Jun 27, 2022

[tiện bút] Cây sung

Nhị hồ để tích niềm cô bộc


không non, cũng không trùm khăn đỏ



Cái cây giờ đã

(nhưng, thế nào rồi?)


Những người đi xe phân khối lớn (les motards quoi) ở Hà Nội (chuyện đi lại), trong mùa hè, ta nhận ra họ vẫn còn có thể gây ra thêm một điều nữa. Không phải chỉ là sự nổ to cái xe của họ tương ứng với sự nổ ở chính họ - các analogie xét cho cùng cũng quá nhàm chán, cho dù luôn luôn chẳng phải là không hấp dẫn khi thấy con chó nào cũng có cái mặt giống mặt của chủ nó. Đấy là, tiếng động cơ (có lần bàn bên cạnh bàn tôi ở quán cà phê có mấy người mà chỉ cần sau nửa câu đã có thể nhận ra được là người Hải Phòng: tất nhiên họ nói to, và một trong số đó có một nhận xét tuyệt hảo, theo đấy những xe tải hạng nặng - siêu trường siêu trọng etc. - bấm còi cứ kêu pẹt pẹt) xe của họ, khi bất thần vang lên, rất có thể khiến người ta tưởng có tiếng sấm xa xa trên trời. Rất có thể, đây mới là tội lỗi lớn nhất của những người đi xe phân khối lớn: làm gì có gì tệ hại hơn so với gieo rắc ảo tưởng; nhất là khi cái đó chính là điều duy nhất mà người ta trông chờ.

Những người bourgeois thì, theo đúng định nghĩa, có nhiều thứ, có mọi thứ. Nhưng sự có mọi thứ ấy phải được đánh đổi: phải đổi lấy một cái gì đó, chịu mất đi một cái gì đó, thì mới có được cái sự có mọi thứ kia. Sự mất đi ở đây là số phận, định mệnh. Những người bourgeois không có số phận: (bởi) có mọi thứ, họ không có số phận. Điều này cũng tương đối logic: số phận thì không cần bỏ tiền mua.


(tất nhiên, khi một người Hải Phòng nói "pẹt pẹt" thì nó sẽ thành bẹt bẹt)


Sự bourgeois hóa đã đến pha trùm được cả lên hai thứ (hai thứ cuối cùng): Art và Science.

Các nghệ sĩ: giờ đây không còn có nghệ sĩ nữa. Còn khoa học? sự bourgeois hóa ở đây không chỉ nằm ở chỗ quảng cáo cho các loại hàng hóa, chẳng hạn kem đánh răng, thường có chứng nhận của viện này hay tổ chức kia, kèm câu "các nhà khoa học khuyên dùng" - thêm nữa, tiến hóa của truyền hình đã đi đến mức, chính quảng cáo lại trở thành thứ duy nhất ở đó không nói dối, còn lại tất tật đều nói dối, và quảng cáo không nói dối chỉ ở khía cạnh duy nhất nó tự tuyên bố ngay từ đầu là mình nói dối: một sự trông như là ngây thơ đã trở nên thực sự thánh thiện, giữa một môi trường như vậy.

Thế giới bourgeois thì được vận hành (ở mức độ siêu vượt của ) bởi một số thứ, trong đó có các mốt. Ngôn ngữ của nghiên cứu giờ đây chủ yếu chỉ còn chạy theo mốt. Khi mốt là ideology, trong nhan đề của nhan nhản cuốn sách non-fiction liền có "ideology". Sau vài kinh nghiệm, tôi hiểu ra rằng không thể đọc cuốn sách nào mà nhan đề có từ "corps". Ideology, body, (con/de)struction, rồi gì nữa? Điều tương tự (tức là thấy có từ ấy thì khỏi cần đọc luôn): revisitedthe making of, in context, nhưng chắc chắn không gì so được với idiom gần đây chiếm thế thượng phong (và cả thượng tôn): and beyond. Cứ như thể là có thể "beyond" gì đó (tất nhiên, cả ở đây, cũng thấp thoáng ảo tưởng về siêu vượt: cuối cùng thì cái bóng của Kant vẫn quá lớn).


words, words, words


Nhưng điều này (điều đó) có thể giải thích được, ít nhất là một phần (nếu không muốn nói, gần như toàn bộ): chỉ cần nhìn vào một tương quan, tương quan của Khoa học-Tôn giáo.


(nếu lần theo con đường của từ ngữ - chính là con đường vương giả - để xem thế giới bourgeois đã tiến hóa đến mức nào, hiện nay, ta nhận ra một cụm từ đang hình thành - thật lấp lánh - ấy là người nhiều chữ; mới chỉ gần đây thôi, các manh mối nằm ở những xịn xò, etc.)


