Hai bản dịch cùng một cuốn sách được in ra cách nhau chưa đầy năm:
Cuốn sách ấy là một huyền thoại trong lịch sử tri thức thế giới: Essai sur le don của Marcel Mauss, người thứ hai trong bộ ba lừng danh của dân tộc học Pháp, từ Émile Durkheim sang đến Claude Lévi-Strauss.
Bản dịch thứ nhất mang tên Khảo về quà tặng. Hình thái và lý do của việc trao đổi quà tặng trong các xã hội cổ sơ, Ngô Bình Lâm và Phùng Kiên dịch, NXB Thế giới và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (tức là nhóm Đỗ Lai Thúy), 2010. Đây là một trong những bản thảo mà Ngô Bình Lâm để lại (Ngô Bình Lâm cũng là người dịch Nhiệt đới buồn của Lévi-Strauss).
Bản dịch vừa in xong là Luận về biếu tặng. Hình thức và lý do của sự trao đổi trong các xã hội cổ sơ, đi kèm với hai văn bản rất quan trọng, một của Lévi-Strauss: "Dẫn nhập vào sự nghiệp nghiên cứu của Marcel Mauss" và một của Florence Weber: "Hướng đến một dân tộc chí về các cung ứng không thông qua thị trường" (hai bài này chiếm đến phân nửa quyển sách tiếng Việt, vì chính văn Essai sur le don, cũng như những tác phẩm nghiên cứu huyền thoại khác, rất ngắn). NXB Tri Thức, "Tủ sách Tinh Hoa", Nguyễn Tùng dịch. Nguyễn Tùng từng tham gia dịch Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản của Max Weber trước đây.
Ở bản dịch thứ nhất (nhóm Đỗ Lai Thúy) không ghi thông tin bản quyền, còn ở bản dịch thứ hai có ghi (bản quyền mua lại của PUF). Điều này hơi lạ vì Mauss qua đời năm 1950, về nguyên tắc tác phẩm của Mauss đã thuộc về public domain, nhưng thú thực là tôi chưa bao giờ chắc được về điều này, thật ra phải bao nhiêu năm sau khi tác giả mất thì mới là public domain, điều này còn phụ thuộc luật mỗi nước, và ở một số trường hợp cụ thể còn có các quy định riêng kéo dài. Chỉ chắc chắn được là các tác giả của thế kỷ XIX thì thoải mái :p
Nhìn thấy lại cái tên Mauss là bao nhiêu kỷ niệm lại tràn về (hehe sến chưa). Durkheim, Mauss và Lévi-Strauss thực sự là những người đầu tiên mở ra cho tôi một nhận thức rõ nét về thế giới sách vở và kiến thức, nhất là cái điều này, mà tôi cho là ý nghĩa sâu xa nhất của bộ môn dân tộc học và dân tộc chí: thế giới rất rộng lớn và nhiều điều chi li, xa xôi, mà chỉ một thôi thúc mạnh mẽ và những kiến thức, suy luận chặt chẽ mới giúp con người xâm nhập được.
