(tiếp tục "Debord d'abord", "Nguyễn Văn Vĩnh là", "thời chúng ta (9)", "Mùa đông Baudelaire"; cũng sẽ tiếp tục luôn vài cái nữa, nhưng hiện tại đang mỏi tay quá: cụ thể là sẽ tiếp tục "Thomas Bernhard ở Việt Nam", "Tiểu thuyết triết học" và "Những câu chuyện (nữa)"; à suýt quên, cả "Hai mươi năm dịch thuật" nữa)
Để bắt đầu với Henry James, không gì bằng (nếu muốn gây chú ý, đây chính là nguyên tắc, hết sức đơn giản) nhắc đến Henry James cùng người anh trai lừng danh William James. Cộng thêm những cái tên lớn (tức là to).
William mang tên ông nội, còn Henry mang tên ông bố. William và Henry cách nhau chỉ mười sáu tháng (tuổi), nhưng 16 tháng ấy đối với Henry James là cả một vực thẳm không bao giờ vượt qua được: lúc nào William cũng đi trước và biến mất. Sự bực bội đối với ông anh vẫn có thể nhận thấy được kể cả về sau này, rất về sau, lúc Henry James đã rất già (dẫu những cái đó chỉ còn lờ mờ). Về phần mình, William James chẳng e dè phê phán thật lực các tác phẩm của Henry James.
William James (đây, bắt đầu dùng đến những cái tên lớn) có sự sinh ra nằm dưới sự bảo trợ của một nhân vật: Emerson, còn Henry James thì, Thoreau. Điều đó muốn nói, ông bố (Henry James Sr. - Henry James tiểu thuyết gia, cho đến tận tuổi bốn mươi, gần như lúc nào cũng phải viết tên mình là Henry James Jr.) không phải là một nhân vật tầm thường. Ông bố ấy quen Carlyle và khi Thackeray sang Mỹ (diễn thuyết về các nhà văn humourist thế kỷ 18 của Anh) thì đến thăm ông bố ấy. Đó là một người bị tai nạn hồi nhỏ nên bị cắt mất một chân, thế hệ thứ hai của gia đình James từ châu Âu sang Mỹ. Ông bố là một tín đồ của Swedenborg, điều đó bắt nguồn từ chuyến đi sang Anh (lúc đó Henry James vừa đẻ).
Ký ức đầu tiên của Henry James: rất không ngờ lại không phải là một hình ảnh Mỹ (hay Anh) mà lại là cây cột ở quảng trường Vendôme của Paris.
Cho dù mọi sự có thể kỳ cục đến mức nào, ta vẫn có thể đặt Henry James cạnh một nhân vật: Baudelaire. Điểm nối giữa họ là một người, Arsène Houssaye, chính là người được Baudelaire đề tặng Le Spleen de Paris, như đã nói. James đã đá A. H. khỏi vị trí correspondant, cộng tác viên với một tờ báo Mỹ, để tự thế chỗ mình vào đấy. Nhờ vậy, ta có một loạt bài báo của James viết khi còn rất trẻ, về Paris.
HJ có lẽ là độc giả của Balzac
ReplyDeletecòn hơn thế nhiều: đối với Henry James, Balzac là một cái gì đó tối cao (tuy James quen biết trực tiếp Flaubert, Tourgueniev); đầu thế kỷ 20, James có một lần quay về Mỹ, ngoài việc in edition Mỹ là các conference, chủ đề là Balzac
ReplyDelete