Hội nghị Lý luận Phê bình Văn học lần thứ III tổ chức tại Tam Đảo
tháng Sáu vừa rồi là một dịp để giới lý luận phê bình Việt Nam hội tụ. Đọc và
nghe các tham luận được trình bày, tôi thấy có hai điều chính yếu nằm ở trọng
tâm của nghiên cứu và phê bình văn học hiện nay nổi lên rõ rệt.
Một đặc điểm nữa là lý thuyết theo quan niệm nhiều người hiện
nay quá nặng màu sắc ý hệ (ideology). Tức là sau rất nhiều năm, trong đó có
không ít năm giương cao ngọn cờ “đổi mới”, có vẻ như với các nhà lý luận Việt
Nam, lý thuyết văn học đã khoác trở lại tấm áo của tư tưởng chứ không phải là
công cụ để đi thật sâu vào các đặc trưng quan yếu của văn học nữa; cùng lúc ấy,
sau một thời kỳ “tổng kết lý thuyết”, các nhà nghiên cứu văn học của phương Tây
chủ yếu nhìn nhận lý thuyết văn học như là những cuộc phiêu lưu của trí tuệ.
Phiêu lưu thì thường nhẹ gánh ý hệ, còn lý luận-lý thuyết nặng ý hệ thì thường
trở thành công cụ áp đặt. Đặc điểm này có hai biểu hiện cụ thể dưới đây.
Thứ nhất, thường xuyên người ta quan niệm lý thuyết phương Tây
là những thứ dùng được, áp dụng được vào thực tế Việt Nam; mệnh đề này hàm chứa
một hiện thực: càng nhắc nhiều đến lý thuyết thì thật ra người ta càng nghi ngờ
lý thuyết, chỉ sử dụng lý thuyết mà thôi, lựa chọn lấy những gì có lợi cho mình
dưới chiêu bài những cái khác thì "không áp dụng được ở Việt Nam".
Đẩy luận điểm này đi xa hơn, nhiều nhà lý luận Việt Nam đã nhanh
chóng đi đến kết luận (có lúc một cách tuyệt đối, có lúc một cách tương đối, uyển
chuyển hơn), rằng lý thuyết phương Tây đã thất bại. Và hơn một đại biểu ở hội
nghị đã lợi dụng cuốn sách Văn chương lâm
nguy của Todorov để nói rằng ngay các lý thuyết gia phương Tây cũng tự thấy
mình sai lầm. Hiểu như vậy là hoàn toàn khác, thậm chí là một “cái khác cố
tình” so với chủ ý của tác giả cuốn sách; và cách hiểu ấy tự thân nó cũng đi
ngược lại đường lối cơ bản của lý thuyết văn học.
Nói tóm lại, mặc dù đã có nhiều năm dịch thuật và nghiên cứu lý
thuyết văn học phương Tây, ở Việt Nam tư duy lý thuyết chưa thực sự bắt rễ vào
đại bộ phận các nhà nghiên cứu và lý luận văn học, vẫn tồn tại dai dẳng một
thái độ nghi kỵ lý thuyết từng được nêu lên nhiều lần cách đây hàng chục năm.
Suy cho cùng, đây cũng chính là số phận của lý thuyết văn học, và rõ ràng lý
thuyết không thể được tiếp cận theo kiểu “phong trào ào ạt” như những năm vừa rồi.
Tại Hội nghị, vấn đề đối tượng của nghiên cứu và phê bình cũng nổi
lên, nhất là sau ý kiến của ông Chu Giang Nguyễn Văn Lưu kịch liệt phê phán một
số nghiên cứu của nhà phê bình văn học Nhã Thuyên theo nhãn quan chính trị.
Sự việc này đã kéo dài dai dẳng thời gian vừa qua, nó vừa cho thấy
mức độ can thiệp và ảnh hưởng lớn của ý hệ vào hoạt động và nghiên cứu phê bình
hiện nay (không khác mấy so với ở mảng lý thuyết văn học) vừa đặt ra một câu hỏi:
đối tượng của nhà nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam hiện nay (có thể) là
gì?
