là Émile Littré (ấn bản của tôi là ấn bản 2003, 7 tập), thì lại khác: có mục từ "Inanimation", chú nghĩa như sau: "s. f. Manque d'animation". Và tại sao TS Nguyễn Thị Từ Huy buộc "vô tri" vào luôn với "inanimé"? Theo tôi là vì TS Nguyễn Thị Từ Huy đã tra một từ điển Pháp-Việt hoặc Việt-Pháp nào đó, chẳng hạn như ở đây. Nếu TS Nguyễn Thị Từ Huy chịu khó tìm một từ điển Pháp-Việt tốt hơn, như cuốn của Đào Duy Anh, thì hẳn chị đã không đến nỗi sai lầm như thế.

Cách TS Nguyễn Thị Từ Huy giải thích về "vô tri" trong tiếng Việt, theo tôi sai hoàn toàn. Cách giải thích mà TS Nguyễn Thị Từ Huy trình bày giống với Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê. Như tôi đã nói, tranh luận về chữ nghĩa mà dựa hoàn toàn vào từ điển phổ thông thì không được. "Vô tri" nó có nghĩa khác nghĩa mà TS Nguyễn Thị Từ Huy nói nữa chứ. Trong các từ tổ ghép với "vô" ở từ điển Hán-Việt Đào Duy Anh, có "vô tri", được Đào Duy Anh chú nghĩa: "Không biết gì", rồi sau đó mở ngoặc đơn, trong ngoặc đơn là... "ignorant". Đúng cái từ chúng ta đang bàn ở đây. Tôi nhờ một bạn chuyên gia Hán-Nôm tra thêm từ điển của Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm thì thấy tương tự. TS Nguyễn Thị Từ Huy không thể khẳng định "vô tri" chỉ có nghĩa như chị nói.

Đến đoạn về chữ Hán thì chán luôn. Tôi có học tiếng Hán, tuy chỉ abc thôi nhưng cũng hiểu các nét nghĩa của những từ ghép với "bất", "vô" (và "phi"). Thật ra điều này rất căn bản. TS Nguyễn Thị Từ Huy chắc không thể không biết câu "Bất tri tam bách dư niên hậu". Các từ tổ ghép với "bất" thường tạo ra dạng động từ, và thường đòi hỏi bổ ngữ. "Vô tri" là một tính từ, đúng vậy, nhưng khẳng định nó nhất định là tính từ thì lại sai, ngay chuyện cứ phân biệt rạch ròi từ loại trong tiếng Việt đã là một tư duy không chuẩn xác. "Vô tri" trong nhan đề cuốn tiểu thuyết tôi dùng theo ý (Sự) vô tri, chỉ trạng thái vô tri; ở nhiều chỗ "sự" là không cần thiết, có thể lược bớt, và tôi đã lược bớt - đây là một nhan đề tiểu thuyết, nó cần ngắn gọn, bởi nhan đề gốc cũng rất ngắn gọn. Ở đây tôi đã chọn Vô tri vì về nghĩa nó diễn đạt được gần nhất hàm nghĩa của L'Ignorance, lại đảm bảo được tính symétrie trong chuyển dịch.

Thêm một điều nữa, để cẩn thận hơn, tôi nhờ các bạn bên Hán-Nôm tra hộ (cám ơn các bạn), xem thử bên Trung Quốc họ dịch nhan đề L'Ignorance ra sao, thì kết quả là... Vô tri. Điều này trước đây tôi chưa biết.

Vẫn thêm một điều nữa, TS Nguyễn Thị Từ Huy đã quá liều lĩnh khi đề xuất Bất tri làm nhan đề (theo TS, ít ra nó hơn Vô tri, nhưng tất nhiên vẫn không bằng được cái Sự không biết của chị). Đến đây thì không chỉ TS Nguyễn Thị Từ Huy sai, mà còn đi ngược lại với thao tác của bản thân chị: tại sao chị không đi tra từ điển nhỉ, xin thưa là trong Từ điển Hoàng Phê không có mục từ "bất tri", và ở đây Đào Duy Anh cũng đồng ý với Hoàng Phê, trong Từ điển Đào Duy Anh không có "bất tri" mà chỉ có "bất tri bất giác".

Bên gửi giấy mời cho tôi ngỏ ý mong tôi đến dự buổi nói chuyện. Sau tất cả những chuyện như trên, thêm một cái nữa là diễn giả trong quá khứ chưa bao giờ chứng tỏ được credit về lĩnh vực này, tôi thấy tôi hoàn toàn không có nhu cầu. Cám ơn.

Làm như thế mà cũng làm được hic.

+ Vẫn liên quan đến nhan đề Vô tri: dưới đây là một vụ tôi biết đã từ lâu, đã định không nhắc tới vì không cần thiết, lại còn rất là funny, nhưng tiện đây nhắc luôn.

Bài viết "Ký ức giữa nhớ và quên" của Phạm Xuân Nguyên đăng trên damau.org thật ra là lời tựa in trong tập truyện ngắn Người đàn bà khác của Trịnh Y Thư mới in ở Việt Nam (tập truyện này tôi đọc xong hai truyện đầu thì bỏ, fiction thì cũng đừng fake đến thế chứ). Trong lời tựa này có đoạn:

"Thì ngay ở cái truyện đầu tiên, Tự truyện của kẻ đi tìm quá khứ, anh đã dẫn dắt trích đoạn khá nhiều từ tác phẩm mới nhất của MK Ignorance (TYT dịch đưa vào truyện là Bất tri, còn bản dịch của Cao Việt Dũng đã in thành sách đề là Vô tri, nhưng một dịch giả khác thì cho hai cái tên sách dịch vậy không đúng, mà phải dịch là Chẳng biết gì; biết thế để hiểu thêm MK và tìm một cách đọc TYT)."

Lẽ ra ở một chỗ thế này, tên người phát biểu cái nhận xét kia cần phải được nêu rõ ràng, thì nó mới hợp thức được, cá nhân tôi thì rất muốn biết người đó là ai để được nói với ông/bà ấy là ông/bà chẳng biết gì :)) Cách dịch "Bất tri" thì tôi đã nói rõ ở trên kia rồi, không cần nhắc lại nữa.

Nói như thế mà cũng nói được hic.

Như vậy là cùng với vụ Ngô Huy Liễn trên tienve.org đợt trước, xung quanh quyển Vô tri này thật có lắm tranh cãi và nhiều chuyện. Văn kiện đại hội gọi như thế là "tạo được dư luận" :ddd

+ Server của trang web Tia Sáng hình như đang hỏng. Cái tin nói trên có thể đọc tại đây. Nội dung thì tôi paste luôn xuống đây:


TS Nguyễn Thị Từ Huy nói chuyện về tiểu thuyết "L’Ignorance" của Milan Kundera

TS Nguyễn Thị Từ Huy sẽ có buổi nói chuyện về tiểu thuyết L’Ignorance của Milan Kundera, tác phẩm mà chị cho rằng qua đó nhà văn “tiếp tục trở lại với nỗi băn khoăn từ bao đời nay đã ám ảnh những kẻ suy tư và tìm cách giải đáp câu hỏi: con người có thể biết gì?”

Buổi nói chuyện diễn ra vào 17 giờ, thứ Ba ngày 25/01/2011 tại Cà phê Sách Trung Nguyên, 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chương trình vào cửa tự do.

Tác phẩm này đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt qua bản dịch Vô tri của Cao Việt Dũng, Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2010.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Thị Từ Huy cho biết, chị không đồng tình với cách dịch tiêu đề L’ignorance thành Vô tri.

“Vì nghĩa của từ ‘vô tri’ trong tiếng Việt đã được xác định rất rõ: không có năng lực tri giác. Vô tri được dùng để chỉ tất cả những vật chất ở trong tình trạng không có khả năng tri giác, như sỏi đá… hay là những đồ vật không có linh hồn, không có khả năng nhận biết, tri giác: bàn, ghế… Vì thế ‘vô tri’ còn có từ đồng nghĩa là “vô tri vô giác”. Và vô tri được dùng như là tính từ, thường phải nói là ‘vật vô tri’, thông thường bản thân từ ‘vô tri’ không đứng một mình. Trong tiếng Pháp cũng vậy, chỉ có tính từ “inanimé”, không có danh từ tương ứng, người Pháp cũng nói ‘objet inanimé’ [vật vô tri]. Cuốn tiểu thuyết của Kundera không đề cập tới tình trạng vô tri này, mà đề cập đến tình trạng không biết của con người. Các nhân vật có đầy đủ tri giác, tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc, nhưng họ, hoặc là không biết đến quá khứ, hoặc là không biết đến hiện tại, hoặc là không biết tương lai, do vậy cũng có thể không biết cả ba thứ này. Nếu dịch từ l’ignorance của Kundera tôi sẽ chọn từ ‘sự không biết’”, TS Nguyễn Thị Từ Huy giải thích. Ngoài ra, theo chị, nếu muốn dùng cấu trúc hán ngữ để dịch từ l’ignorance thì phải dùng chữ “bất tri”.

Tuy nhiên, chị nhấn mạnh, “Cần phải nói rõ rằng dù tôi không tán thành cách dịch tên tác phẩm, thì điều này không hề có nghĩa là tôi đánh giá thấp bản dịch. Để có thể đánh giá chất lượng bản dịch cần đối chiếu cẩn thận với văn bản gốc…”

207 comments:

  1. Tặng bạn Nhị Linh bìa cuốn "Vô tri" bản dịch bên Trung Quốc nhá. Link đây, đề phòng bạn Nhị Linh bị ghép vào tội nói điêu:

    http://item.taobao.com/item.htm?id=8522321288
    http://item.taobao.com/item.htm?id=5371431555

    Chị Từ Huy chắc chưa đọc mấy cái câu kiểu như: sự vô tri của những người có học thức. Đó là sự từ chối sự biết, chứ không phải họ không có năng lực để biết.

    Nếu chỉ đơn giản là "sự không biết" thì cái cuốn sách của bác Milan nhưng không AC (cọp bản quyển Khuê Việt) chẳng nên đọc làm gì. Mỗi một nhân vật trong cuốn đó đều có tầng bậc Vô tri khác nhau, vô tri ở mức độ khác nhau, và "vô tri" ở những trình độ khác nhau...

    ReplyDelete
  2. Đúng là cô NTTH chủ quan quá rồi. "Vô tri" trong tiếng Hán đâu phải chỉ dùng cho những vật không có năng lực tri giác. Rất nhiều trường hợp dùng cho người, hình như có nghĩa tương đương với "nhận thức kém" :D

    ReplyDelete
  3. Hôm qua đùa bác Nhị Linh núp gió mà hôm nay gió máy kinh thật he he. Cái nước mình nó chán nhỉ... vô tri đã lên tầm phổ quát. Thấy thương cho bao thế hệ học trò... trong đó có mình đã trải qua... bùi ngùi quá...

    ReplyDelete
  4. Nghĩa của từ "Ignorance" trong tiếng Anh cũng thuộc loại nặng, thường dùng để chửi như là câu "đồ mất dạy vô học" như trong tiếng Việt. Mà từ này cũng thường có xu hướng chửi những người cố chấp, cố tình ko chịu hiểu :)). Tui nghĩ cái nhan Vô tri mà bác Nhị Linh dịch khá hợp lý vừa sát nghĩa vừa đọc nghe nhẹ nhàng :D.

    Ôi, thật là bất trí :D :P

    ReplyDelete
  5. VÔ mang tính tự nhiên-khách quan, BẤT có tính chủ quan, còn PHI thiên về quá trình nhân quả.

    Qủa là, vô bất phi hợp nhất bất giác không biết gì!

    @ QH: "sự vô tri của những người có học thức. Đó là sự từ chối sự biết, chứ không phải họ không có năng lực để biết."
    Chắc đây là câu mắng những kẻ sĩ nhưng bảo thủ tới mức vô tri?

    ReplyDelete
  6. Ngoài nghĩa của từ ra liệu có "cảm giác" của từ không nhỉ, dĩ nhiên cảm giác thường là chủ quan và phiến diện song các dịch giả có lí đến "cảm giác" của từ không nhỉ?
    Theo chủ quan (và phiến diện;))của người chỉ đọc được bản dịch mình cảm thấy Vô tri hợp với nội dung truyện nhất, nghe ...văn học nhất nếu so với Bất tri; Sự vô tri; Sự không biết; Chẳng biết gì !!!vv

    ReplyDelete
  7. có chứ, thật ra nếu được lựa chọn thì em cũng sẽ chỉ trả lời vì thấy như thế là hay nhất, tốt nhất :) lập luận bằng chứng từ điển nhức đầu bỏ xừ

    ReplyDelete
  8. à, thật ra quyển "L'Ignorance" tôi dịch xong từ năm 2007, hồi đó nhiều người đã đọc, hoặc bản in ra giấy, hoặc bản trên máy vi tính, hồi ấy tôi để nhan đề là "Ngu dốt"

    ReplyDelete
  9. sự giận dữ này là kết quả của một quá trình đi từ l'ignorance này đến l'ignorance khác mà thôi

    ReplyDelete
  10. Từ Huy
    Rất có thể là tôi nhầm lẫn trong cách hiểu NGHĨA TIẾNG VIỆT của từ "vô tri". Rất mong được trao đổi và học hỏi thêm bạn Cao Việt Dũng.
    Còn về vụ giấy mời và thông tin báo chí thì quả thật là tôi không liên quan và cũng không biết
    mọi chuyện đã diễn ra như CVD tường thuật.
    Thực ra đối tượng phân tích trong bài viết của tôi là cuốn tiểu thuyết của Kundera chứ không phải là bản dịch, và tôi cũng nói rõ là tôi không đánh giá thấp bản dịch, nên không có chuyện tôi phủ nhận toàn bộ bản dịch của CVD. Thực ra đây là một bài viết được gửi cho tạp chí Tia Sáng, và từ bài viết đó mà những
    người tổ chức hình thành ý tưởng về buổi nói chuyện. Và buổi nói chuyện này có chủ để là
    một vấn đề căn bản của cuốn sách, đó là chủ đề "sự không biết". Tôi sẽ đề nghị tạp chí Tia Sáng công bố nhanh bài viết này để giải tỏa mọi hiểu lầm có thể.
    CVD hoàn toàn có quyền bảo vệ cách dịch của mình, bảo vệ cách hiểu tác phẩm của mình. Và dù sao sự trao đổi vấn là hết sức cần thiết.
    Tôi nghĩ CVD nên công bố comment này của tôi để đảm bảo một sự công bằng tối thiểu cho CVD, cho tôi và cho độc giả của blog Nhị Linh.
    Cảm ơn tất cả mọi người đã theo dõi câu chuyện này.

    ReplyDelete
  11. Hí hí,
    Cao Việt Dũng thì hách quá. Nhưng bàn cái chữ "vô tri" này rất hay!
    Mà Từ Huy thì có vẻ lúng túng!?
    Dịch thì cứ dịch thôi, nói chuyện thì cứ nói chuyện thôi chứ độc giả họ luôn tự do tuyệt đối để thưởng thức tác phẩm theo cách của họ. Nếu có cảm giác bản dịch không đạt thì đi mà kiếm bản dịch của người khác, ở ngôn ngữ khác, hoặc chính nguyên tác.

    ReplyDelete
  12. mà các bác có tin được rằng là cho đến bây giờ chưa hề có một bài báo nào trên báo chí chính thống Việt Nam viết về quyển này không? tuy "tạo được dư luận" nhưng mà là một kiểu dư luận khác

    hay không?

    ReplyDelete
  13. Google dịch là "Vô minh" kìa !

    ReplyDelete
  14. Chung qui cũng chỉ là vấn đề ứng xử. Tự nhiên nhớ bài "Họ gọi nhau là bạn" của Nhị Linh.

    ReplyDelete
  15. "Vô tri" nghĩa là "vô tri thức", "vô tri thức" nghĩa là "vô minh", chẳng phải tam đại vô minh là gì ?
    Cứ bắt chị Từ Huy phải chịu "tròn" là "gáo" thì tất nhiên chị ấy phải lúng túng rồi !!

    ReplyDelete
  16. Thế có ai chiều nay đi dự hội thảo hem?

    ReplyDelete
  17. Em định đi xem thì lại có chuyện không đi được.
    Chẳng có ai viết gì về Vô Tri thì cũng đúng thôi, bởi người biết thì không viết, người viết thì không biết. Dẫu sao cũng cảm ơn chị Từ Huy lôi quyển này dậy, và lôi theo kiểu khiến người ta ai cũng muốn tranh cãi. :)

    ReplyDelete
  18. Bác Từ Huy này đã dịch tác phẩm văn học nào chưa nhẩy? Nghe dịch "Sự không biết" chả có tý văn chương nào nhẩy. Mà trong quá trình dịch hay nghiên cứu bác Dũng và bác Từ Huy có thư từ gì với M.Kundera không dzị? Thử coi ổng giải thích ra sao.

    ReplyDelete
  19. có chứ, tôi có viết thư hỏi mấy chỗ nhưng không hỏi chỗ này, vì thấy quá hiển nhiên ;p

    ReplyDelete
  20. Theo tôi thì các bác đã phạm sai lầm khi dịch đầu đề, các bác phải hiểu được khái niệm trước khi tìm một thuật ngữ thích hợp biểu đạt nội dung khái niệm. Cái từ L'Ignorance là một khái niệm mà các bác chỉ hiểu được khi đọc toàn bộ tiểu thuyết. Các bác chưa nói rõ là các bác hiểu tiểu thuyết đó như thế nào mà chỉ loanh quanh mấy quyển từ điển để dịch cho nó lòng vòng. Đấy không phải là dịch, đấy là word-by- word, một cách làm của máy chứ không phải là cách làm của một dịch giả có tư duy con người.
    Theo tôi, sau khi đọc quyển tiểu thuyết thì từ L'Ignorance ở ngoài bìa phải dịch là “Sự ngây ngô”

    ReplyDelete
  21. kinh nhỉ, tư duy con người cơ à?

    tại sao bác biết người khác chưa nói về việc hiểu cuốn tiểu thuyết như thế nào? chủ đề ở đây nó là chuyện câu chữ nên mới có cách trình bày như thế
    chứ

    ngây ngô có phải là như thế này không ạ:

    http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=Ar-GxtG-oV

    ReplyDelete
  22. Đấy, bạn Nhị cứ mở comment ra thế này có phải hay không. Thấy còm nào khó chịu thì xóa đi thôi. Cái vụ này thì chị đồng ý là dịch Vô Tri nghe hay hơn. Vô Tri đã được Việt hóa còn Bất tri thì hơi lạ tai, mặc dù cũng từng nghe.

    Thực ra dịch nhiều khi là quy ước thôi cho nên người ta cũng có quyền dịch khác bạn Nhị. Chữ Computer chẳng hạn, chỉ có xuất phát từ Computing là Tính toán thôi, có chữ điện nào đâu mà người ta vẫn dịch là Điện Toán.

    ReplyDelete
  23. Đề nghị bạn quachhoanglan vui lòng không spam... Mất văn hóa quá.

    ReplyDelete
  24. Trời, Quách nữ sĩ cứ hay giỡn chơi! Chuyện chữ nghĩa cao siêu dzì với các cao nhận dzì mà réo tên cúng cơm em dzô (dù là để nhạo) hổng chừng em bị đạn lạc à. ;(

    ReplyDelete
  25. Tại sao phải viện đến cách dịch của người TQ để biện minh cho tựa "Vô tri"?

    "Vô tri" trong tiếng Hoa/sử dụng trong cộng đồng nói tiếng Hoa có nghĩa tương đương với "vô tri" trong tiếng Việt/sử dụng trong cộng đồng nói tiếng Việt?

    Có những từ tiếng Việt khác có thể diễn tả tốt từ "ignorance", ví dụ: vô minh, u mê, sự thiếu hiểu biết, v.v...

    ReplyDelete
  26. hơ, thế không được tham khảo ạ bác?

    ReplyDelete
  27. Vầng, bác gì ở trên nói cũng đúng, sao cứ phải dùng từ của người Hoa làm gì. Nhưng mà bác viện dẫn mấy từ tiếng Việt khác để diễn tả tốt cái nhan đề của bác Kun, thì có 2 từ là từ Hán Việt rồi đấy ạ: vô minh, u mê...Chẹp....

    @Khuê Việt: He he he, bản quyền của mình thì cứ nhận đại đi. Còn đạn thì đã có bạn Nhị Linh đỡ. Chúng ta đều là bọn "vô tri" (không biết gì) thì sao mà phải lo đạn lạc. :)) :))

    ReplyDelete
  28. hehe, ở đời, chỉ (thầm) tưởng tượng thôi, tôi cũng chả dám nghĩ có ngày mình/hoặc một bạn nào thích đọc sách rước về nhà 1 quyển sách có cái những cái tên kiểu "Sự không biết" hoặc "Sự ngây ngô". đọc xong thấy buồn thiu.

    ReplyDelete
  29. Bà Từ Huy nói cũng không phải là không có lý. Tuy bản dịch tiếng Trung, tiếng Nhật đều dịch là "Vô tri", nhưng trong tiếng Việt có dùng vô tri cho con người không. Nếu tra từ điển Hán ngữ thì thấy vô tri ngoài nghĩa không có hay mất tri giác kiểu như cây cỏ vô tri, còn có nghĩa không có tri thức, không rõ sự lý, ví dụ như trong Luận ngữ: Ngô hữu tri hồ tai? Vô tri dã (Ta có biết gì chăng? Không biết gì). Nhưng nghĩa này của "vô tri" có đi vào tiếng Việt hay không? Hay nó chỉ tồn tại trong Hán văn thôi? Tôi thử tìm xem "vô tri" với nghĩa này trong các liệu Việt văn (kiểu như trong văn chương, tiểu thuyết, thơ ca có tiếng), nhưng chưa tìm thấy. Tất nhiên tôi chỉ dùng Google tra lướt qua thôi. Vậy có ai có thể chỉ ra ví dụ "vô tri" với nghĩa không biết trong các tác phẩm văn học tiếng Việt (không phải Hán văn) được không?

    Tất nhiên, ngay dù "vô tri" trong tiếng Việt không được sử dụng với nghĩa không biết, thì cũng không ai cấm sáng tác, du nhập, hay khôi phục nghĩa của nó vào các tác phẩm văn học lẫn dịch thuật.

    ReplyDelete
  30. bác có thể thấy "phường tục tử vô tri" chẳng hạn trong "Dọc đường gió bụi" (Khái Hưng)

    ReplyDelete
  31. hoặc người Việt Nam nghe thấy câu "vô tri bất mộ" chắc hẳn cũng hiểu "vô tri" ở đây là "không biết", chứ không phải theo nghĩa "vô tri vô giác"

    ReplyDelete
  32. "bất tri tam bách dư niên hậu" không phải là tiếng Việt. Thơ chữ Hán khi cần vẫn phải dịch ra tiếng Việt. "Vô tri bất mộ" cũng vậy,là tiếng Trung Hoa xịn.
    Tiếp tục hướng của Đông A, cung cấp cho các bác mấy trường hợp này:
    -khốn nạn: Hán xịn = khó khăn, khổ sở
    nghĩa Việt: hèn mạt, đáng khinh
    -Khôi ngô: Hán xịn: to lớn
    nghĩa Việt: thông minh
    -mê ly: hán xịn = mơ hồ, không rõ nghĩa
    nghĩa việt: rất hay, rất hấp dẫn
    -lẫm liệt: hán xịn: rét mướt
    nghĩa việt: oai phong
    -dã tâm: hán xịn: tham vọng
    nghĩa việt: lòng dạ hiểm độc
    Xin hỏi bác Đông A là , ví dụ như, nếu từ majestic dịch sang tiếng việt là rét mướt thì có thể lập luận rằng đó là khôi phục lại nghĩa gốc không?
    Tôi nghĩ rằng Từ Huy không cần phải tự hoài nghi như vậy, hoài nghi quá thành ra lẩm cẩm mất.

