Jan 22, 2021

abc p2

thêm một "part two" nối dài những gì khởi đầu từ năm ngoái, giống ởkia; tất nhiên đây là để tiếp tục ởkia


"le langage est bien un objet difficile et [...] l'analyse du donné linguistique se fait par des voies ardues"

(Émile Benveniste)

"la réflexion sur le langage n'est fructueuse que si elle porte d'abord sur les langues réelles"

(Émile Benveniste, again)

"seul le langage peut le ressentir"

(Georges Perros, a, hay là Louis-René des Forêts nhỉ)


Tôi nghĩ đến bánh mì. Đối với tôi có hai bánh mì đặc biệt ngon, bánh mì Hà Nội và bánh mì Paris. Nhưng tất nhiên, đang nói về tiếng Việt mà lại đá sang bánh mì thì dẫu thế nào cũng không phải về chuyện bánh mì nào ngon - tôi sẽ trở lại (ngay) với bánh mì.

Trước tiên, để nối vào với phần trước, ta sẽ nhìn nhận sự hai nửa từ một phía khác. Ngôn ngữ Bắc-Nam trong vòng một thời gian bài trừ lẫn nhau, các từ như thể đánh nhau, và điều đó quá dễ thấy. Nhưng vẫn có chỗ không hề như vậy. Có ai nói được ngay, từ (hay những từ) nào có địa vị rất lớn cả ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa và ở miền Nam cộng hòa, thuở ấy, không?



ghi chú ngày 27/1/2021:

Tôi đã rất muốn tiếp tục viết vào phần trước, nhưng kể từ khi nâng cấp, blogger bị lỗi về coding thế nào đó nên không thêm vào bài cũ được, đành phải mở post mới. Nhưng tôi vừa thử lại thì thấy giờ lại có thể edit, thế cho nên đọc tiếp ởkia:

"tiếng Việt abc"




(tiếp tục:

"Ivo"

"Rìa khu rừng"

"opus 1")




"tiếng Việt abc" (part 1)


19 comments:

  1. Em nghĩ, là từ "đồng bào", nó xuyên từ thời tiền chiến sang

    ReplyDelete
  2. không phải từ "đồng bào" - thử nghĩ thêm xem, từ nào mà về sau sẽ dẫn đến vô cùng nhiều hệ quả và giải thích nhiều điều

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tổ quốc, độc lập, cách mạng, phản động... em nghĩ thêm ra, đc mấy từ này

      Delete
  3. Em nghĩ một từ chủ đạo ở miền Bắc là "tất yếu", ra đời trong quá trình dịch kinh điển của chủ nghĩa marx-lenin, nhưng chưa rõ thời điểm cụ thể. Thời tiền chiến từ đó hình như chưa xuất hiện. Ví dụ, Trần Hữu Độ dịch mười một luận điểm của Marx chưa dùng từ ấy.

    ReplyDelete
  4. lính - bộ đội

    ReplyDelete
  5. từ gì mà, nếu thiếu, thì sẽ không thể hình dung được hướng đi của cả Bắc lẫn Nam - không những thế nó lại còn cho thấy thật ra Bắc Nam vẫn cứ đi cùng một nhịp

    ReplyDelete
    Replies
    1. Em nghĩ thêm, được mấy từ: đồng minh, cộng hoà, nam tiến (nhưng, VNCH có nam tiến ko, ít nhất thì, VNCH cũng ko có ý định Bắc tiến?!)

      Delete
  6. “chiêu-hồi”, phải không ạ?

    ReplyDelete
  7. không phải bất kỳ từ nào đã xuất hiện trong part one đâu

    ReplyDelete
  8. khó thế hèn chi anh không treo giải thưởng gì ráo trọi :)

    ReplyDelete
  9. cứ tìm từ đi - nhưng tôi đã thấy là không ai nhìn ra rồi

    tất nhiên tôi sẽ sớm nói, và giải thích (một cách ck tức là cặn kẽ)

    ReplyDelete
  10. Đầy đủ hơn: mượn "hoà bình" để đi đến "cộng sản", cho cả hai phía.

    ReplyDelete
  11. Đoán một lần nữa thôi nhé, tự do hoặc trí thức :) vv

    ReplyDelete
  12. có vẻ từ vựng miền Bắc ngay từ cái mùa-thu-ấy đã được xây quanh cái "trái tim" mà bác gì bảo có cái "bục" ở giữa, mà cứ xây thì cứ cứng lại, làm sao chia-sẻ hay lan-tỏa, nên ko chung chạ gì được. thời của ngôn ngữ viết, thì các "từ" phải hợp thức hóa trên giấy; bọn lời lẽ mới có kiểu như "Lá thư từ Qúy Sửu" bác Bảo Ninh. nên đoán cái từ được đố ở đây chắc là từ "Cộng hòa".

    ReplyDelete
  13. chuyên mục giải đố (và cả giải ngố) đã được tiến hành âm thầm ở kia rồi:

    http://nhilinhblog.blogspot.com/2020/03/tieng-viet-abc.html

    ReplyDelete