Dưới tác động cùng một lúc của hai nguyên tắc - nguyên tắc thứ nhất, cứ thời trước thế nào thì thời ngay sau đó sẽ ngược lại (Tư Mã Thiên: thời trước cục mịch thì thời sau văn hoa, và ngược lại) và nguyên tắc thứ hai, biểu hiện như thế này thì tức là nếu không ngược lại hẳn thì ít nhất cũng rất khác (từ und nhỏ bé và rất đáng kinh hãi của Schopenhauer) - ta lờ mờ (vì rất khó thấy rõ: cùng lắm thì cũng chỉ tới được mức của công tua không nét, nhất là khi, nhất là khi thế giới của chúng ta sáng quá) thấy được tại sao ba mươi bảy triệu người đồng loạt gọi một số đối tượng là "bạn ấy": cô giáo gọi học trò, bố mẹ gọi con cái, chủ doanh nghiệp gọi nhân viên. Cứ ở dưới thì sẽ được gọi là bạn ấy. Đây (đích thị) là sự ngụy trang cho tinh thần rất cứng rắn của bourgeois pha phụ gia tư bản: cứng thì tỏ ra mềm (mềm mại, uyển chuyển, ân cần, độ lượng) - nhưng mềm thì lại cố tỏ ra là cứng, như đã phân tích trong thế giới sách hiện nay: cùng một lúc nhiều hiện tượng ngược chiều xảy ra, bởi nếu không như vậy, thì đó không thể là xã hội con người. Những bạn ấy cùng những nhé ạ tạo nên một bầu khí quyển thật thân thương, dịu dàng và êm ái. Cùng lúc, ta hiểu được rằng, các mẫu câu "anh em", trong - chẳng hạn - "chơi với nhau như anh em" hàm ý chỉ một điều: nhằm mục đích lừa nhau. Những người bán hàng (online), nếu là đàn ông, thế nào cũng nói, khi rao hàng mới (nhất là những gì thiên về chứng tỏ nam tính, chẳng hạn xe phân khối lớn), theo mẫu "hàng mới về, anh em check, bao tốt bao đẹp" etc.

Tức là, sự đối xứng đạt đến mức độ viên mãn (William Blake: fearful symmetry).


À, cây sung đâu mất rồi? Nó đây.


(nhưng nó lại vừa biến mất)

Có những cách nói thể hiện ngay lập tức một điều: sự hí hửng (nhưng đồng thời phải thể hiện được một cái gì đó tương tự như một đắn đo, hay thậm chí một e dè, không muốn trưng bày quá nhiều), tức là một trong những thứ đặc trưng hơn cả của người bourgeois. Một ví dụ: Để ở đây và không nói gì. (hoặc cũng có thể: rất ra gì và này nọ)

Không khác có hai nguyên tắc chi phối, ở tâm hồn những người bourgeois có hai điều gần như ngược nhau để kiểm soát và trông coi mọi thứ. Charles Simic từng diễn tả điều này, khi trong một aphorism nói rằng New American Dream là kiếm được rất nhiều tiền nhưng vẫn được coi là nạn nhân. Người bourgeois Việt Nam ngày nay có thể được miêu tả là những người rất médiatique nhưng lại làm ra vẻ mình ở bên lề. Hai trái ngược (hai mâu thuẫn? và từ đó mà có cơ sở cho biện chứng?) ấy làm nên sự đa dạng (nhiều màu sắc) và nhịp điệu cho thế giới bourgeois. Và đồng thời, một trong những yêu cầu lớn nhất của họ (ở người khác - ta cũng nên tin là với chính họ) nằm ở từ: nhất quán. Người nào có vẻ không nhất quán đối với họ là đại diện, hiện thân cho sự khả nghi, không đáng tin.

Bởi vì, lòng tin, đối với người bourgeois, thì dễ. Sự hoài nghi cũng thế.


Một nhân vật trong thế giới của Balzac (Ferdinand du Tillet, ta sẽ lấy một ví dụ rất cụ thể), có thể trách vợ là không insolent. Từ đây,

(định nói cái gì ấy nhỉ? quên mất rồi; ta có thể thấy, một tờ báo dựng lên cả một danh sách: cứ nhìn tên các cộng tác viên của tờ báo đó là biết hết bọn màu mè của xã hội; đặc biệt, bọn ấy không hiểu sao rất thích dạy người ta viết tiếng Việt; hoặc nữa, một chương trình lần lượt mời hết nhân vật này đến nhân vật khác để talk - thêm một từ khóa thời đại - thì hết sức đơn giản, dẫu chương trình đó có làm trên nền tảng nào và mang tên gì đi nữa, tên đúng của nó vẫn cứ là Những Jerk Một Thời)


11 comments:

  1. Tôi thấy người Việt mình thường gọi nhầm lẫn hai quả sung và quả vả. Nhị Linh viết “Cây Sung” là nói về cái cây có quả mọc ra từ thân cây hay cây có quả mọc ra từ cành? “Ngồi chờ sung rụng” hình như chỉ trái mọc ra từ thân cây có hình dáng như trái bí, còn trái mọc ra từ cành là trái vả có hình dáng giọt nước, đúng không? Cảm ơn Nhị Linh đã viết về “Thế giới bourgeois”

    ReplyDelete
  2. tôi thấy "người Việt mình" là cụm từ không ngửi được

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bởi vì bạn có cái mũi không bình thường, đặc biệt hoặc dị dạng. Đừng phải ngửi hay lúc nào cũng phải ngửi hoặc “nghe” hoặc “cảm thấy” là không thành vấn đề

      Delete
  3. body samsung à? đã body samsung lại còn viết tối như hũ nút, tay có bị vẹo không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Khi hỏi về sung và vả, tôi hỏi thật lòng, để muốn biết chắc là Nhị Linh đang nói về cây sung hay cây vả, không có ý gì khác hơn. Tôi có viết “người Việt mình” thì cũng do thói quen chứ không có ý gì khác. Xin cảm ơn.

      Delete
  4. em cũng vừa bị gán cho ít kim tuyến lấp lánh ấy đấy, tí ngã ngửa.

    ReplyDelete
  5. Replies
    1. kể lại còn rùng mình ấy chứ khoe gì. 😄

      Delete
  6. Truyện "Chu du thiên hạ để học rùng mình", trong tập Cổ Grimm ngày xưa được đọc, ko biết về sau này in lại nó như thế nào

    ReplyDelete
  7. Bình luận rùng mình.
    Bản in sau này thêm vào một đoạn kể từ bấy công chúa không buồn rầu nữa, họ sống hạnh phúc bên nhau, vài năm sau khi vua cha băng hà, phò mã lên ngôi vua trị vì thiên hạ.

    ReplyDelete