    ReplyDelete
  33. Mời các bác đọc bài thơ "Cứt, hoa hồng" để hiểu trình độ và năng lực văn chương của cô Từ Huy ở đây trước khi bàn sang "Sự không biết" hay "Vô tri". Cô Từ Huy là một người đa tài: nghiên cứu, dịch thuật, phê bình, sáng tác, xã luận chính trị...

    http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu/NguyenTuHuy/Tho/CutVaHoaHong-TuHuy.htm
    Cứt, hoa hồng



    Văn chương là thú vui, nó là một cô gái điếm.

    Văn chương được dùng để say sưa, nó là rượu vang.

    Văn chương dùng để thoả mãn sự thù hận, nó là hung khí.

    Văn chương được lấy làm cần câu cơm, nó là mỏ vàng.

    Văn chương được sử dụng như cần câu danh vọng, nó là ngai vàng.

    Văn chương là dinh dưỡng, là thứ mà ta không thể sống nếu thiếu nó, nó là cứt.



    Ai gặt hái hoan lạc sẽ ngồi trong nhà thổ,

    ai gặt hái mộng ảo sẽ ngồi trên hầm rượu,

    ai trả nợ hận thù sẽ ngồi trên nấm mộ,

    ai gặt hái bổng lộc sẽ ngồi trên kho báu,

    ai gặt hái vinh quang sẽ ngồi trên sự tôn kính ngưỡng mộ,

    ai thực sự sống với văn chương sẽ ngồi trên đống cứt.



    Ngày nào cũng phải ngồi lên cứt, ít nhất mỗi ngày cũng phải một lần.

    Và ngày nào cũng phải tạo ra nó. Sống là để làm ra cứt.



    Kẻ đang ngồi trên cứt tự nhủ: «Cứt giúp mùa xuân làm nở hoa hồng.»[*]

    Trong màu sắc và hương thơm của hoa hồng có cả sự hoan lạc, ảo tưởng, sự giàu có và quyền lực tối cao của cuộc sống.

    Có cả máu từ những bàn tay lơ đễnh chạm vào gai của nó.

    Có cả mùi hôi thối của nguồn dinh dưỡng bốc lên từ dưới gốc.

    Trong khi hồng chưa nở hoa, người ngồi trên cứt tiếp tục làm ra cứt để cho những kẻ đi qua bịt mũi nhăn mặt, nhổ nước bọt vào cái thứ cặn bã đang bốc mùi dai dẳng.



    Có khi hồng chưa nở hoa mà người ngồi trên cứt đã chết.

    Chết mà không biết rằng xác bốc toàn mùi cứt.

    Gió gói mùi cứt mang về cất trong góc khuất của căn nhà mùa đông

    Hơi lạnh bảo quản ngăn không cho mùi khuếch tán.

    Hương cứt và mùa đông lẩn quất trong một hợp âm trầm, nặng.

    Không gian cô đặc phong toả sự chờ đợi

    Thân xác thối rữa trong im lặng

    Thời gian hoàn tất công việc phân huỷ với nhịp điệu từ tốn chậm rãi



    Cứt rồi sẽ đi qua mùa xuân để gặp hoa hồng.



    (04/11/2006-27/3/2008)

    ReplyDelete
  34. vâng, và cả đóng góp xây dựng hoạt động khoa học ở đại học nữa:

    http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&News=3745&CategoryID=6

    ReplyDelete
  35. bác Hán xịn/nghĩa Việt: nhưng ở đây "vô tri" có nằm trong hạng mục những từ bị dịch chuyển nghĩa quá nhiều như các ví dụ của bác đâu? mà tự dưng sao lại hoài nghi? ai hoài nghi, hoài nghi cái gì, và tại sao lại không hoài nghi?

    ReplyDelete
  36. bác cứ tra tất cả các từ điển mà xem, cách giải nghĩa tương đối thống nhất đấy, "vô tri" có nằm trong hệ thống ấy đấy bác ạ. Cái câu về hoài nghi thì tôi viết tiếng Việt xịn mà, có gì khó hiểu đâu bác.

    ReplyDelete
  37. ok, vậy coi như tôi hiểu ý bác là chị Từ Huy không nên bị lung lạc vì những gì tôi nói, vì chị ấy đã nói đúng rồi, phải vậy không ạ?

    ReplyDelete
  38. đây là ý kiến của Hoàng Ngọc Tuấn bên tienve.org:

    http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=12018

    ReplyDelete
  39. bác đúng là nổi tiếng thông minh. Danh bất hư truyền! Nhưng khổ chủ có bị lung lạc không thì tôi và bác đều không biết được, he he...

    ReplyDelete
  40. Xin lỗi Anno, vì tôi thấy cái comment của tôi mãi không hiện ra nên tôi sốt ruột nhấn thêm mấy cái, tôi không có ý định spam, thành thực xin lỗi!
    Về việc dịch: Tôi ủng hộ việc chọn từ tiếng việt để biểu đạt khái niệm, trừ phi không thể tìm được từ việt nào thì mới dùng đến từ hán việt

    ReplyDelete
  41. Giới thiệu thêm một câu này:
    j'assume mon ignorance, donc je suis
    Tôi chịu trách nhiệm về sự thiếu hiểu biết/ không hiểu biết/ không biết/ của mình, vậy thì tôi tồn tại
    hay là:
    tôi chịu trách nhiệm về vô tri của mình, vậy thì tôi tồn tại.
    (vô tri ở đây là tình trạng vô tri, lấy lại cách giải thích của CVD)
    ????
    Ôi nói tiếng Việt thế nào đây?

    ReplyDelete
  42. quachhoanglan: blog này để chế độ kiểm duyệt comment nên sau khi bác post, tôi phải nhấn một nút nữa thì nó mới hiện ra ở đây, bác không cần phải sốt ruột bấm nhiều lần :)

    ReplyDelete
  43. Sao cô Từ Huy viết thơ thô tục vậy? Triết lý bằng... phân ư? Ôi không!

    ReplyDelete
  44. Ví dụ bạn Ano đưa ra trên kia là một câu nói ạ, có tính triết lý ạ, một mệnh đề ạ
    (J'assume mon ignorance, donc je suis)

    Còn L'igorance ở đây là TỰA SÁCH của một TÁC PHẨM VĂN HỌC ạ.

    ReplyDelete
  45. Chiều Vô Nghĩa

    Gió thổi qua tay
    Lạnh cây Bàng bé
    Chiều thu cổ lỗ sĩ
    Công viên đông chí
    Sương sa cà khịa
    Cho tôi một ngày chức năng vô lý!
    Để tôi ngồi vô nghĩa nhất
    Vô tri...

    ReplyDelete
  46. hì đúng thế, Trần Dần, quên mất :) tks

    ReplyDelete
  47. @bạn ano 'TỰa sách": thế khi là tựa sách thì tự nhiên từ ignorance nó không còn là từ ignorance nữa hả bạn? Kỳ cục vậy? nó có là tựa sách, hay nó nằm trong câu châm ngôn hay nó nằm trong một bài thơ thì nó vẫn là cùng một từ ấy chứ. Bạn đọc CUỐN SÁCH L'ignorance mà xem, từ này xuất hiện nhiều lần trong sách đó. THế thì khi nó là tựa sách nó sẽ khác khi nó là một từ trong cuốn sách à? Sao kỳ cục thế bạn?

    ReplyDelete
  48. Vô tri trong bài thơ này của Trần Dần đặt trong toàn bộ hệ thống: gió, cây bàng, công viên, sương, sẽ không có cách hiểu nào khác ngoài "không có khả năng nhận biết", vì không có khả năng nhận biết nên mới "chức năng vô lý", mới "vô nghĩa" và cuối cùng là "vô tri".
    Hay, bác ano này hay thật, đúng lúc đúng chỗ

    ReplyDelete
  49. Thật sự tôi thấy mấy cái ví dụ các bác đưa ra không được đắt giá lắm. Mấy cái ví dụ đấy (tục tử vô tri, Để tôi ngồi vô nghĩa nhất / Vô tri...,Hòn đá vô tri tim tĩnh mịch) nếu nói có nghĩa là không biết thì tôi vẫn cảm thấy đấy là thứ không biết của gỗ đá, cây cỏ chứ không phải thứ không biết của con người. Ví dụ như câu thơ của Trần Dần: Để tôi ngồi vô nghĩa nhất / Vô tri... thì cái vô tri ở đây là con người như là gỗ đá, không còn cảm xúc, cảm giác, không còn nhận thức được xung quanh.

    ReplyDelete
  50. "phường tục tử vô tri" thì tất nhiên không phải nghĩa "vô tri vô giác" rồi, mấy ví dụ kia thì khó nói hơn

    hôm qua tôi đã tìm được cả một loạt ví dụ về dùng "vô tri" trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đúng lúc post thì mạng down, mất sạch, ngại làm lại quá, nghĩa của từ này biến thiên rất nhiều (Nguyễn Gia Thiều, Ma Văn Kháng, Nguyễn Thị Hoàng...)

    ReplyDelete
  51. Hoài lời nói kẻ vô tri
    Một trăm gánh chì đúc chẳng nên khuôn
    (ca dao)

    ;ppp

    ReplyDelete
  52. @ ban Ano: Tôi bảo là một TÁC PHẨM VĂN HỌC chứ không nói một CÔNG TRÌNH KHOA HỌC bạn nhé. Nếu như bạn lý luận một chữ đã xuất hiện NHƯ THẾ NÀO thì phải xuất hiện NHƯ THẾ ẤY ở tất cả mọi nơi trong một cuốn truyện thì hẳn nhà văn phải làm INDEX cho một TÁC PHẨM VĂN HỌC như một CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC về hệ thống thuật ngữ đã sử dụng ấy nhỉ?

    Bác dịch giả họ Cao cho tôi hỏi là bác Milan Kundera, trong lúc trao đổi với bác ấy thì có cam kết với nhau kiểu "anh đã viết chữ nào thì chú cứ phải dịch nguyên thế cho anh" không?

    Bạn Ano: Thế bạn có xem thêm bản tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Trung để đối chiếu chữ đó ở trong bản dịch họ có dịch nguyên xi thế không? Mà bạn đã đọc được tiếng Pháp cỡ sách Milan Kundera, lại mua về nhà đọc thì tôi nghĩ tầm cỡ bạn cũng dịch giả hoặc nhà chuyên môn chứ không phải ít. :p Thế sao bạn không "đề xuất" một bản dịch khác, nghĩa là bạn dịch lại cuốn này này này, phải thế hơn không? :)

    ReplyDelete
  53. bạn ano TÁC PHẨM VĂN HỌC: bạn nổi giận khí không phải. Dù là tác phẩm văn học hay công trình khoa học hay bài thơ hay câu châm ngôn thì từ ignorance lại có thể biến thành một từ khác khi ở mỗi thể loại à?
    Tôi không phải là nhà chuyên môn gì, chỉ là một người đọc sách bình thường bạn ạ. Tôi tưởng là mình cũng được phép nói dăm câu ba điều mà không bị bắt buộc phải đi dịch lại sách chứ.
    Mí lại, dù ông Kundera không yêu cầu gì thì ông dịch giả (dù họ Cao hay họ gì) cũng phải cố mà dịch trung thành với ý ông ấy chứ, như thế mới nên làm nghề dịch.

    ReplyDelete
  54. Trung thành mà lẩm cẩm, khô cứng, bó buộc thì tất nhiên không thành thơ văn rồi, bạn Ano SỰ THIẾU HIỂU BIẾT/ KHÔNG HIỂU BIẾT/KHÔNG BIẾT ạ.

    ReplyDelete
  55. Tôi đặt từ "vô tri" trong một hệ thống từ tiếng Việt có cùng cấu trúc: vô tri, vô danh, vô học, vô cảm, vô nghĩa...
    thì thấy rằng "vô" ở đây có nghĩa là "không có":
    vô danh: không có tên, vô học: không có học thức, vô cảm: không có cảm xúc, vậy thì vô tri: không có tri giác (tức là năng lực cảm nhận, nhận thức như là gỗ đá, cây cối đó). Và tất cả các từ bắt đầu bằng "vô" trên đây đều là tính từ. Và các thành tố sau "vô' đều là danh từ. Và tất cả các từ được cấu tạo theo kiểu này đều là tính từ: cây bạch đàn vô danh, một chiều vô nghĩa, một kẻ vô cảm, một vật vô tri, một tiến sĩ vô học...
    Như vậy tiếng Việt được cấu tạo theo một quy tắc rất chặt chẽ đấy chứ các bác.
    Trong khi đó nếu các bác hiểu "vô tri" là "không biết" thì ta sẽ có "vô" = không, giới từ phủ định và "biết" = động từ. Và điều này lại hoàn toàn không nằm trong quy luật trên. Và trên thực tế các từ điển đều thống nhất "vô tri" là tính từ.

    ReplyDelete
  56. ơ, sao nói mãi rồi mà bác vẫn khăng khăng "tri" chỉ có nghĩa là "tri giác" nhỉ, bác không hiểu một cái gì trong những ý kiến ở trên à ;p

    ReplyDelete
  57. tất nhiên "tri" gốc hán không chỉ có nghĩa là tri giác, nhưng "tri" ở trong từ "vô tri" có nghĩa là gì, đó là vấn đề được bàn suốt từ mấy hôm nay, tôi cũng chỉ nói điều đó mà thôi bác ạ.

    ReplyDelete
  58. thế bác hiểu "vô vi" như thế nào?

    ReplyDelete
  59. và "vô số" thì sẽ là "không có số"?

    ReplyDelete
  60. "vô vi" là từ hán xịn (mượn lại cách nói của bác ano trên kia, một học thuyết của Lão Tử, bà con đều rõ. Còn "vô số" không ở trong cùng hệ thống tôi vừa nêu. Thuộc hệ thống khác: vô số, vô vàn, vô kể...
    Đến đây chắc phải nhờ bác nào bên ngôn ngữ xịn giải thích những cách cấu tạo kiểu như thế này

    ReplyDelete
  61. hình như là đa số các từ ghép có "vô" là thành tố đầu, đều dùng với nghĩa "không có": vô tận, vô hạn, vô độ, vô vọng, vô tình, vô tâm, vô tội, vô điều kiện, vô ý, vô trách nhiệm, vô thời hạn, vô sản, vô song...
    nhưng đây là những từ ghép có nghĩa do ghép nghĩa của các thành tố lại.
    Còn có những từ ghép do tổng hợp nghĩa của các thành tố, tức không phải chỉ là một phép cộng đơn thuần, ví dụ:
    vô thần: không tin vào thần thánh (tất nhiên trong trường hợp này cũng có thể hiểu là: không có thần:)
    vô phép: xin phép (bác)(quả thật là em vô phép bác lạm bàn linh tinh tí, cho nó vui!)
    vô thiên lủng: cái này thì em cũng chịu chết không biết thế nào là "thiên lủng".

    ReplyDelete
  62. - Bạn Từ Huy xử sự như vậy là nhầm lẫn rồi. CVD là dịch giả công khai của "Vô tri", độc giả người Việt đều biết tác phẩm này của Kundera trong tiếng Việt dưới cái tên Việt ấy. Khi làm hội thảo, bạn Từ Huy không ghi cả tên dịch giả, lẫn tên "Vô tri" mà ghi "L'ignorance". Vậy bạn mặc định là khách đến dự đã đọc nguyên tác? và hội thảo sẽ diễn ra bằng biếng Pháp? Thế thì viết luôn giấy mời bằng tiếng Pháp cho rồi!

    - Tựa "Vô tri" sáng giá hơn hẳn "Sự không biết", vì 2 lý do sau:

    1. về tính văn chương, "Vô tri" đa nghĩa trong tiếng Việt, cũng tương tự như "L'ignorance" đa nghĩa trong tiếng Pháp. Ngoài ra, "Vô tri" có gốc Hán, tương tự như L'Ignorance" có gốc La-tinh. "Sự không biết" rõ ràng quá, áp đặt quá, thậm chí nhạt nhẽo, không xứng với tầm của Kundera và không phải là phong cách của Kundera.

    2. về mặt nội dung, "vô tri" (vô cảm, vô tình...) là tình trạng chung của xã hội Tiệp thời tiền Xô-viết, mà Kundera đề cập và phân tích thông qua hành trình tìm lại cố hương của hai nhân vật chính.

    ReplyDelete
  63. - Xin lỗi: xã hội Tiệp thời "hậu Xô-viết" chứ không phải "tiền Xô-viết".

    ReplyDelete
  64. Tôi nghĩ một số bác quá đơn giản và nhẹ dạ :p trong việc nói Hán xịn/tiếng Việt. Tôi không cho là có thể nói chuyện này một cách dễ dàng như thế. Cái gì là Hán và cái gì là Việt trong tiếng Việt? "Vô số" trông thế thôi nhưng nó xuất hiện trong Từ điển Hán-Việt Đào Duy Anh đấy, và được chú nghĩa là "Nhiều lắm", nhưng mở ngoặc tiếng Pháp lại kỳ cục: "sans nombre", chả hiểu cụ Đào thế nào nữa kả :d, "vô vàn" và "vô kể" thì không. Xếp chung vào một category như thế đấu có được, phải không ạ?

    ReplyDelete
  65. @Vô danh:
    1) Bạn có thể chỉ ra một từ tiếng Pháp mà không có gốc latin được không?
    2) Bạn có biết chữ cái tiếng việt có nguồn gốc từ đâu không?
    3) Theo bạn Kundera để cập đến triết lý chính gì (theo tầm của Kundera-như bạn nói) trong "L'Ignorance"?
    4) Bạn có đọc nguyên bản tiếng Pháp của "L'Ignorance"? Hay bạn chỉ hiểu "L'Ignorance" theo lăng kính của CVD?

    Bạn hãy trả lời cho tôi những câu hỏi đấy trước khi ta tranh luận tiếp để tìm cách dịch cái đầu đề của cuổn sách này!

    ReplyDelete
  66. hơ, đang định viết tiếp thì thấy comment của quachhoanglan hihi, hai câu hỏi đầu của bác ngộ ghê, trong tiếng Pháp thiếu gì từ không có gốc Latin hí hí, và "chữ cái tiếng Việt" tức là í bác sao? bảng chữ cái abc á, hay vocabulaire, hay gì?

    ReplyDelete
  67. Câu chuyện xung quanh từ ngữ thì chắc còn có thể kéo dài được, ở đây tôi chốt lại hai điều:

    Thứ nhất, tôi chứng minh rất rõ ràng là TS Nguyễn Thị Từ Huy nói không đúng khi giải thích từ ngữ, với đầy đủ các lập luận.

    Thứ hai, ở các ý kiến nảy sinh, tôi cũng đã chứng minh "vô tri" không chỉ xuất hiện theo nghĩa "vô tri vô giác", "vật vô tri".

    Rõ ràng được chưa ạ?

    ReplyDelete
  68. Về bản thân câu chuyện này, tôi chỉ muốn nói ngắn gọn như sau.

    Tôi đã dùng đến cụm từ "không hợp thức", và cho đến giờ tôi vẫn không nghĩ là có gì sai lầm khi dùng nó.

    Trong sự lên tiếng của chị Từ Huy ở đây, tôi nghĩ rằng chị muốn đẩy trách nhiệm sang cho người khác. Quan điểm của tôi là hành động của ban tổ chức buổi nói chuyện thể hiện thiện chí của họ, cho cả chị lẫn tôi. Nhân vật chính ở đây là chị, chứ không phải ai khác, những gì phát ngôn ra là từ chị, chứ không phải ai khác. Và những điều đó, theo tôi, trộn lẫn cả sai lầm lẫn không hợp thức.

    Cái không hợp thức nhất, như tôi cũng đã nói, là chuyện chị lờ đi một thực thể tồn tại sẵn, tôi nghĩ cho dù là không cố tình thì câu chuyện này cũng phần nào thể hiện việc chối bỏ sạch trơn công việc của người khác. Điều này với tôi là không hay, tôi tuy hay nói đùa, hay chỉ trích nhiều người, nhưng mỗi khi chỉ trích thì tôi chỉ nhìn vào từng điểm, từng chỗ, chứ không bao giờ phủ định sạch trơn. Trong vẻ đùa cợt có khi còn hàm chứa nhiều nghiêm túc hơn trong cái vẻ nghiêm túc bên ngoài.

    Chúng ta làm công việc chữ nghĩa, một câu nói đãi bôi như câu cuối trong đoạn tin của Tia Sáng, ai chẳng hiểu nó có hàm ý gì.

    Tôi cũng chẳng coi chuyện này là có gì quan trọng, nhưng không thể không nói được, một khi đã là như thế này. Dù sao thì chuyện nào cũng có mặt tích cực của nó, ở đây tôi cũng tìm thấy những điều tích cực, nhưng những cái đó, tôi giữ lại làm của riêng ;d

    ReplyDelete
  69. Nến bác Vô danh là bác CVD thì bác hãy trả lời nghiêm chỉnh đi, còn nếu bác CVD không phải là bác Vô danh thì bác CVD có thể gợi ý để bác vô danh trả lời. Đừng có loanh quanh nữa, không xứng bậc quân tử!

    ReplyDelete
  70. @quachhoanglan,
    1.Xin hỏi lại : Từ nào tiếng Pháp cũng có gốc La-tinh ?

    2.Xin hỏi cụ Alexndre de Rodes để biết: Chữ cái tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu ?

    3.Tôi không bàn đến tính triết lý mà Kundera đề cập trong tác phẩm. Trong entry này, chúng ta đang bàn xem « L’ignorance » dịch là « Vô tri » đúng hay không. Cái tầm của Kundera mà tôi muốn nói là tầm văn chương, vì khi đánh giá Kundera thì phải đánh giá ông ấy trong tư cách một nhà văn, những danh hiệu theo sau chỉ là hạng thứ. Và theo thiển ý của tôi, như đã trình bày trong comment trước, cái tựa «Vô tri» tương xứng với tầm cỡ và hợp với phong cách Kundera hơn là «Sự không biết». «Vô tri» đa nghĩa, phức tạp, gợi mở. Còn «Sự không biết» thì ngược lại.
    4.Nhờ cái entry này mà tôi biết CVD đã dịch «L’ignorance» sang tiếng Việt. Võ vẽ chút tiếng Pháp, tôi cũng phải cùng độc giả Pháp ngữ chờ mỏi cổ 3 năm mới đến ngày được đọc «L’ignorance», vì Kundera tự ái cao độ sau khi «L’identité» bị giới chuyên môn chê trình độ tiếng Pháp, sách viết xong không thèm cho xuất bản ngay.
    Theo những gì mà tôi cảm nhận được từ ngày ấy thì thông điệp chính của Kundera trong «L’ignorance» là tình trạng vô tri (bàng quan, lãnh đạm, thờ ơ, không thèm biết, không muốn biết) bao trùm xã hội Tiệp, kết quả của 20 năm bị Liên Xô chiếm đóng và tảy não. Vô tri với hiện tình đất nước. Vô tri với những gì đã xảy ra. Vô tri giữa con người với nhau…
    Theo tôi,"vô tri" tương đương với "l'ignorance" trong tiếng Việt, cả về nghĩa lẫn văn. Nếu bạn tìm được từ nào thích hợp hơn «vô tri» thì nên đề xuất. Tôi nghĩ CVD cũng không hẹp hòi gì mà không chấp nhận.
    Còn bạn Từ Huy đi học ở Pháp, làm đến TS, mà phong cách làm việc không khoa học lắm (chưa kể là thiếu lịch sự). Bây giờ cứ tưởng tượng, giữa đất Pháp mà người ta nhận được cái giấy mời kiểu « la maison du Japon a le plaisir de vous inviter à la conférence-débat autour du roman ノルウェイの森 (Le bois norvégien), thì có lẽ 90% độc giả của «La ballade de l’impossible» sẽ từ chối đến dự vì sợ phải tham gia bằng tiếng Nhật.

