Câu lạc bộ Dumas,
mặc dù rất khôn ngoan với một cái nháy mắt đến đỉnh cao của thể loại truyện
trinh thám lặn ngụp trong sự kỳ bí của thế giới sách, Tên của đóa hồng (bằng việc nhắc đến tên huynh William
Baskerville), không phải là một tác phẩm lớn về mặt văn chương. Nó có kiểu rất
thô đặc trưng của văn chương Latinh (Tây Ban Nha, Ý và Mỹ Latinh) nhưng lại
không có những quật khởi ghê người của các mường tượng lạ lùng; nó cung cấp một
hình dung sơ giản về thế giới ma quỷ; nó tạo ra những nhân vật không quyến rũ,
dẫu cho có cô gái bí ẩn (Irene Adler: nhân vật này thì lại thuộc thế giới
Sherlock Holmes, là tên một nhân vật xuất hiện trong một truyện của Conan Doyle
và địa chỉ ghi trong hộ chiếu là 221B phố Baker; nhân tiện đã bác nào đến cái
nhà trên phố Baker này chưa?) được miêu tả là đẹp; nó nhiều lúc vụng về trong
cuộc chạy theo cốt truyện Ba người lính
ngự lâm; nó lại rất hời hợt trong việc xử lý mấy cái chết, một tội ác khó
có thể tha thứ, một sự bỏ qua khó có thể chấp nhận trong một cuốn tiểu thuyết tự
muốn mình được coi là trinh thám.
Nhưng Câu lạc bộ Dumas
lại vẫn hấp dẫn.
Tức là, có sự thưởng thức khi biết và sự thưởng thức khi
không biết. Hai sự thưởng thức này khó nói cái gì là hơn, nhưng đều là thưởng
thức. Loại thứ hai không hình dung được loại thứ nhất, nhưng loại thứ nhất có
thể hình dung được loại thứ hai :p
(lẽ dĩ nhiên tôi đã không nói gì đến điều hiển nhiên: những ai mê Ba người lính ngự lâm, những độc giả trung thành của Dumas từ bao nhiêu năm nay sẽ thấy Câu lạc bộ Dumas là đáng đọc ngay từ đầu; ít nhất nó cũng kể lại số phận (giả tưởng) của cảo bản Ba người lính ngự lâm, mối quan hệ giữa Dumas và ne Auguste Maquet, rồi Milady trong hiện thân một phụ nữ hiện tại)
Ba người lính ngự lâm, ngoài việc có nhân vật nữ Milady, từng khiến không biết bao nhiêu đứa con trai ở tuổi lên mười (trong số ấy có thể tính cả tôi :p) mê mẩn với hình ảnh một người phụ nữ, xảo trá nhưng diễm lệ, mưu mô nhưng thật ra lại rất trung thành, còn là một tác phẩm khó có đối thủ trong việc ca tụng tình bạn. Trong thế giới sách cổ, Ba người lính ngự lâm lại đặc biệt vì, in thành sách lần đầu tiên năm 1844, bộ truyện đã được đăng phơi ơ tông trên báo, do vậy bản thảo viết tay của nó trở thành thứ vô cùng hiếm.
Đó là cái cớ tuyệt vời để mở ra Câu lạc bộ Dumas; cuốn tiểu thuyết lại như thể viết sẵn các cảnh và các đối thoại thuận tiện để dựng phim, thế nên đã có một bộ phim nổi tiếng chuyển thể từ nó - chỗ hay đồng thời cũng là chỗ dở của nhiều tiểu thuyết hiện nay là ở đây, cứ như thể viết ra để được dựng thành phim. Nhưng thôi, bỏ qua mấy chuyện tầm phào, Câu lạc bộ Dumas là một minh chứng cho một điểu hiển nhiên hay bị lãng quên: quyển sách có cả mặt tinh thần lẫn mặt vật chất. Điều này những tay sưu tầm sách cổ hiểu một cách thấu đáo :p
Lucas Corso, nhân vật chính, không phải nhân vật hay nhất trong cuốn tiểu thuyết, mà hấp dẫn nhất là Varo Borja nhà sưu tầm thích chơi với quỷ, Achille Replinger tay bán sách cổ ở Paris và đặc biệt anh em nhà Ceniza, Pedro và Pablo, ở Madrid. Đây là hai anh em chuyên nghề đóng sách, phục chế sách cổ đại tài và có những quan niệm quỷ dị về sách cổ, ví dụ một quyển sách cổ nếu bị thiếu trang thì nên làm thêm một trang để bù vào, trang làm thêm ấy là đồ giả nhưng gần như không một ai đủ khả năng nhận ra.
Câu chuyện về thế giới sách cổ trong Câu lạc bộ Dumas rất "điêu", nhưng cũng không hẳn là không gần với sự thật. Trên tờ The New Yorker số 16 tháng Chạp năm 2013, Nicholas Schmidle viết một bài báo rất dài tên là "A Very Rare Book. The Mystery Surrounding a Copy of Galileo's Pivotal Treatise" (rất tiếc là dường như bài này không đọc được một cách tự do trên mạng) kể về Marino Massimo De Caro, một tay làm giả sách cổ người Ý, dám làm giả một quyển sách của Galileo và qua mặt được rất nhiều chuyên gia, thậm chí còn từng được bổ nhiệm làm giám đốc một thư viện ở Ý có nhiều sách quý, tha hồ mà lấy :p Câu chuyện này vô cùng hấp dẫn, các bác thích sách cổ, công việc sưu tầm sách và các bộ sưu tập nên tìm đọc, chỉ cần tìm theo tên De Caro là ra rất nhiều. Nhất là khi nguồn cảm hứng với thế giới sách cổ đã được Câu lạc bộ Dumas khơi gợi.
