Kim Thánh Thán bán bánh rán
(tiếp tục "đi một", "quãng c.", "Roth Unfold" và "Tréc-na-mư")
muốn có một sự hãi hùng? có ngay: không ngờ đến một ngày đường tàu (Trần Phú, etc.) lại trở thành danh lam thắng cảnh, thậm chí rất touristic; tang điền biến thương hải
Còn nếu muốn có một sự sửng sốt? cũng có ngay: phố Quang Trung ở Hà Nội trở thành (nói đúng hơn, quay trở lại thành) đường hai chiều. Tôi còn nhớ, tận năm tôi học đại học, Nguyễn Thái Học vẫn là phố hai chiều; một người tả cho tôi cảnh đi ở đó vào buổi sáng: nếu đi theo hướng từ Cửa Nam đi Cửa Tây ("Cửa Tây" chắc chắn rất ít người thực sự biết là ở đâu) thì sẽ bị xe của chiều ngược lại, đông đảo hơn nhiều, bắt phải dạt sát vào lề.
Sau thời của nói lối đã đến thời của nói nái. Kim Thánh Thán bán bánh rán và Mao Tôn Cương phát cẩu lương.
Đấy là nếu muốn trộn thêm một loại nói khác (cái mà người ta hay gọi là "ngọng"), chứ đúng ra là "nói nối" và "nói lái".
Nói nối (đây là tôi tự nghĩ ra, không biết thông thường thì được gọi như thế nào?): kiểu nói "phí phạm" thì sẽ nối luôn "Văn Đồng", tốn kém thì "Lục Tốn". Chia nhau tiền: "Cam-pu-chia". Sự thịnh hành của cách nói này chắc chắn kéo dài đến tận gần đây, vì có thể nói, nếu kêu gọi đồng đội quyên góp tiền, là "Lệ Quyên".
Chắc hẳn chỉ vừa mới phai nhạt nói lối (thế này thì lại nghe như một loại hình âm nhạc cổ truyền) thì, thật không ngờ, người ta nói nái ác liệt: không ngờ vì một kiểu nói năng mà bất kỳ đứa trẻ con nào cũng từng có lúc trải qua trong quá trình học nói của nó - nói lái, ngôn ngữ verlan - lại trở nên rất mốt. Nói lái giờ đây dường như cũng được trộn vào với một dạng nói khác nữa, nói vần, tức là sao cho thật vần vè: mi nó tội và môi nó tị. (cũng liên quan)
Cũng phải nói rằng, nếu không được hướng lối, thì sẽ rất khó hiểu được khi lần đầu tiên nghe thấy ai đó nói "chuồn chuồn" hay "chuột rút" nhé.
Meanwhile, đã tìm được lam bản của "lần cuối đi bên nhau, cay đắng nhưng không đau":
Một con người
được trình hiện bằng các từ, cụm từ và cách nói của người đó. Dân Hà Nội sẽ nghĩ đối tượng ngồi trước mặt mình hôm ấy bị ốm nếu nhân vật đó không văng đủ 256 phát đcm hay vl. Một người sẽ bị coi là tụt đường huyết nếu không
ôi (hoặc
oao) ở tần suất năm lần mỗi phút: dạng người cảm thán. Ít nhất thì, ta sẽ thấy thật lạ nếu người quen của ta nói năng có gì đó khác (rất dễ từ đó suy ra là thay lòng đổi dạ, không còn quý báu nồng thắm).
Như vậy, không phải con người tạo ra ngôn ngữ, mà ngôn ngữ mới tạo ra con người. Ít nhất thì, cái này
nhiều hơn cái kia. Các từ không hiện ra trên mặt ta, mà các từ làm cho mặt ta trông
như thế. Quay trở lại với một từ:
đây.
Tức là, một dạng nói khác, nói t, nói tắt. Để khỏi phải dài dòng, người ta sẽ nói tắt, điều đó rất dễ hiểu.
Phải học các từ mới, cái đó cần thiết cho tồn tại; vả lại chẳng ai muốn giống các bà già cứ mở miệng là thành ngữ (nhưng rồi gần như tất tật đều sẽ trở nên đúng như thế). Chính ở đây, một phương diện khác của sự đọc hiện ra: nó là thứ có thể giúp người ta thoát được khỏi ham muốn, thậm chí dục vọng (vì đấy là dục vọng) lao vào các từ và cách nói mới (một quá trình giống hệt vòng luẩn quẩn: chính vì muốn nói khác một số người mà người ta lại nói giống y một số người khác: nhóm xã hội mà người ta muốn mình thuộc về, thông thường là theo con đường ngoài ý thức). Thế cho nên, có thể thấy rất nhiều điều từ từ và các cụm từ: nếu những gì đang rất mốt được sung sướng nhận lấy và sử dụng từ phía những người được mặc định là gắn liền với sự đọc (nhất là những ai liên quan chặt chẽ đến việc làm ra sách và bình luận, tức là ở trong sự đọc tương đối chuyên nghiệp), thì sẽ rất *&"#/@. Chẳng hạn, đương nhiên coi là có thể nói "nay" thay cho "hôm nay", dùng các từ như "nhảy số", "cạn lời", etc. Xã hội con người luôn luôn tạo từ, đấy là khoái cảm của nó, nhưng một nhóm (liên quan đến sự đọc), dẫu không bài trừ, cần phải biết cách kháng cự lại; sự kháng cự ấy xuất phát từ năng lực đánh giá: "nay" thì không phải là "hôm nay".
trời lạnh ăn bánh rán mật
ReplyDeletecẩu lương là một từ có nguồn gốc không rõ ràng
ReplyDeletesv 96 anh Sâm tuyền nói 9,5 í
ReplyDeletenhớ tới 100 đô.
ReplyDeletenay là now còn hôm nay là today, phải vậy không NL
ReplyDelete