    ReplyDelete
  71. Tôi cho là sự nhập nhằng trong cách hiểu của từ "vô tri" ở đây là do ở chữ "tri" có nghĩa là "biết". Nếu chúng ta chấp nhận cách dịch của CVD thì từ "vô tri" sẽ có hai nghĩa :
    1- "không biết" kiểu cây cỏ, gỗ đá, do không có linh hồn
    2- "không biết" kiểu con người, có linh hồn, nhưng năng lực "biết" bị hạn chế.
    Ngoài ra còn một nghĩa bóng (sens figuré) nữa để chỉ con người vô tri như gỗ đá mà chúng ta khoan xét đến.

    Hai sự "vô tri" này là hết sức khác nhau, trong tiếng Pháp dùng 2 từ hoàn toàn khác nhau để chỉ là "ignorance" và khái niệm "inanimé", từ "inanimation" được xếp loại hiếm (rare). Nếu chúng ta buộc phải dùng một từ "vô tri" để chỉ hai khái niệm khác nhau đến thế thì rất dễ gây nhầm lẫn cũng như cho thấy sự nghèo nàn của ngôn ngữ.

    Giả sử có một chuyện khác tên là "l'inanimation" thì chúng ta cũng phải dịch là "vô tri" và sẽ phải cắt nghĩa dài dòng là "vô tri" này thì khác "vô tri" kia.

    Vấn đề ở đây dường như là khái niệm "ignorance" với nghĩa trong tác phẩm của Kundera dường như trong tiếng Việt chưa có từ nào hay hơn "sự không biết" để diễn tả(cá nhân tôi cho rằng "sự vô minh" là đúng nhưng thôi chúng ta không lạm bàn sang "vô xx" nữa). Như vậy nếu chúng ta cần phải "sáng chế" ra một từ mới thì "Bất tri" cũng chấp nhận được cho dù (và bởi vì) nó chưa có trong từ điển, "vô tri" cũng là một ứng cử viên được nhiều người thích như chúng ta thấy nhưng nó có những bất tiện mà tôi vừa nói trên đây.

    ReplyDelete
  72. quachhoanglan: hết tư duy con người lại đến quân tử, thế mà chả biết tí lịch sự nào hic

    ReplyDelete
  73. Lan Hương: hiện tượng mà bác nói theo tôi nghĩ càng cho thấy là ngôn ngữ không nghèo nàn chứ?

    Vả lại, một từ đa nghĩa có thể có tất cả các nghĩa mà nó hàm chứa sẵn, ở một chỗ. Sự chuyển dịch nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác có tính chất tương đối cực đại, theo tôi thì chẳng có từ nào là thực sự tương đương với một từ khác, vì còn ti tỉ sắc thái, cộng với một lịch sử ngữ nghĩa biến động cấp thêm cho mỗi từ những hàm nghĩa mới. Cũng trong hạng mục "vô+x", từ "vô tư" bây giờ có những nghĩa rất khác, nhưng một khi nhìn thấy nó thì một người có "sens commun" sẽ hiểu đại khái chính xác nó muốn nói gì ở đúng chỗ đó. Chúng ta chỉ có thể lựa chọn cái gì mà cá nhân mình nghĩ là đúng hơn cả trong số các lựa chọn mà thôi. "Vô tri" là lựa chọn của tôi, tôi cũng không phản đối người khác có suy nghĩ khác.

    Trong chuyển dịch những từ có tính chất cô đọng như thế này, tất nhiên nảy sinh hiện tượng "thiếu nghĩa" hoặc "thừa nghĩa", trong trường hợp "vô tri"-"l'ignorance" thật ra theo tôi không "thiếu" mà "thừa", nhưng cũng có chỗ hợp lý nhất định: "vô tri" theo nghĩa chung là tình trạng không biết (hệ quả của nó, một cách logic, là sự ngu dốt), nhưng cũng có thể dùng để chỉ trạng thái của cô người yêu Josef khi tự tử hụt trên núi. Nghĩa này thừa so với nguyên bản tiếng Pháp, nhưng theo tôi vẫn chấp nhận được.

    Ngay từ đầu tôi không có ý định giải thích về lựa chọn của tôi, mà chỉ ra những chỗ sai trong giải thích chữ nghĩa của TS Nguyễn Thị Từ Huy thôi.

    ReplyDelete
  74. Bác nói Từ Huy sai, nhưng nhiều người ở trên, và cả tôi, thì không. Bác hơi quyết đoán quá bác ạ.

    ReplyDelete
  75. Tôi không rõ thực hư nội tình, mới nghe bác CVD nói nhiều mà chưa thấy bác TH nói gì mấy. Nhưng giả định là bác TH nghiên cứu trên bản gốc chứ không phải bản dịch thì cũng được quyền làm như thế chứ nhỉ, và cũng được đề xuất các lựa chọn của mình chứ nhẩy, phải không các bác?
    Tôi đọc trên web của viện văn học thấy có bài nghiên cứu nói đến cuốn "Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ", trong khi cuốn này đã được dịch ra tiếng Việt trước 75 là "Chân dung một chàng nghệ sĩ trẻ". THế sao các bác không đòi hỏi hộ ông dịch giả sài gòn cái quyền được nhắc đến, như các bác đang đòi ở đây? Sao các bác không kết án là tác giả bài nghiên cứu đã "lờ đi một thực thể tồn tại sẵn"?
    Thế rồi các bác mà gõ google thì thấy còn những biến hóa khác, trong đó có "chân dung một chàng trai trẻ" nữa cơ đấy các bác ạ.

    ReplyDelete
  76. @Nhị Linh: "Tôi nghĩ một số bác quá đơn giản và nhẹ dạ :p trong việc nói Hán xịn/tiếng Việt. Tôi không cho là có thể nói chuyện này một cách dễ dàng như thế. Cái gì là Hán và cái gì là Việt trong tiếng Việt?"
    Tôi đây bác. Dễ dàng quá để kết luận rằng tôi nhẹ dạ. Bây giờ bác cứ thử dịch majestic sang tiếng Việt là "rét mướt" đi rồi chú thích rằng đấy là nghĩa gốc trong tiếng Hán, nếu làm vậy mà bác yên ổn thì xin bái phục. Hay thử mệnh đề này: "une méthode bien appréciée par les scientiques" bác thử dịch thành "một thủ đoạn được các nhà khoa học đánh giá cao" xem có được không. Từ "thủ đoạn" trong nghĩa gốc hán là "phương pháp, phương cách", các bác đều biết rõ hơn tôi, nhưng người Việt không dùng nghĩa đó. Vấn đề ở đây các bác là người Việt hay người Tàu? Cái identité của các bác sẽ quyết định sự lựa chọn của các bác.

    ReplyDelete
  77. Serious :p

    Bác Từ Huy chưa nói gì mấy vì bác Từ Huy còn bận với nick ảo. LOL!

    ReplyDelete
  78. Nghiên cứu tác phẩm gốc thì đương nhiên là việc của nhà nghiên cứu rồi, nghiên cứu mà không dựa trên bản gốc thì mới là lạ.

    ReplyDelete
  79. @quachhoanglan,
    Bác bảo "vô danh" là Nhị Linh là sao? Ôi giời, tranh luận cho vui chứ thua đủ gì ở đây mà phải lấy danh ảo hở bác? Nhưng cần lắm, thì tôi cũng có thể đưa tên thật, bác ạ.

    @Lan Hương,
    Một từ "vô tri" mà nói được cả mấy nghĩa phức tạp như thế, trong đó có cả nghĩa "không biết" thì "vô tri" là lựa chọn hợp lý quá rồi còn gì. Bây giờ bác được thủ trưởng giao nhiệm vụ mua "thịt", ra tới chợ bác mới ớ ra không biết thủ trưởng muốn thịt gì, thì chắc nhất là bác mua luôn mấy loại thịt, đúng không?
    Tôi thì tôi thấy Kundera thích chơi chữ, thích trêu đùa độc giả. "Vô tri" để cho người ta còn lúng túng chứ "Sự không biết" thì huỵch toẹt cả ra rồi! Với lại một cái tựa đa nghĩa thế thì còn khiến người ta tò mò, rồi đi tìm lời giải ở trong tác phẩm chứ.

    Các bác cứ tranh luận đâu đâu mà không đọc vào lý giải của bác Từ Huy. "Các nhân vật có đầy đủ tri giác, tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc, nhưng họ, hoặc là không biết đến quá khứ, hoặc là không biết đến hiện tại, hoặc là không biết tương lai, do vậy cũng có thể không biết cả ba thứ". Cá nhân tôi thấy câu này câu này vô nghĩa.

    Còn một chuyện này nữa, bác Từ Huy hình như cũng hơi có vấn đề với tiếng Pháp. Khi người ta nói "objet inanimé" thì đằng sau đấy thường có thêm ý gì nữa (ví dụ như ông Lamartine viết là "Objets inanimés, avez-vous donc une âme?"), chứ không thì chẳng ai nói "objet inanimé" vì dĩ nhiên đã là "objet" thì phải "inanimé" rồi.

    ReplyDelete
  80. "Các nhân vật có đầy đủ tri giác, tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc, nhưng họ, hoặc là không biết đến quá khứ, hoặc là không đến hiện tại, hoặc là không biết tương lai, do vậy cũng có thể không biết cả ba thứ"
    Bác Từ Huy không những có vấn đề với tiếng Pháp, có vấn đề với tiếng Việt, mà còn có vấn đề với cả đọc hiểu văn bản nữa ấy chứ.

    ReplyDelete
  81. Bác Từ Huy có mấy điểm không ổn:
    -thức nhất đã có bản tiếng Việt thì không thể không nhắc đến bản tiếng Việt, nhất là bản tiếng Việt lại vừa dịch xong chưa lâu. Nếu bản dịch lâu quá rồi (trước 75 chẳng hạn) thì có thể không biết đến là chuyện bình thường.
    -Thứ hai là hiểu từ "vô tri" không chính xác mà dám khẳng định chắc chắn.
    -thứ ba là đề xuất một từ không có tính văn học "sự không biết", nghe vừa nặng nề, vừa khô khan.
    -thứ tư là giải thích lý do chọn từ "sự không biết" không thuyết phục.
    -thứ năm là đâỷ trách nhiệm cho báo chí. Nếu bác Từ Huy không đồng ý sao có chuyện công bố trên báo được.
    Tổng kết sơ sơ như vậy thôi.

    ReplyDelete
  82. Vậy chúng ta có thể nói "gỗ đá vô tri", "con người vô tri", vậy chúng ta sẽ nói thú vật vô tri hay là không vô tri ?

    Một từ có thể đa nghĩa, nhưng những nghĩa đó của nó không được loại trừ lẫn nhau.

    Theo bạn Nhị Linh thế nào là sự nghèo nàn/giàu có của ngôn ngữ ? Ngôn ngữ phát triển không ngừng, cùng với sự phát triển của mọi ngành khác, nó phải có khả năng diễn đạt những khái niệm mới, càng diễn đạt được chính xác nhiều khái niệm, nó càng giàu có. Nếu chúng ta cứ dùng những từ cũ để thêm nghĩa mới thì sẽ gây rất nhiều lẫn lộn (ambiguité), ngôn ngữ ấy không những nghèo nàn mà còn chất lượng kém.

    @ vô danh : chẳng lẽ bác so sánh bác CVD với anh nhân viên không biết sếp muồn "thịt" gì nên mua đại 2, 3 thứ thịt hay sao ?

    ReplyDelete
  83. @Lan Hương,

    Không có chuyện so sánh CVD với anh nhân viên ấy đâu bác ơi. Anh ta phải mua mấy thứ thịt cho chắc, còn CVD chọn 1 từ "vô tri" mà được những mấy nghĩa.

    Theo nguyên tắc nào mà bác cho "vô tri" là "từ cũ"?

    ReplyDelete
  84. To Nhi Linh:
    I read "Ignorance vs. Deliberation" Ilya Somi and found these words "political ignorance" and "public ignorance". Could you please translate and explain them in Vietnamese?
    Thanks

    ReplyDelete
  85. GC: bác đợi tôi tìm đọc bài đấy xem nó nói về cái gì đã nhé ;d

    trên tienve.org mới có thêm một bài bàn về vấn đề ở đây, của Hoàng Long:

    http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=12031

    hẳn đây là bạn Hoàng Long "Tương lai nào cho đôi mắt tối?" :)

    ReplyDelete
  86. Bạn Hoàng Long này chắc là dịch giả chuyên nghiệp nên hiểu vấn đề nhỉ. Bên kia, có gốc la-tinh, bên này có gốc Hán là uyển chuyển rồi. Bác nào biết tiếng Hàn, thử xem nốt người ta có dịch "L'ignorance" là "Vô tri" không?

    Dịch không những cần đúng mà còn phải đẹp nữa. Các bác nghĩ thế nào chứ riêng về khoản thẩm mỹ thì tôi cáo từ ngay "Sư không biết". Còn "Sự không biết" có đúng hay không thì cũng phải xem thêm. Tôi nhớ là trong "L'ignorance",Kundera dùng cả ignorer, ne pas savoir, ne pas connaître. Vậy thì khi dịch "ignorer" hay "ignorance" sang tiếng Việt, dịch giả cần tìm một từ khác hơn là "không biết" hay "sự không biết".

    ReplyDelete
  87. @ vô danh : tôi hiểu rồi, ý bác nói là bác CVD đem về một miếng thịt to và bảo nó vừa là "thịt gà" vừa là "thịt bò"!! "Vô tri" đối với bác ( và CVD?) vừa có nghĩa " vô tri giác" (chỉ vật) vừa có nghĩa "vô tri thức" (chỉ người) vừa có nghĩa "không biết" bao hàm cả hai từ trên. Từ mà đa nghĩa như vậy thì chỉ có từ "xì-trum" mà thôi!

    Ý tôi nói "từ cũ" nghĩa là từ đã tồn tại với nghĩa riêng của nó trong từ điển rồi!

    Từ "vô tri" của CVD có thể rất sang trọng và rất duyên nhưng mà về mặt học thuật thì nó không đạt.

    ReplyDelete
  88. I like Hoang Long and Nhat Chieu.
    Thanks so much.

    ReplyDelete
  89. Chip

    Anh Hoang Long luan hay lam.

    ReplyDelete
  90. @ Lan Huong:
    Từ "vô tri" của CVD có thể rất sang trọng và rất duyên nhưng mà về mặt học thuật thì nó không đạt.

    Ý bạn muốn nói là ''học thuộc''? :p

    Askme

    ReplyDelete
  91. @lan huong,

    Bác nhầm to rồi, CVD mang từ "vô tri" ra "bảo" nó có nghĩa này, nghĩa kia thế nào được. Tôi có khả năng thẩm định của tôi chứ. Các độc giả khác cũng có khả năng thẩm định của người ta chứ. Chú ý: "vô tri" còn nhiều nghĩa hơn 3 nghĩa mà bác đưa ra cơ.

    Theo bác, "từ cũ là từ đã tồn tại với nghĩa riêng của nó trong từ điển rồi". Vậy thì không chỉ "vô tri" là "từ cũ", mà cả "ignorance" cũng là "từ cũ". Hợp quá còn gì.

    Bác kêu ca "vô tri" đa nghĩa. Ai dám cả quyết là "ignorance" chỉ có một nghĩa duy nhất là "không biết".

    Nói để bác biết, tạo nghĩa mới cho các "từ cũ" là cái mà các nhà văn, đặc biệt là nhà thơ, hay làm lắm đấy nhé.

    em dài man dại
    em dài quên che đậy
    em dài tê tái
    em dài quên cân đối
    em dài bối rối
    em dài vô tội
    em dài
    khổ tâm.

    ReplyDelete
  92. Ví dụ sau rõ hơn: từ "trong" thì ai cũng biết rồi nhé, thế mà vào tay nhà thơ thì nó thành thế này:

    Phố trong
    Bộ hành trong
    Giờ trong
    Tắc xi trong
    Hành tinh trong
    Bình minh trong
    Mittinh trong
    Mành trong
    Nữ trong
    Trà trong
    Đường Hai Bà trong
    Nhà trong
    Ngõ Huê Kiều trong
    Sao trong
    ...

    ReplyDelete
  93. thuyết phục lắm, bác tìm thêm vài ví dụ được không?

    ReplyDelete
  94. Tôi thêm ví dụ có được không ?

    Người Ấn độ giáo không ăn thịt.
    Người Hồi giáo không ăn thịt.
    Người Việt Nam ăn thịt, có lẽ ngoại trừ thịt.

    Nếu các bác hiểu đấy là gì thì chúng ta đang nói tiếng "xì trum", còn nếu các bác không hiểu thì có gọi nó là thơ được chăng ?

    (Bài "thơ" ấy có nghĩa là :

    Người Ấn độ Giáo không ăn thịt bò.
    Người Hồi giáo không ăn thịt heo.
    Người Việt Nam ăn tất cả mọi loại thịt, có lẽ trừ thịt người.)

    Còn "vô tri" thì mọi người đều biết cả rồi, nên về mặt "học thuộc" thì nó rất đạt.

    ReplyDelete
  95. @Bác anonymous ở trên: Cả tập "Mùa sạch" làm theo kiểu này mà... Chữ "mùa", chữ "sạch", chữ "trong", chữ "sáng", chữ "chiêm"... được dùng ở rất nhiều nghĩa khác nhau.
    Ví dụ dưới là cho chữ "mùa", trích đoạn thôi:

    Tôi nhất thích công tác ở quả đất mùa
    Khi nốt chân mùa dày dạy gió mùa
    Giọt điện mùa lảy bảy đèn mùa
    ...
    Khi nụ cười mùa mát rượi phố mùa
    Ngày nghỉ mùa chi chít gái trai mùa
    Hoa viên mùa ve vẩy đùi mùa
    Tắcxi mùa ngoe nguẩy chiều mùa
    ...
    Khi điếu thuốc mùa châm cửa sổ mùa
    Que diêm mùa xòe ngọn lửa mùa
    ...
    Tôi nhất thích công tác ở Việt Nam mùa
    Mùa cau ỏn ẻn trầu mùa
    Mùa duyên hò hẹn trăng mùa
    Mùa na rụn rịn vườn mùa
    Mùa Việt Nam trên quả đất mùa
    ...

    ReplyDelete
  96. @lanhuong: hình như bác không hiểu vấn đề. Chữ "trong" ở đoạn thơ trên mang nhiều nghĩa khác nhau còn chữ "thịt" của bác thì có độc một nghĩa thôi, so sánh thế quái nào được.

    ReplyDelete
  97. Vấn đề tinh tế thật, tôi không hiểu đấy. "Trong" ở đoạn thơ trên nghĩa là "trong veo", "trong vắt", "trong lành", "trong xx"... Thịt của tôi nghĩa là "thịt bò", "thịt heo", "thịt khái quát", "thịt xx", sao lại bảo có độc một nghĩa được nhỉ ?

    ReplyDelete
  98. @lanhuong, đúng là bác có vấn đề nặng rồi, tôi thấy không thể tranh luận tiếp được nữa, bác thông cảm nhé.

    ReplyDelete
  99. Vì sao tôi lại có vấn đề nặng, tôi suy luận rất rõ ràng đấy chứ ? Tôi chỉ đem những lý lẽ của các bác (về chuyện từ đa nghĩa chẳng hạn) áp dụng vào thực tế ngôn ngữ thôi, và rõ ràng là nó có vấn đề rất nặng, như bác thấy đấy, chứ không phải tôi có vấn đề.

    Còn nếu vì dòng chữ "gxcxvbj<<dddd<<nk kđe" trên đây thì xin lỗi, hoặc là tôi vô ý hoặc do account của tôi để mở nên ai đó gõ vào đấy, đấy là lỗi đánh máy chữ, xin lỗi nhé!

    Còn nếu bác thấy không thể tranh luận tiếp được nữa thì tôi rất thông cảm thôi.

    Các lý lẽ của các bác về vấn đề gốc từ, về sự phát triển ngôn ngữ ở các nước khác nhau (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật...) còn nhiều điều trật trìa lắm, tôi còn muốn nói tiếp, nhưng chỉ sợ các bác không để cho tôi nói thôi.

    ReplyDelete
  100. bác thích nói thì cứ nói thôi, tôi gần như không bao giờ xóa comment

    mong được bác chỉ giáo đặng rộng tầm mắt

    ReplyDelete
  101. chuyện biết, không biết, không biết rõ... hay trật trìa là bình thường, chẳng ai tránh khỏi, tôi đọc Cao Xuân Hạo, có những lúc thấy ông ấy mắc đúng các lỗi mà chính ông ấy chỉ ra :) thì là bởi vì trước khi ý thức được những cái gì là lỗi thì cũng rất có thể người ta đã phải phạm đúng những cái lỗi đó đã

    ReplyDelete
  102. Thực tình mình không hiểu sao bạn Lan Hương lại không thấy "thịt gà" "thịt lợn""thịt khái quát" "thịt xx" thịt gì gì thì cũng chỉ có độc một nghĩa thôi. Hay là bạn có ẩn ý gì mà mình không thấy?

    ReplyDelete
  103. Chị Thái Thanh bên tổ chức cuộc nói chuyện của TS Nguyễn Thị Từ Huy nhờ tôi gửi lên đây mấy lời như sau:


    Thân gửi bạn Nhị Linh và các bạn đã đọc entry "Vô bất phi...",
    Vì entry nói trên và các cmt dưới entry đó có đề cập một số chi tiết về giấy mời và việc đưa tin nên thay mặt cho bên tổ chức buổi nói chuyện của chị Từ Huy về tiểu thuyết của Kundera,- tức Tia Sáng và Cà phê Sách Trung Nguyên - tôi xin được gửi tới các bạn một số thông tin như sau để các bạn có thể nhìn nhận đầy đủ và khách quan về sự kiện do chúng tôi tổ chức:
    1/ Về giấy mời: Giấy mời được soạn thảo theo ý của chị Từ Huy
    2/ Về bản tin trên Tia Sáng: Bản tin này là của tòa soạn. Chúng tôi trích một đoạn trong dự thảo của bài nói chuyện nên thấy không cần thiết phải thông báo cho tác giả, và việc này không xuất phát từ phản ứng cá nhân như Cao Việt Dũng viết trên blog. Trong công tác tổ chức, việc gửi giấy mời trước và đăng tin sau cũng là bình thường, hợp lệ.

