Jan 21, 2016

Daudet

ai từng trải qua những năm tháng mài mông học như con vẹt tiếng Pháp hồi còn bé, ắt hẳn sẽ sâu xa căm ghét hai nhân vật: Alphonse Daudet và Albert Camus; điều này là chắc chắn :p

nhưng nói cho đúng, Camus tôi ghét hơn nhiều, vì Daudet ít ra còn có Aventures prodigieuses de Tartarin de Tarascon, chứ Camus thì, đúng như Cioran từng nói, và nói rất sớm, văn chương tỉnh lẻ buồn cười bỏ xừ

và hơn thế nữa, Daudet lại có Le Petit Chose:



tôi tin cực ít người biết từng có một thứ như thế này tồn tại trên đời

liên quan đến nó, tôi có một kỷ niệm: năm ấy, khi tôi mượn quyển sách của Daudet, ở bàn thủ thư, tôi nói, "Le Petit Chose", người phụ nữ ấy ngẩng phắt đầu lên: "La Petite Chose chứ"; ok, tôi chấp nhận ngay là "la" chứ không phải "le" hehe, vì ở tuổi mười bốn mười lăm xa xôi đó tôi vô cùng thèm muốn người phụ nữ ấy; giờ nói được ra rồi, thấy như trút được một gánh nặng; nhiều người cứ tưởng tôi fancy các nữ y tá, nhưng sở thích riêng của tôi, khục khục, là các nữ quản thủ thư viện cơ :p

ngắm nghía tình hình chửi bới nhau về dịch thuật mấy năm trở lại đây, tôi cũng nghĩ rằng, thật ra trong đám to mồm kia, không một kẻ nào từng bỏ công tìm hiểu lịch sử dịch thuật Việt Nam; nó kỳ lạ lắm đấy, trong mảng này thật ra có mỗi mình tôi hehe (à đấy là nếu không tính bác Kim NTT)

chẳng hạn, không ai ngoài tôi có thể khẳng định đích xác tối thiểu ở Việt Nam từng có sáu bản dịch Bonjour tristesse (xem ở đây), cũng như chẳng ai nói được Trần Dần từng dịch những cuốn nào (xem ở đây), và vô vàn điều khác nữa

thế cho nên, ở một giây phút tử tế bất ngờ, tôi khuyên thật các bạn thích oánh đấm, đừng có dại dột lao mình vào như con thiêu thân, hiểu biết tối thiểu còn chưa có, mà cứ làm thế, chẳng phải là nực cười lắm ư

Alphonse Daudet, ngoài những gì phổ biến giờ ai cũng biết, còn là thế này, xung quanh Lettres de mon moulin:


bản Lưu Bằng lần hai và lần ba (tôi còn chưa tìm được ấn bản đầu), bên tay phải

nếu có ai hỏi tôi cần đọc tác phẩm này của Daudet thì nên chọn bản dịch của ai, tôi sẽ trả lời ngay tắp lự: Lưu Bằng chứ ai vào đây nữa

ở Daudet, tôi thấy có một tương đồng với nhà Nguyễn Văn Vĩnh (xem thêm ở đây): sự vĩ đại nếu có hình như nằm ở các ông con chứ đâu phải ở ông bố; về một ông con, Léon Daudet, tôi từng nhắc ở đây, en filigrane, còn về một ông nữa, Lucien Daudet, ai có biết thật về Marcel Proust thì cũng đã biết; còn bằng đã không biết đến Lucien Daudet mà vẫn mặt dày bàn về Proust, thì thật là khó tả

miền Nam còn có nhiều thứ không dễ biết, dưới đây là hai ví dụ:



quay trở lại với những màn chửi bới về dịch thuật mấy năm gần đây, giờ tôi mới nói một điều:

các bạn có biết ai là người khiến cho dịch thuật trở thành vấn đề ở Việt Nam không?

chính là tôi đấy, hehe

cứ lục lại talawas mà đọc, hai đối tượng đầu tiên của tôi là: Nguyên Ngọc và Hoàng Ngọc Hiến; sau này, cách hành xử của ông Hiến khiến tôi hết sức tôn trọng, còn Nguyên Ngọc? hehehe

chứ còn, trong toàn bộ lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ dịch thuật là một vấn đề hết (ở đây tôi đã lược qua vài thời điểm rời rạc: đã nói là tôi không bỏ qua bất kỳ một cái gì rồi mà)

cho nên, trước khi mở màn một cuộc chửi bới hoặc cứ gọi cho lịch sự là "tranh luận", các bạn cũng nên làm một việc cho phải phép chứ nhỉ: muốn làm gì thì trước hết thắp hương cho tôi một cái hehe

như thế là bình thường mà, gái đĩ còn biết thờ ông tổ: Trên treo một tượng trắng đôi lông mày

mà nói là nói thế thôi, chứ từ lâu tôi cũng đã biết, về cơ bản, gái đĩ có ích hơn phần đông trí thức rồi

10 comments:

  1. A ha, thích gái đĩ

    ReplyDelete
  2. Hiện giờ thì thế nào, vụ "nữ quản thủ thư viện" í, he he he

    ReplyDelete
  3. cảm ơn đã tận tình hỏi thăm ^^

    kể từ năm 15 tuổi đến giờ, thực tình mà khiêm tốn, cũng đã có vài trải nghiệm thực tế về khía cạnh ngành nghề :")

    ReplyDelete
  4. Sau này ra hồi kí thì để bạn chấp bút cho nhá :P

    ReplyDelete
  5. à mà quên, chưa đặt đường link về bản dịch Bonjour tristesse thứ năm:

    http://nhilinhblog.blogspot.com/2014/08/bonjour-tristesse-ban-dich-tieng-viet.html

    ReplyDelete
  6. Đặt đường link dưới comment kg "kích hoạt" được chị ới :D

    Nếu hồi ký của Thương Tín là một kiệt tác thì hồi ký của chị phải là hơn cả một kiệt tác í nhờ và khi đó thể nào bookbiz cũng một phen rúng động tứ chi :p

    ReplyDelete
  7. Nguyên lý của đấm nhau nó là không phải ta thấy nó không đáng để ta đấm thì nó không đấm ta và đã đấm nhau thì dù ít nhiều ta và cô ấy đều đau.

    ReplyDelete
  8. vậy sao Nhã Nam lại không dùng bản Lưu Bằng hả chú?

    ReplyDelete
  9. "Tại sao lũ chí sĩ rởm lại cứ hoành hành mãi vậy?"

    ReplyDelete