thêm một kỳ "một người": kỳ gần đây nhất xem ởkia
Ivo Andrić, vậy thì tức là vùng mà nhân vật ởkia không hẳn ở xa, nhưng tất nhiên phải nhân vật ởkia (từng gặp Ivo Andrić khi còn trẻ, và tất nhiên Andrić đã già) thì mới thực sự ở đó.
Trong bức ảnh, quyển sách bìa màu đỏ lấy bối cảnh là thành phố Travnik: thêm một cái tên địa danh kiệt xuất (a, tôi nhớ ra, chủ đề các thành phố cần phải tiếp tục, xem chẳng hạn ởkia và ởkia).
Vì vùng đất ấy, phong cảnh ấy gây rất nhiều tò mò, tôi đi tìm những văn chương nào có thể khiến tôi nhìn thấy được - như từng vậy, với Bohemia, với một số nơi khác. Nó thuộc vào một trong những nơi vẫn còn thấy (và hình dung được) những gì nằm bên dưới của hiện tại, từng tồn tại trong các thế giới xa xôi: Parthia, nhất là Scythia hay Illyria. Khỏi phải nói các sử gia Hy Lạp như Hérodote từng kể những gì về mấy vùng đất ấy. Tôi tìm được một số nhà văn, ban đầu tôi tưởng sẽ cắm chốt được với một nhân vật, nhưng rồi mau chóng thấy té ra là không phải: trong một cuốn sách viết về "culture" của karaoke, tôi nhận ra rất rõ, văn chương ấy thậm chí còn không có thuốc độc - vậy thì đâu có cần. Có lẽ Aleksandar Tišma thì đúng hơn nhiều: chỉ cần đợi thêm một chút, tôi sắp biết rõ rồi.
Nhưng trước cả đó, hoàn toàn có thể đến một vùng đất bằng âm nhạc. Chính tại vùng ấy, Nicolas Bouvier đã nghe, xem, cả thu âm lại, nhiều loại nhạc. Nhạc sĩ của Nam Tư cũ gây cho tôi nhiều sung sướng hơn cả là Miroslav Tadić, một âm nhạc gây nhiều tò mò đến nỗi tôi đã tìm mọi sheet music của Tadić (mà tôi có thể tìm) - vẫn chưa được nhiều lắm, tôi cũng không biết rõ Tadić có xuất bản nhiều bản nhạc mình viết hay không. Cho nên, hoàn toàn có thể tặng tôi nhạc của Tadić, trong các ấn bản local thì càng tốt.
Cuốn tiểu thuyết (lịch sử) của Ivo Andrić có địa điểm là Travnik và có quãng thời gian vài năm, kể từ khi nhân vật N (tức là N ởkia) lên đến tột đỉnh quyền lực cho tới Chiến dịch Nga bi đát. Tại Travnik thời điểm này có hai Consul, một của Pháp, một của Áo, nhưng còn có thêm đại diện quyền lực Thổ; nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là viên Consul (consul giống như Paul Claudel cỡ trăm năm sau sẽ là consul, nhưng tại Trung Quốc), một công chức được sếp sòng Talleyrand sủng ái.
Mượn được từ Vũ Hà Tuệ chữ ký, thủ bút Ivo Andrić:
(tất nhiên đây là Drina lừng danh: Bosnian Chronicle ở trên đi cùng bộ với Drina, trong đó ta thấy vùng ấy không chỉ có sông Drina mà còn có ít nhất một sông lớn khác)
Ivo Andrić là một trong những nhân vật khiến ta thấy, Nobel Văn chương hóa ra có lúc không đến nỗi tệ, ít nhất không phải là chốn cho toàn các nhà văn theo kiểu Ernest Hemingway, Albert Camus hay Gabriel García-Márquez. Ngoài Andrić, cùng chung category này còn có, chẳng hạn, Halldór Laxness (xem ởkia). Andrić và Laxness tương đối giống nhau trong sự hiện diện ở đây: cả hai đều có một tác phẩm lớn đã được dịch ra tiếng Việt.
Nhưng chính ở đây sự khác nổi lên đặc biệt rõ: nếu Laxness được hưởng một bản dịch siêu hạng thì với Andrić đó là một thứ rất tầm thường, của Nguyễn Hiến Lê.
Trong đời, có quãng thời gian Ivo Andrić bị giam lỏng, phải ở lì trong nhà. Trong các câu chuyện của Andrić thì hay có một ngôi nhà (một ngôi nhà đơn độc), ngôi nhà ấy hay có khách viếng thăm kể chuyện cho chủ nhà - một nhà văn; những người khách là các hồn ma.
(còn nữa)
(tiếp tục "opus 1" và "Rìa khu rừng")
(một người) viết nốt (Georges Perros)
Cái bìa sách The Slave Girl, chẳng hiểu sao gợi cho ý nghĩ đến Truyền Kỳ Mạn Lục.
ReplyDeletey NL la ong nguoi Hung? Hungari, vay con Bungari, NL co quan tam den ai k?
ReplyDeletengười Hung nào đấy? Bungari thì Elias Canetti đấy còn gì
ReplyDeletecai cho "nhân vật ởkia" hoa ra khong muon noi den Krasznahorkai a?
ReplyDeleteơ, tôi nghĩ ai cũng hiểu ngay tôi muốn nói Danilo Kis; anw có gì Bungari hiểm hóc thì pm nhá
ReplyDeletekhong co dau :D
ReplyDelete