Hồi ấy có một tập bài giảng nói rất chi tiết về Durkheim, Mauss và Lévi-Strauss dịch từ vài conference ra, mà chắc một số người vẫn còn giữ được. Đọc nó ta sẽ có một hiểu biết sơ bộ về woodoo, potlatch, tonga, vaga... những tập tục xa xôi nhưng nằm trong tế bào của mỗi con người sống trên trái đất, ở trong cái hệ thống (cái cấu trúc, như sau này Lévi-Strauss ở giai đoạn cấu trúc luận sẽ nói) sự kiện xã hội toàn bộ (fait social total) của Mauss; điều này cũng lạ lùng: cái cá nhân và cái xã hội thật ra có quan hệ như thế nào, khi mà những gì tưởng chừng như cá nhân nhất (sợ, sướng, bị kích thích...) lại rất khác nhau ở các xã hội khác nhau, được khuôn hình định dạng bởi xã hội, lịch sử của nó. Sau này thêm các sách của Mircea Eliade sẽ bổ sung cho tôi về cái nhìn đối với tôn giáo, con người tôn giáo (homo religiosus), vị trí của nó trong xã hội hiện đại, cũng như các vấn đề gần với triết học nhưng được nhìn nhận dưới khía cạnh dân tộc học, như "quy hồi vĩnh cửu" (retour éternel). Tất lẽ dĩ ngẫu, Eliade rất khác Nietzsche :) Các nhà triết học chỉ dùng ngôn từ, các nhà dân tộc học dùng ngôn từ và cả đất đá :p Nghiêm túc mà nói, theo tôi vị trí của triết học giảm dần theo những bước tiến của dân tộc học, trong đó có những người xuất chúng như Mauss, hoặc nhánh anglo-saxon của Tylor, Frazer, Malinowski, Evans-Pritchard hay Radcliffe-Brown, rồi người đồng nghiệp của Nguyễn Văn Huyên (nhưng cũng là đối tượng chỉ trích của Mauss), Lévy-Bruhl (nhóm Đỗ Lai Thúy cũng đã dịch một tác phẩm của Lévy-Bruhl).
Quyển Essai sur le don này tôi từng đọc trong một ấn phẩm bìa màu đỏ giống như thế này của NXB PUF (PUF là Presses Universitaires de France, chuyên in các ấn phẩm của giới đại học).
Trong số những người hay dịch sách dân tộc học ở Việt Nam có mấy cái tên đáng tin cậy: Huyền Giang, Đoàn Văn Chúc.
Trong hai bản dịch của Mauss lần này, dĩ nhiên bản của NXB Tri Thức vượt trội về nhiều mặt, chưa tính đến hai dẫn nhập tuyệt vời. Tuy nhiên, tôi vẫn không thấy thích khi đọc qua, thấy cứ gọi tên sách là "tựa đề".
------------------
Potlatch, khái niệm trung tâm của Luận về biếu tặng, được Mauss định nghĩa là "cung ứng toàn bộ thuộc loại hình tranh chấp". Đọc xong cũng chả hiểu gì có phải không ạ :p Ý của Mauss là potlatch cần được coi như một "định chế" (institution) có tính chất "toàn bộ" (total), ví dụ như cả thị tộc giao ước cho mọi người về tất cả những gì mà họ sở hữu, qua trung gian người thủ lĩnh của thị tộc; một nét quan trọng nữa của potlatch "chuẩn" (hị, ở cái chỗ "chuẩn" này thì mình ngờ lắm: chuẩn là chuẩn theo các nhà dân tộc học chứ chả biết là chuẩn thật đến mức nào) là phải có tranh đấu, thậm chí phá hủy của cải.
Hiểu nôm na thì thế này: các nhà dân tộc học phản đối các nhà kinh tế học, cho rằng không có chuyện từng có thời kỳ không có thị trường (theo hình mẫu lịch sử kinh tế thì trước khi có thị trường, con người trao đổi bằng hệ thống "troc", hay được gọi là hàng đổi hàng, ngang giá) mà thị trường là thuộc tính cố hữu của cộng đồng người. Trong cư xử của quan hệ cộng đồng người, potlatch là hệ thống theo kiểu tặng cho nhau (hiện nay vẫn còn tàn dư như là mừng tuổi nhau vào năm mới hoặc cho tiền khi có sinh đẻ), nhưng cái sự tặng biếu này không phải ất ơ như thế, tặng xong rồi thôi, mà biếu tặng tạo ra một bắt buộc về đáp trả, và cả xã hội vận hành theo lối đó, với hai phần to lớn là "tonga" tức tài sản của phụ nữ và "oloa" tức tài sản của đàn ông. Điều này liên quan đến "mana" và cả danh dự, uy tín của các thành viên xã hội nữa.