    3/ Cuối cùng, mời các bạn tham khảo bài viết đã hoàn thiện của chị Từ Huy về tiểu thuyết L'ignorance dưới đây, bài viết được hoàn chỉnh sau khi tham khảo những ý kiến bổ ích của những nhà nghiên cứu và dịch giả uy tín như Đặng Anh Đào, Đặng Thị Hạnh, Dương Tường, Phạm Toàn... những người đã tham dự buổi nói chuyện:

    http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&CategoryID=41&News=3806
    Xin trân trọng cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc cmt này.

    Thái Thanh

    ReplyDelete
  104. Cám ơn chị Thái Thannh.

    Tôi mới đọc bài viết của TS Nguyễn Thị Từ Huy, thì thấy cần nhận xét ngay vài điểm thế này:

    + TS Nguyễn Thị Từ Huy không công nhận một nhan đề nào trong số các bản dịch tiểu thuyết của Kundera đã tồn tại trong tiếng Việt, trừ "Sự bất tử": ngoài "Sự không biết"/"Vô tri", TS Nguyễn Thị Từ Huy từ chối nhan đề "Đời nhẹ khôn kham" mà chuyển thành "Sự nhẹ tênh của đời sống", từ chối "Bản nguyên" mà chuyển thành "Bản sắc" và từ chối "Chậm rãi" mà chuyển thành "Sự chậm rãi". Các tiểu luận do Nguyên Ngọc dịch có vẻ được đặt ra ngoài vòng loại bỏ của TS Nguyễn Thị Từ Huy.

    Theo tôi, "Sự nhẹ tênh của đời sống" là một cách dịch tệ hại "L'insupportable légèreté de l'être".

    "Bản sắc": trước đây một ai đó, Lê Thanh Hải hoặc Lê Minh Khai, ngay lập tức tôi chưa nhớ ra, đã lập luận rất sáng sủa để chỉ trích cách dịch "identité"/"identity" thành "bản sắc". Từ chuẩn hơn có lẽ là "căn cước".

    "Sự chậm rãi": việc nhất định phải có "sự", tôi không có bình luận gì.

    + Đoạn bàn về "vô tri" như vậy là đã được lược bỏ trong bản này.

    + Cả TS Nguyễn Thị Từ Huy lẫn tạp chí Tia Sáng cần phải cẩn thận hơn trong viết lách và biên tập: không có địa danh nào là "Itact" (cách viết này lặp ba lần trong bài, chứng tỏ sai hệ thống chứ không phải một nhầm lẫn về typo) địa danh đó là Ithaque/Ithaca, quê hương Ulysse/Ulysses.

    Không phải "Kundéra" mà là "Kundera".

    Tên vở kịch của Molière là "Le bourgeois gentilhomme" chứ không phải "Le bourgois gentilhome".

    Các nội dung khác, xin phép không bình luận.

    ReplyDelete
  105. Rất cảm ơn Cao Việt Dũng đã chỉ ra những lỗi typo trong bài. Bài được hoàn chỉnh giữa những bề bộn công việc ngày tết nên đã không soát hết, tôi còn phát hiện ra một lỗi nữa là tên nhân vật Gustaf bị gõ thành Gustav. Chữ Ithaque quả thật là chép theo trí nhớ và không kiểm tra. Sẽ chỉnh sửa. "Sự nhẹ tênh của đời sống" bị sót mất mấy chữ "không đương nổi". Thành thật xin lỗi đã bắt mọi người đọc một văn bản có nhiều lỗi như vậy.
    Tôi thấy thật sự may mắn vì còn có người chỉ ra cho các lỗi sai để sửa. Theo quan niệm của tôi, điều đáng sợ không phải là phạm sai lầm, mà điều đáng sợ là không có khả năng nhận ra sai lầm, nghĩa là sẽ không có khả năng sửa chữa. Con người không phải là Chúa nên có quyền sai lầm, nhưng đi kèm với quyền này là nghĩa vụ phải sửa sai. Nếu không cho phép mình sai lầm, nếu bắt mình luôn luôn phải đúng, thì có nghĩa là tự tước đoạt của mình cơ hội để sửa chữa sai lầm, để phát triển và hoàn thiện.
    Riêng về chữ "vô tri", mọi người có quyền bảo vệ cách hiểu của mình. Cá nhân tôi, sau khi đã tham khảo các tài liệu và từ điển bao quát được, rút ra kết luận tương tự như Đông A và một bạn ano ở trên: nếu trong tiếng Hán, chữ này có nghĩa là không biết (có năng lực nhận biết nhưng không biết-do thiếu học vấn, thiếu thông tin...), thì khi sang tiếng Việt nghĩa này đã không còn được sử dụng nữa, mà người Việt dùng với nghĩa: không có quan năng tri giác, cảm nhận, cảm xúc...như là gỗ đá, cây cỏ. Trong tất cả các ví dụ nêu ra thì duy nhất câu ca dao 'Hoài lòng nói kẻ vô tri..." có vẻ như là chứng minh cho việc nghĩa gốc trong tiếng Hán vẫn còn được giữ lại. Nhưng nếu nghĩ kỹ thì sẽ thấy rằng rất có thể là một thủ pháp so sánh ngầm để nói rằng nhân vật trong câu ca dao này ngu dốt đến mức không có khả năng nhận biết. Ta biết rằng trong ngôn ngữ có thủ pháp nhân cách hóa, cấp cho đồ vật, động vật... phẩm chất của con người,lấy một ví dụ rất học trò: "nụ hoa chúm chím cười".
    Từ Huy
    (còn tiếp một cmt, vì dài quá phải chia đôi)

    ReplyDelete
  106. Về việc tại sao chọn những chữ có vẻ ít tính văn học, không trang trọng không trang nhã, tôi có giải thích trong một chú thích nhưng đã bị bỏ mất vì nó nằm trong đoạn mà tôi đã lược bỏ, post lại đây, để chia sẻ thôi, mọi người toàn quyền phản đối:
    Tôi thuộc vào số những người muốn sử dụng các từ thuần việt, bên cạnh các từ hán ngữ đã được việt hóa (đã được việt hóa thì dĩ nhiên là đã trở thành tiếng Việt) để tạo khái niệm, muốn cấp cho các từ thuần việt những nội dung khái quát và trừu tượng. Trong trường hợp có thể lựa chọn giữa một từ thuần việt và việc mượn một từ hán hoặc tạo ra một cấu trúc hán việt tương ứng để chuyển dịch các khái niệm lý thuyết thì tôi nghiêng về chọn việc sử dụng những từ thuần việt. Còn trong những trường hợp bất khả kháng thì đành chịu. Chúng ta đều biết rõ ưu thế của từ hán việt và từ hán trong việc biểu đạt các ý niệm trừu tượng, cũng như biết rõ các sắc thái trang trọng và có tính« trí tuệ » của chúng. Tuy nhiên các ưu thế và sắc thái đó đều do thói quen sử dụng ngôn ngữ quy định. Có nghĩa là cũng có thể xây dựng những thói quen mới. Khuynh hướng của tôi xuất phát từ một lý do hết sức cá nhân (trong chừng mực mà nó không đi ngược lại với những yêu cầu của khoa học): tôi muốn tránh sự đồng hóa (một cách có ý thức hay không) của Trung Quốc trong lĩnh vực của mình, tức là lĩnh vực văn hóa và ngôn ngữ. (Một « ý muốn » thôi, còn tránh được hay không và tránh được đến đâu, lại thuộc một phạm vi khác.) Chẳng phải sự hiện diện của Trung Quốc ở Việt Nam hiện nay đang trở nên quá dày đặc trên rất nhiều phương diện: kinh tế, văn hóa, tư tưởng, chính trị… khắp nơi tràn ngập các sản phẩm của Trung Quốc: hàng tiêu dùng, sách vở, phim ảnh, âm nhạc… Trên báo chí ta thấy rất nhiều người bày tỏ sự lo lắng về tình trạng nhập siêu đáng sợ từ Trung Quốc. Cả về sự hiện diện của chính người Trung Quốc ở những công trình và những khu vực trọng yếu nữa. Dù muốn thừa nhận hay không thì sự hiện diện mang tính áp đảo đó có nguy cơ đặt chúng ta vào tình trạng bị lệ thuộc. Nếu các nhà kinh doanh có thể kêu gọi: người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, thì tại sao các trí thức không thể làm tương tự: người Việt Nam dùng từ Việt Nam? Và có lẽ chúng ta sẽ có cơ may thoát khỏi tình trạng lệ thuộc nếu đến một ngày các chính trị gia kêu gọi: người Việt Nam dùng đường lối của Việt Nam. Đương nhiên muốn được như vậy phải có hàng do Việt Nam sản xuất, phải có từ do người Việt Nam tạo ra và phải có các đường lối do người Việt Nam đề nghị. Khi nói điều này tôi hoàn toàn không quên rằng chúng ta đang ở trong một thời đại toàn cầu hóa và mọi sự khép kín đều có thể dẫn tới tự thủ tiêu. Tuy nhiên, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa không có nghĩa là chấp nhận lệ thuộc và tự đánh mất mình trong mạng lưới chằng chịt của các ảnh hưởng đa phương. Mà để tồn tại được trong mạng lưới đó, cần phải nâng cao nội lực của chính mình, cần phải khẳng định giá trị của chính mình trước khi nghĩ tới việc tạo được các ảnh hưởng. Đó lại là điều mà Việt Nam đang cần phải học hỏi ở Trung Quốc. Cần phải học hỏi để có một vị thế độc lập so với Trung Quốc. Để nói điều này cần đóng vai một người lạc quan giả đò, vì căn cứ vào hiện tại thì có thể thấy tương lai sẽ còn lũy thừa sự lệ thuộc của chúng ta (đến giới hạn nào thì không ai có thể dám chắc), nếu ngay từ bây giờ không tiến hành những cải tổ triệt để với những biện pháp hữu hiệu.
    Xin dừng lời ở đây, chúc tất cả một năm mới với nhiều điều tốt đẹp!
    Từ Huy

    ReplyDelete
  107. Tôi nghĩ đã là bài viết chính thức trên báo (nghiêm túc) thì điều tối thiểu cũng phải bao quát được vấn đề: ở đây tôi muốn nói là cũng nên nhắc tới các bản dịch đã tồn tại chứ. Mà thao tác thực hiện cũng không nhất quán: nếu chị thực sự nghiên cứu theo văn bản gốc thì tại sao đoạn trích từ tiểu luận Kundera lại lấy từ bản dịch của Nguyên Ngọc, còn mọi bản dịch khác, của Ngân Xuyên, Trịnh Y Thư, và tôi, thì coi như không tồn tại?

    Cho đến lúc này tôi vẫn muốn nhấn mạnh tính chất "không hợp thức" của toàn bộ câu chuyện, từ đầu đến cuối.

    ReplyDelete
  108. Thêm nữa, nếu chiểu theo quan niệm của chị, thì tại sao "Sự bất tử" không trở thành "Sự không chết"?

    ReplyDelete
  109. Ở trên tôi viết nhầm L'insoutenable thành L'insupportable.

    ReplyDelete
  110. Thành thực mà nói thì tôi vẫn không hiểu lý do gì mà bạn Từ Huy khi nói chuyện về tác phẩm "L'ignorance" không chịu nhắc đến bản dịch. Bạn Từ Huy là người Việt, nói chuyện bằng tiếng Việt, với độc giả Việt. Dù bạn Từ Huy không nhất trí về tựa đề "Vô tri", thì độc giả Việt chỉ có một cách duy nhất để tới được tác phẩm này là thông qua bản dịch "Vô tri" của CVD. Ở bài báo trong Tia sáng cũng không thấy bạn giải thích điều ấy. Cứ như bản dịch chưa bao giờ tồn tại! Tôi cho đó là thái độ không đàng hoàng. Một trí thức thì không nên xử sự như thế. Về mặt khoa học, như thế cũng không ổn: sau này, những ai không biết tiếng Pháp, muốn thu thập các bài viết về tác phẩm "Vô tri" của các nhà nghiên cứu người Việt, hẳn sẽ không tìm đến một bài viết về tác phẩm "Sự không biết". Đối với họ, chỉ tồn tại một dịch phẩm "Vô tri" mà thôi.

    Bài báo của bạn Từ Huy có một số chuyện cần bàn lại. Tôi sẽ đọc kỹ thêm. Hiện tại, thì cái đập vào mắt tôi đầu tiên là các đại từ nhân xưng mà bạn Từ Huy xử dụng khi nói về các nhân vật: tại sao Irena là "cô", Josef là "anh" mà Milada lại là "bà"? Theo nội dung tác phẩm thì ba nhân vật này cùng một cỡ tuổi, thậm chí Milada đã từng chết mê chết mệt Josef. Tôi bắt đầu nghi ngờ cách đọc của bạn Từ Huy.
    Còn chuyện nên tránh lệ thuộc Trung Hoa thì tôi sợ bạn Từ Huy đang bị rơi vào chủ nghĩa bài Hoa một cách thiển cận. Văn hóa là lĩnh vực thuộc về nhân loại rồi bạn ạ.

    ReplyDelete
  111. 1. Câu trả lời của Tia sáng là đã rõ ràng: Diễn giả Từ Huy muốn Tia sáng viết Giấy mời theo ý mình.

    Việc một "định chế" bị gây sức ép từ một cá nhân, lỗi đồng thời thuộc về Tia Sáng trong tư cách là nhà tổ chức đã không tạo lập sự công bằng giữa cuốn sách (bản tiếng Việt - mà đằng sau nó là dịch giả) - diễn giả và công chúng. Cách tổ chức và hành xử này tất yếu dẫn đến việc diễn giả cảm thấy bị coi thường còn công chúng thì bị thiếu/lệch lạc thông tin.

    2. Việc bài báo viết đề cập một loạt các tác phẩm của Kundera mà không hề chú thích về các bản dịch tiếng Việt đã có càng thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.

    Lỗi này đồng thời thuộc về Tia Sáng. Quý báo nên tham khảo quy cách biên tập chuẩn mực của các tờ báo khác, chẳng hạn như Sài Gòn Tiếp thị về trích dẫn và chú thích.

    3. Tuy nhiên, Tia Sáng đã sáng suốt khi cắt bỏ đoạn chú thích về Trung Quốc. Bởi vì tư duy bị chính trị hóa của diễn giả Từ Huy có nguy cơ đi đến quy kết và tầm thường hóa mọi nỗ lực tìm tòi về ngôn ngữ trong dịch thuật. Mọi người có thể tìm đọc lại bài viết của GS. Nguyễn Đình Chú về việc kiến nghị đưa môn Hán Việt trở lại trường phổ thông.

    Hạnh Minh

    ReplyDelete
  112. Bác Từ Huy cần cư xử đẹp hơn là chúc những lời tốt đẹp. Chẹp chẹp.

    Bác Dũng cho tôi cái nhan đề "Sự không chết" nhá?

    Askme

    ReplyDelete
  113. Thò cẳng vào đây khều bạn kia một cái, cái mẹ gì là "Văn hóa là lĩnh vực thuộc về nhân loại rồi bạn ạ" That's really ignorant

    ReplyDelete
  114. Cá nhân tôi không thích kiểu bình luận của chị Từ Huy và thấy chị có gì sai thì nên thẳng thắn nhận đúng theo cách chị viết/nói.

    ReplyDelete
  115. @ chị So : Thì chữ "trong" cũng từ một nghĩa "trong suốt" (ánh sáng xuyên qua được, tiếng Pháp là transparence) mà ra ?

    Giống như trái cây họ cam chanh (tiếng Pháp gọi là agrume) thì gồm có cam, chanh, quýt, bưởi,vv. thì chị Sonata có gọi là chỉ có một nghĩa được không ?

    Những từ đó chỉ các loại thịt và trái cây khác hẳn nhau, nên có nghĩa khác nhau, có lẽ ý chị và bác vô danh muốn nói là những từ đó "chỉ có một từ gốc chung" (nom générique) là "thịt" chăng ?

    ReplyDelete
  116. Bây giờ tôi thử lấy ví dụ tiếp về nghĩa của chữ "vô tri":

    Cây cỏ, sỏi đá vô tri (vô tri giác)
    Phường tục tử vô tri (như gỗ đá, nghĩa bóng)
    Tiến sĩ, thầy cô vô tri (vô tri thức, nghĩa xấu)
    Con người vô tri (vô tri thức, nghĩa triết học, trung tính, không có nghĩa xấu)
    Lão Tử vô tri, Khổng tử vô tri (vì là con người, nghĩa triết học)
    Tôi không vô tri, nhưng tôi vô tri (chữ đầu là « vô tri giác », chữ sau là « vô tri thức »)
    Thú vật không vô tri ("vô tri giác", vì từ "vô tri thức" không dùng được cho thú vật, bạn có thấy một con mèo vô tri thức bao giờ chưa ?)
    Chúa trời (Phật, Thượng đế) không vô tri (nghĩa khái quát, bao gồm cả "vô tri giác" và "vô tri thức")
    Vậy chỉ có thú vật và Thượng đế là chắc chắn không vô tri.
    Nếu một từ như vậy mà các bác thích, thì đó là các bác thích sự lẫn lộn kỳ quặc, không rõ nó có ích lợi gì. Còn tôi thì cho đó là một thứ ngôn ngữ nghèo nàn, chất lượng kém. Ngoài ra tôi còn nghĩ rằng « vô tri » với hai ý nghĩa « không có sự sống » và « có sự sống » là loại trừ lẫn nhau về mặt cấu tạo từ.

    Tôi kết thúc những suy luận theo hướng vì sao chữ "vô tri" của CVD không đạt ở đây. Tôi sẽ tiếp tục về vài vấn đề khác nữa.

    ReplyDelete
  117. Tôi thì lại thấy tư duy của Lan Huong nghèo nàn, chất lượng kém. Khổ thế!

    ReplyDelete
  118. Từ Huy có bịa không nhỉ? Tôi đọc bìa bốn cuốn
    "Vô Tri" không thấy có trích đoạn nào cả.

    ReplyDelete
  119. không phải bịa đâu, bìa 4 "L'Ignorance" trong Gallimard/folio có trích đoạn đó

    ReplyDelete
  120. Bài viết của bạn Từ Huy có vẻ như được viết khá cẩu thả, với nhiều lỗi không đáng có. Bạn Nhị Linh đã đưa ra một số lỗi viết sai cơ bản. Tôi đọc lần đầu thì thấy các đại từ nhân xưng sử dụng không chính xác, như đã nói trong comment trước.

    Bây giờ đọc thêm lần nữa thì lại thấy một cái ghi chú: "số trang để trong ngoặc kép". Chắc bạn Từ Huy nhầm ngoặc đơn thành ngoặc kép?. Rồi khá nhiều chỗ để trong ngoặc kép thì lại không ghi nguồn gốc hay số trang. Tác phẩm nước ngoài, cuốn thì được ghi tên gốc, cuốn thì chỉ ghi mỗi tên dịch.

    Sau đây là một vài thắc mắc nho nhỏ xin bạn Từ Huy giải thích giúp:

    1. Cuốn "Logic học" của Kant mà bạn nêu trong bài viết là cuốn nào? Không thấy bạn ghi chú xuất sứ. Theo tôi biết thì Kant không viết cuốn nào là "Logic học" cả.

    2. Bạn mở đầu: "Các vở kịch của Molière như “Các bà thông thái” (Les femmes savantes) hay “Trưởng giả học làm sang” (Le bourgois gentilhome) được xem là các tác phẩm văn học đề cập đến chủ đề này. Chúng ta thử xem, với cuốn tiểu thuyết của mình, Kundera còn có thể đóng góp gì vào những suy tư về vấn đề này". Vấn đề được bạn đặt ra mà không thấy bạn giải quyết? 2 từ phẩm của Molière mất hút sau đó?

    3. Bạn kết luận: "Cái mà ta cần là biết được điều gì sẽ diễn ra trên hành trình dẫn tới nó, dẫn tới nấm mồ của mỗi chúng ta.Như vậy có thể thấy cuốn sách trình bày quan niệm mang tính bản thể học của Kundera về sự không biết, Kundera xem sự không biết như là một yếu tố nằm trong cấu trúc của bản thể. Con người cần có ý thức về nó để nhận thức được sự tồn tại của mình, để nhận thức được ý nghĩa của tồn tại, để nhận thức được quá khứ, hiện tại và tương lai của mình".

    Xin hỏi: Chúng ta cần "biết", nhưng lại phải ý thức về "sự không biết"? Thoe tôi hiểu, "sự không biết" là ý trọng tâm của bài viết, nên nếu mâu thuẫn thế này, e rằng bài viết khó thuyết phục.

    4. Bạn Từ Huy hình như có "mượn" khéo vài ý của tác giả khác, nhưng không thấy ghi chú? Có lẽ là một sự quên?

    Nếu bạn Từ Huy có thể trả lời những thắc mắc trên, xin được cám ơn trước.

    ReplyDelete
  121. hì, có thể nào chị Từ Huy đã lấy lại các đại từ nhân xưng của... tôi không nhỉ :) vấn đề tại sao Josef là "anh", "Irena" là "cô" nhưng Milada lại là "bà" đã được tôi giải đáp ở đây, khi có độc giả hỏi:

    http://nhilinhblog.blogspot.com/2010/05/milan-kundera-en-viet-nam.html#comments

    (comment gần cuối cùng, số 37)

    cách đặt đại từ nhân xưng như thế quả là không phải không đặc biệt, như bác vô danh đã chỉ ra

    những gì tôi từng viết liên quan đến Milan Kundera có thể tìm thấy ở label "Kundera" trong mục "Labels" ở bên tay trái

    ReplyDelete
  122. Kant có tác phẩm "Logik" (1800) như ta thấy ở dưới đây:

    http://en.wikipedia.org/wiki/Immanuel_Kant

    chủ đề "ignorance" đã được Kant bàn đến trong "Phê phán lý tính thực hành" trước đó, sau này bàn thêm trong "Logik"

    ReplyDelete
  123. Nếu chữ "nghèo nàn chất lượng kém" làm các bác khó ở quá thi tôi sửa lại là ngôn ngữ "xì trum" vậy!

    ReplyDelete
  124. Xin lỗi về sơ xuất của tôi. Cám ơn bạn Nhị Linh về "Logik" của Kant. Vậy thắc mắc đã được sáng tỏ. Bạn Từ Huy không cần giải thích thắc mắc 1 nữa. Tuy nhiên, vẫn cần đưa vào phần ghi chú.

    ReplyDelete
  125. Tôi chưa đọc bản dịch "Vô tri" của CVD, nhưng trong hoàn cảnh câu chuyện, có thể thay đổi "bà" thay vì "cô" cho uyển chuyển. Tuy vậy, trong một bài nghiên cứu, thật khó chấp nhận một câu thế này: "Chỉ có duy nhất Milada hiểu tâm trạng cô, duy nhất Milada nghe cô nói, nghe cô kể. Nhưng bà khuyên cô rằng chẳng nghĩa lý gì khi kể lại cho những người bạn quá khứ lưu vong của cô...".
    Người ta có thể nhầm là "bà" Milada" rất lớn tuổi so với "cô" Irena.
    Nhân đây cũng xin hỏi: "cô" hay "bà" là do bạn Từ Huy chủ ý hay lấy lại từ bản dịch của CVD? Nếu lấy lại thì càng phải ghi nhận bản dịch "Vô tri" chứ nhỉ?