Và thêm một lần nữa, cũng như ở trường hợp lý thuyết văn học,
theo tôi, hiện lên rất rõ hiện tượng vẫn hay được gọi là “tiêu chuẩn kép”
(double standard); ở mảng lý thuyết văn học nó thể hiện ở diễn ngôn theo kiểu
“lý thuyết văn học vô cùng cần thiết nhưng lý thuyết này hay lý thuyết kia
không phù hợp với thực tế văn học Việt Nam”, còn ở khía cạnh đối tượng nghiên cứu
và phê bình thì diễn ngôn ấy có thể phát biểu thành: “Nhà phê bình phải bao quát được mọi hiện tượng văn học
xảy ra, nắm bắt cuộc sống và thực tế như nó vốn có nhưng có những điều không được động chạm đến”. Và như vậy, vô hình
trung, bất kể phương pháp tiếp cận đối tượng có là như thế nào, một số đối tượng
văn học ngay lập tức đã trở thành một cấm kỵ, một cái bẫy.
bài liên quan:
Nhã Thuyên bàn về thơ Nguyễn Bình Phương
Đoàn Ánh Dương về Nhã Thuyên
Để chào thi sĩ Bùi Chát
Lịch sử của một cảm tình
Những tay gác dan chữ nghĩa
ReplyDeleteỲ như một cái bình vôi
Càng lớn càng tồi
Càng lớn càng bé lại :D
Bài này viết dịu dàng, nhẹ nhàng, đằm thắm quá :p
ReplyDeleterất cà ra vát nhề :P
Delete... đôn hậu và đậm nét hàn lâm, như một cụ giáo đang giảng bài :D Nhưng cũng phải thôi, trước vô số những bài báo phùng mang ở trong nước và vài bài giận dữ ở ngoài nước.
DeleteKhi mà hết tình trạng "có những điều không được động chạm đến" thì Việt Nam mới có một nền "lý luận phê bình văn học" thực sự.
ReplyDeleteLịch sử nhân loại cho thấy, một dân tộc cần hơn 100 năm để có một cuộc cách mạng văn hóa mới. Nhưng, chỉ riêng thế kỷ 20, dân tộc VN đã chủ động làm nên hay khứng chịu ít nhất là ba cuộc đổi đời lớn. Đó có lẽ là lý do của sự ù lì không cố hữu của dân tộc Việt ngày nay: đã đủ quota!
ReplyDeleteTuy nhiên, điều hiển nhiên, là ngày nay vận tốc của tiến hóa và biến đổi không tính bằng thế kỷ hay cả thập kỷ nữa mà bằng năm, hay có khi chỉ bằng tháng, bằng ngày! Một chiếc máy điện thoại, TV-set hay một hệ thống software của năm ngoái, có nhiều triển vọng là hiện tại đã lỗi thời.
Điều này cũng áp dụng cho xã hội, chính trị hay văn hóa. Chúng cũng cần phải được rì-viu, ấp-đết liên tục. Nếu không chúng chỉ có giá trị trưng bầy cho có mặt!
(tiếp) Thật ra chỉ có hai cuộc cách mạng.
Delete1. Cuộc cách mạng "Quốc ngữ" (Phong Trào Duy Tân - Đông Kinh Nghĩa Thục - Nam Phong - Tự Lực Văn Đoàn) vở ra một nên văn học quốc dân chưa từng có trong lịch sử, phát triển với vận tốc chóng mặt và nhất là không chỉ ở thành phố, mà tận hang cùng ngõ hẻm. Kéo dài liên tục cho tới 1945.
2. Cách mạng mùa Thu (1945-) hay "cách mạng CS". Hưởng thành quả của cuộc cách mạng Quốc Ngữ, đảng CS thành công trong địa hạt chính trị, nhưng họ đã đưa văn học VN sang một ngõ khác, tạm gọi là Văn học (& Nghệ thuật) XHCN hay văn học phục vụ chính trị. Dù được nhà nước lãnh đạo, ủng hộ, tuyên dương hết mình, nền văn học XHCN ở VN cho đến nay vẫn chưa có nhân dáng rõ rệt và có thể biến mất trong một tương lai rất gần...
Nhưng câu hỏi là, liệu văn học VN có thể bắt đầu mọc mầm tuơi sáng và mạng khoẻ trở lại, tiếp nối cuộc cách mạng quốc ngữ đã bỏ dở từ 70 năm trước?! Chuyện không dễ, vì đương nhiên 70 năm qua văn học thế giới cũng đã phát triển rất nhiều. Chúng ta không thể bắt đầu lại từ mức điểm của những năm đấu thập niên 1940s, nhưng cũng không thể bắt đầu từ mốc điểm chung của thế giới tiến bộ hiện tại. Giản di vì 70 năm qua người Việt không có cùng phát triển như họ và trong văn học người ta không thể chỉ học hỏi - nhưng trong lãnh vực hoa học chẳng hạn - mà phải cần có thề gian sáng tác và sống với nó, mới có "văn học".
Explore different ways to experience Tam Đảo thị trấn mờ sương.
ReplyDelete