Oct 21, 2015

Rất nhiều thơ, quá nhiều thơ

Có thể có một thái độ nào đối với thơ, ở trong hoàn cảnh Việt Nam?

Kể từ ngày nhận ra là cần phải khinh bỉ thơ, cần phải nuôi dưỡng một niềm khinh bỉ đích thực về phía thơ, tuyệt giao với niềm hứng khởi ca hát nhảy múa của thơ, tôi mới bắt đầu thấy rõ thơ hơn. Ví dụ, Xuân Diệu không thể so nổi với Huy Cận. Có một cuốn sách rất nổi tiếng về Thơ Mới, nói đến các đỉnh cao của Thơ Mới, trong đó Xuân Diệu đứng đầu. Nhưng không thể coi Xuân Diệu là một nhà thơ rất lớn được.

Đã mấy lần rồi (xem ở đâyở đây) nhưng vẫn chưa đủ, tôi vẫn còn để sót không ít thứ. Hôm nay làm tiếp :p Thơ của một thời văn chương miền Nam.

Trước tiên là hai nháy này, theo kiểu biểu diễn hehe:


(xem thêm ở đây)


(xem thêm ở đâyở đây)

Vẫn Vũ Hoàng Chương: Vân Muội bản Nguyễn Đình Vượng 1960


Được in vào đây ba vở kịch thơ hồi 1944: Vân Muội, Trương Chi và Hồng Diệp. Trước 1945, khi diễn Vân Muội, Vũ Hoàng Chương vào vai chính cùng Đinh Hùng đóng vai nữ, nhân vật phụ do Lan Khai đóng.

Mấy nhát tiền chiến tái bản:


(bên phải là bản đầu của Lửa thiêng, 1940, tập thơ được báo Ngày nay quảng cáo mãnh liệt)


Nguyễn Vỹ:


Đoàn Thêm và Trần Văn Hương:


(Từ Thức chính là đối tượng của Chế Lan Viên trong bài viết năm 1960, bên cạnh tập Hoa đăng của Vũ Hoàng Chương: xem ở đây)

Hai nhà thơ rất đặc biệt, có thể không hẳn là nhà thơ: Thái Dịch Lý Đông A và Mặc Thu Lưu Đức Sinh


Đông Xuyên Nguyễn Gia Trụ bạn thân của Nguyễn Hiến Lê, suốt đời căm thù mọi thứ thơ hiện đại, chỉ làm thơ theo lối tối cổ:


Không biết đây có phải tác phẩm đầu tiên của Diễm Châu Phạm Văn Rao?


Lục bát Hoài Khanh:


Tuệ Mai giai đoạn sát 1975:


Bonus: Tô Thùy Yên và Cung Trầm Tưởng, giai đoạn lmn (Lê Trọng Phương Mai Vi Phúc Nguyễn Nam)



Vẫn liên quan đến thơ: điều tôi thấy rất đáng kinh ngạc là nhiều trí thức Việt Nam luôn luôn thể hiện mình hiểu biết văn chương Milan Kundera. Thế nhưng mà chính họ lại là những người vỗ tay to nhất khi xảy ra ở đâu đó một cuộc cách mạng đầy chất trữ tình, ví dụ như vụ sinh viên Hồng Kông cách đây không lâu. Thế nhưng những smartphone bật đều tăm tắp trên phố đâu có khác gì khi người ta đọc thơ Paul Éluard, nhảy múa và làm cách mạng?

Witold Gombrowicz, một nhà văn kiệt xuất của Ba Lan, có lẽ là nhà văn Ba Lan lớn nhất thế kỷ XX, cả đời chỉ viết về một đề tài: sự thiếu trưởng thành (immaturity) của người Ba Lan.

Chuyện là như thế đấy, có đọc nhưng chả hiểu, vì có lớn được quái đâu. Thế cho nên quanh đi quẩn lại vẫn mấy cái chuyện ngớ ngẩn như đang xảy ra.