    ReplyDelete
  126. Tôi xin chỉnh lại đôi chút về thắc mắc 3 để rõ ý hơn:

    3. Bạn Từ Huy kết luận: "Cái mà ta cần là biết được điều gì sẽ diễn ra trên hành trình dẫn tới nó, dẫn tới nấm mồ của mỗi chúng ta.Như vậy có thể thấy cuốn sách trình bày quan niệm mang tính bản thể học của Kundera về sự không biết, Kundera xem sự không biết như là một yếu tố nằm trong cấu trúc của bản thể. Con người cần có ý thức về nó để nhận thức được sự tồn tại của mình, để nhận thức được ý nghĩa của tồn tại, để nhận thức được quá khứ, hiện tại và tương lai của mình".

    Xin hỏi: nếu "L'ignorance" trình bày quan niệm của Kundera rằng con người cần "biết", nhưng lại phải ý thức về "sự không biết", thì hóa ra Kundera chỉ làm được mỗi 1 việc là nhai lại quan niệm Socrate và Kant đã đưa ra từ nhiều năm trước?

    ReplyDelete
  127. Tôi tiếp tục dòng tư duy nghèo nàn chất lượng kém của tôi (vì tôi chỉ có mỗi cái đó thôi nên hay dở cũng đành phải xài vậy, giống như chúng ta chỉ có mỗi một bản dịch "Vô tri" thôi thì thế nào cũng đành phải đọc vậy).

    Về nguồn gốc ngôn ngữ, tiếng Việt có gốc Hán, tiêng Pháp chủ yếu có gốc la-tinh và Hy lạp (grec). Latin là tử ngữ nên nó không phát triển tiếp nữa, còn tiếng Hy Lạp thì vẫn còn sử dụng và tiếp tục phát triển, nhưng không vì thế mà nghĩa từ của tiếng Pháp thay đổi theo sự phát triển này, mà nó vẫn giữ nguyên gốc của nó là tiếng Hy lạp cổ.

    Vì vậy các bác không thể dùng tiếng Hán hiện đại hay tiếng Nhật để biện minh cho nghĩa từ "vô tri" gốc Hán (cổ) của CVD. Ý này một bác ở trên đã nói, tôi chỉ minh họa thêm.

    Dù việc tham khảo này là rất hay, nó chỉ cho ta thấy việc ngôn ngữ phát triển như thế nào ở các nước bạn mà thôi. Sư phát triển ấy có hay và thích đáng không lại là một vấn đề khác.

    Phân tích các tham khảo tiếng Trung quốc và Nhật trên đây, tôi nhận thấy tiếng Nhật dùng ít nhất 3 từ "vô tri", "vô trí" và "bất tri", thì tôi thấy hợp lý hơn, vì theo tôi cũng phải có ít nhất 3 từ khác nhau để chỉ "vô tri" khái quát, "vô tri giác" và "vô tri thức" (tương tự việc sắp xếp trái cây họ cam chanh theo tầng bậc).

    Có thể tiếng Hán hiện đại cũng phát triển giống như tiếng Nhật như tôi nói ở trên (tôi không rõ), còn nếu không, thì nó chỉ dùng một từ "vô tri" để chỉ mọi thứ, thì ta lại càng chẳng nên bắt chước, vì rõ ràng nó khiến cho việc tư duy rất lẫn lộn và rối rắm (nếu các bạn thích thì cứ gọi là tư duy giàu có). Cái gía phải trả là nó sẽ khiến cho việc học tiếng nói riêng và việc học tập nói chung rất là khó khăn. Tiếng Pháp cũng dùng các từ khác nhau để chỉ những khái niệm này, như chúng ta đã biết.

    ReplyDelete
  128. Bây giờ, tôi xin chép lại 3 thắc mắc để bạn Từ Huy tiện theo dõi và chỉ giáo:

    1. Bạn mở đầu: "Các vở kịch của Molière như “Các bà thông thái” (Les femmes savantes) hay “Trưởng giả học làm sang” (Le bourgois gentilhome) được xem là các tác phẩm văn học đề cập đến chủ đề này. Chúng ta thử xem, với cuốn tiểu thuyết của mình, Kundera còn có thể đóng góp gì vào những suy tư về vấn đề này". Xin hỏi: chủ đề "sự không biết" được Molière đề cập như thế nào? So với Molière thì Kundera có gì mới?

    2. Bạn kết luận: "Cái mà ta cần là biết được điều gì sẽ diễn ra trên hành trình dẫn tới nó, dẫn tới nấm mồ của mỗi chúng ta.Như vậy có thể thấy cuốn sách trình bày quan niệm mang tính bản thể học của Kundera về sự không biết, Kundera xem sự không biết như là một yếu tố nằm trong cấu trúc của bản thể. Con người cần có ý thức về nó để nhận thức được sự tồn tại của mình, để nhận thức được ý nghĩa của tồn tại, để nhận thức được quá khứ, hiện tại và tương lai của mình".
    Xin hỏi: nếu "L'ignorance" trình bày quan niệm của Kundera rằng con người cần "biết", nhưng lại phải ý thức về "sự không biết", thì hóa ra Kundera chỉ làm được mỗi 1 việc là nhai lại quan niệm Socrate và Kant đã đưa ra từ nhiều năm trước?

    3. Hình như bạn có "mượn" khéo vài ý của tác giả khác, nhưng không thấy ghi chú? Có lẽ là một sự quên?

    Một lần nữa xin cám ơn trước nếu bạn Từ Huy bỏ chút thời gian để trả lời thắc mắc.

    ReplyDelete
  129. Tôi vừa kiểm tra lại mấy ý mà tôi ngờ là bạn Từ Huy đã "mượn" khéo của tác giả khác, thì mới hay đó chính là của Kundera, bạn Từ Huy lấy nhưng không chú thích. Một sự hiểu lầm đáng tiếc.

    ReplyDelete
  130. hai ý kiến nữa trên tienve.org:

    http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do;jsessionid=4B6E9F3BF6857F910FFF8DC8C36B4953?action=viewArtwork&artworkId=12049

    http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do;jsessionid=4B6E9F3BF6857F910FFF8DC8C36B4953?action=viewArtwork&artworkId=12050

    ReplyDelete
  131. Hoang Long didn't read the original version. So it's another ong mu so voi.

    ReplyDelete
  132. hì, nếu nói đến original version, thì chẳng ai có thẩm quyền để mà nói gì về L'Immortalité với L'insoutenable légèreté de l'être cả ;p

    ReplyDelete
  133. Nếu sửa lại giấy mời thành:

    Cà phê sách...mời... tới dự buổi nói chuyện của Nguyễn Thị Từ Huy về tiểu thuyết Sự không biết (L'Ignorance) của M.Kundera (mà anh Cao Việt Dũng dịch là "Vô tri", Nhà xuất bản Nhã Nam ấn hành.)...

    thì CVD có thấy hợp thức không ạ?

    ReplyDelete
  134. thật ra tôi thấy vụ này rất đơn giản, giấy mời muốn viết thế nào mà chẳng được, miễn là đừng gây cảm giác "vô tri" :d còn khi nói ở buổi tọa đàm thì TS Nguyễn Thị Từ Huy thích chỉ trích tôi thế nào cũng được

    vụ này thế là đầy đủ cả "ignorance" (vô tri) và "ignorer" (lờ tịt đi) ;p

    ReplyDelete
  135. Có bạn trên đây nói từ "vô tri" mà CVD dùng là "sang trọng và chính xác", tôi sẽ chứng minh là nó "không chính xác".

    Ngay cả CVD cũng chỉ dám nói rằng "nó diễn đạt được gần nhất hàm nghĩa của L'Ignorance".

    Sự "gần nhất" này là như thế nào ?

    Dùng "vô tri" khái quát để chỉ "vô tri thức" cũng giống như dùng "họ cam chanh" để chỉ "bưởi", dùng "thịt" để chỉ "thịt heo". Nó có thể không sai, nhưng không chính xác. "Bưởi" đúng là "họ cam chanh", nhưng "họ cam chanh" chưa chắc là "bưởi" (nó có thể là "quýt")

    "Ấy là chưa nói "họ cam chanh" và "bưởi" ("thịt" và "thịt heo") là hai từ khác nhau, chứ nếu các bạn lại chỉ có mỗi một từ duy nhất để chỉ thôi thì ...!!! (tôi đã nói ở trên rồi)

    Một ví dụ khác với chữ "bất tử" : nếu bạn nói về vụ đắm tàu Titanic chẳng hạn, và nói rằng rất nhiều người chết, chỉ có một số ít người "bất tử" vì được cứu, và nói về sự "bất tử" của họ, thì nó cũng tương tự trường hợp "vô tri" này. Các bạn có thấy nó chính xác không ?

    ReplyDelete
  136. Tôi sắp kết thúc suy luận của mình theo hướng liệu có trường hợp nào biện minh được cho nghĩa từ "vô tri" của CVD không ?

    Có thể, nếu về mặt học thuật, nó được định nghĩa rõ ràng trong tự điển, với bằng chứng minh họa (trích dẫn ví dụ văn, thơ, ngôn ngữ...). Điều này rất tiếc chưa có được, vì ngay cả trích dẫn tự điển Đào Duy Anh cũng chưa thuyết phục ("vô tri" có nghĩa "ignorant" và "vô số" có nghĩa "sans nombre" là không ổn), mà đây lại là trường hợp duy nhất đưa nghĩa này của chữ "vô tri". Đào Duy Anh cũng không cung cấp ví dụ minh họa nào.

    Trong thực tế ngôn ngữ, tất cả những ví dụ văn thơ chúng ta thu lượm được cũng chưa có ví dụ nào mà ở đó chữ "vô tri" thực sự rõ ràng chỉ có nghĩa "ignorant, ignorance", không liên quan đến « vô tri vô giác ». (Tôi cần một ví dụ như kiểu « con người vô tri, vì sự hiểu biết của chúng ta là có giới hạn »).

    Nếu tóm lược lại cuộc thảo luận này (tôi chỉ quan tâm đến những lý lẽ liên quan đến nghĩa của « vô tri », và tôi lược bỏ những lý lẽ đã được chứng minh là thiếu căn cứ), thì chúng ta thấy :

    Theo Từ Huy, « vô tri » có nghĩa « vô tri vô giác » rồi và không đồng ý với nghĩa « vô tri » khác của CVD nữa. Tôi (Lan Huong) đồng ý với ý kiến này vì thấy rằng « vô tri » (CVD) không đạt về mặt học thuật vì nó tạo nên một từ « vô tri » đa nghĩa mà trong đó 2 nghĩa loại trừ lẫn nhau.

    Theo các bạn ủng hộ CVD, « vô tri » của CVD dùng được vì nó sang trọng, văn chương và không sai, còn Từ Huy, và một số các bác theo học thuật thì vô tri, không biết gì, Lan Huong thì có vấn đề nặng, lại tư duy nghèo nàn chất lượng kém.

    Vậy tôi đề nghị bạn nào thích « vô tri » thì cứ giữ nguyên, bạn nào khó ở quá thì lấy bút khéo khéo thêm dấu sắc vào cho thành « vô trí», còn lần tái bản sau thì nên sửa thành «bất tri » chăng ? « Bất tri » cũng rất sang trọng và không sai đâu, vì các bạn có dịch là « xì trum » thì vẫn không sai cơ mà ?

    Thế nhé, chúng ta có thể vui vẻ, hòa nhã, giống cụ Hinh.

    ReplyDelete
  137. Bạn Từ Huy vẫn chưa có lời cuối cho em à?

    ReplyDelete
  138. "Mọi người có thể tìm đọc lại bài viết của GS. Nguyễn Đình Chú về việc kiến nghị đưa môn Hán Việt trở lại trường phổ thông.

    Hạnh Minh"
    Sao GS Nguyễn Đình Chú có thể kiến nghị vớ vấn thế nhỉ? Môn Hán Việt là môn nào? Chưa bao giờ nghe thấy có môn này cả, chỉ có môn Hán Nôm thôi.
    Bác CVD, tôi ủng hộ cách dịch vô tri của bác, và xin bác cho biết trường hợp này có gọi đấy là một giáo sư vô tri được không?

    ReplyDelete
  139. 30 Tết rồi, các bác thịt gà với cả uống rượu đi, vui hơn :p

    chúc mừng năm mới mọi người nhá :)

    ReplyDelete
  140. Xin lỗi bác Ano, là Hạnh Minh vô tri đấy. GS Nguyễn Đình Chú nói "dạy chữ hán" thôi.
    http://vannghequandoi.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=6042:cn-dy-ch-han-trong-nha-trng-ph-thong-vit-nam&catid=20:-lt-web-nha-vn&Itemid=15

    HM

    ReplyDelete
  141. Đầu tiên chúc cả nhà một năm mới tốt lành. Mình thấy cuộc trao đổi này rất thú vị nên muốn tham gia một tí. Về chuyện trao đổi dịch thuật, từ ngữ,... mình nghĩ là 1 dịch giả chuyên nghiệp như Dũng ko nên lấy đó làm chuyện bực mình. Chuyện đó là bình thường. Thực ra chẳng bao giờ có 1 bản dịch hoàn hảo cả, chỉ có bản dịch chính xác ở mức độ nào đó, dịch hay hoặc dở thôi. Mình chưa đọc tiểu thuyết này của Kundera, nhưng nghe qua những trao đổi, tự dưng cũng có cảm hứng tìm tòi 1 cái tên cho cuốn tiểu thuyết này. Thực ra từ ignorance có nghĩa rộng lắm, nói là dốt nát cũng đúng, "bất khả tri" cũng đúng, vô minh cũng đúng, quay lưng với nhận thức cũng đúng (quay lưng với nhận thức ko có nghĩa người đó dốt nát, nhưng về thái độ với tri thức chẳng hạn, thì có thể hiểu là thái độ ngu dốt, bảo thủ cũng là 1 dạng ngu dốt)... Nhưng mình cũng nghĩ, nếu có thể tìm được 1 từ tiếng việt để chuyển tải thì tội gì phải dùng đến từ gốc Hán (từ gốc Hán dùng trong tiếng Việt dễ gây hiểu nhầm lắm). Khi dịch thì mình cứ phiêu phiêu đi 1 chút cũng được, lấy cái không khí thôi. Ví dụ mình nghĩ đến từ " Sự tăm tối", bạn Dũng nghĩ sao? "Sự tăm tối" có thể diễn tả được tình trạng nhận thức của con người, mà cũng diễn tả được cái không khí chung của xã hội. Sự tăm tối biểu đạt được tình trạng con người "không biết gì cả" "ko muốn biết" vì sống trong tăm tối, quay lưng ko muốn biết sự thật, mà cũng có thể diễn tả một bối cảnh xã hội rộng hơn. Thực ra khi dùng "Sự tăm tối" là mình nghĩ nhiều đến "vô minh", nhưng mình thích dùng tiếng việt hơn, cảm giác về từ tiếng Việt đối với người việt bao giờ cũng cụ thể, trực quan hơn, còn từ gốc Hán thì thấy nó sang cả, trừu tượng, xa vời thế nào ấy (phải tư duy lên tư duy xuống mới có cảm giác ấm nóng của từ). Dĩ nhiên có những trường hợp ko thể ko dùng từ gốc Hán, những trường hợp ko có từ gốc hán là... toi.

    ReplyDelete
  142. vô danh:" Tôi vừa kiểm tra lại mấy ý mà tôi ngờ là bạn Từ Huy đã "mượn" khéo của tác giả khác, thì mới hay đó chính là của Kundera, bạn Từ Huy lấy nhưng không chú thích. Một sự hiểu lầm đáng tiếc."


    Bạn "vô danh" có chụp mũ không? Thế nào là "mượn"?

    ReplyDelete
  143. @Ano: xin lỗi mấy hôm không vào blog nhilinh, nên không biết câu hỏi của bạn.

    Theo bạn thì ai là người viết câu dưới đây:

    Trở về nhà, Ulysse hiểu rằng những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời chàng thuộc về hai mươi năm lưu lạc, chàng chỉ có thể tìm lại quãng thời gian đó bằng cách nói về nó, kể về nó, nhưng “không ai có ý định nói với chàng: kể đi” (43).

    ReplyDelete
  144. trên tienve.org có thêm một ý kiến, hình như tác giả muốn post lên đây nhưng không biết cách (thật ra rất đơn giản, chọn "Anonymous" trong "Comment as" là post được)

    http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=12089

    ReplyDelete
  145. Thanh Phuong: "Sự tăm tối", "Sự ngu tối"... tôi cũng từng nghĩ đến trong khi lựa chọn nhan đề tiếng Việt cho "L'Ignorance", nhưng tôi thấy những từ ấy có nghĩa hẹp hơn, không đủ sức "tải", và nếu chọn thì tự dưng phải đi biện minh thêm nhiều quá. Cái tên "Ngu dốt" tôi đã định để làm nhan đề chính thức cho mãi đến trước khi in không lâu.

    ReplyDelete
  146. vô danh: Tất nhiên, nếu theo như bạn trích dẫn thì:

    Trở về nhà, Ulysse hiểu rằng những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời chàng thuộc về hai mươi năm lưu lạc, chàng chỉ có thể tìm lại quãng thời gian đó bằng cách nói về nó, kể về nó, nhưng (là của Từ Huy) “không ai có ý định nói với chàng: kể đi” ( là của Kundera)

    ReplyDelete
  147. @Ano: nếu bạn đọc "L'ignorance" (Gallimard,2000), bạn sẽ thấy ở trang 37 có câu này: "Mais une fois rentré, il comprit, étonné, que sa vie, l'essence même de sa vie, son centre, son trésor, se trouvait hors d'Ithaque, dans les vingt ans de son errance. Et ce trésor, il l'avait perdu et n'aurait pu le retrouver qu'en racontant".
    Vì không có bản dịch "Vô tri" ở đây, nên tôi xin tạm dịch là: "Trở về nhà, chàng ngạc nhiên hiểu rằng cuộc đời chàng, bản chất, trọng tâm, kho báu của nó, không thuộc về Ithaque mà về hai mươi năm lưu lạc. Kho báu ấy, chàng đã đánh mất và chỉ có thể tìm lại bằng cách kể về nó".

    Tôi tin là bây giờ, bạn có khả năng tự đánh giá xem câu "Trở về nhà, Ulysse hiểu rằng những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời chàng thuộc về hai mươi năm lưu lạc, chàng chỉ có thể tìm lại quãng thời gian đó bằng cách nói về nó, kể về nó" trong bài viết của Từ Huy là Từ Huy tự nghĩ ra hay "mượn khéo" của Kundera mà "quên" không chú thích.

    Ý của tôi thế này: có thể với một tác giả viết văn theo lối kể chuyện, "mượn khéo" một hai câu cũng chấp nhận được, nhưng với một tác giả như Kundera, viết văn kiểu lý luận, "mượn khéo" một câu là nợ nhiều lắm, nên ghi nhận thì hơn.

    ReplyDelete
  148. Bác Lê Đình Phiên viết bài về "Vô tri" bên tienve.org rất khôi hài, thực ra bác ấy nói muốn post comment ở đây mà không biết làm thế nào. Vì đâu mà đến nông nỗi ấy ? Già như bác Đông A còn mở blog tưng bừng, đàn bà con mọn như tôi còn mò mẫm gửi được cái còm nặc danh, thế mà bác Phiên phải chờ mãi đến lúc vụ "vô tri" kết thúc từ đời tám hoánh mới nhờ bác CVD đưa vào blog quét chợ !! Bác ấy còn cho lời khuyên tứ tung vung vít (ai thích thì cứ nghe), dạy bảo cả thiên hạ !

    Bác ấy nói đến từ "học thuật" tôi tra từ điển tiếng Pháp thì thấy nghĩa là "académique", bác ấy lại nói đến "cái học thuật" của Từ Huy làm tôi cứ nghĩ mãi không biết bác ấy nói đến cái gì của chị ý!!

    Tôi trộm nghĩ kể cũng nên tránh dùng từ gây lẫn lộn, chúng ta đã có nạn nhân đầu tiên của từ "vô tri" là bạn Hạnh Minh. Cái còm của bạn ấy về GS Nguyễn Đình Chú tôi thấy rất là bi tráng, nó có thể hiểu như thế này :"Anh CVD ơi, mặc dù em hết hiểu nổi từ "vô tri" khi nào có nghĩa là gì luôn (vì nó đa nghĩa quá), nhưng em vẫn ủng hộ anh, anh cứ bảo em nó nghĩa là gì thì đối với em nó sẽ có nghĩa đó !" (nếu bọn thâm độc có bảo em là không có óc, thì có hề chi, một bộ óc của anh là đủ cho cả hai ta).

    ReplyDelete
  149. tôi không nghĩ là NTTH mượn khéo, mà là trình bày lại, tóm tắt lại ý của Kundera theo ngôn ngữ riêng của mình. chuyện đó cũng bình thường. NTTH có thể trích nuyên văn cho vào ngoăc kép rồi chú thích như câu cuối cùng trong đoạn đó, cũng có thể trình bày lại ý Kundera bằng một cách diễn đạt khác, như NTTH đã làm. Tuy nhiên, tôi tò mò là không biết NTTH có bịa ra câu trong ngoặc kép “không ai có ý định nói với chàng: kể đi”, vì không thấy trong đoạn trihc của bác Vô Danh. Kể ra đọc được bản gốc như bác Vô Danh là sướng nhất

    ReplyDelete
  150. hơ hơ bác gì đọc lại đi, có phải bác Hạnh Minh nói thế đâu nhờ

    vô tri nhờ ;d

    ReplyDelete
  151. Kundera viết: "Trở về nhà, chàng ngạc nhiên hiểu rằng cuộc đời chàng, bản chất, trọng tâm, kho báu của nó, không thuộc về Ithaque mà về hai mươi năm lưu lạc. Kho báu ấy, chàng đã đánh mất và chỉ có thể tìm lại bằng cách kể về nó".
    Từ Huy viết "Trở về nhà, Ulysse hiểu rằng những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời chàng thuộc về hai mươi năm lưu lạc, chàng chỉ có thể tìm lại quãng thời gian đó bằng cách nói về nó, kể về nó".
    Xin hỏi: thêm bớt vài ba từ, có thể được coi là "diễn đạt khác" được không? Theo tôi, mượn cái gì cũng nên ghi nhận. Nếu không, cần phải bỏ công hơn nữa.
    Còn một số ví dụ nữa trong bài của Từ Huy, ai muốn biết có thể tự tìm hiểu.
    Cuối cùng xin nhắc lại thắc mắc của tôi: tác phẩm của Kundera có đóng góp gì thêm vào chủ đề “sự không biết” từng được đề cập trong các tác phẩm "Trưởng giả học làm sang" và "Các bà thông thái" của Molière? Đâu là “bối cảnh tư tưởng và văn học phương Tây” mà Từ Huy muốn đặt “L’Ignorance” vào?
    Tôi thắc mắc là vì Từ Huy đã đặt ra những vấn đề này trong phần mở bài, nhưng sau đấy không thấy giải quyết chút nào. Thế thì đầu là voi, còn đuôi là chuột?