Tại sao việc đáp trả là bắt buộc? Là bởi vì trong đồ vật có hau, có tinh thần, chính là một phần của người tặng đi. Không có chuyện nhận một thứ quý giá như thế mà không đáp trả, vì vi phạm chuyện này sẽ dẫn tới ảnh hưởng xấu cho "mana", cho linh hồn. Tài sản chính là bùa.
----------------
Bài của Bùi Văn Nam Sơn điểm Luận về biếu tặng trên Sài Gòn tiếp thị.
Tại sao lại là: "cũng như những tác phẩm nghiên cứu huyền thoại khác, rất ngắn"? Nghiên cứu về huyền thoại thì không thể viết dài được ạ?
ReplyDelete(Tay đang lăm lăm bút chì và giấy nhắn) :))
huyền thoại này là tính từ, không phải "về huyền thoại" :p
ReplyDeleteSách thì nhiều người dịch thì ít, sao không sử dụng lại bản dịch trước cho đỡ phí phạm nhỉ
ReplyDeleteTrời, hiểu dzồi, hiểu dzồi. Nếu vậy thì có thể hiểu theo nghĩa ngược lại: vì những tác phẩm nghiên cứu ấy ngắn [quá] nên mới thành huyền thoại! :p
ReplyDeletedài thì trở thành công trình tưởng niệm, ngắn (và khó hiểu hehe) mới thành huyền thoại
ReplyDeletethì đã nói là hi hữu, lại còn "nhỏ" nữa còn gì, trong lời nói đầu Nguyễn Tùng cũng nói đấy, khi bắt đầu cộng tác với NXB Tri Thức thì quyển đầu tiên hứa dịch là quyển này, nhưng rồi công việc kéo dài, bên này làm thì cũng không biết đã có một bản dịch rồi
nhưng như thế càng hay chứ
cho mình bí quyết tại sao blog NL có một follower (mới nhất) là cửa nhựa-cửa cuốn - kính cường lực?:)
ReplyDeleteDạo này phong trào nhân học nở rộ kinh nhờ :D Không biết đã có bản dịch cuốn nào của Mary Douglas chưa.
ReplyDeleteAnh Goldmund ném đá điệu nghệ quá ;))
mình rất là bối rối không biết trả lời sao trước những thắc mắc thuộc lĩnh vực GATO í :p
ReplyDeletemình cứ tưởng triết học với dân tộc học thì khác nhau hẳn chứ, như kính cường lực khác cửa cuốn, dù có trong cùng một follower ;P. Ý NL nói "vị trí" là ở đâu? trong lịch sử ấy à?
ReplyDelete(he he GM gato thì đúng rồi, lộ hẳn hàng mà vẫn thua đến chục em:))
mới nhất: bình lưu điện cho cửa cuốn, mình cũng bắt đầu thấy nghi hoặc rồi đấy :p
ReplyDeleteGiờ làm follower cũng lên giá đây :)
ReplyDeletemình nghi lắm, có dạo NL thua mình mấy chục em, dạo gần đây thấy lên vùn vụt, chắc là đi bán thân ở chợ trời nào:))
ReplyDeleteCòn có cả kula nữa nhỉ?
ReplyDeleteBạn Nhị vui lòng nói qua về thân thế sự nghiệp của dịch giả Ngô Bình Lâm được không.
ReplyDelete“Đây là một trong những bản thảo mà Ngô Bình Lâm để lại” gián tiếp nói rằng dịch giả đã thành người thiên cổ?
Khi họp báo ra mắt Nhiệt đới buồn mình đã phân vân vì bác Thuý đại diện cho dịch giả rồi.
Tks.
Em cũng không quen biết cá nhân với NBL, cũng không biết gì nhiều, chỉ nghe nói trước đây NBL làm ở NXB Thế giới, hình như giám đốc hoặc phó giám đốc.
ReplyDelete