16 comments:

  1. Người tri thức mới muốn đọc thì phải hiểu. Mình người thường đọc để cảm nhận thôi, hiểu nhiều quá sợ đau đầu lắm :D

    Cái việc khoe mấy tập thơ xong chả có dòng thơ nào, chán nhỉ? Có khác gì các em chụp ảnh tự sướng trên phây đâu, phải không bác?

    ReplyDelete
  2. ngày xưa có hai con chim, tất nhiên cả hai đều biết bay, con thứ nhất bay đi bắt sâu kiếm ăn khấm khá cả đời, con thứ hai nghĩ mình bay thế này chỉ để tô điểm và cảm nhận cuộc đời thôi, nó nhanh chóng bị chết đói

    mà viết tên ra đi, ngửi phát biết ngay rồi còn bày đặt anonymous, như con hâm

    ReplyDelete
    Replies
    1. Làm kẻ vô danh sướng hơn chứ. Nhiều khi cái tên mang đến nhiều tai hoạ phết đấy nhỉ?
      Thế sao ko dùng tên thật đi còn Nhilinh cái con khỉ. Chả biết ai nhiều tên hơn ai đâu :))

      Delete
  3. thôi, đi đọc thơ Nguyễn Thiên Ngân và cảm nhận đi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm nhận sách anh K dịch cảm nhận sướng hơn :))) thôi lượn cho nước nó trong, biết tỏng nhau rồi nói chuyện chán lắm

      Delete
  4. Chuyển cho mình 1 quyển Hoa Đăng nhỉ, hehe

    ReplyDelete
  5. hehe tưởng phải thích quyển đen đen chứ :p

    ReplyDelete
    Replies
    1. Quyển đen đen mình có rồi bác à, hehe :D

      Delete
  6. thế hay cho em quyển đen đen vậy :p

    ReplyDelete
  7. đúng là số may haha, Hoa đăng còn nên có thể đưa bác được, đen đen thì có người nhanh tay nhón mất rồi :p

    chú Time vẫn đen đủi như thường lệ :D

    ReplyDelete
  8. nói chung, cứ xác định luôn là không bao giờ có thể đỏ bằng bác T được đâu, thế cho nó nhẹ nhõm :p

    ReplyDelete
  9. Hoá ra ông Nhất với ông Nhị cũng chẳng hiểu MK.

    Thánh K.

    :p

    ReplyDelete
  10. Người ta quá hiểu là ở Việt Nam chẳng thể có một cuộc cách mạng nào, đảng CSVN đã hoàn tất chương trình chống diễn biến hoà bình đến độ siêu việt. Ở trong một xã hội quá "kỷ cương", mọi thứ đều có thể là một sự diễn tập, kể cả HongKong? Người ta chỉ còn biết trông đợi làm sao có một nhóm người - trong cuộc - khá hơn nhóm người hiện nay cho dân nước được nhờ chút nào hay chút đó mà thôi.
    Nhưng biết đâu, cũng có thể có được "Một vì sao sáng trong đêm lạnh giá..."

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thêm nưã, các cuộc "diễn tập" chống thế lực thù địch đó đã bẫy sập những con người thật sự có khát vọng, có lý tưởng, và những nạn nhân bần cùng, vô vọng trong xã hội. đúng không? Cho nên, "vì sao sáng trong đêm lạnh giá" ấy sẽ không xuất hiện giưã đám đông...
      Ôi cuốn tiểu thuyết bất tận này dài hơn một đời người, nhà phê bình Nhị Linh không đủ hơi dài để có ngày phán nọ kia đâu nhé :-)

      Delete
    2. Đã vậy, những cuộc "diến tập" có vẻ còn là công cụ để dìm hàng, chơi chết những phe nhóm trong tranh giành quyền lực nội bộ, phơi trương nó ra như một "bằng chứng" cuả "tư pháp yếu kém", rồi vô hiệu hoá nó như một bó rơm khô vất vưởng bên lề đường không còn ai đoái hoài đến sau khi những hạt thóc đã bị tước đi...?

      Delete