    ReplyDelete
  152. Không ngờ dịch giả Cao Việt Dũng lại đanh đá chua ngoa thế, hehe

    ReplyDelete
  153. Ngô Hương Giang: “L’Ignorance” / “VÔ TRI”
    “L’Ignorance” là “vô tri” hay “bất tri”?
    “Vô tri” và “Bất tri” nhìn thoáng qua, thì dễ hiểu là “không biết”. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào vấn đề thì hai khái niệm trên cách biệt khá xa về ngữ nghĩa và giới hạn dụng điển.

    “Bất tri”: Thường đóng vai trò hành ngôn trong giao tiếp, thiên về logích hình thức, mang hơi hướng trực chỉ và phủ định – cho một sự -phủ định toàn bộ. Khi nói bất tri, đối tượng chịu tác động của phát ngôn thường hiểu trực tiếp, hiển ngôn thông điệp được phát ra. Chẳng hạn, khi phía chủ thể phát ngôn, nói “hắn ham ăn đến bất-tri-kỳ-vị”, thì, phía đối tượng chịu tác động phát ngôn bày ra trong suy tư thông điệp về sự ham ăn say sưa đến mức không biết gì về mùi vị, là khẳng định về hình thức đồng thời cũng là phủ định về nội dung đối tượng, là- nghĩa trực chỉ, là- hiển ngôn.

    “Vô tri”: Thường mang tính giáo điều, kinh viện, đặt nặng vấn đề suy tư đối với hàm ý của thông điệp, và phủ định – cho một sự khẳng định bộ phận. Vô tri, nghĩa là: không biết- mà như để biết một cái gì đó, là phủ định về hình thức nhưng nhằm hàm ý khẳng định một hoặc nhiều vấn đề về nội dung. “ thế giới vô thuỷ vô chung” (thế giới không có khởi đầu và cũng chẳng có kết thúc)- nghĩa là mọi thứ là “hư vô”, nhưng khi tôi phát ngôn cho một sự hư vô, nghĩa là tôi đang dự tính cho một tồn tại nào đó trong sự hư vô; “vô vi”: không làm mà như vẫn làm – hình thức là ngừng vận động, nhưng tâm thức lại len lỏi vào mọi ngõ ngách cuộc sống, là theo quy luật. Theo đó, vô tri, là tưởng như không nhận thức thực tại, song thực chất, vì đã nhận biết về thực tại nên cảm thấy thực tại là “phi lý”, là thụ động, là sự “ê chề chán ngán”, là “ không-cảm giác”, là “trượt- lằn ranh”, là không- cảm giác vì đã quá đầy cảm giác, không muốn biết- bởi vì đã biết bản chất của sự tri giác. Vì vậy, hẳn là cả về mặt logích, cũng như việc dụng tự thì “L’Ignorance” nên dịch là “vô tri”, theo hai tiêu chí sau:

    Thứ nhất, căn cứ vào nội dung cuốn tiểu thuyết thì hẳn rằng “L’Ignorance” phù hợp với khái niệm “vô tri” hơn là “bất tri”.

    Thứ hai, Ts. Nguyễn Thị Từ Huy khẳng định trên Tia Sáng : “Cuốn tiểu thuyết của Kundera không đề cập tới tình trạng vô tri này, mà đề cập đến tình trạng không biết của con người. Các nhân vật có đầy đủ tri giác, tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc, nhưng họ, hoặc là không biết đến quá khứ, hoặc là không biết đến hiện tại, hoặc là không biết tương lai, do vậy cũng có thể không biết cả ba thứ này”, thì, khi con người “có đầy đủ tri giác, tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc” mà “không biết đến quá khứ, hoặc là không biết đến hiện tại, hoặc là không biết tương lai”, điều ấy có nghĩa, con người không biết, bởi con người đã biết hoặc ít ra- đã tri giác- nhưng không- muốn biết, hoặc không- cảm giác vì đã quá- đầy- cảm giác, không muốn biết- bởi vì đã biết bản chất của sự tri giác. Khi con người không biết/ không muốn biết đến quá khứ- hiện tại- tương lai, lúc ấy, hoặc con người đã sống trong sức ì bản năng, hoặc đã trượt- lằn ranh về tri giác, vì thế giới là phi- lý, bởi vậy nên, đời sống là hư vô; khi đời sống là hư vô thì quá khứ-hiện tại- tương lai cũng là hư vô, tồn tại như một khái niệm “bất định”. Và, khi con người cảm thấy đời sống là: “hư vô”, nghĩa là khi ấy con người- đang- tồn tại. Dụng ý của M. Kundera trong cuốn “L’Ignorance” là ở chỗ này. Vậy thì, “vô tri” có lẽ là khái niệm phù hợp khi dịch nhan đề cuốn “L’Ignorance”.

    ReplyDelete
  154. @Quang Dũng: nói đúng thì thôi chứ sao lại gọi là "đanh đá", mà "vô danh" sao lại bảo là "dịch giả CVD"?

    Tôi đã thắc mắc với Từ Huy thế này: tác phẩm của Kundera có đóng góp gì thêm vào chủ đề “sự không biết” từng được đề cập trong các tác phẩm "Trưởng giả học làm sang" và "Các bà thông thái" của Molière?

    Vì thắc mắc đã nêu hơn chục ngày rồi mà Từ Huy nhất định không trả lời, giờ đây tôi sợ là cái ý tưởng về kịch Molière và chủ đề "sự không biết" Từ Huy không tự nghĩ ra mà chỉ nhặt từ từ điển mạng Sensagent. http://dictionnaire.sensagent.com/ignorance/fr-fr/
    Từ điển mạng viết mỗi một câu, Từ Huy nhặt cho vào bài của mình. Bây giờ bảo Từ Huy giải thích thêm, là khó cho Từ Huy rồi.

    ReplyDelete
  155. Ngô Hương GiangFeb 13, 2011, 5:07:00 AM

    Trong comment này, tôi muốn khẳng định thêm một điều nữa mà trong hơn 155 comment này từng bàn luận nhiều về hai từ “vô tri” và “bất tri:
    1. “Vô” (無) là một tính từ, vì vậy, nó không thể đứng độc lập và thường kết hợp với thành phần khác để thành danh từ; sắc thái chỉ thị của nó là phủ định- khẳng định. Ví dụ: Vô vi (無 為) (không làm), vô tri (無知) (không biết), vô nhân (無仁) (không có lòng nhân)…
    2. Bất (不) là một động từ, vì vậy, nó có thể đứng độc lập trong câu và sắc thái chỉ thị là phủ định- nghi vấn. Do đó, “bất tri” (不知) không thể dịch “nghĩa” là “không biết” mà cần dịch theo nghĩa hàm ẩn ý nghi vấn là “biết không”. Cụ Nguyễn Du có câu:
    “ Bất tri tam bách dư niên hậu
    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
    Thường dịch là: “chẳng biết ba trăm năm sau thiên hạ/ có ai là người khóc Tố Như không (chăng)” (dấu hỏi hàm ẩn trong câu)
    Như vậy, “bất tri” là nghĩa phủ định- nghi vấn, không thể dịch là “sự không biết”, nếu như TS. Từ Huy quan niệm như trên, thì chẳng lẽ lại dịch là “sự biết không” mang ý nghi vấn ư?? Điều ấy không đúng về mọi mặt: nghĩa và ý nghĩa cuốn tiểu thuyết của MK.
    3. MK viết cuốn L’ignorance nhằm ý phủ định hình thức 20 năm phiêu bạt để dọn chỗ cho sự khẳng định việc tìm về hồi ức của quãng thời gian đã mất từ bề nổi ấy("Trở về nhà, chàng ngạc nhiên hiểu rằng cuộc đời chàng, bản chất, trọng tâm, kho báu của nó, không thuộc về Ithaque mà về hai mươi năm lưu lạc. Kho báu ấy, chàng đã đánh mất và chỉ có thể tìm lại bằng cách kể về nó" (tôi mượn câu này của bác VÔ DANH trên Nhị Linh blogs nhé)). Nguyên lý tảng băng trôi, theo tôi, là lý giải hợp lý cho ý đồ của MK khi viết cuốn tiểu thuyết này và đặt tên theo kiểu “chơi chữ” cho chính nhan đề của tác phẩm.
    KL: Căn cứ vào 3 luận điểm trên thì “vô tri” của anh Dũng là cách dịch đúng với ý đồ tạo dựng tác phẩm cũng như lỗi đặt nhan đề tác phẩm của MK. Ở đây, tôi nghĩ, việc chị Từ Huy muốn diễn giải nhan đề tác phẩm của MK theo từ thuần Việt, xét về mục đích và mục tiêu, cần ca ngợi chị trong việc gìn giữ sự trong sáng tiếng Việt. Nhưng cách gìn giữ ấy trong trường hợp này không- thực- sự trong sáng và đôi khi làm chết văn bản của thầy MK. Tôi viết đôi lời tầm phào này, có gì sai sót, xin các anh chị đính chính dùm tôi.

    ReplyDelete
  156. Ngô Hương GiangFeb 13, 2011, 5:42:00 AM

    ( Anh dũng thân mến, nếu anh cho đăng comment này, xin anh thay thế comment đã post lỡ phía trước vì tôi có sửa chữa thêm một số ý. Nếu đăng, phiền anh xóa phần trong ngoặc đơn, in đậm này. Cám ơn anh)
    Trong comment này, tôi muốn khẳng định thêm một điều nữa mà trong hơn 155 comment trên blogs của anh Cao Việt Dũng từng bàn luận nhiều về hai từ “vô tri” và “bất tri”:
    “Vô” (無) là một tính từ, vì vậy, nó không thể đứng độc lập và thường kết hợp với thành phần khác để thành danh từ; sắc thái chỉ thị của nó là phủ định- khẳng định. Ví dụ: Vô vi (無 為) (không làm), vô tri (無知) (không biết), vô nhân (無仁) (không có lòng nhân)…
    Bất (不) là một động từ, vì vậy, nó có thể đứng độc lập trong câu và sắc thái chỉ thị là phủ định- nghi vấn. Do đó, “bất tri” (不知) không thể dịch “nghĩa” là “không biết” mà cần dịch theo nghĩa hàm ẩn ý nghi vấn là “chẳng biết… “không””. Cụ Nguyễn Du có câu:
    “ Bất tri tam bách dư niên hậu
    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
    Thường dịch là: “chẳng biết ba trăm năm sau/ Thiên hạ có ai là người khóc Tố Như không (chăng)” (dấu hỏi hàm ẩn trong câu)
    Như vậy, “bất tri” là nghĩa phủ định- nghi vấn, không thể dịch là “sự không biết”, nếu như TS. Từ Huy quan niệm như trên, thì chẳng lẽ lại dịch là “sự chẳng biết… “không”” mang ý nghi vấn ư?? Điều ấy không đúng về mọi mặt: nghĩa và ý nghĩa cuốn tiểu thuyết của MK.
    MK viết cuốn L’ignorance nhằm ý phủ định hình thức 20 năm phiêu bạt để dọn chỗ cho sự khẳng định việc tìm về hồi ức của quãng thời gian đã mất từ bề nổi ấy(“Trở về nhà, chàng ngạc nhiên hiểu rằng cuộc đời chàng, bản chất, trọng tâm, kho báu của nó, không thuộc về Ithaque mà về hai mươi năm lưu lạc. Kho báu ấy, chàng đã đánh mất và chỉ có thể tìm lại bằng cách kể về nó″ (tôi mượn câu này của bác VÔ DANH trên Nhị Linh blogs nhé)). Nguyên lý tảng băng trôi, theo tôi, là lý giải hợp lý cho ý đồ của MK khi viết cuốn tiểu thuyết này và đặt tên theo kiểu “chơi chữ” cho chính nhan đề của tác phẩm.
    KL: Căn cứ vào 3 luận điểm trên thì “vô tri” của anh Dũng là cách dịch đúng với ý đồ tạo dựng tác phẩm cũng như lối đặt nhan đề tác phẩm của MK. Ở đây, tôi nghĩ, việc chị Từ Huy muốn diễn giải nhan đề tác phẩm của MK theo từ thuần Việt, xét về mục đích và mục tiêu, cần ca ngợi chị trong việc gìn giữ sự trong sáng tiếng Việt. Nhưng cách gìn giữ ấy trong trường hợp này không- thực- sự trong sáng và đôi khi làm chết văn bản của thầy MK. Tôi viết đôi lời tầm phào này, có gì sai sót, xin các anh chị đính chính dùm tôi.

    ReplyDelete
  157. Đọc đi đọc lại vẫn không hiểu Ngô Hương Giang muốn nói gì, đúng là tuyệt mù... khơi! Dùng tiếng Việt đánh đố nhau thế này cũng đến chịu thôi. Nhớ hồi cấp III có học tác phẩm "Trưởng giả học làm sang" cái ông trưởng giả nổi tiếng với câu, đại loại: cả đời nói văn xuôi mà không biết, kha kha, phát kiến thật to lớn thay!

    ReplyDelete
  158. vâng, tôi cũng thấy khó hiểu, bạn Ngô Hương Giang trình bày lại được không ạ? 1 nhỏ 2 nhỏ 3 nhỏ ngắn gọn chứ viết dài thế này mà không ai hiểu thì hơi phí

    ReplyDelete
  159. Ngô Hương GiangFeb 13, 2011, 7:43:00 PM

    (phần viết phản hồi này nối tiếp, chứ không phải tách rời lần phản hồid đầu tiên (phía trên) của tôi)

    Trong comment này, tôi muốn khẳng định thêm một điều nữa mà trong hơn 155 comment trên blogs của anh Cao Việt Dũng từng bàn luận nhiều về hai từ “vô tri” và “bất tri”:
    1.

    “Vô” (無) là một tính từ, vì vậy, nó không thể đứng độc lập và thường kết hợp với thành phần khác để thành danh từ; sắc thái chỉ thị của nó là phủ định- khẳng định. Ví dụ: Vô vi (無 為) (không làm), vô tri (無知) (không biết), vô nhân (無仁) (không có lòng nhân)…
    2.

    Bất (不) là một động từ, vì vậy, nó có thể đứng độc lập trong câu và sắc thái chỉ thị là phủ định- nghi vấn. Do đó, “bất tri” (不知) không thể dịch “nghĩa” là “không biết” mà cần dịch theo nghĩa hàm ẩn ý nghi vấn là “chẳng biết… “không””. Cụ Nguyễn Du có câu:
    “ Bất tri tam bách dư niên hậu
    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
    Thường dịch là: “chẳng biết ba trăm năm sau/ Thiên hạ có ai là người khóc Tố Như không (chăng)” (dấu hỏi hàm ẩn trong câu)

    Như vậy, “bất tri” là nghĩa phủ định- nghi vấn, không thể dịch là “sự không biết”, nếu như TS. Từ Huy quan niệm như trên, thì chẳng lẽ lại dịch là “sự chẳng biết… “không”” mang ý nghi vấn ư?? Điều ấy không đúng về mọi mặt: nghĩa và ý nghĩa cuốn tiểu thuyết của MK.
    3.

    MK viết cuốn L’ignorance nhằm ý phủ định hình thức 20 năm phiêu bạt để dọn chỗ cho sự khẳng định việc tìm về hồi ức của quãng thời gian đã mất từ bề nổi ấy(“Trở về nhà, chàng ngạc nhiên hiểu rằng cuộc đời chàng, bản chất, trọng tâm, kho báu của nó, không thuộc về Ithaque mà về hai mươi năm lưu lạc. Kho báu ấy, chàng đã đánh mất và chỉ có thể tìm lại bằng cách kể về nó″ (tôi mượn câu này của bác VÔ DANH trên Nhị Linh blogs nhé)). Nguyên lý tảng băng trôi, theo tôi, là lý giải hợp lý cho ý đồ của MK khi viết cuốn tiểu thuyết này và đặt tên theo kiểu “chơi chữ” cho chính nhan đề của tác phẩm.

    KL:
    Căn cứ vào 3 luận điểm trên thì “vô tri” của anh Dũng là cách dịch đúng với ý đồ tạo dựng tác phẩm cũng như lối đặt nhan đề tác phẩm của MK. Ở đây, tôi nghĩ, việc chị Từ Huy muốn diễn giải nhan đề tác phẩm của MK theo từ thuần Việt, xét về mục đích và mục tiêu, cần ca ngợi chị trong việc gìn giữ sự trong sáng tiếng Việt. Nhưng cách gìn giữ ấy trong trường hợp này không- thực- sự trong sáng và đôi khi làm chết văn bản của thầy MK. Tôi viết đôi lời tầm phào này, có gì sai sót, xin các anh chị đính chính dùm tôi.

    ReplyDelete
  160. Ngô Hương giangFeb 13, 2011, 7:53:00 PM

    "Đọc đi đọc lại vẫn không hiểu Ngô Hương Giang muốn nói gì, đúng là tuyệt mù... khơi! Dùng tiếng Việt đánh đố nhau thế này cũng đến chịu thôi. Nhớ hồi cấp III có học tác phẩm "Trưởng giả học làm sang" cái ông trưởng giả nổi tiếng với câu, đại loại: cả đời nói văn xuôi mà không biết, kha kha, phát kiến thật to lớn thay!"

    với phản hồi trên của anh/ chị nào đó, tôi rất cám ơn nhưng cũng có đôi lời muốn thưa là:

    1.
    Phần comment trên là phần sửa lại phần đã post lỡ phía trước và tôi có đôi lời nhờ anh Dũng xóa phần post lỡ ấy bằng câu: "( Anh dũng thân mến, nếu anh cho đăng comment này, xin anh thay thế comment đã post lỡ phía trước vì tôi có sửa chữa thêm một số ý. Nếu đăng, phiền anh xóa phần trong ngoặc đơn, in đậm này. Cám ơn anh)". Trong phần post lỡ phía trước luận điểm của comment rất rõ ràng (3 luận điểm), nhưng do phần định dạng table của comment sửa chữa có vấn đề, nên ý không được minh bạch khi hiển thị. Được anh/ chị chỉ dùm, tôi vô cùng cám ớn.

    2.
    Có thể quan điểm của tôi chưa thực làm anh hài lòng, mong anh/chị chỉ dùm những hạn chế mà tôi vướng phải.

    3.
    Viết phản hồi, với tôi, không gì hơn là mong muốn vấn đề có thêm một hướng giải quyết, không hề có ý nghĩ muốn "học đòi" cái trưởng "giả" của anh/ chị chút nào. Anh/ chị nói như vậy chẳng phải là "quá suy tư" rồi sao??

    4.
    Những gì góp ý từ phía anh/ chị tôn xin tiếp nhận chân thành. Xin cám ơn!

    ReplyDelete
  161. đặc điểm của blogspot là người chủ blog không can thiệp được vào nội dung comment (hoặc là do tôi không biết làm), nên các bác muốn sửa gì cứ post tiếp một comment khác nhé

    ReplyDelete
  162. Tôi thấy bạn Ngô Hương Giang viết rất rõ ràng và tôi nghĩ tôi được vỡ nhẽ ra nhiều về đằng lập luận. Chứ như trước khi nghe bạn Giang nói tôi chỉ có thể "cảm" thấy chữ Vô tri hợp với truyện và nghe "gợi" nhất trong số những chữ đặt trên bàn lựa chọn. Cảm ơn bạn Giang nhé.

    ReplyDelete
  163. Chữ "bất" mặc nhiên mang nghĩa (phủ định) nghi vấn ạ ? Vậy "bất tử", "bất nhân", "bất hòa" thì có mang ý nghi vấn không ạ ?

    ReplyDelete
  164. Ngô Hương GiangFeb 14, 2011, 10:38:00 PM

    Lời đầu tiên, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới anh/ chị đã bỏ thời gian đọc comment và gửi lại phản hồi cho tôi.

    Thứ đến, tôi xin trả lời một số ý nghi vấn của anh/ chị trong tầm hiểu biết còn hạn hẹp về chữ- nghĩa của tôi như sau:
    1.

    Tôi có nói “Bất (不) là một động từ, vì vậy, nó có thể đứng độc lập trong câu và sắc thái chỉ thị là phủ định- nghi vấn. Do đó, “bất tri” (不知) không thể dịch “nghĩa” là “không biết” mà cần dịch theo nghĩa hàm ẩn ý nghi vấn là “chẳng biết… “không””, vậy thì, từ “bất” cần được đính chính từ ý của anh/ chị như sau:

    a.

    Từ “bất” mang “sắc thái chỉ thị (tôi nhấn mạnh) là phủ định- nghi vấn”

    b.

    Bất.. “cần dịch theo nghĩa hàm ẩn (tôi nhấn mạnh)” và “ý nghi vấn” (tôi nhấn mạnh)

    c.

    Trong luận điểm của anh /chị thiếu từ “ý” trong câu: “Chữ "bất" mặc nhiên mang nghĩa (phủ định) nghi vấn”

    d.

    Anh/ chị nói “ Chữ "bất" mặc nhiên mang nghĩa”, tôi chưa thực- đồng ý, vì 2 lẽ:

    - Thứ nhất, tôi không dùng từ “mặc nhiên” trong bài viết. Vì, mặc nhiên là “tất yếu”, là “bắt buộc”, là “tuyệt đối”, là “triệt để”, là “không-thể khác” …” mang nghĩa” (theo lời anh/ chị), điều này là không thể, nhất là trong ngôn ngữ (nói+viết).

    - Thứ hai, trong ngôn ngữ ( nói + viết), nghĩa và ý nghĩa của phát ngôn còn căn cứ (dựa dẫm) vào ngữ cảnh, do đó, tính linh hoạt là “yếu tính” của ngôn ngữ.

    e.

    Ý nghi vấn: chỉ thị ý đồ người phát ngôn( hoài nghi, hỏi trực tiếp, miệt thị…), nó thường được xem là tầng dưới của nghĩa. Như vậy, “ý hàm ẩn – nghi vấn” thường được xem là tầng dưới-của- tầng dưới của nghĩa. Do đó, nó được gợi ra từ phía diễn giải luôn được đặt trong một ngữ cảnh cụ thể và trong sự đối chiếu so sánh với toàn bộ văn bản chứa nó (“bất”- tôi nhấn mạnh).

    f.

    Do là ý chỉ thị, cho nên, “bất” trong mỗi ngữ cảnh khác nhau, tùy thuộc vào việc dụng tự của người phát ra thông điệp, mà nghĩa phủ định chứa ý nghi vấn đậm hoặc nhạt.

    ReplyDelete
  165. Ngô Hương GiangFeb 14, 2011, 10:39:00 PM

    2.

    Anh/ chị nói: “Vậy "bất tử", "bất nhân", "bất hòa" thì có mang ý nghi vấn không ạ ?”. Theo thiển nghĩ của tôi (tôi nhấn mạnh), có mấy vấn đề cần thưa:

    a.

    Các từ “bất tử” (不死), “bất nhân” (不仁), “bất hòa” (不和) đều có thể mang ý nghi vấn:

    -“bất tử” (不死): thật khó có thể chết (nghĩa là có thể tồn tại lâu, thường hiểu theo “nghĩa bóng”; ý nghi vấn về sự giới hạn của thời gian đối với sự vật, hiện tượng đã trở thành/ hoặc nâng lên thành biểu tượng (symbol)).

    - “bất nhân” (不仁): thật khó có thể trở thành người ( ý nghi vấn về khả năng ai đó có thể trở thành người tốt).