Những câu chuyện như thế cho thấy, sách không chỉ để đọc, sách không chỉ có giá trị tinh thần, mà còn có giá trị vật chất, giá trị về sờ, nắn, vuốt ve, mân mê. Hình như đừng nên quá tin những người quá nhấn mạnh vào các giá trị tinh thần.
Cũng như ta nên nghi ngờ những người bảo rằng phụ nữ đẹp nhất ở khía cạnh tâm hồn. Chỉ nằng nặc quan tâm đến tinh thần và bộ não, chẳng phải chính là lũ zombie hay sao :p
(lẽ dĩ nhiên tôi đã không nói gì đến điều hiển nhiên: những ai mê Ba người lính ngự lâm, những độc giả trung thành của Dumas từ bao nhiêu năm nay sẽ thấy Câu lạc bộ Dumas là đáng đọc ngay từ đầu; ít nhất nó cũng kể lại số phận (giả tưởng) của cảo bản Ba người lính ngự lâm, mối quan hệ giữa Dumas và ne Auguste Maquet, rồi Milady trong hiện thân một phụ nữ hiện tại)
Ba người lính ngự lâm, ngoài việc có nhân vật nữ Milady, từng khiến không biết bao nhiêu đứa con trai ở tuổi lên mười (trong số ấy có thể tính cả tôi :p) mê mẩn với hình ảnh một người phụ nữ, xảo trá nhưng diễm lệ, mưu mô nhưng thật ra lại rất trung thành, còn là một tác phẩm khó có đối thủ trong việc ca tụng tình bạn. Trong thế giới sách cổ, Ba người lính ngự lâm lại đặc biệt vì, in thành sách lần đầu tiên năm 1844, bộ truyện đã được đăng phơi ơ tông trên báo, do vậy bản thảo viết tay của nó trở thành thứ vô cùng hiếm.
Đó là cái cớ tuyệt vời để mở ra Câu lạc bộ Dumas; cuốn tiểu thuyết lại như thể viết sẵn các cảnh và các đối thoại thuận tiện để dựng phim, thế nên đã có một bộ phim nổi tiếng chuyển thể từ nó - chỗ hay đồng thời cũng là chỗ dở của nhiều tiểu thuyết hiện nay là ở đây, cứ như thể viết ra để được dựng thành phim. Nhưng thôi, bỏ qua mấy chuyện tầm phào, Câu lạc bộ Dumas là một minh chứng cho một điểu hiển nhiên hay bị lãng quên: quyển sách có cả mặt tinh thần lẫn mặt vật chất. Điều này những tay sưu tầm sách cổ hiểu một cách thấu đáo :p
Lucas Corso, nhân vật chính, không phải nhân vật hay nhất trong cuốn tiểu thuyết, mà hấp dẫn nhất là Varo Borja nhà sưu tầm thích chơi với quỷ, Achille Replinger tay bán sách cổ ở Paris và đặc biệt anh em nhà Ceniza, Pedro và Pablo, ở Madrid. Đây là hai anh em chuyên nghề đóng sách, phục chế sách cổ đại tài và có những quan niệm quỷ dị về sách cổ, ví dụ một quyển sách cổ nếu bị thiếu trang thì nên làm thêm một trang để bù vào, trang làm thêm ấy là đồ giả nhưng gần như không một ai đủ khả năng nhận ra.
Câu chuyện về thế giới sách cổ trong Câu lạc bộ Dumas rất "điêu", nhưng cũng không hẳn là không gần với sự thật. Trên tờ The New Yorker số 16 tháng Chạp năm 2013, Nicholas Schmidle viết một bài báo rất dài tên là "A Very Rare Book. The Mystery Surrounding a Copy of Galileo's Pivotal Treatise" (rất tiếc là dường như bài này không đọc được một cách tự do trên mạng) kể về Marino Massimo De Caro, một tay làm giả sách cổ người Ý, dám làm giả một quyển sách của Galileo và qua mặt được rất nhiều chuyên gia, thậm chí còn từng được bổ nhiệm làm giám đốc một thư viện ở Ý có nhiều sách quý, tha hồ mà lấy :p Câu chuyện này vô cùng hấp dẫn, các bác thích sách cổ, công việc sưu tầm sách và các bộ sưu tập nên tìm đọc, chỉ cần tìm theo tên De Caro là ra rất nhiều. Nhất là khi nguồn cảm hứng với thế giới sách cổ đã được Câu lạc bộ Dumas khơi gợi.
Những câu chuyện như thế cho thấy, sách không chỉ để đọc, sách không chỉ có giá trị tinh thần, mà còn có giá trị vật chất, giá trị về sờ, nắn, vuốt ve, mân mê. Hình như đừng nên quá tin những người quá nhấn mạnh vào các giá trị tinh thần.
Cũng như ta nên nghi ngờ những người bảo rằng phụ nữ đẹp nhất ở khía cạnh tâm hồn. Chỉ nằng nặc quan tâm đến tinh thần và bộ não, chẳng phải chính là lũ zombie hay sao :p
Cám ơn bạn Nhị. Vừa thưởng thức xong đêm qua rồi sáng nay đọc cái bốt này cho thêm phần viên mãn. Bèn có kế hoạch xem lại Ninth gate. Mà anh Depp chuyên trị đóng những vai “quỷ dị” thật.
ReplyDeletenghe Tây đồn anh Depp không phải thuốc trị ghẻ đang sở hữu một ít bản thảo Baudelaire đấy, lè cả lưỡi hehe
Delete"Chỉ nằng nặc quan tâm đến tinh thần và bộ não, chẳng phải chính là lũ zombie hay sao?"
ReplyDeleteChẳng cần zombie, giờ thì đã có AI.