    - “bất hòa” (不和): thật khó có thể xoa dịu ( hòa (和) nghĩa là “giải quyết mọi việc bằng lời nói dịu dàng” (ý nghi vấn về khả năng có thể xoa dịu sự kiện mâu thuẫn trở về trạng thái ôn tồn qua những lời nói dễ nghe)

    b.

    Như trên tôi nói, bất là động từ, do đó, trong ngữ pháp Hán ngữ rất hiếm trường hợp “danh từ hóa” đối với từ bất. Do vậy, là động từ, nó sẽ có “tiền tố” và “hậu tố”. Cho nên, nghĩa của các từ anh/chị đưa ra còn tùy thuộc vào “tiền tố” và “hậu tố” mà người phát ngôn sử dụng. Do đó, ý nghi vấn của các từ đó (các từ mà anh/ chị đưa ra) thật khó giải quyết triệt để nếu nó thiếu đi ngữ cảnh và các thành phần trước hoặc sau nó. Vì vậy, tôi xin đưa ra hai trường hợp để giải quyết vấn đề, mà từ đó, nghĩa và ý nghĩa của các từ ấy có thể sẽ thay đổi .

    - Trường hợp thứ nhất: Nếu đứng sau danh từ hoặc cụm danh từ hoặc câu ghép, với vai trò là động từ chính trong câu thì bất nghiêng nhiều hơn về trạng thái phủ định của một vấn đề (ý nghi vấn sẽ nhạt trong câu). Ví dụ câu: 估為政者, 每人而悅之, 日亦不足矣(cố vi chính giả, mỗi nhân nhi duyệt chi, nhật diệc bất túc hĩ) thì nghĩa của nó là phủ định: “Cho nên kẻ làm việc chính trị mà muốn làm vui lòng hết cho mỗi người thì số ngày để làm [cho tốt] thật khó [có thể] (ý nghi vấn thường nhạt so với trường hợp thứ hai (phía dưới)) mà đủ vậy” (“Ly lâu hạ”- Mạnh Tử). Lấy ví dụ từ “bất nhân” trong trường hợp này: 聖人不死則, 大道冇起(Thánh nhân bất tử, tắc đại đạo hữu khởi), ý hàm ẩn từ nghĩa, người nhận thông điệp có thể hiểu là: [hẳn rằng nếu] Thánh nhân (người có lòng nhân) mà sống mãi thì hiển nhiên đạo lớn [trong trời đất] chẳng theo đó mà có thể khởi phát sao (tái diễn giải từ “Khư khiếp”- Trang Tử).

    - Trường hợp thứ hai: Nếu từ “bất” xuất hiện sau “tiền tố”: 誰道 (thùy đạo- thường xuất hiện trong hán ngữ hiện đại) thì ý nghi vấn của “bất” thường chỉ ý: “hay sao” hoặc “há chăng”. Ví dụ như: 誰道 聖人不死(thùy đạo thánh nhân bất tử): chẳng phải thánh nhân luôn sống mãi sao.

    ReplyDelete
  166. Ngô Hương GiangFeb 14, 2011, 10:40:00 PM

    3.

    Tôi xin nhắc lại một luận điểm mà tôi đã từng nói: “bất” là động từ. Do đó, nó rất hiếm khi được “danh từ hóa”. Duy chỉ có trường hợp đặc biệt xảy ra trong lịch sử Hán ngữ mà từ “bất” được phái sinh, ngoài chức năng là động từ, thì từ đời Hán, Ngụy trở về sau, nó (từ “bất”) có thêm một chức năng nữa trong hành ngôn là: chức năng làm phó- từ- phủ định. Với chức năng làm phó từ phủ định, cho nên, từ “bất” dùng để bổ sung nghĩa cho động từ và hình dung từ. Ví dụ: bất đắc (不得). Với luận điểm này, tôi có thêm cơ sở để tạm kết luận (vì có thể còn tiếp tục bàn luận) về việc Ts. Từ Huy chọn từ “Bất tri” (不知) để dịch danh từ l’ignorance của thầy MK. Đó là điều không thể và là sự nhầm lẫn (có thể chị không cố tình) của chị.

    4.

    Nói về việc không thể dịch L’ignorance của thầy MK là “bất tri” (tức cần dịch là “vô tri”(無知)), tôi có thêm một cơ sở nữa là:
    Từ vô” (無) còn được xem là từ “chỉ không”/ hoặc “hạn chỉ”/ hoặc “đại từ vô định- có tính- phủ định”, cho nên, “vô” dễ dàng được “danh từ hóa” trong câu. Ví dụ: Trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên có câu: 無敢夜行 (Vô cảm dạ hành) nghĩa là: “Ai mà dám đi qua đêm cơ chứ”.
    Trong khi đó, từ “bất” không thể làm được điều này (điều mà từ “vô” có thể làm được)

    5.

    Điều tôi (theo chủ quan) muốn lưu ý là: Trong từ Hán Việt, các bậc tiền bối nước ta phiên chữ Hán ra theo âm Việt. Song, điều ấy không có nghĩa là, ngữ pháp Hán ngữ khi vào Việt Nam cũng được Việt hóa, trái lại, theo tôi, nó dường như không biến đổi. Do đó, theo tôi, dù có sử dụng từ Hán – Việt theo hướng nào thì cũng phải tôn trọng ngữ pháp nguyên sơ của chữ là: ngữ pháp Hán ngữ

    KL:

    Với những luận giải trên, một mặt, tôi xin giải trình ý nghi vấn của anh/ chị ở trên, mặt khác, cũng xin mạo muội thưa đôi lời theo thiển nghĩ. Do tính thời sự của vấn đề mà tôi “viết xong cho in ngay”. Vì vậy, nếu có sai sót gì, xin quý độc giả đính chính dùm tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

    ReplyDelete
  167. Ngô Hương GiangFeb 14, 2011, 10:44:00 PM

    Nếu được, anh/ chị có thể cho cá nhân tôi, cũng như quý bạn đọc biết tên được không ạ?? Bởi vì, "thêm bạn là thêm niềm vui" mà. Một lần nữa, cám ơn anh/ chị đã cho phản hổi nhiều nhé!

    ReplyDelete
  168. Ngô Hương GiangFeb 15, 2011, 12:10:00 AM

    Đính chính: Trong câu " Lấy ví dụ từ “bất nhân” trong trường hợp này: 聖人不死則, 大道冇起(Thánh nhân bất tử, tắc đại đạo hữu khởi..)" (ý 2, mục b, trường hợp thứ nhất), tôi viết nhầm chữ "tử" thành chữ "nhân".

    Nay, soát lại, tôi xin sửa lại cho thật chuẩn xác thành: "Lấy ví dụ từ “bất tử” trong trường hợp này: 聖人不死則, 大道冇起(Thánh nhân bất tử, tắc đại đạo hữu khởi)...". Mong bà con xa gần thông cảm nhé!

    ReplyDelete
  169. Ngô Hương GiangFeb 15, 2011, 2:25:00 AM

    Đôi lời về cuốn tiểu thuyết:

    Tôi thấy có lần anh Dũng nói về việc cuốn "Vô Tri" mà anh dịch đã được dư luận biết đến, nhưng chưa có bài viết nào xứng tầm. Điều ấy có lẽ đúng, vì tôi nghĩ, việc dịch tác phẩm và việc nghiên cứu về tác phẩm là 2 chuyện hoàn toàn khác xa nhau.

    Muốn hiểu được tư tưởng của thầy Mk qua cuốn L'ignorance thì phải hiểu được quá trình thầy xây dựng tư tưởng của mình qua cuốn tiểu thuyết. Đó là một điều khó và đòi hỏi một sự cần mẫn, nhẫn nại. Vì, người viết ít nhất cũng phải hiểu và nắm vững tinh thần của tích thần thoại Hy Lạp, tới cuốn sử thi vĩ đại của Homère, tới cuốn tiểu thuyết kinh điển của James Joyce và rồi mới đến cuốn L'ignorance của thầy MK.
    Tôi nghĩ, hẳn rằng, thầy MK cũng phải tham khảo từng đó cuốn kinh điển thì mới viết được cuốn L'ignorance trên tinh thần hiện đại được.
    Do vậy, sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa văn bản của thấy MK, nếu chưa đọc và hiểu những cuốn kinh điển kia; lại càng không thể nghiên cứu được từ tác phẩm ấy, nếu chưa từng nghiên cứu những tác phẩm kinh điển đã nêu.
    Tôi có một may mắn, là hâm mộ cụ Ulysse từ thần thoại Hy Lạp và giờ lại được đọc đi đọc lại cuốn của thấy MK (một phần cũng là nhờ có cuộc tranh luận này). Nếu, không có gì thay đổi, tôi sẽ thử tập tành viết xem thế nào, may ra, biết đâu, sẽ được bạn đọc rộng lòng chập nhận thì sao? Có vận may, tại sao không thử, đúng không ạ??

    ReplyDelete
  170. Hoan hô bạn Hương Giang, rất mong chờ bài viết của bạn về truyện Vô tri.

    ReplyDelete
  171. Thật ra khi nói quyển "Vô tri" không thấy báo chí VN nhắc tới thì tôi muốn nói ý khác, nhưng không sao, rất chờ đợi nghiên cứu của bác Ngô Hương Giang.

    Nhưng tôi không hiểu Ulysses của Joyce có quan hệ gì ở đây. Theo tôi thì Kundera không mấy quan tâm đến Joyce.

    ReplyDelete
  172. Ngô Hương GiangFeb 15, 2011, 12:45:00 PM

    Thưa anh Cao Việt Dũng thân mến,

    Theo thiển ý của tôi: Ulysse - Pénélope (xứ Ithaque) (homère), Leopold Bloom - Molly Bloom (xứ Ai-Len) (James Joyce), Josef - Irena (xứ Praha) (MK) là sự xâu chuỗi, kế tiếp nhau của những đợt sóng tư tưởng và đổi mới nghệ thuật viết: Sử thi - dòng ý thức - Liên văn bản (liên tâm- lý, liên-nhân vật, liên-sự kiện, liên- tư duy...)
    Theo thiển ý (chủ quan) của tôi,với lối viết như trong L'ignorance, thầy MK không những đọc, hiểu, thậm chí nghiên cứu rất kỹ lối viết của Joyce, đặc biệt là lối viết theo dòng ý thức của ông (Joyce). Tuy không phải là lối viết chủ đạo trong cuốn L'ignorance, nhưng theo tôi, sự ảnh hưởng từ lối viết dòng ý thức của Joyce trong cuốn tiểu thuyết là không hề nhỏ.

    Anh nói " Theo tôi thì Kundera không mấy quan tâm đến Joyce", xin anh cho biết cơ sở nào để anh khẳng định điều ấy được không? Tôi nghĩ, chính văn bản L'ignorance mới là cơ sở để kết luận cho mọi nhận định, vì, trong sáng tạo, nhà văn đôi khi cũng chưa hẳn là đã nhận ra việc mình viết đã kế thừa của ai (về mặt tư tưởng là chủ yếu). Hiện tượng này thường xảy ra, vì tôi có nhớ cụ Claude Lévi Strauss đã có lần thốt lên rằng “thi sĩ là những kẻ cuối cùng còn sót lại biết rằng, từ ngữ xưa kia, cũng là những giá trị” . Hẳn rằng, "thi sĩ" mà cụ nhắc ở đây là chỉ chung giới "văn sĩ" (theo nghĩa chung nhất). Từ ngữ được thu nạp, với họ là cả một thế giới sống, hay nói như cụ Hégel là "pho lịch sử phổ quát". Cho nên, việc ảnh hưởng một cách "vô thức" thế giới sống tinh thần của các tác giả khác (đặc biệt là những tác gia kinh điển: James Joyce là một trong số đó)khi xây dựng văn bản của mình là tất yếu khó có thể tránh được. Thầy MK cũng- không- phải- là một ngoại lệ.

    Cám ơn anh Dũng đã cho phản hồi nhé!

    ReplyDelete
  173. À, chút quên. Tôi nợ chị Sonata một lời cảm ơn nhé!

    ReplyDelete
  174. Bác cứ cám ơn chị So luôn, khỏi cần nợ :)

    Tôi thấy những nhà văn mà Kundera quan tâm, bình luận nhiều là những người khác, không phải Joyce. Còn khi nói về Ulysse, rồi huyền thoại người anh hùng trở về trong văn hóa Tây phương, thoát thai từ sử thi thì tất nhiên Joyce có một vị trí không thể bỏ qua rồi.

    ReplyDelete
  175. Vì chị Huong Giang viết là "Như vậy, “bất tri” là nghĩa phủ định- nghi vấn" nên tôi tưởng cũng có thể nói rằng "bất" mang "nghĩa phủ định-nghi vấn". Bây giờ chị Huong Giang lại nói tôi còn thiếu chữ "ý", phải nói là "ý nghĩa phủ định-nghi vấn", vậy câu trên của chị Giang có phải sửa thành "Như vậy, “bất tri” là ý nghĩa phủ định- nghi vấn" không ?

    ReplyDelete
  176. Vì "bất" không "mặc nhiên" mang ý nghĩa (phủ định) nghi vấn, tức là nó không "tất yếu", "bắt buộc", "tuyệt đối", "triệt để" mang ý nghi vấn, tức là nó "có-thể khác", tức là nó "có khả năng" (tôi nhấn mạnh) là "không mang" (tôi nhấn mạnh) ý nghĩa nghi vấn, có phải không ạ ?

    Vậy thì tôi thấy câu trên đây của chị HG :

    "Như vậy, “bất tri” là nghĩa phủ định- nghi vấn, không thể dịch là “sự không biết”, nếu như TS. Từ Huy quan niệm như trên, thì chẳng lẽ lại dịch là “sự chẳng biết… “không”” mang ý nghi vấn ư??"

    là mâu thuẫn với luận điểm trên.

    Như vậy "bất tri" rất có thể không mang ý nghĩa nghi vấn và không "mặc nhiên", "tất yếu", "bắt buộc" phải dịch là “sự chẳng biết… “không”, phải không ạ ?

    ReplyDelete
  177. Tôi cũng rất ngạc nhiên được biết rằng "vô" là một tính từ, còn "bất" là một động từ. Như vậy quan niệm/định nghĩa về từ loại trong tiếng Hán khác với trong một số ngôn ngữ phương Tây (Anh, Pháp) phải không ạ ? (Vả lại dịch sang tiếng Pháp thì "vô" rất có thể là một giới từ (sans), còn "bất" thì là trạng từ (ne...pas) chẳng hạn). Vậy người Trung hoa vẫn dùng cùng những từ loại này để chỉ từ loại tiếng Tây, hay họ có những từ khác để chỉ, hay có giải thích thêm gì không ạ ?

    ReplyDelete
  178. @Ngô Hương Giang:

    Tôi có thể hỏi là bạn được học hay đọc về ngữ pháp Hán Việt như thế ở đâu hoặc ở sách nào thế ạ? Với tinh thần ham học hỏi, tôi rất tha thiết muốn biết. Bởi vì ngay đến cả "Hán ngữ sử cảo" của Vương Lực và "Văn ngôn ngữ pháp" của Dương Bá Tuấn, tôi cũng không thấy hai bậc đại sư ấy nói gì về "bất" là động từ và "vô" là tính từ. Mong được bạn chỉ bào giùm.

    Theo kiến văn hạn hẹp của tôi, bạn có vài lỗi sai cơ bản:

    1. Trong câu trích từ thiên "Ly Lâu hạ" sách "Mạnh Tử" là "故“ chứ không phải "估" (Có thể là lỗi đánh máy nên có thể thông cảm được)

    2. Dẫn chứng thứ hai bạn đưa ra từ thiên "Khư khiếp" trong sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử thì hoàn toàn không thể thông cảm.

    Trích nguyên văn của bạn Ngô Hương Giang:

    "聖人不死則, 大道冇起(Thánh nhân bất tử, tắc đại đạo hữu khởi), ý hàm ẩn từ nghĩa, người nhận thông điệp có thể hiểu là: [hẳn rằng nếu] Thánh nhân (người có lòng nhân) mà sống mãi thì hiển nhiên đạo lớn [trong trời đất] chẳng theo đó mà có thể khởi phát sao (tái diễn giải từ “Khư khiếp”- Trang Tử)"

    Thứ lỗi cho tôi nhưng bạn sai đến nỗi tôi đồ rằng bạn chẳng biết gì về chữ Hán hết.

    - Lỗi sai cơ bản thứ nhất là dòng chữ Hán cú đậu một đằng, phiên âm cú đậu một nẻo (tôi hy vọng bạn hiểu cú đậu là gì). Nếu đúng như cú đậu trong đoạn chữ Hán thì phải cú đậu là "Thánh nhân bất tử tắc, đại đạo hữu khởi". Và nếu như cũng giữ nguyên cách cú đậu này thì "thánh nhân bất tử tắc" là gì thì đến thánh nhân cũng "tắc" mà lăn ra chết luôn, khỏi dịch được nữa.

    - Lỗi thứ hai: câu này hoàn toàn chẳng có trong thiên "Khư khiếp". Bạn đã đọc "Khư khiếp chưa ạ? Bạn có biết thiên này bàn về chuyện gì không ạ? Chữ "đạo ở đây không phải là "đạo" 道 mà là 盗 (trộm cắp). Và nguyên văn của câu này phải

    聖人已死,則大盜不起 。。。(lược một vế).
    聖人不死,大盜不止。。。

    (Thánh nhân dĩ tử, tắc đại đạo bất khởi)
    (Thánh nhân bất tử, đại đạo bất chỉ)

    (Thánh nhân đã chết thì đạo tặc không nổi lên được nữa. Thánh nhân không chết thì đạo tặc không hết.

    3. Trong câu thơ: "Bất tri tam bách dư niên hậu/Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như", thành câu hỏi nghi vấn là bởi vì nó có đại từ nghi vấn "hà" trong câu hỏi "hà nhân" chứ không phải "bât tri" là phủ định-nghi vấn.

    Tôi nghĩ rằng trong khi bàn về những vấn đề mang tính ngữ pháp có lẽ nên lấy văn xuôi làm ví dụ thì sẽ chính xác hơn. Những ví dụ trong thơ thường không chuẩn do nhiều yếu tố như hiệp vận, đảo vần hoặc đảo từ cho đăng đối, hợp bằng trắc..vân vân...vì thế tính chính xác của ngữ pháp không còn nữa.

    ReplyDelete
  179. "Ngô hữu tri hồ tai? Vô tri dã" he he, nghe bác Đông A nhắc thế ;P

    ReplyDelete
  180. Đa tạ Quách nữ hiệp ! Không có nữ hiệp tới ứng cứu thì giờ này tôi vẫn còn ngồi mò ngữ pháp Hán ngữ theo kiểu tìm ví dụ : anh này "vô" quá, tôi bất, anh bất, nó không bất, bạn bất không? ... rồi than trời sao tiếng Hán phức tạp thế!

    ReplyDelete
  181. Thưa anh/ chị thân mến, tôi có đôi lời thế này:
    1.
    Tôi nói “bất” mang “nghĩa nghi vấn” “ý phủ định”, sẽ có hai lẽ cần phân trần:
    - Nghĩa: là cái nằm trong thông điệp, như vậy nó xuất hiện từ hai phía: người phát ngôn (vô tình + hữu ý), người nhận – phát ngôn (duy lý, cảm tính)
    - Ý (nghi vấn) như trên, tôi nói là nó nằm ở tầng sâu của nghĩa, thuộc về cảm tính phía người nhận nhận thấy trong thông điệp được phát ra. Nó liên quan tới phương- thế sống, kinh nghiệm về tồn tại. Nói như vậy, hẳn anh/ chị sẽ cho rằng ,vậy “ý”, theo như quan niệm của tôi cũng thuộc về phía người- phát ra thông điệp? Với điều này, tôi nghĩ, trong hành ngôn thì người- phát thông điệp thường rạnh ròi là: câu nghi vấn.
    2.
    Về từ loại “vô” khi tôi nhận định, nó là tính từ, tôi đã giải thích phía trên. Ở trường hợp này, tôi xin đơn cử một ví dụ của thầy Trần Nhân Tông ( 陳仁宗) trong bài 天長晚望 có câu:
    “村後村前淡似煙
    半無半冇夕陽籩”
    Còn về từ “bất” tôi xin mạn phép không bàn thêm vì ở trên tôi đã diễn giải rồi ạ.
    3.
    Bạn có hỏi tôi “Như vậy quan niệm/định nghĩa về từ loại trong tiếng Hán khác với trong một số ngôn ngữ phương Tây (Anh, Pháp) phải không ạ ?”, tôi xin không trả lời câu hỏi này, vì hai lẽ:
    - Vì nó liên quan tới lịch sử hình thành Hán- ngữ, theo đó cũng kéo theo những quan niệm và sửa đổi những quan niệm ấy về từ loại Hán – ngữ theo mỗi giai đoạn, nhất là từ lối thi cử, học hành thời phong kiến. Trong Hán cổ việc quan niệm về từ loại, theo tôi là phức tạp. Ví dụ: ngay bản thân từ “vô” trong Hán-ngữ đã có tới bốn từ:旡,毋,毌,無. Do còn hạn chế về tri thức, nên tôi không giải đáp được ý này.
    - Vì đặc trưng chung của ngôn ngữ là “tính võ đoán”, cho nên, tôi cũng không trả lời được ý này.
    Cám ơn anh/ chị cho tôi được học thêm một vấn đề nữa nhé!

    ReplyDelete
  182. Thư gửi bác: Quách Hiền (Hiển)

    Rất cám ơn bạn đã cho tôi được học thêm một vấn đề nữa từ comment phía trên:
    Thiển nghĩ của tôi thế này về comment , bạn xem được không nhé:
    1.

    Trong luận điểm 1 bạn nói (ý thứ hai), tôi có đôi lời muốn phân trần. Trong câu: “"聖人不死則, 大道冇起(Thánh nhân bất tử, tắc đại đạo hữu khởi), ý hàm ẩn từ nghĩa, người nhận thông điệp có thể hiểu là: [hẳn rằng nếu] Thánh nhân (người có lòng nhân) mà sống mãi thì hiển nhiên đạo lớn [trong trời đất] chẳng theo đó mà có thể khởi phát sao (tái diễn giải từ “Khư khiếp”- Trang Tử)”, tôi có ghi rõ bằng dòng “tái- diễn giải” mà lại để trong ngoặc kép toàn bộ ví dụ thì sẽ có hai điều cần thưa:

    - Câu trích đó, hiển nhiên, không phải là trích nguyên văn của thầy Trang Tử rồi.

    - Đã là tái diễn giải, mà trong trường hợp của tôi, thì tôi mượn cấu trúc câu của thầy Trang Tử mà diễn giải lại theo ý mà anh/chị ở trên, cho dễ hiểu. Nếu việc làm của tôi để độc giả không hài lòng, tôi thành thực xin lỗi.

    2.

    Tôi may mắn là đã được đọc dường như đầy đủ sách của thầy Trang Tử. Trong khả năng non nớt của mình, tôi xin cảm và hiểu chương “khư khiếp” của thầy Trang (hổng biết có vừa lòng bạn không??). Đây là chương mà thấy Trang dùng để phê hai vấn đề:

    - Thứ nhất, phê- bình “Thánh trí” (trí tuệ thánh nhân).

    - Thứ hai, từ phê- bình “Thánh trí”, thầy Trang mở rộng ra phê- phán bản chất của cái gọi là “lễ và pháp”, thực chất, chỉ là cái cớ, là công cụ để kẻ thống trị cai trị thiên hạ được dễ dàng (xét thời hiện tại, nó quá đúng, đúng không bà con??). Từ chỗ chỉ rõ bản chất của kẻ thống trị, thầy Trang mở rộng và khẳng định dã tâm của bọn thống trị là tư hữu (tôi mượn cụ Marx chút nhé, vì thời thầy Trang hẳn chưa có khái niệm đầy đủ về chữ Tư hữu theo lập trường của triết-học chính trị), từ tư hữu vi mô phát triển thành vĩ mô, từ trong nước mở rộng xâm bang với các nước làng giềng .

    3.

    Vì trong lời phản hồi trước tôi có nói là “do tính thời sự của vấn đề nên tôi “viết xong cho in ngay””, chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót. Nay, được các bác chỉ ra, Giang tôi vô cùng biết ơn và rút kinh nghiệm.

    4.

    Tôi may mắn được học và đọc từ mọi người, mọi nơi và được học cả của anh/chị. Nhưng học, đọc là một chuyện, hiểu và diễn giải là chuyện khác. Có thể tôi được học, được đọc nhưng có khi hiểu và diễn giải lại một nẻo. Vì thế sự học đâu chỉ có ngày một ngày hai phải không ạ. Mong bác Quách Hiền (Hiển) uốn nắn giúp nhà- em với nhé!

    Rất cám ơn bác đã cho phản hồi lý thú và nghiêm túc!

    ReplyDelete
  183. Gửi L’ignorance: Tên như là biểu tượng

    Nghĩ về tên ,hiểu về tên, con người đã /hoặc duy lý/ hoặc duy cảm về nó. Vậy hiển nhiên L’ignorance cũng không tránh khỏi điểu ấy.

    1.

    Hiểu theo hướng “Duy-cảm”. Hiển nhiên “duy cảm” thường thuộc về cá nhân. Nhưng khi vấn đề được “cảm” ấy có tính “sự kiện” thì tất yếu nó có hướng phát triển lên thành duy cảm-tập-thể. Vậy duy-cảm của tập thể có đúng không?? Theo thiển nghĩ của tôi, nó thường đúng. Bởi vì duy cảm, ngoài khả năng thiên phú cho các giác quan nhạy bén (không phải ai cũng giống ai), thì, duy cảm còn được bồi tụ bởi những trải nghiệm sống (một cách vô thức, không phải lúc nào cũng duy lý), bởi văn hóa sống, bởi khả năng thấu thị tự nhiên về cuộc sống. Tập thể duy cảm sự kiện thì hiển nhiên, sự kiện ấy được tập hợp từ muôn lớp kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thấu thị không qua suy tư rồi.

    Thế nhưng, chân lý là từ lý luận được đặt trên bàn cân thực tiễn mà thành. Đã lý luận là duy lý rồi. Vậy chẳng lẽ lại có thứ chân lý duy cảm ư?? Nhất là lại nói theo kiểu sáo mòn “chân lý chỉ có 1” thì “toi” rồi. Nhưng, có trải nghiệm cuộc sống thì hiển nhiên sẽ có trải nghiệm (một cách tự nhiên) về tính đúng, sai của cuộc sống rồi. A, vậy, duy cảm nhiều khi cũng là chân lí!

    Trong tranh luận về về sự kiện L’gnorance của thầy MK, tôi nghĩ tập thể duy cảm hiển nhiên tìm ra cái “truth” của vấn đề. Vì nó hội tụ nhiều cái cảm cá nhân, tức hội tụ nhiều kinh nghiệm (tiên nghiệm) về sự kiện rồi. Đó hiển nhiên, không phải là do bè phái, lại càng không thể xem như là cuộc “cãi vã” thiên tư. Đơn giản bởi vì, L’ignorance cho ta “tiên nghiệm” là hợp lý. Và số đông của sự hợp lý thì hiển nhiên nó “đã”, “đang” và có thể có “sẽ” tồn tại rồi.


    2.
    Ấy thế, nếu cứ duy cảm mãi thì xã hội chỉ là cảm thôi ư?? Vậy thì, sẽ có lúc nó chuyển từ hiện đại về sơ-đại, vì nó đi theo hướng duy-cảm. Thế thì lại “toi” rồi. Vậy lại phải viện đến cái duy lý trong mỗi sự kiện. Chữ “vô”, chữ “bất” đem lên bàn mổ sẽ, nó là duy lý đấy thôi!! Xã hội và loài người tồn tại là nhờ biết dung nạp cả cái duy lý và cái duy cảm. Không có duy lý thì không có phê phán, không có phê phán thì cái cũ, cái lạc hậu không được “khai minh”. Nó dậm chân tại chỗ và chết dần trong “hủ bại”. Phải có duy lý thì mới có cái tiến bộ. Tuy nhiên, cái duy –lý ấy cần phải được dung nạp bởi vô số cái duy lý nữa thì nó mới cho ra một hệ hình mới đúng đắn, để rồi lại dự báo cho một sự thay thế.

    Nhưng cái duy lý chưa thành công, nghĩa là chưa hợp lý, thì đó là điều đáng khen và cần ca ngợi. Vì, nếu không có cái duy lý thất bại thì hiển nhiên không có cái mới được ra đời và thay thế. Thầy Popper yêu quý và ca ngợi cái sự-bất thành ấy, vì, nờ nó mà có tiến bộ, hay nói như các cụ ta thì “thất bại là mẹ của thành công” rồi!!

    Ý kiến của chị Từ Huy bị phê phán, điều ấy, theo tôi chứng tỏ chị đã thành công trong học thuật. Vì nhờ cái bất-thành của chị, mà quan điểm về L’ignorance được dịch là “vô tri” thêm một khía cạnh được khẳng định. Và đó cũng là cách mạng, ở một nghĩa nào đó trong học thuật. Biết đâu, sau khi chị Từ Huy tự- phản tỉnh thì lại có một luồng duy lý khác nổi lên làm thuyết phục mọi người bằng một cách diễn giải khác hợp lý hơn thì sao?? Vậy hẳn là, chị Từ Huy và anh Cao Việt Dũng cần phải được ca ngợi như nhau về học thuật, vì nhờ, những quan niệm của hai anh/ chị mới có sự kiện L’ignornance của thầy MK vang rộng như vậy ở Việt Nam chứ.

    ReplyDelete
  184. 3.

    Tên như là biểu tượng, vì nó có xu hướng được huyền thoại hóa (huyền thoại trong trường hợp này không nên hiểu theo hướng nhân chủng học, nó đơn giản là những lời nói chưa rõ nghĩa . Mà vì nhờ nó chưa rõ nghĩa, nên mới có sự “va chạm” về diễn giải để nó rõ nghĩa. Và nhờ “va chạm” mà tất cả được biết nhau, hiểu nhau và biết đâu “tứ hải giai huynh đệ” ?), cho nên, nó thu hút sự biểu đạt cá nhân. Mà sự hợp lý là cái được đông đảo cá nhân tập hợp lại (tập thể) chấp nhận.

    4.

    Ngô Hương Giang, nếu xét theo duy cảm tập thể thì rõ ràng là “female”, nhưng có bác nào duy lý mà phản tư rằng: không, hắn phải là “male” chưa? Duy lý trong trường hợp này hiển nhiên đã thắng duy cảm-tập thể rồi!

    Cám ơn các bác đọc những lời tầm phào này của em nhé!

    ReplyDelete
  185. Chúng ta đã có nạn nhân thứ hai của từ "vô tri" là bạn Ngô Hương Giang. Ca này còn trầm trọng hơn ca đầu, vì bạn HM bị rối còn chạy đi hỏi ý bạn CVD, còn bạn HG thì xài luôn (giống như thấy cây nấm đẹp quá ăn luôn), nên bị tẩu hỏa nhập ma.

    Thôi mình không có thời gian đọc lời tầm phào nữa đâu, tạm biệt nhé!

    ReplyDelete
  186. @Ngô Hương Giang:

    1. Thứ lỗi cho tôi lần nữa, nhưng lần này tôi đoan chắc (chứ không phải đồ rằng) bạn hoàn toàn không hiểu gì về Hán Việt hết. Thế nào là "tái diễn giải" mà bạn cũng không hiểu thì những thứ khác bạn nói về vô viếc, bất biếc, phi phiếc đều hoàn toàn vô giá trị. (Tôi khẳng định với bạn, chữ "vô" trong chữ "vô giá trị" là phủ định từ không phải tính từ). Hành động của bạn đối với câu trong thiên "Khư khiếp" mà bạn cho là bạn được phép "tái diễn giải" thực ra là hành động xuyên tạc. Tái diễn giải là diễn giải lại một văn bản nào đó. Văn bản đó phải tồn tại thực đã từng có các cách thức diễn giải khác nhau, giờ bạn muốn có một cách thức diễn giải khác với người khác. Điều bạn tự cho phép mình tự tạo ra một văn bản rồi diễn giải cái văn bản đó là "tái diễn giải" ư? Hơn nữa, trong đoạn văn bản "thực sự" của thiên "Khư khiếP" cũng có "bất khởi" và "bất chỉ", hà cớ gì bạn phải tạo ra một ví dụ "tái diễn giải" khác. Tôi thực sự rất không hiểu.

    2. Trường hợp "vô"/"hữu" trong câu thơ mà bạn trích ở trên của Trần Nhân Tông (một bài thơ mang cảm quan Phật giáo), cũng như khái niệm "vô"/"hữu" trong Lão Tử ... tôi cứ nghĩ là chúng ta đã mặc nhiên phải thừa nhận với nhau đó là những khái niệm triết học chứ? Liên quan gì đến bất+biếc, vô+viếc, phi+phiếc ở đây?

    ReplyDelete
  187. À mà bạn Ngô Hương Giang có tin không, khi mà lần đầu tiên tôi comment về cái câu bạn sai trong thiên "Khư khiếp" tôi đã nghĩ thể nào bạn cũng sẽ vin vào vào cái từ trong ngoặc kép "tái diễn giải" để biện minh. Và tôi không ngờ, bạn đã làm y như thế. Buồn quá :(

    ReplyDelete
  188. bạn Quách ơi, có giống trường hợp "Có thì có tự mảy may/Không thì cả thế gian này cũng không" của Nguyễn Huy Thiệp không :)

    ReplyDelete
  189. Thưa chị Quách Hiền, tôi có đôi lời cần ngỏ:
    1.

    Về Tái- diễn giải là gì?? Nên để chị Từ Huy giải thích có lẽ tốt hơn. Vì chị có thể xem là 1 trong những "chuyên gia" về vấn đề này mà. Khi tôi viết, tôi đã nói rõ lý do tại sao tôi lại dùng từ tái- diễn giải theo quan niệm của tôi. Và hiển nhiên chị có quyền phê phán điều ấy. Tôi tôn trọng ý kiến của chị.

    2.
    Câu đó tôi ghi chú hiển nhiên là chương "khư khiếp" của thấy Trang (còn việc tôi có đọc hay không thì ở trên tôi đã nói), vậy, tôi hoàn toàn chép nguyên si câu đó của thầy, hà cớ gì tôi phải ghi từ tái-diễn giải làm gì cho thêm nặng mình. Và đó là "ý" rõ ràng của tôi. Tôi đâu cần phải biện minh cho điều đó như chị nói.

    2.

    Vâng có thể chị đúng khi nhận xét về khả năng Hán học của tôi. Tôi không tự nhận là mình có khả năng Hán - học, nhưng, quyền nhận định và bảo vệ quyền nhận định thì chắc chị và các bạn hẳn rằng, cũng không khó khăn gì cho tôi làm điều đó chứ??

    3.

    Tranh luận về chữ- nghĩa vốn tự thân nó đã bộc lộ những giới hạn. Do đó, tôi nghĩ, có thêm những trao đổi để tranh luận ấy thêm rõ nghĩa là điều cần thiết. Và, mong rằng chị cũng đồng ý với tôi về điều đó chứ??

    4.

    Như trên tôi đã nói, duy lý luôn bộc lộ những giới hạn của nó. Và, tôi không phải là một ngoại lệ. Nếu được, chị Quách Hiền và anh Cao Việt Dũng có thể viết một cách cặn kẽ, đầy đủ bài bản và có hệ thống quan niệm của anh/ chị về sự khác nhau giữa "vô tri" và "bất tri", để tôi và độc giả được hiểu đúng vấn đề không ạ??

    5.

    Tôi nghĩ trừng nào "vô tri" và "bất tri" chưa hoàn toàn ngã ngũ thì khi đó, L'ignorance cũng chưa thể ngã ngũ với độc giả.

    Rất cám ơn lời phân trần và phê- phán của chị đối với tôi.

    ReplyDelete
  190. Quách cô nương có phân trần gì đâu hehe! Thôi cô nương đừng tốn lời với lão bà bà bị tẩu hỏa nhập ma này làm gì, cứ để bà ấy tự đánh nhau một mình. Bà ấy tốt nghiệp Khoa Hỗn loạn, chuyên ngành Dấu dốt, hạng Siêu nổ đấy ! Bà ấy sắp xuất bản bài báo xứng tầm CVD (trên báo nào nhỉ ?) hehe, lại đang định thâu nạp đệ tử (là chị So) đấy hí hí!

    ReplyDelete
  191. Hì hì, tôi là đệ tử của Quách nữ sĩ, nhưng sư phụ tôi chả mấy khi lên lớp nên tôi bơ vơ, đi lang thang hóng hớt, ai nói gì cũng thấy hay quá trời, sư phụ ơi siêng lên lớp chút đi hong thì mất đứt đệ tử à nha.

    ReplyDelete
  192. gửi bạn Vô Danh

    1.

    Vô danh thì nói gì chẳng được

    2.

    "Bà ấy sắp xuất bản bài báo xứng tầm CVD"??? Cái này mời thực đáng gọi là "hỗn loạn", "dấu dốt", "siêu nổ" lại thêm chứng "hoang tưởng" nè.

    3.

    Nếu bạn tài giỏi thì xin hỏi bạn có bao nhiêu bài nghiên cứu rồi nhỉ?? đã có công trình nào in chưa?? Cho chúng tôi được dịp "khai minh"
    với. Còn tôi thì ít nhất cũng có 3 bài "tẹp nhẹp" được các anh em gửi lên vanchuongviet.org đọc cho vui. Nếu bác nào rảnh thì vô đây đọc (http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacgia.asp?TGID=2166) và phê phán em nhé.Ngô Phương Quốc là bút danh của em nha. Em sẵn lòng đón nhận.

    4.

    "lại đang định thâu nạp đệ tử (là chị So) đấy"?? Thế là chị So lại chịu hai cái áp đặt lén lút rồi đó!!!

    Bác Vô Danh này tầm bậy quá. Hổng hiểu sao anh CVD lại kiểm soát comment thế này nhỉ: Ai cũng có thể "nói tầm bậy", xa vấn đề đang bàn luận chứ.

    Nói chuyện với các bác thú vị thật!!!

    ReplyDelete
  193. Tôi mà chặn hết các comment tầm bậy thì còn một số bác chả bao giờ hiển hiện ở đây đâu ;d

    ReplyDelete
  194. @ngô hương giang: xin chú ý "Vô Danh" và "anynomous" không phải một người nhé. Tôi chưa tranh luận với bạn bao giờ, chỉ từng đưa vài thắc mắc với bạn Từ Huy mà bạn ấy trốn kỹ quá.
    Nhân đây, tôi cũng xin hỏi VÌ LÝ DO GÌ mà bạn lại đổi ý đột ngột: mới đây bạn vừa tuyên bố "Căn cứ vào 3 luận điểm trên thì “vô tri” của anh Dũng là cách dịch đúng với ý đồ tạo dựng tác phẩm cũng như lối đặt nhan đề tác phẩm của MK. Ở đây, tôi nghĩ, việc chị Từ Huy muốn diễn giải nhan đề tác phẩm của MK theo từ thuần Việt, xét về mục đích và mục tiêu, cần ca ngợi chị trong việc gìn giữ sự trong sáng tiếng Việt. Nhưng cách gìn giữ ấy trong trường hợp này không- thực- sự trong sáng và đôi khi làm chết văn bản của thầy MK", bây giờ, cũng chính bạn yêu cầu: "Nếu được, chị Quách Hiền và anh Cao Việt Dũng có thể viết một cách cặn kẽ, đầy đủ bài bản và có hệ thống quan niệm của anh/ chị về sự khác nhau giữa "vô tri" và "bất tri", để tôi và độc giả được hiểu đúng vấn đề không ạ??...Tôi nghĩ trừng nào "vô tri" và "bất tri" chưa hoàn toàn ngã ngũ thì khi đó, L'ignorance cũng chưa thể ngã ngũ với độc giả".

    Xin bạn trả lời ngắn gọn. Cám ơn trước.

    ReplyDelete
  195. 1.

    Tôi đồng ý dịch L'ignorance là "vô tri". Từ đầu đã vậy, đến giờ vẫn không thay đổi, còn vì sao, thì tôi đã nhận định theo quan điểm của mình ở trên.

    2.

    Hầu hết (chứ không phải tất cả) các comment ở trên đều đồng ý cách dịch của anh Dũng. Nhưng có hai hướng: 1. một bên duy cảm và một bên duy lý. Về duy Cảm thì đã rõ. Song về suy lý thì việc giải quyết giữa "vô tri" và "bất tri" vẫn chưa hoàn toàn ngã ngũ, chắc rằng, vì những giới hạn của ngôn ngữ chăng??

    3.
    Trong quan điểm của tôi, chị Quách Hiền có phê phán, điều ấy hiển nhiên nằm trọn về tính duy lý của vấn đề. Và chị không đồng ý (theo nhận định của tôi nha) với quan điểm tôi đề xuất. Vì vậy, trong "thư gửi chị", tôi có ý ngỏ lời mong chị và anh Dũng viết một bài "cặn kẽ, đầy đủ bài bản và có hệ thống quan niệm của anh/ chị về sự khác nhau giữa "vô tri" và "bất tri"" không gì khác, là muốn thấy được sự rạch ròi hơn (đôi khi là triệt để nữa, hì hì) quan điểm của của anh Dũng và chị Hiền, giúp vấn đề thêm minh tỏ, chứ không hề có ý định thay đổi lập trường ban đầu của mình.

    4.

    Tôi nghĩ môi sinh tranh luận dẫu có căng thẳng đến đâu, thì mỗi bên cũng đều có cái lý của riêng họ. Vì vậy, theo tôi cần thiết phải có sự tôn trọng về quan điểm đối với cả hai bên (trong vấn đề này, tôi nhấn mạnh đến trường hợp của anh Dũng và chị Từ Huy).

    Tôi xin chấm dứt quan điểm, cũng như quá trình tranh luận của mình ở đây.
    Xin chân thành cám ơn!

    ReplyDelete
  196. À, tôi cũng ghi chú một điều là:
    Anonymous thuộc Select profile của Nhilinh blogs chứ không phải là một cái tên cụ thể nào, mà biết bao nhiêu comment có biệt hiệu Anonymous, thì tôi làm sao biết bạn không phải là Vô-danh ch. Vì bản thân comment có biệt hiệu Anonymous, về bản chất, cũng là vô danh rồi.

    Tạm biệt bạn nhé!

    ReplyDelete
  197. Đoàn Quý NgọcFeb 18, 2011, 12:03:00 AM

    (Với bài viết này, tôi xin bổ sung một số vấn đề mà Ngô Hương Giang đã đề cập và luận giải ở trên)

    1. Vô: “chưa có”
    2. Bất: “không”

    Khảo sát 152 kết hợp từ có yếu tố “vô” trong mục từ “Vô” và 152 kết hợp từ có yếu tố “bất” trong mục từ “Bất” trong Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, có thể đưa ra bảng số liệu sau:


    Cấu trúc các kết hợp từ có yếu tố “vô” Cấu trúc các kết hợp từ có yếu tố “bất”:

    Vô + Danh từ (129 lần xuất hiện (chiếm 85%)), Vô + Vị từ (23 (chiếm 15%)), Bất + Danh từ (28 (chiếm 18%)); Bất + Vị từ (124 (chiếm 82%)).


    Nhận xét
    + Trong mục từ “Vô”, các kết hợp từ có cấu trúc “Vô + Danh từ” chiếm số lượng và tỉ lệ cao nhất (85%). Điều này có thể giải thích, do nghĩa của từ “vô” là “chưa có” nên bản thân nó đã tiền giả định về sự tồn tại của một danh thể nào đó. Vì vậy, “Vô + Danh từ” là cấu trúc chủ yếu. Còn các kết hợp từ có cấu trúc “Vô + Vị từ” chiếm số lượng thấp hơn (15%).

    + Trong mục từ “Bất”, các kết hợp từ có cấu trúc “Bất + Vị từ” chiếm số lượng và tỉ lệ cao nhất (82%). Có thể thấy, “bất” là một phó từ phủ định, có ý nghĩa là sự phủ định hoàn toàn. Chính vì vậy, nó dễ dàng kết hợp với các vị từ và làm bổ ngữ cho các vị từ đó. Ngoài ra, “bất” cũng có thể kết hợp với danh từ nhưng chiếm tỉ lệ thấp hơn (28%) và được sử dụng rất
    hạn chế. (đó thường là các thuật ngữ chuyên môn)

    Kết luận:

    Các kết hợp từ có yếu tố “vô” và các kết hợp từ có yếu tố “bất”, với khả năng kết hợp được với từ loại danh từ và tính từ, chúng đều tạo thành các hình dung từ. Tuy nhiên, tuỳ vào mức độ kết hợp khác nhau của các yếu tố “vô” và “bất” với các từ loại, người sử dụng ngôn ngữ có những ứng xử khác nhau đối với tư cách từ loại của các kết hợp này:
    + Do “bất” chủ yếu kết hợp với vị từ ( theo số liệu) hoặc các phó từ, kết hợp hạn chế với danh từ nên đối với người sử dụng, các kết hợp từ có yếu tố “bất” chỉ có tư cách là các hình dung từ.
    + Từ “vô” có thể kết hợp với vị từ nhưng chủ yếu kết hợp với danh từ (theo số liệu trên) nên các kết hợp từ có yếu tố “vô” ngoài tư cách là các hình dung từ, chúng còn được ứng xử như các danh từ.

    Từ sự khảo sát trên đây, quay trở lại với cuộc tranh luận, có thể thấy, từ “vô tri” đã được người Trung Quốc ứng xử như một danh từ. Vì vậy, dịch danh từ L’ignorance trong tiếng Pháp thành “vô tri” thì phù hợp hơn là “bất tri” (bất tri không có tư cách của một danh từ)

    ReplyDelete
  198. @ngô hương giang: Tôi không có ý định tranh luận với bạn đâu (đọc tranh luận của bạn với những người khác, tôi cũng đánh giá được kiến thức của bạn rồi). Tuy vậy, tôi đã quá bất ngờ trước cái cách bạn có thể đổi trắng thành đen.

    Mấy chữ thế thôi, không cần hồi âm đâu.Xin nhắc lại là tôi không có ý định tranh luận với bạn.

    ReplyDelete
  199. ôi thôi ta bỏ qua vụ "trừng nào" nhá :p

    ReplyDelete